Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CÁC câu hỏi ôn tập CHƯƠNG 2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.91 KB, 2 trang )

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Cường độ của bê tông là gì? Trong thực tế, người ta quan tâm đến những loại
cường độ nào của bê tông?
2. Phân biệt các đại lượng: cường độ trung bình, cường độ đặc trưng, cường độ
tiêu chuẩn, cường độ tính toán? Trong tính toán, người ta dùng các loại cường độ
này tương ứng trong trường hợp nào?
3. Thế nào là hệ số biến động của bê tông? Trong thiết kế và thi công xây dựng, có
cần quan tâm đến đại lượng này không? Giải thích?
4. Giá trị hệ số biến động của bê tông lớn thì tốt hay thấp thì tốt? Giải thích?
5. Anh (chị) hiểu thế nào là cấp độ bền của bê tông? Nó dùng để làm gì?
6. Hãy kể tên và phân biệt các loại biến dạng của bê tông?
7. Bản chất của hiện tượng co ngót trong bê tông? Nó có ích lợi và tác hại gì?
8. Tại sao người ta lại nói: bê tông là một vật liệu đàn – dẻo?
9. Từ biến là gì? Từ biến của bê tông phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nó có ích
lợi và tác hại gì? Làm thế nào để hạn chế biến dạng từ biến của bê tông?
10. Nhiệt độ thay đổi có làm cho bê tông biến dạng không? Vì sao?
11. Khi đổ bê tông xong một thời gian, người ta thường thấy các vết nứt xuất hiện
ở bề mặt (nứt chân chim), hãy giải thích và nêu biện pháp khắc phục?
12. Mô đun đàn hồi và mô đun biến dạng của bê tông khác nhau ở điểm nào?
13. Kể tên các loại thép thường được sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép?
14. Phân biệt thép dẻo và thép dòn?
15. Hiện tượng cứng nguội của cốt thép là gì? Người ta ứng dụng hiện tượng này
vào việc gì?
16. Vì sao người ta thường đặt cốt thép vào trong vùng bê tông chịu kéo của cấu
kiện? Có khi nào cốt thép được đặt vào vùng bê tông chịu nén không?
17. Các yếu tố đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép? Lực dính có
vai trò thế nào?
18. Tại sao trong các thanh cốt thép, người ta thường làm gờ (gân, gai)? Tại sao đối
với thép tròn trơn, người ta thường uốn móc ở đầu?
19. Đối với loại thép cường độ cao (thép rắn), có nên sử dụng phương pháp nối
bằng hàn hồ quang không? Giải thích?


20. Nhiệt độ có ảnh hưởng thế nào đến cường độ và độ dẻo của cốt thép?


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Hiện nay, nước ta và thế giới đang sử dụng phương pháp nào để tính toán bê
tông cốt thép? Giải thích?
2. Nêu các bước thiết kế kết cấu bê tông cốt thép?
3. Anh chị hãy phân biệt tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán? Và trong
trường hợp nào thì sử dụng tải trọng tiêu chuẩn, trường hợp nào thì sử dụng tải
trọng tính toán?
4. Vì sao phải xác định nội lực và tổ hợp nội lực trong thiết kế kết cấu bê tông cốt
thép?
5. Phân biệt cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo? Nêu rõ vai trò của từng loại cốt
thép trong kết cấu bê tông cốt thép?
6. Anh (chị) hiểu thế nào là hệ số độ tin cậy của tải trọng? Nó có ý nghĩa gì trong
thực tế?
7. Khung và lưới cốt thép khác nhau ở chỗ nào? Vì sao cốt thép đặt vào trong bê
tông phải tạo thành khung hoặc lưới?
8. Thế nào là lớp bảo vệ cốt thép? Lớp bảo vệ cốt thép có những tác dụng gì?
9. Lựa chọn chiều dày lớp bảo vệ cốt thép phụ thuộc vào những yếu tố nào?
10. Lớp bảo vệ cốt thép ở các cấu kiện như dầm, cột, sàn, móng…có giống nhau
không? Vì sao?
11. Vì sao phải nối cốt thép? Nêu các phương pháp nối cốt thép hiện nay hay
dùng?
12. Tại sao các thanh thép bố trí trong cấu kiện phải đảm bảo một khoảng cách nhất
định? Khoảng cách này được quy định cụ thể thế nào?
13. Neo cốt thép là gì? Vì sao phải neo cốt thép vào gối tựa hoặc vùng liên kết?
14. Trong phương pháp nối buộc cốt thép, sự truyền lực giữa hai thanh thép xảy ra
như thế nào?
15. Mối nối thép bằng ống lồng có gì ưu việt hơn mối nối chồng và mối nối hàn?

Theo anh (chị), nên áp dụng phương pháp nối cốt thép nào thì đạt hiệu quả kinh tế
và kỹ thuật cao nhất?



×