Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ngày 112017 Anh Nguyễn Mạnh Linh gửi một văn bản tới cho anh Lê Văn Tân với mục đích muốn bán gạo cho anh Tân. Nội dung văn bản như sau: số lượng bán: 30 tấn gạo; giá: 6.000 đồngkg (sáu nghìn đồng một kg gạo); phương thức giao hàng: giao hàng làm ba đợt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.16 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều
mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những
quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đóng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với
mọi đời sống xã hội. Việc chuyển giao lợi ích vật chất đó thông qua hành vi có ý
chí của chủ thể, nếu có sự thỏa thuận thống nhất của các bên thì quan hệ trao đổi
lợi ích vật chất được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng. vậy để tìm
hiểu như thế nào là hợp đồng, hay các nội dung về giao kết hợp đồng thì nhóm
em xin chọn đề 02 để phân tích: “ngày 1/1/2017 Anh Nguyễn Mạnh Linh gửi
một văn bản tới cho anh Lê Văn Tân với mục đích muốn bán gạo cho anh
Tân. Nội dung văn bản như sau: số lượng bán: 30 tấn gạo; giá: 6.000
đồng/kg (sáu nghìn đồng một kg gạo); phương thức giao hàng: giao hàng
làm ba đợt. Đợt 1 vào ngày 23/3/2017. Mỗi đợt giao hàng cách nhau 15 ngày;
phương thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng BIDV,
chi nhánh Đông Đô, Hà Nội. Ngoài ra, trong văn bản nêu rõ: kể từ ngày anh
Tân nhận được văn bản đề nghị của anh thì phải trả lời trong vòng 30 ngày.
5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Linh, anh Tân kí kết hợp đồng
thuê kho bãi với anh Nguyễn Văn Lộc trong 15 ngày với giá thuê là 500.000
đồng/ngày nhằm mục đích để chứa số gạo mà anh định mua của anh Linh.
10 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Linh thì anh Tân có gửi văn
bản tới anh Linh về việc đồng ý về đề nghị mà anh Linh đã đưa kèm thêm
yêu cầu anh Linh giảm giá gạo xuống còn 5.000/kg. Tuy nhiên, lúc đó anh
Linh mới cho anh Tân biết là anh đã bán sô gạo nói trên cho người khác vì
anh đang cần vốn gấp.
Câu hỏi:

1


1.



Văn bản anh Linh gửi cho anh Tân có phải là một đề nghị giao kết

2.

hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao?
Văn bản anh Tân gửi cho anh Linh có phải là một lời chấp nhận dề

3.

nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao?
Có những hợp đồng nào được giao kết trong tình huống trên? Xác

4.

định tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng đó.
Anh Tân có quyền yêu cầu anh Linh phải bồi thường khoản tiền mà
anh đã bỏ ra để thuê kho bãi hay không? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1: Văn bản anh Linh gửi cho anh Tân có phải là một lời đề nghị giao
kết hợp đồng không? Giải thích tại sao?
Trả lời : Văn bản anh Linh gửi cho anh Tân là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng.
Giải thích: Tại Điều 386 BLDS 2015 có quy định về đề nghị giao kết hợp
đồng như sau: “ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này cuả bên đề nghị đối với bên đã
được xác định hoặc tới công chúng.”
Để có được sự thống nhất ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng thì các
bên cần phải bày tỏ ý chí với nhau thông qua quá trình trình giao kết hợp đồng.

Qúa trình giao kết hợp đồng bao gồm hai giai đoạn là đề nghị giao hợp đồng và
chấp nhận đề nghị giao kết hợp.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
hoặc công chúng (sau đây gọi chung là bên đề nghị). Như vậy, để được coi là
một lời đề nghị giao kết hợp thì sự bày tỏ ý chí của một bên phải thỏa mãn các
điều kiện sau:
Thứ nhất: Phải thể hiện rõ ý định muốn giao kết một hợp đồng.
2


Đề nghị được hiểu là đưa ra một yêu cầu và mong muốn được bên kia chấp
nhận. Được công nhận là một lời đề nghị giao kết hợp đồng thì một điều kiện tất
yếu đó là mong muốn xác lập một hợp đồng đối với một chủ thể khác của bên
đưa ra lời đề nghị. Sự mong muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một
hành vi nhất định, chỉ có như vậy thì phía đối tác mới nhận biết được ý muốn
của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Vì vậy, nếu việc bày
tỏ ý chí của một bên lại không chứa đựng sự mong muốn đó thì không thể coi
đó là một lời đề nghị giao kết hợp đồng mà có thể là một lời đề nghị khác. Để
người mà mình muốn giao kết với họ có thể hình dung được hợp đòng đó như
thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ
thể và rõ ràng. Việc thực hiện giao kết hợp đồng được thực hiện theo nhiều cách
khác nhau, như người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị
để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại, có thể bằng công văn,
giấy tờ chuyển qua bưu điện, …
Trong tình huống này, anh Linh đã gửi một văn bản tới cho anh Tân. Có thể
thấy rõ văn bản đó anh Linh đã thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng mua
bán với anh Tân. Anh Linh đã bày tỏ ý chí của mình thông qua việc đưa ra yêu
cầu đó là bán 30 tấn gạo với giá 6000 đồng/kg và mong muốn anh Tân sẽ chấ
nhận yêu cầu đó. Vậy văn bản mà anh Linh gửi cho anh Tân thể hiện rõ định

muốn giao kết một hợp đồng mà cụ thể ở đây là một hợp đồng mua bán.
Thứ hai: Phải chứa đựng các nội dung cơ bản của hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng phải chứa đựng các nội dung cơ bản của hợp
đồng tức là bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng để nếu bên được
đề nghị đồng ý với lời đề nghị thì có thể chấp nhận ngay và hợp đồng sẽ được
hình thành. Còn nếu một bên bày tỏ ý định một cách chung chung như một lời
chào hàng hoặc quảng cáo thì đó không được coi là một lời đề nghị giao kết hợp
đồng và không phải chịu ràng buộc đối với những thông tin đó. Pháp luật không
3


liệt kê những nội dung chủ yếu của lời đề nghị, vì vậy tùy vào từng hoàn cảnh
củ thể và căn cứ vào tính chất và bản chất của từng loại hợp đồng để quyết định.
Đối với một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thì điều khoản cơ
bản bắt buộc cần phải có đối tượng và giá cả.
Ta thấy trong văn bản anh Linh gửi chứa đựng các nội dung cơ bản của hợp
đồng đó là những điều khoản chủ yếu của hợp đồng như đối tượng của hợp
đồng : gạo; số lượng bán : 30 tấn gạo ; giá cả : 6000/kg và phương thức giao
hàng: giao làm ba đợt, đợt 1 vào ngày 12/3/2017 mỗi đợt giao cách nhau 15
ngày; phương thức thanh toán hoặc chuyển khoản qua ngân hàng BIDV, chi
nhánh Đông Đô, Hà Nội
Thứ ba: Phải được gửi tới một bên xác định cụ thể hoặc tới công chúng.
Rõ ràng, đề nghị giao kết hợp đồng là thể hiện ý chí muốn được hướng tới
giao kết một hợp đồng nên nó phải được gửi tới chủ thể phía bên kia là bên
được đề nghị để bên đó đươc tiếp nhận, xem xét và thể hiện ý chí của mình về
việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên kia đưa
ra.
Trong tình huống trên ta thấy anh Linh muốn thể hiện ý chí muốn hướng tới
giao kết một hợp đồng mua bán nên anh Linh đã gửi văn bản đó đến anh Tân để
anh Tân có thể được tiếp nhận và xem xét để thể hiện ý chí của mình trong việc

có chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng đó của mình hay không.
Bên cạnh đó, thời gian trả lời giao kết không phải là một nội dung bắt buộc
trong mọi lời đề nghị. Tuy nhiên, để là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và
mong muốn được bên kia chấp nhận nên bên đề nghị thường đưa ra thời hạn trả
lời. Trong văn bản anh Linh gửi cho anh Tân có nêu rõ thời hạn trả lời như sau:
kể từ ngày anh Tân nhận được văn bản đề nghị của anh Linh thì phải trả lời
trong vòng 30 ngày. Vậy việc ấn định thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
đó anh Linh đã bị ràng buộc bởi lời đề nghị đó, trong thời gian chờ anh Tân trả
4


lời anh Linh không được giao kết hợp đồng với người thứ ba nếu không anh
Linh sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh Tân mà không được giao kết hợp đồng
nếu có thiệt hại phát sinh.
Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định văn bản anh Linh gửi cho anh
Tân là một lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Câu 2: Văn bản anh Tân gửi cho anh Linh có phải là một trả lời chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao?
Trả lời: Văn bản anh Tân gửi cho anh Linh không phải là một trả lời chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng.
Giải thích:
Thứ nhất, theo khoản 1 điều 393 BLDS 2015 quy định: “Chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ
nội dung của đề nghị.”
Chấp nhận dề nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn thứ hai của quá trình giao kết
hợp đồng. Nếu chấp nhận hợp đông được đưa ra, hợp đồng có thể được giao kết
và quan hệ hợp đồng giữa các bên sẽ hình thành.Theo quy định của điều luật,
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đêg nghị. Như vậy, để được
công nhận là chấp nhận đề nghị thì sự bày tỏ ý chí của bên được đề nghị phải

thỏa mãn các điiều kiện sau:
- về ý chí: Biểu hiện sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với bên đề nghị.Để
có một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bên được đề nghị phải biểu thị sự
chấp nhận của mình đối với bên đề nghị, tức là thể hiện ý chí muốn giao kết của
mình với người đưa ra đề nghị
- Về nội dung: Chấp nhận toàn bộ đề nghị
5


Chấp nhận giao kết hợp đồng với toàn bộ nội dung đã được đề nghị đây chính là
trường hợp được pháp luật công nhận là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Về thời hạn: Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp
nhận chỉ có hiệu lực khi thực hiện trong thời hạn đó.
- Về hình thức chấp nhận: Bằng lời nói , bằng văn bản hoặc hành vi
Như vậy, trong tình huông trên: Xét về ý chí anh Tân biểu hiện sự chấp nhận
của mình bằng việc đồng ý với đề nghị mà anh Linh đưa ra và thể hiện ý muốn
giao kết hợp đồng .Về thời hạn, kể từ ngày anh Tân nhận được văn bản đề nghị
của anh Linh thì phải trả lời trong vòng 30 ngày và theo đó 10 ngày sau khi
nhận được văn bản của anh Linh thì anh Tân có gửi văn bản tới anh Linh để trả
lời đề nghị của anh Linh.Tuy nhiên đây vẫn không được xem là lời chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng vì về nội dung anh Tân không chấp nhận toàn bộ nội
dung mà anh Linh đưa ra.Trong trường hợp này anh Tân chấp nhận nhưng đưa
ra điều kiện .Cụ thể kèm theo yêu cầu anh Linh giảm giá gạo xuống 5000
đồng/kg.
Do nội dung của anh Tân gửi cho anh Linh không thỏa mãn điều kiện về nội
dung của chấp nhận giao kết hợp đồng được quy định taị điều 393 nên trường
hơp này không đươc xem là lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thứ hai, trường hợp trên là một đề nghị mới theo quy định tại 392 BLDS 2015:
“Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện
hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.”

Theo quy định của Điều 392, khi bên được đề nghị mặc dù trả lời chấp nhận
nhưng có điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì trường hợp này được coi như người
này đã đưa ra lời đề nghị mới.Theo quy định của Điều 393 chỉ được coi là chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị. Do đó, nếu bên được đề nghị không chấp nhận toàn bộ nội
6


dung mà có yêu cầu sửa đổi thì rõ ràng là nêu ra một đề xuất mới và mong
muốn bên kia chấp nhận.Vì vậy, đó không thể được coi là chấp nhận đề nghị mà
chỉ được coi là đề nghị mới mà thôi.
Xét tình huống trên anh Linh đưa ra đề nghị với mục đích bán gạo cho anh Tân,
nội dung mà anh Linh đề nghị như sau: Số lượng bán 30 tấn gạo, giá 6000
đồng/kg phương thức giao hàng: giao hàng làm 3 đợt .Đợt 1 vào ngày
12/3/2017. Mỗi đợt giao cách nhau 15 ngày, phương thức thanh toán tiền mặt
hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. 10 ngày sau anh Tân có gửi văn bản trả lời
anh Linh với nội dung chấp nhận đề nghị anh linh đưa ra kèm theo đề nghị là hạ
giá gạo xuống 5000 đồng/kg. Như vậy anh Tân không chấp nhận toàn bộ nội
dung mà anh Linh đưa ra, bên cạnh đó có đưa ra thêm một yêu cầu là hạ giá gạo
vì vậy đây là một đề nghị giao kết hợp đồng mới mà không phải là trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng.
Câu 3: Có những hợp đồng nào được giao kết trong tình huống trên? Xác
định tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng đó.
Trả lời: Trong tình huống trên, có 1 hợp đồng được giao kết là hợp đồng thuê
tài sản giữa anh Tân và anh Lộc.
Hợp đồng thuê tài sản trong tình huống này là hợp đồng hợp pháp và có hiệu
lực kể từ thời điểm 2 bên giao kết ( ký hợp đồng)
Giải thích:
Xét trong tình huống trên, có thể thấy có 2 hợp đồng được nhắc đến . Thứ
nhất là hợp đồng mua bán giữa anh Linh và anh Tân. Thứ hai là hợp đồng thuê

tài sản giữa anh Tân và anh Lộc. Thế nhưng theo quan điểm của chúng em, hợp
đồng mua bán giữa anh Linh và anh Tân chưa được giao kết, còn hợp đồng
thuê tài sản giữa anh Tân và anh Lộc đã được giao kết.

7


Về hợp đồng mua bán giữa anh Linh và anh Tân: anh Linh đã có lời đề
nghị giao kết ….(như câu 1). 5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Linh,
anh Tân đã kí.( đề bài)….anh Linh. 10 ngày sau khi nhận được văn bản của anh
Linh, anh Tân ….5000/kg. Như vậy, văn bản anh Tân gửi cho anh Linh là một
lời đề nghị giao kết mới( như câu 2). Người được đề nghi ban đầu là anh Tân do
muốn sửa đổi nội dung mà anh Linh đã đưa ra, muốn giảm giá gạo xuống còn
5000/kg. Vì vậy, anh Tân trở thành người đề nghị mới và anh Linh ngược lại sẽ
trở thành người được đề nghị. Như vậy có thể thấy, hợp đồng mua bán giữa anh
Linh và anh Tân chưa được giao kết, vì hợp đồng được giao kết chỉ khi có sự
thống nhất ý chí giữa 2 anh mà lúc này anh Linh đã bán số gạo đó cho một
người khác, nên ý chí của hai bên không được thống nhất.
Về hợp đồng thuê tài sản giữa anh Tân và Anh lộc:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao
tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.
(Điều 472 BLDS 2015).
Hợp đồng có hiệu lực khi không vi phạm Điều 407 về hợp đồng vô hiệu. Theo
đó,về mặt tổng quan của giao dịch dân sự hợp đồng có hiệu lực khi đảm bảo:
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Hợp pháp ở đây chính
là việc các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất
phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng
đó. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối

tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực
hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập
nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong
8


hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có
hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Như vậy, trong tình huống này, hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng hợp pháp và
có hiệu lực pháp lý vì đã đảm bảo các yếu tố của 1 giao dịch dân sự có hiệu lực.
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là anh Tân và anh Lộc đều là các chủ thể có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Thứ hai, Sự giao kết hợp đồng giữa hai bên
xuất phát từ ý chí thực, không hề có sự ép buộc, lừa dối, giả tạo; Thứ ba, nội
dung của hợp đồng là việc anh Tân thuê sân bãi của anh Lộc trong 15 ngày với
giá 500,000 đồng/ngày. Nội dung giao kết của hợp đồng không trái pháp luật và
đạo đức xã hội.
Do đó hợp đồng này sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, thức là từ
ngày kí kết hợp đồng nếu trong hợp đồng hai bên không có thỏa thuận khác.
Câu 4: Anh Tân có quyền yêu cầu anh Linh phải bồi thường khoản tiền mà
anh đã bỏ ra để thuê kho bãi hay không? Tại sao?
Trả lời: Theo nhóm em, anh Tân có quyền yêu cầu anh Linh phải bồi thường
mà anh đã bỏ ra để thuê kho bãi.
Giải thích: như đã phân tích ở câu 1 thì văn bản anh Linh gửi anh Tân là văn
bản đề nghị giao kết hợp đồng.
Để đảm bảo quyền lợi cho người được đề nghị, Theo quy định tại Khoản 2 Điều
386 BLDS quy định như sau: “2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu
rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong
thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được
đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”
Lời đề nghị mặc dù chưa phải một hợp đồng nhưng ít nhất đã có tính chất ràng

buộc đối với người đề nghị. Là một lời đề nghị giao kết hợp đồng và mong
muốn bên kia chấp nhận nên bên đề nghị thường đưa ra thời hạn trả lời. Tuy
9


nhiên, thời hạn trả lời không phải là một nội dung bắt buộc trong mọi lời đề
nghị. Có ấn định thời hạn hay không tùy thuộc vào ý chí của các bên đưa ra lời
đề nghị. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời thì để
bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc bởi lời đề nghị đó, điều luật quy định nếu bên
đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn các bên chờ bên
được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà
không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Xét tình huống trên, cho thấy anh Linh đã gửi một văn bản tới cho anh Tân
với mục đích muốn bán gạo cho anh Tân. Trong văn bản đó đã ghi rõ thời hạn
trả lời là “kể từ ngày anh Tân nhận được văn bản đề nghị của anh Linh thì phải
trả lời trong vòng 30 ngày”. Lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng
nhưng ít nhiều cũng có tính ràng buộc đối với người đề nghị.Tức nghĩa, anh
Linh (bên đưa ra đề nghị) đã bị ràng buộc bởi lời đề nghị đó và cần phải tuân
thủ theo đúng thời hạn đưa ra trong văn bản mà anh đã gửi cho anh Tân (bên
được đề nghị). Khi đó sau “5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Linh, anh
Tân kí kết hợp đồng thuê kho bãi với anh Nguyễn Văn Lộc trong 15 ngày với
giá thuê là 500.000 đồng/ngày nhằm mục đích để chứa số gạo mà anh định mua
của anh Linh. 10 ngày sau khi nhận được văn bản của anh Linh thì anh Tân có
gửi văn bản tới anh Linh về việc đồng ý với đề nghị mà anh Linh đã đưa ra kèm
thêm yêu cầu anh Linh giảm giá gạo xuống còn 5.000/kg”. 10 ngày sau anh Tân
dã gửi văn bản nhằm trả lời đề nghị giao kết của anh Linh kèm theo những yêu
cầu mới (đó được coi là văn bản đề nghị mới-như ở câu 2). Tuy nhiên, anh Linh
lại bán số gạo đó cho người khác.
Như vậy, trước hết anh Linh khi đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng đã nêu
rõ thời hạn trả lời nhưng lại không tuân thủ theo đúng thời hạn trả lời trong lời

đề nghị giao kết trên và gây ra thiệt hại cho anh Tân là số tiền mà anh đã bỏ ra
để thuê kho bãi trong vòng 15 ngày. Trong trường hợp này anh Linh (bên đưa đề
nghị) lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ anh Tân (bên
10


được đề nghị) thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh Tân nếu có thiệt hại xảy
ra. Chính vì vậy mà đã có thiệt hại phát sinh là số tiền anh Tân bỏ ra để thuê kho
bãi trong vòng 15 ngày với giá là 500 nghìn đồng/ngày, nên anh Linh phải bồi
thường thiệt hại đã gây ra cho anh Tân theo đúng quy định theo khoản 2 Điều
386 BLDS về việc bồi thường do hợp đồng không được giao kết.
KẾT LUẬN
Có thể nói, hợp đồng là giao dịch phổ biến nhất trong đời sống xã hội và là căn
cứ cơ bản làm phát sinh nghĩa vụ. Trên thực tế hợp đồng luôn là một công cụ
quan trọng, được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích khác nhau
của mỗi cá nhân hay tổ chức trong xã hội, như hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng
cho, cho vay, dịch vụ, ... tuy nhiên, trong thời kỳ tiền hợp đồng tức là giai đoạn
các bên chủ thể tiến hành dàm phán, thỏa thuận để đi đến việc ký kết hợp đồng
bao gồm việc đưa ra đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này BLDS năm 2015 đã có
nhiều thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi lời đề nghị đảm bảo được quyền và
lợi ích của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng ngay thời điểm tiền hợp
đồng.

11



×