Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài 5 tình hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.62 KB, 5 trang )

Bài 5 : TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC
TRÊN THẾ GIỚI
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng chuyên môn
+ Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ hay tiếp xúc.
+ Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà truờng, địa phương tổ chức.
- Kĩ năng sống
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
+ Kĩ năng tư duy phê phán.
3. Về thái độ
Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
4. Xác định nội dung trong tâm của bài
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của nó.
- Làm được bài tập trong sgk
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất
nước; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 9.
- Bảng phụ
- Bài báo, tư liệu về chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hũa bỡnh.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ – 5 phút
? Thế nào là hoà bình?
? Em tán thành ý kiến nào sao đây?


a/ Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
b/ Chỉ có nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.
c/ Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
d/ Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia.
3. Bài mới
GV nêu một công trình xây dựng hoặc một công trình khoa học mà đó là kết quả của sự hợp
tác giữa nước ta với các nước khác để từ đó dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề - 10 phút
a)Chuẩn bị của GV: sgk, chia lớp thành hai nhóm.
Chuẩn bị của HS: đọc, tìm hiểu trước bài ở nhà.
b)Nội dung kiến thức :


- Tìm hiểu thông tin và quan sát ảnh
- Nhận xét: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới; học hỏi, hợp tác, cùng
phát triển trên tất cả các lĩnh vực
c) Hoạt động thầy – trò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Tính đến tháng 10 – 2002, Việt Nam
Hs đọc theo yêu cầu của giáo viên
có 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa
phương với các nước khác.
Tính đến tháng 3 – 2003, Việt Nam đã quan
hệ ngoại giao với 167 quốc gia, đã trao đổi cơ
quan đại diện ngoại giao với 61 quốc gia trên
thế giới.
GV: cho HS xem hình ảnh: Toàn cảnh Lễ khai
mạc Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ năm
(ASEM 5) ngày 8 tháng 10 năm 2004 tại Hội

trường Ba Đình, Hà Nội.
- HS đọc thông tin SGK và xem ảnh.
? Việc ASEM 5 được tổ chức tại Việt Nam đó
có ý nghĩa như thế nào?
? Quan sát các số liệu, em thấy VN đã thể hiện
mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?
- Hội nghị ASEM 5 (hội nghị cấp cao Á-Âu lần
thứ năm) được tổ chức ở Việt Nam có một ý
nghĩa rất to lớn: đây là dịp để Việt Nam mở
rộng ngoại giao với các nước, hợp tác nhiều hơn
về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… và là dịp để
giới thiệu cho tất cả mọi người trên thế giới biết
và hiểu về đất nước cũng như con người Việt
Nam.
Tích hợp môn Lịch sử, Địa lí kết hợp với
thông tin mới gv cung cấp thêm cho hs
Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với
Việt Nam năm 1954, đến nay chúng ta đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy
quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị
trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc
gia chủ chốt trên thế giới. (tính đến tháng
9/2015)
Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có quan hệ
hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5

Hs trả lời, hs khác bổ sung: Nhà nước ta
chủ trương mong muốn làm bạn với tất
cả các nước, đã đang và sẽ đặt mối quan

hệ với các tổ chức, quốc gia trên toàn thế
giới


nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên
HiệpQuốc.
Chúng ta đã giữ vững chủ quyền lãnh thổ, tạo
dựng môi trường hòa bình, hợp tác hữu nghị với
các nước láng giềng; đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và
đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút gần 260
tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
d) Năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, hoạt động
nhóm.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề của xã hội.
Hoạt động 2: Nội dung bài học – 20 phút
a)a)Chuẩn bị của GV: sgk, tài liệu liên quan
Chuẩn bị của HS: đọc, tìm hiểu trước bài ở nhà.
b)Nội dung kiến thức:
-Thế nào là tình hữu nghĩ giữa các nước trên thế giới?(sgk)
-Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
-Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.(sgk)
-Nhiệm vụ của học sinh
Thế hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc
làm và sự tôn trọng trong cuộc sống hàng ngày.
c)Hoạt động thầy – trò

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết thế HS dựa vào sgk trả lời:
nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế
giới?
? Hãy nêu sự hiểu biết của em về quan hệ của - Quan hệ VN - Lào; VN - Camphuchia;
Việt Nam với một số nước trên thế giới?
VN- Nhật; VN - Mỹ...
Tích hợp liên môn Lịch sử
- Một số tổ chức mà Việt Nam đang tham gia:
Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành
viên thứ 7 của ASEAN.
Quan hệ Việt Nam – Cuba: thiết lập quan hệ
ngoại giao 2/12/1960
Quan hệ Việt Nam – Lào: thiết lập quan hệ
ngoại giao 05/9/1962; kí Hiệp ước Hữu nghị
hợp tác 18/7/1977.
Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: thiết lập quan hệ
ngoại giao 12/7/1995
....


? Hãy nêu ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các
quốc gia trên thế giới?
HS trả lời
? Em hãy cho biết biểu hiện tình hữu nghị giữa - Biết thể hiện tình hữu nghị với người
các dân tộc trên thế giới được thể hiện qua chi nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
tiết nào?
Ví dụ như: giao lưu với thanh thiếu nhi
quốc tế; khi có khách du lịch đến địa

phương để tìm hiểu danh lam thắng
cảnh…
Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu
nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
Ví dụ như: hoạt động mít tinh đoàn kết,
hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng
bị chiến tranh tàn phá, hoạt động quyên
góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị
? Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thiên tai…
ta như thế nào?
Hs trả lời dựa vào sgk
Giáo viên lấy dẫn chứng về vụ Trung Quốc
đưa giàn khoan Hải Dương 981 hồi tháng
5/2014 vào vùng biển đặc quyền Việt Nam thể
hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam.
Hs suy nghĩ trả lời
? Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với tình + Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các
hữu nghị là gì?
nét văn hoá truyền thống khác của họ.
+ Vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với người
?Em sẽ làm gì để thể hiện tình hữu nghị với nước ngoài.
bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống + Sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả
hàng ngày?
năng của bản thân.
+ Không kì thị, xa lánh, chế nhạo ngôn
ngữ, trang phục, cử chỉ, điệu bộ của họ.
Hs suy nghĩ trả lời
? Liên hệ bản thân em, cần phải làm gì để thể
hiện tình hữu nghị với bạn bè trong lớp, giữa

lớp này với lớp khác hay giữa trường ta với
trường bạn?
c) Năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề của xã hội. Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội.
Hoạt động 5: Bài tập – 10 phút
a)Chuẩn bị của GV: câu hỏi và bài tập, sgk


Chuẩn bị của HS: đọc, tìm hiểu trước bài ở nhà.
b)Nội dung kiến thức :
- Bài tập 1: Nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
- Bài tập 2: Xử lý tình huống
c) Hoạt động thầy – trò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
Cá nhân hs làm bài tập 1,2
Hs khác nhận xét
GV hướng dẫn hs làm bài tập 2: Em sẽ làm gì
trong các tình huống dưới đây? Vì sao?
GV hướng dẫn hs lập kế hoạch hoạt động thể
hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường
khác, địa phương khác.
Gv củng cố bằng cách cho hs chơi trò chơi sắm Hs thực hiện trò chơi
vai
Hs cử đại diện tham gia
Gv đưa ra tình huống, thời gian thực hiện
Tình huống: Một bạn học sinh gặp khách du

lịch nước ngoài, vị khách du lịch này nhờ em
chỉ dẫn đường.
Hs tự phân vai, tự do lời thoại.
Hs khác nhận xét
d) Năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề của xã hội. Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội.
4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra năng lực học sinh
Câu 1: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Cho ví dụ (MĐ 1)
Câu 2: Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới? (MĐ 2)
Câu 3: Em sẽ làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc
sống hàng ngày?(MĐ 3)
5.Hướng dẫn tự học
- Học bài – tìm các câu thơ, ca dao ca ngợi tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Xem trước bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” (Tìm những công trình VN hợp tác với các nước;
Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào về hợp
tác với các nước trên thế giới?)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×