Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mô tả sáng kiến môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.27 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………………
1. Tên sáng kiến:
“Giải pháp giúp học sinh học tốt môn đạo đức lơp 2.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách
ứng xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị,
nhiều em chưa hoàn thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung
cho trường lớp và nơi công cộng. Những tình trạng ấy vẫn xảy ra nhiều, hầu hết
ở các học sinh với những mức độ khác nhau. Đặc biệt có những em khi ở trên
lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng ngược lại về nhà thì lại không vâng
lời, nói năng không lễ phép, nủng nịu với cha mẹ. Những trường hợp đó nếu
giáo viên thiếu quan tâm, thăm hỏi hoặc không có sự liên hệ với phụ huynh thì
khó mà có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về các em.
* Thuận lợi:
* Về phía học sinh:
- Ở mẫu giáo 5 tuổi trẻ đã được cung cấp những chuẩn mực đạo đức ở
mức độ sơ giản như khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi. Bước vào lớp 1
các em được tiếp tục học cách cư xử nhưng ở mức độ cao hơn ở mẫu giáo như là
chào hỏi và xin phép như thế nào cho đúng và phù hợp.
- Học sinh lớp 2 rất thích học môn Đạo đức. Đây là môn học gắn với thực
tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ thực tế để liên hệ trong học tập. Các em rất thích


các hoạt động của môn học như đóng vai, trò chơi, kể chuyện, múa hát, quan sát
tranh, ...


- Học sinh phần lớn người địa phương, sống cố mối quan hệ họ hàng thân
thiết, gắn bó, ngoan ngoãn, kính thầy yêu bạn.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên được tập huấn thay sách giáo khoa khối lớp 1, 2, 3 trong đó có
môn Đạo đức, giáo viên được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo
hướng mới, có phân chia hoạt động cụ thể rõ ràng và đã được qua một năm thực
nghiệm. Giáo viên được học tập các chuyên san, tham gia dự các chuyên đề của
trường bạn.
- Phương tiện dạy học chủ yếu trong giờ đạo đức là vở bài tập đạo đức,
với nội dung nhẹ nhàng, giúp giáo viên truyền thụ bài cũng như học sinh tiếp
nhận một cách dễ dàng hơn.
- Trong những năm học vừa qua tổ nhóm chuyên môn có được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, Chuyên môn nhà trường, và đặc biệt là
có sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục để dạy tốt môn Đạo đức trong nhà
trường.
b, Khó khăn:
* Về phía học sinh:
- Tâm lý học sinh tiểu học thích "bắt chước" nên hành vi đạo đức các em
có thể thu nhận qua việc giao tiếp, qua tranh ảnh, sách báo, truyện, đài, phim
kịch, ... nhưng các em chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp
cho mình mà các em lại chưa bắt chước cái xấu, trái với chuẩn mực hành vi đạo
đức một cách vô thứic. Chính vì vậy những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục
trẻ phải được cung cấp và uốn nắn ngay từ những lớp đầu cấp nhất là lớp 2.
* Về phương tiện đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức có rất nhiều tranh
ảnh nhưng tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu
xanh, màu đen nên học sinh khó nhận biết, hình thành kiến thức.


Ví dụ: Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích trang 44, tranh vẽ các con vật còn
đơn điệu, chưa đẹp, màu sắc chưa hấp dẫn, học sinh ở từng vùng, miền khó có

thể nhận biết được các con vật, ...
* Về phía giáo viên:
- Ở tiết đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên một số giáo viên chưa
nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai, trò chơi, thảo luận,
... vì sợ mất thời gian. Do vậy dẫn đến học sinh phải đóng vai trò thụ động, hoặc
áp đặt khi lĩnh hội kiến thức, dẫn đến hiệu quả của tiết đạo đức chưa cao.
- Một số giáo viên không coi trọng thiết bị dạy học, ngại sử dụng đồ dùng
dạy học. Giáo viên thao tác đồ dùng còn lúng túng hoặc chưa nắm chắc ý đồ của
sách giáo khoa để sử dụng đồ dùng dẫn đến học sinh chưa thích thú với tiết học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi đến các lớp 2 trong các trường trong huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được
hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng
lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú
cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài.
Qua một thời gian tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu tìm ra phương pháp
giáo dục giúp học tốt môn đạo đức lớp 2. Nhiều năm áp dụng vào công tác giảng
dạy. Những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả nhất định.
Phương pháp giáo dục đạo đức với nhiều hình thức đa dạng và phong phú
đã thực sự cuốn hút HS. Lớp học đã trở thành nơi mà các em có thể tin tưởng ở
thầy cô, bạn bè mà bày tỏ những cảm nhận thơ ngây về cuộc sống. Tôi thấy các
em đã làm chủ được những buổi sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học đạo đức. Các
em biết tạo cho mình nhận thức đúng đắn qua sự góp ý của bạn bè và sự hướng
dẫn của thầy cô, tôi cảm thấy mình được lắng nghe, hiểu và gần gũi các em hơn
sau mỗi tiết học, điều này giúp tôi dễ dàng bám sát quá trình học tập của các em.


Trong tất cả các tiết học các em đã biết cách liên hệ đến tình yêu thương

gia đình, tình bạn bè, thầy cô giáo, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Biết lễ phép
với người lớn, biết phân biệt đúng sai, biết nhận lỗi và sai lỗi. Các em đã hiểu
được những giá trị đạo đức sống với nó bằng những hành động thực tiễn, nhìn
nhận cuộc sống bằng con mắt đẹp, lạc quan và đầy ước mơ, xem cuộc sống đẹp
như những trang cổ tích “ở hiền sẽ gặp lành”, điều ấy thực sự sẽ trở thành nền
móng vững chắc cho các em thành con người có ích sau này
Trên cơ sở khảo sát thực tế tình hình đạo đức của HS lớp 2 năm học 2016
- 2017 hiện nay như sau :
Biết vâng lời

Chưa vâng lời

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Đầu năm

10

62,5%

6

37,5


Giữa kỳ I

12

75%

4

25%

87,5%

2

12,5%

Cuối kỳ I
14
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:

Bài viết dựa trên sự tìm hiểu những nội dung trong SGV môn đạo đức lớp
2 (nhà xuất bản Giáo dục) sách bài tập đạo đức lớp 2.
(Nhà xuất bản Giáo dục). Ngoài ra tham khảo một số bài viết phóng sự về
mô hình “Trường học thân thiện, HS tích cực” trên các báo điện tử.

Vĩnh Hòa, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Người mô tả

Trịnh Niên Hai





×