Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

tong hop bai giang ktnn 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 125 trang )

Mục Lục
Chƣơng I .......................................................................................................................................... 6
VAI TRÕ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................... 6
1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế .............................................................. 6
1.1.1. Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm cho con
ngƣời tồn tại ..................................................................................................................................... 6
1.1.2. Nông nghiệp có vai trò thúc đẩy công nghiệp phát triển ....................................................... 7
1.1.3. Nông nghiệp là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nƣớc ........................... 8
1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò to lớn trong bảo vệ và cải thiện môi trƣờng ..... 9
1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ......................................................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm chung cuả sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam ................................................................................. 12
1.3. Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam ................................................................................ 14
1.3.1. Khái niệm và bản chất của hệ thống kinh tế nông nghiệp ................................................... 14
1.3.2. Đặc trƣng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam ...................................................... 16
1.3.3. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.............................................. 18
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................................... 20
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................... 20
VỀ KINH TẾ HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP ............................................................................ 20
2.1. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT................................................................ 20
2.1.1. Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra (sản xuất với một đầu vào biến
đổi) ................................................................................................................................................. 21
2.1.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (sản xuất với 2 đầu vào biến đổi) ............................ 26
2.1.3. Mối quan hệ giữa các sản phẩm .......................................................................................... 28
2.2. Những mối quan hệ kinh tế .................................................................................................... 30
2.2.1. Tối ƣu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm ............. 30
2.2.2. Tối ƣu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố (nguyên tắc lựa chọn
khối lƣợng sản phẩm tối ƣu của ngƣời sản xuất)........................................................................... 31
2.2.3. Tối ƣu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa các sản phẩm (nguyên tắc lựa chọn cơ
cấu sản phẩm của ngƣời sản xuất) ................................................................................................. 37
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................................... 40


KINH TẾ SỬ DỤNG MỘT SỐ .................................................................................................... 40
NGUỒN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP .................................................................................... 40
3.1. VAI TRÕ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ............................................................................................................................ 40
3.1.1. Bản chất và đặc điểm các yếu tố nguồn lực trong phát triển nông nghiệp .......................... 40
3.1.2. Vai trò các yếu tố nguồn trong việc tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp ....................... 41
3.2. SỬ DỤNG YẾU TỐ NGUỒN LỰC RUỘNG ĐẤT ............................................................. 42
3.2.1. Vị trí của nguồn lực ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ................................................ 42
3.2.2. Đặc điểm của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp .......................................................... 43
3.2.3. Những vấn đề có tính quy luật về vận động của ruộng đất trong nền kinh tế thị trƣờng .... 43
3.2.4. Quỹ đất và những đặc trƣng của quỹ ruộng đất................................................................... 44
3.2.5. Những biện pháp chủ yếu để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp ........................... 45
3.3. SỬ DỤNG YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP ............................. 45
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong nông nghiệp ........................................ 45
3.3.2. Đặc điểm của lao động nông nghiệp ................................................................................... 46
3.3.3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động nông nghiệp ........................................ 47
3.3.4. Một số biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông nghiệp ........................ 48
3.4. SỬ DỤNG NGUỒN LỰC VỐN TRONG NÔNG NGHIỆP ............................................... 49
3.4.1. Vị trí và đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp ...................................................... 49
3.4.2. Vốn cố định trong nông nghiệp ........................................................................................... 49
1


3.4.3. Vốn lƣu động trong nông nghiệp ......................................................................................... 54
3.4.4. Biện pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất trong nông nghiệp ..................... 55
3.5. TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP ..................................... 56
3.5.1. Khái niệm công nghệ trong nông nghiệp. ........................................................................... 56
3.5.2. Đặc điểm của tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp ......................................... 57
3.5.3. Vai trò của công nghệ trong nông nghiệp ........................................................................... 57
3.5.5. Đổi mới công nghệ trong nông nghiệp ................................................................................ 59

4.1. CẦU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ..................................................................................... 64
4.1.1. Khái niệm và biểu diễn cầu sản phẩm nông nghiệp ............................................................ 64
4.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu nông sản tiêu dùng cuối cùng ............................................. 65
4.1.3. Hệ số co dãn (Elastic; E) của cầu về nông sản .................................................................... 66
4.1.4. Đặc điểm của cầu về nông sản phẩm trong nông nghiệp .................................................... 69
4.2. CUNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP .................................................................................. 70
4.2.1. Khái niệm và biểu diễn cung sản phẩm nông nghiệp .......................................................... 70
4.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung nông sản trên thị trƣờng ................................................... 71
4.2.3. Hệ số co dãn của cung về nông sản ..................................................................................... 72
4.2.4. Đặc điểm của cung về nông sản trong nông nghiệp ............................................................ 74
4.3. SỰ CÂN BẰNG CUNG CẦU NÔNG SẢN PHẨM VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ .... 74
4.3.1. Sự cân bằng cung - cầu nông sản phẩm............................................................................... 74
4.4. VAI TRÕ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ ............................................................................ 78
4.4.1. Định giá trần hoặc giá sàn ................................................................................................... 78
4.4.2. Lập quỹ bình ổn giá - quỹ dự trữ quốc gia .......................................................................... 80
4.4.3. Một số giải pháp khác .......................................................................................................... 81
5.1. SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP. ......................................................... 82
5.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 82
5.1.2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá .............................................................. 83
5.1.3. Quá trình phát triển của sản suất hàng hoá trong nông nghiệp ........................................... 83
5.1.4. Ƣu thế của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp................................................................ 85
5.1.5. Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trƣờng .................................................................................... 85
5.1.6. Ý nghĩa của sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp .............................................................. 86
5.1.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ................................. 86
5.2. THỊ TRƢỜNG NÔNG NGHIỆP .......................................................................................... 91
5.2.1. Khái niệm và các loại thị trƣờng nông sản .......................................................................... 91
5.2.2. Đặc điểm chính của thị trƣờng nông sản ............................................................................. 93
5.2.3. Phân loại thị trƣờng ............................................................................................................. 95
5.2.4. Chức năng của thị trƣờng .................................................................................................... 97
6.1. KHÁI NIỆM MARKETING TRONG NÔNG NGHIỆP ...................................................... 99

6.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 99
6.1.3. Ba dạng chuyển dịch của sản phẩm nông nghiệp .............................................................. 101
6.1.4. Đặc điểm của marketing trong nông nghiệp ...................................................................... 101
6.2. CÁC GIAI ĐOẠN MARKETING KINH DOANH NÔNG NGHIỆP .............................. 103
6.2.1. Giai đoạn thu gom ............................................................................................................. 104
6.2.2. Giai đoạn vận chuyển ........................................................................................................ 105
6.2.3. Giai đoạn dự trữ - bảo quản ............................................................................................... 105
6.2.4. Giai đoạn tiêu chuẩn hoá và phân loại sản phẩm .............................................................. 106
6.2.5. Giai đoạn chế biến và chế biến lại nông sản, thực phẩm................................................... 107
6.2.6. Giai đoạn đóng gói sản phẩm ............................................................................................ 108
6.2.7. Giai đoạn phân phối........................................................................................................... 109
6.2.8. Giai đoạn bán lẻ ................................................................................................................. 110
6.3. CHƢƠNG TRÌNH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ................. 111
6.3.1. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp .......................................................... 111
6.3.2. Các bộ phận hợp thành của chƣơng trình marketing kinh doanh nông nghiệp ................. 111
2


6.4. CÁC KÊNH THỊ TRƢỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP .................................................... 115
6.4.1. Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp ...................................................................... 115
6.5. CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG NÔNG NGHIỆP ................................................. 123
6.5.1. Sự can thiệp vào hệ thống marketing trong ngành nông nghiệp ....................................... 123
6.5.2. Một số chính sách marketing trong ngành nông nghiệp .................................................... 123

3


GIỚI THIỆU MÔN HỌC
1. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học
Kinh tế nông nghiệp là một khoa học trong đó các nguyên lý kinh tế đƣợc áp dụng trong

những điều kiện đặc biệt của nông nghiệp. Nó là khoa học ứng dụng liên quan đến việc
xác định, mô tả, phân loại các vấn đề kinh tế nảy sinh trong nông nghiệp và đề ra các giải
pháp giải quyết vấn đề đó. Các vấn đề kinh tế thƣờng nảy sinh trong việc sử dụng các
nguồn lực, lựa chọn các quyết định sản xuất và thị trƣờng cũng nhƣ những giải pháp phát
triển bền vững nền nông nghiệp.
Đối tƣợng của môn học kinh tế nông nghiệp là những vấn đề kinh tế trong nông nghiệp.
Hay nói cách khác, nó nghiên cứu khía cạnh kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu những quan hệ kinh tế trong phạm vi nông nghiệp cũng
nhƣ nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động
của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại. Ngoài ra, kinh tế nông nghiệp
còn nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong sự tác động qua lại giữa lực lƣợng sản xuất và
sự phát triển của kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học cơ sở cho các môn khoa học kinh tế khác trong
nông nghiệp nhƣ Kinh tế nông hộ, Thống kê nông nghiệp, Kế toán nông nghiệp, Tài
chính nông nghiệp, Marketing nông nghiệp và Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nó đặt
nền tảng lý luận để nghiên cứu các môn khoa học nêu trên. Nhiệm vụ bao trùm của môn
học Kinh tế nông nghiệp là góp phần thực hiện đúng đắn và có hiệu quả các chủ trƣơng
và đƣờng lối của Đảng và Chính phủ vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân nƣớc ta. Để làm đƣợc chức năng đó, khoa học kinh tế nông nghiệp có nhiệm vụ
cơ bản sau đây:
- Hệ thống hoá các nguyên lý kinh tế áp dụng vào nông nghiệp và xây dựng cơ sở lý
luận cho quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phù hợp với các điều kiện kinh tế - tự
nhiên, chính trị - xã hội của mỗi nƣớc.
- Phân tích, đánh giá thị trƣờng và trao đổi thƣơng mại trong nông nghiệp và các
ngành có liên quan.
- Phân tích, đánh giá các tác động của quá trình biến đổi khí hậu hiện nay đến sản
xuất nông nghiệp và xây dựng các kế hoạch thích ứng.
- Góp phần xác định các hƣớng ƣu tiên và chính sách trong nghiên cứu và phát triển

nông nghiệp và nông thôn.

4


3. Phƣơng pháp nghiên cứu môn học
Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội. Nó đòi hỏi phải đƣợc xem xét trên các quan
điểm duy vật biện chứng. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch sử cũng đƣợc
coi trọng khi phân tích xem xét các vấn đề kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp. Vì là
môn học vận dụng các nguyên lý kinh tế vào nông nghiệp, nó đòi hỏi các môn kinh tế
khác nhƣ Kinh tế chính trị, Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô phải đƣợc nghiên cứu trƣớc
để đặt nền tảng lý luận cho việc tiếp thu các nội dung khoa học của khoa học này. Ngoài
ra, môn học yêu cầu vận dụng các phƣơng pháp định lƣợng để phân tích các vấn đề kinh
tế của nông nghiệp nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp chuyên khảo, phƣơng pháp
toán học.

5


Chƣơng I
VAI TRÕ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là
một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là một hệ thống sinh học - kỹ thuật bởi vì cơ sở để
phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học của các loại cây trồng, vật
nuôi. Cây trồng và vật nuôi là các sinh vật sống nên phát triển theo qui luật sinh học nhất
định. Con ngƣời không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của
chúng mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật sinh trƣởng và phát triển để có
những giải pháp tác động thích hợp. Quan trọng hơn, ngƣời sản xuất cần có sự quan tâm
thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng

nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Trƣớc đây, nông nghiệp đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm 3 ngành là: ngành trồng
trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát
triển theo hƣớng đa dạng hóa các loại ngành nghề sản xuất, nông nghiệp đƣợc hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm thêm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển _ các nƣớc còn nghèo, đại
bộ phận ngƣời dân sống bằng nghề nông nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả những nƣớc
có nền công nghiệp phát triển cao nhƣ Mỹ hay Nhật Bản, mặc dù tỷ trọng GDP mà ngành
nông nghiệp đóng góp không lớn, nhƣng khối lƣợng nông sản của các nƣớc này vẫn khá
lớn và đang không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con ngƣời những
sản phẩm tối cần thiết đó là lƣơng thực và thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình
độ khoa học - công nghệ phát triển, vẫn chƣa có ngành nào có thể thay thế đƣợc. Vai trò
cơ bản đối với nền kinh tế của nông nghiệp đƣợc thể hiện nhƣ sau:
1.1.1. Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm
cho con ngƣời tồn tại
Xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu của
con ngƣời về lƣơng thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lƣợng, chất lƣợng và
chủng loại. Điều đó do tác động của hai nhân tố đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu
nâng cao mức sống của con ngƣời. Theo tính toán, nếu dân số tăng lên 1% thì sản lƣợng
lƣơng thực làm ra phải tăng lên 4% mới đủ đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngoài ra, nếu
nhƣ trƣớc đây, con ngƣời chỉ quan tâm đến việc ăn no mặc ấm thì cùng với sự phát triển
kinh tế, ngày nay ngƣời ta còn muốn ăn ngon mặc đẹp. Nông nghiệp hiện nay không chỉ
đáp ứng nhu cầu tồn tại của con ngƣời mà còn đáp ứng một phần nhu cầu hƣởng thụ cuộc
sống của chúng ta.

6


Đối với nền kinh tế vĩ mô, các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết

cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia là tăng cung lƣơng thực cho nền kinh tế quốc
dân bằng sản xuất - hoặc nhập khẩu lƣơng thực. Một số nƣớc có thể chọn con đƣờng
nhập khẩu lƣơng thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhƣng điều đó chỉ
phù hợp với các nƣớc nhỏ, ít dân và có những lợi thế so sánh rõ rệt nhƣ: Singapore,
Arậpsaudi hay Brunây mà không dễ gì đối với các nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Indonexia, Ấn
Độ hay Việt Nam - là những nƣớc đông dân và có những lợi thế không vƣợt trội so với
các quốc gia khác. Các nƣớc đông dân này nếu muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của
nhân dân đƣợc ổn định thì phần lớn lƣơng thực tiêu dùng phải đƣợc sản xuất trong nƣớc.
Indonexia là một thí dụ tiêu biểu. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia liên tục
phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lƣơng thực. Tuy nhiên, nhờ sự thành công của
chƣơng trình lƣơng thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực vào
giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trƣờng thế giới. Một triệu tấn
gạo mà Indonexia tự sản xuất đƣợc thay vì phải mua thƣờng xuyên trên thị trƣờng thế
giới đã làm cho giá gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Các nƣớc ở Châu Á đặc biệt là các nƣớc
có dân số đông hiện nay vẫn đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lƣơng
thực bằng cách tự sản xuất và đã tự cung cấp 95% nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc. Thực
tiễn lịch sử phát triển của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh rằng chỉ có thể phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng chừng nào đảm bảo đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực. Nếu
không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ
sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm
bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn.
1.1.2. Nông nghiệp có vai trò thúc đẩy công nghiệp phát triển
Điều đó đƣợc thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là khu vực dự
trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu của
quá trình công nghiệp hoá, phần lớn dân cƣ sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở
khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân
lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị
hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác làm năng suất lao động nông
nghiệp không ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động từ nông nghiệp đƣợc giải phóng ngày

càng nhiều. Số lao động này sẽ dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô
thị. Đó là xu hƣớng có tính qui luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.
- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí cho công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp chế biến nhƣ ngành mía đƣờng, ngành dệt may hay ngành chế biến thủy
sản đông lạnh. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp phát triển thì ngƣợc
lại, thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần,
7


nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trƣờng. Đó là sự tƣơng
tác qua lại giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp, từ đó kéo theo sự phát triển của
toàn bộ nền kinh tế.
- Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển kinh tế trong đó có công
nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì ở giai
đoạn này, nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.
Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông
dân đầu tƣ vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do
xuất khẩu nông sản v.v... Trong đó thuế nông nghiệp có vị trí rất quan trọng. Nhà kinh tế
học Kuznets cho rằng: “gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là cao hơn nhiều
so với dịch vụ Nhà nƣớc cung cấp cho công nghiệp”. Việc huy động vốn từ nông nghiệp
để đầu tƣ phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng
cơ chế thị trƣờng, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ. Những ví dụ điển hình
về sự thành công của công cuộc phát triển ở nhiều nƣớc đều đã cho thấy việc sử dụng vốn
tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tƣ cho công nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông
nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn
khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cƣờng điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.
- Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết
các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu dùng và tƣ liệu sản
xuất đƣợc tiêu thụ chủ yếu ở thị trƣờng trong nƣớc mà trƣớc hết là khu vực nông nghiệp

và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động
trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,
nâng cao thu nhập cho dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ
làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bƣớc
nâng cao chất lƣợng có thể cạnh tranh với thị trƣờng thế giới.
1.1.3. Nông nghiệp là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nƣớc
Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các hàng hoá
công nghiệp nhờ lợi thế là loại hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống. Vì thế, ở các nƣớc đang
phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản.
Xu hƣớng chung ở các nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hoá nhƣ Việt Nam là: ở
giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản sẽ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền
kinh tế. Ở Thái Lan năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng kim ngạch
xuất khẩu chiếm 76,71% đã giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990; 29,60%
năm 1994 và chỉ còn 9% năm 2002. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thƣờng bất
lợi do giá cả trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm xuống một cách tƣơng đối so với
giá cả sản phẩm công nghiệp. Tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ

8


ngày càng mở rộng, làm cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp bị thua
thiệt.
Ngoài ra, một số nƣớc chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, nhƣ Coca ở
Ghana, đƣờng mía ở Cuba, cà phê ở Braxin v.v... còn phải chịu nhiều rủi ro và sự bất lợi
trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều quốc gia đã có xu hƣớng thực hiện đa dạng hoá
sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng
kể cho đất nƣớc đồng thời giảm thiểu đƣợc rủi ro trong quá trình xuất khẩu nông sản.
1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò to lớn trong bảo vệ và cải thiện
môi trƣờng

Với đặc điểm gắn liền với tự nhiên, môi trƣờng, nông nghiệp là ngành có khả năng lớn
nhất trong việc cải tạo và bảo vệ môi trƣờng trong số 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ. Nếu hai ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ có thể cố gắng để giảm thiểu tối đa
các tác hại đến môi trƣờng thì nông nghiệp là ngành có khả năng cải thiện môi trƣờng tốt
hơn thông qua các phƣơng pháp canh tác thân thiện với môi trƣờng, các chính sách phủ
xanh đất trống đồi núi trọc v.v…
Tuy nhiên, nông nghiệp đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển hiện nay thƣờng sử dụng
nhiều hoá chất nhƣ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh v.v... bởi chạy theo lợi nhuận
nên dễ gây ô nhiễm đến các nguồn tài nguyên đất và nƣớc. Hơn nữa, quá trình canh tác
nông nghiệp không đúng cách ở các sƣờn núi nhƣ đốt rừng làm rẫy dễ gây ra xói mòn ở
các triền dốc thuộc vùng đồi núi. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp,
cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi
trƣờng. Nông nghiệp bền vững phải đáp ứng đủ cả hai tiêu chí: vừa phải đạt lợi nhuận
cao, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho ngƣời nông dân vừa phải mang tính chất cải tạo, giúp
môi trƣờng tốt hơn hoặc ít nhất không gây hại đến môi trƣờng tự nhiên.
Tóm lại, đối với nền kinh tế thị trƣờng, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao
gồm ba loại đóng góp lớn nhất: thứ nhất là đóng góp về duy trì đời sống con ngƣời xã
hội, cải tại môi trƣờng tự nhiên và ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô thông qua việc cung
cấp lƣơng thực, thực phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững; thứ hai là cung cấp các
đầu vào thiết yếu cho việc phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng nhƣ lao
động, nguyên liệu và vốn; thứ ba là tạo ra thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng cho
các khu vực khác qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực sản xuất phi nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Đặc điểm chung cuả sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội cùng với công
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:

9



1. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt
Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất có lịch sử phát triển lâu đời và rộng khắp
trên thế giới. Các khu vực canh tác nông nghiệp hiện nay đƣợc trải rộng từ đông sang tây,
từ bắc xuống nam. Từ các vùng hàn đới, ôn đới đến các vùng nhiệt đới, ở đâu cũng tồn
tại các ngành sản xuất nông nghiệp. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù ít hay nhiều đều
tiến hành sản xuất nông nghiệp ở một khu vực nào đó trên lãnh thổ của mình.
Đặc điểm trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông
nghiệp. Thế nhƣng ở mỗi vùng mỗi quốc gia lại có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu
rất khác nhau; lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở
các địa phƣơng cũng khác nhau. Do đó, ở các vùng, địa phƣơng đó diễn ra các hoạt động
nông nghiệp cũng không giống nhau. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa
các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Sự khác nhau giữa các
khu vực sản xuất nông nghiệp không những chỉ tồn tại giữa các quốc gia mà còn giữa các
vùng khác nhau trong cùng một quốc gia. Ví dụ: nếu ngành chăn nuôi ở New Zealand
phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhƣ cừu, bò thịt và nai nhờ vào khí hậu ôn đới
và các vùng đồng cỏ rộng lớn thì Việt Nam lại phát triển mạnh về các loại gia cầm nhƣ
gà, vịt. Trong cùng một quốc gia nhƣ nƣớc ta, cây lúa đƣợc sản xuất mạnh ở đồng bằng
Cửu Long do có phù sa dồi dào của dòng sông Mêkông trong khi vùng Tây Nguyên có
lợi thế khi phát triển các loại cây trồng lâu năm nhƣ cao su, cà phê với các vùng đất đỏ
bazan.
Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các
vấn đề kinh tế - kỹ thuật sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thuỷ sản trên phạm vi cả
nƣớc cũng nhƣ từng vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù
hợp.
- Việc xây dựng phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải
phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực
nhất định.

2. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế được
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhƣng nội dung kinh tế của
nó trong các ngành lại rất khác nhau.
Trong công nghiệp, giao thông v.v... đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các
nhà máy, công xƣởng, hệ thống đƣờng giao thông v.v... để con ngƣời điều khiến các máy
móc, các phƣơng tiện vận tải hoạt động.
10


Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác: nó là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, chủ
yếu và không thể thay thế đƣợc. Trong nông nghiệp, đất đai đóng vai trò vừa là tƣ liệu
lao động khi đƣợc con ngƣời sử dụng để trồng trọt các loại cây trồng, vừa đóng vai trò là
đối tƣợng lao động khi đƣợc con ngƣời tác động để cải tạo, thay đổi chất lƣợng và kết
cấu một cách có chủ đích. Khác với các tƣ liệu sản xuất khác sẽ bị hao mòn, suy giảm
trong quá trình sử dụng, đất đai không những không bị hao mòn mà còn có thể tốt lên nếu
biết sử dụng đúng cách. Tuy rằng đất đai bị giới hạn về mặt diện tích, con ngƣời không
thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhƣng sức sản xuất ruống đất là chƣa có giới hạn.
Nghĩa là con ngƣời vẫn còn có thể khai thác chiều sâu của đất đai nhằm thoả mãn nhu
cầu đang ngày càng tăng lên của mình về sản phẩm nông nghiệp. Chính vì thế trong quá
trình sử dụng phải biết quý trọng đất đai, cần sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất
nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dƣỡng đất làm
cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích
với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
3. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trƣởng,
phát triển và diệt vong). Đặc biệt, chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay
đổi điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật
nuôi dẫn đến tác động lên kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Các tác động ngoại
cảnh đến quá trình sinh trƣởng cây trồng, vật nuôi là khác nhau đối với từng loại cây
trồng, vật nuôi tùy theo đặc điểm sinh học của chúng. Nếu nhƣ đối với cao su, thành phần

cơ giới của đất tối ƣu là từ trung bình đến nhẹ thì đối với cà phê, thành phần cơ giới tốt
nhất cho sự sinh trƣởng và phát triển lại là từ trung bình đến nặng. Ngoài ra, các tác động
của các yếu tố ngoại cảnh đến cây trồng, vật nuôi cũng khác nhau tùy vào từng giai đoạn
phát triển cụ thể của chúng. Ví dụ trong việc trồng lúa, lƣợng nƣớc trong đồng ruộng cần
đƣợc thay đổi liên tục phù hợp với các quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây lúa.
Nếu trong giai đoạn cây con, mặt ruộng chỉ cần đủ ẩm thì mực nƣớc mặt ruộng ở giai
đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng cần giữ ở mức 5-7cm, ở giai đoạn sinh trƣởng sinh thực là
3-5 cm và từ 7-10 ngày trƣớc khi thu hoạch cần tháo cạn nƣớc.
Vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con ngƣời cần nhận thức đƣợc những quy
luật sinh học và quy luật tự nhiên để có các biện pháp tác động để cây trồng, vật nuôi
phát triển theo chiều hƣớng có lợi cho con ngƣời. Ngoài ra, cây trồng và vật nuôi cũng
tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất đặc biệt đƣợc
sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu đƣợc ở
chu trình sản xuất trƣớc làm tƣ liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Do đó, để chất
lƣợng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thƣờng xuyên chọn lọc, bồi dục
các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới
có năng suất cao, chất lƣợng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phƣơng.
11


4. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Tính thời vụ trong nông nghiệp là sự phân bố không đồng đều thời gian sản xuất nông
nghiệp trong năm. Nguyên nhân là do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi
loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác
nhau. Điều này dẫn đến việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp cũng thay đổi theo các
khoảng thời gian trong năm. Ví dụ, ở vùng phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế, thời gian
nuôi trồng thủy sản trong năm chỉ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm do
các tháng còn lại, khu vực này bị ngập lụt, không thể tiến hành nuôi trồng hay đánh bắt
đƣợc. Do vậy, thủy sản từ khu vực này chỉ đƣợc cung cấp ra thị trƣờng trong giai đoạn từ
tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm.

Ngoài việc tác động đến thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trƣờng, tính thời vụ trong sản
xuất nông nghiệp còn tác động đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khiến cho việc sử
dụng các yếu tố này rất khác nhau ở các thời điểm sản xuất. Ví dụ đối với nhu cầu lao
động, thông thƣờng, ở đầu vụ và cuối vụ sản xuất, vào giai đoạn chuẩn bị hoặc thu hoạch,
nhu cầu lao động tăng cao bất thƣờng gây nên sự căng thẳng về lao động nhƣng ở thời kỳ
giữa vụ sản xuất, khi mà cây trồng, vật nuôi trong thời kỳ tự sinh trƣởng, ngƣời nông dân
lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất
kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản
xuất xen kẽ vào nhau song lại không hoàn toàn trùng khớp nhau, từ đó sinh ra tính thời
vụ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ trong
nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ đƣợc, trong quá trình sản xuất ta chỉ có thể tìm
cách hạn chế nó. Mặt khác, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông nghiệp.
Nếu biết lợi dụng tính thời vụ một cách hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi
phí thấp chất lƣợng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tính thời vụ trong nông nghiệp
đòi hỏi ngƣời nông dân phải tuân thủ đúng lịch thời vụ, thực hiện nghiêm khắc những
khâu công việc ở thời vụ tốt nhất nhƣ thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tƣới tiêu v.v...
Tuy nhiên, việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động. Do
đó, cần phải có các giải pháp tổ chức phân công lao động hợp lý, cung ứng vật tƣ - kỹ
thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí
cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông
nhàn.
1.2.2. Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp nƣớc ta
còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:

12


1. Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp

sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa.
Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nƣớc ta khi chuyển lên xây
dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là thấp hơn rất nhiều so với các nƣớc
trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng
hoá cao, nhiều khâu công việc đƣợc thực hiện bằng máy móc, một số loại cây con chủ
yếu đƣợc thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động hoá. Năng suất ruộng đất và năng
suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và lao động nông nghiệp giảm xuống cả tƣơng
đối và tuyệt đối. Đời sống ngƣời dân nông nghiệp và nông thôn đƣợc nâng cao ngày càng
xích gần với thành thị.
Trong khi đó, nông nghiệp nƣớc ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, với chủ trƣơng phát triển nền nông nghiệp
nhiều thành phần và hộ nông dân đƣợc xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nƣớc ta đã
có bƣớc phát triển và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, nhất là về sản lƣợng lƣơng thực.
Sản xuất lƣơng thực chẳng những đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc, có dự trữ mà còn dƣ
thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm khác nhƣ cà phê, cao su, chè, hạt điều
v.v... đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng của nƣớc ta hiện nay. Nông nghiệp nƣớc
ta đang chuyển từ cơ chế tự cung, tự cấp sang cơ chế sản xuất hàng hoá. Nhiều vùng của
đất nƣớc đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng giảm tỷ
trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp.
Để đƣa nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta phát triển trình độ sản xuất hàng hoá cao, cần
thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó
cần chú trọng các giải pháp:
- Khẩn trƣơng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kết cấu hạ
tầng ở nông thôn phù hợp.
- Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục

giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hoá.
- Tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn.
2. Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới.
Điều này rõ rệt nhất là ở miền Bắc với khí hậu phân hóa rõ rệt thành các mùa trong năm
và địa hình đƣợc trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng
13


và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời
cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết, khí hậu của nƣớc ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm có lƣợng
mƣa bình quân tƣơng đối lớn, đảm bảo nguồn nƣớc ngọt rất phong phú cho sản xuất và
đời sống, có nguồn năng lƣợng mặt trời dồi dào, cƣờng độ ánh sáng phù hợp với sản xuất
nông nghiệp, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong
phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi cơ bản đó mà nông nghiệp nƣớc ta có thể gieo trồng
và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế
cao, nhƣ cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết - khí hậu nƣớc ta cũng có nhiều
khó khăn lớn, nhƣ: mƣa nhiều và lƣợng mƣa thƣờng tập trung vào ba tháng trong năm
gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều và tập trung mạnh vào mùa hè thƣờng gây nên khô hạn,
có nhiều vùng thiếu cả nƣớc cho ngƣời, vật nuôi sử dụng. Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện
cho sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa
màng.
3. Sản xuất nông nghiệp nước ta diễn ra trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp bình
quân đầu người thấp.
Hiện nay, tổng diện tích đất đai của nƣớc ta khoảng 33,115 triệu ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là hơn 9,5 triệu ha với diện tích đã tiến hành giao và cho thuê trên 9,4 triệu
ha. Tuy nhiên, với dân số gần 90 triệu nên diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời
của nƣớc ta chỉ là 1154 m2/ ngƣời_bằng 50% diện tích nông nghiệp bình quân đầu ngƣời

trên thế giới (2500 m2/ngƣời). So với các nƣớc trong khu vực, diện tích đất nông nghiệp
bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta cũng thuộc loại rất thấp. Ví dụ: diện tích đất nông
nghiệp bình quân đầu ngƣời của Đông Timo là 3879 m2, của Lào là 3306 m2, của Thái
Lan là 2927 m2, của Indonesia là 2167 m2.
Đặc điểm này cho thấy sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam mang tính chất manh mún, nhỏ
lẻ. Từ đó gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đƣa máy móc vào quá trình
canh tác nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình đƣa nông nghiệp nƣớc ta lên sản xuất hàng hoá, chúng ta cần tìm kiếm
mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản nêu trên và hạn chế những khó khăn do
điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh
chóng và vững chắc.
1.3. Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
1.3.1. Khái niệm và bản chất của hệ thống kinh tế nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con ngƣời không chỉ tạo ra sản phẩm vật chất cho
nhu cầu xã hội mà còn thực hiện sản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của
14


chính con ngƣời _ những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này tạo thành cơ sở kinh tế
cho toàn bộ các quan hệ tƣ tƣởng, tinh thần trong nông nghiệp nông thôn. Nói cách khác,
quan hệ sản xuất là các quan hệ kinh tế tạo nên cơ sở kinh tế cho sự phát triển nông
nghiệp trong mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lƣợng sản xuất và với
các quan hệ xã hội khác.
Trong kinh tế thị trƣờng, các quan hệ sản xuất của nông nghiệp không thuần nhất và rất
đa dạng do quan hệ sở hữu là đa dạng. Tất cả mọi loại hình sở hữu, mọi kiểu sở hữu đa
dạng trong nông nghiệp đều làm cơ sở cho các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
theo pháp luật nên đều đƣợc coi là một bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp vận hành
theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Trong quá trình phát triển
các loại hình sở hữu vừa có vai trò độc lập tƣơng đối, vừa có sự tác động qua lại với

nhau, nƣơng tựa vào nhau và liên kết với nhau, tạo thành nền tảng kinh tế - một hệ thống
kinh tế thống nhất biện chứng của nông nghiệp. Tính thống nhất biện chứng của toàn bộ
hệ thống kinh tế nông nghiệp phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, là
điều kiện cho sự phát triển với tốc độ cao của nông nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử
khác nhau.
Nhƣ vậy, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,
biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các
sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế
quản lý tƣơng ứng của Nhà nƣớc đối với toàn bộ nền nông nghiệp.
Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế trong nông
nghiệp.
Trong nhiều thập kỷ trƣớc thời kỳ đổi mới, quan điểm cơ bản về việc hình thành và phát
triển hệ thống kinh tế nông nghiệp ở nƣớc ta là quá đề cao vai trò của sở hữu Nhà nƣớc,
dẫn tới thiết lập hàng loạt các xí nghiệp quốc doanh trong mọi lĩnh vực sản xuất nông,
lâm, ngƣ nghiệp, với sự tài trợ rất lớn của ngân sách Nhà nƣớc. Khu vực sản xuất thuộc
các thành phần kinh tế không phải sở hữu Nhà nƣớc kể cả sở hữu hợp tác xã cũng chỉ
đƣợc coi là hình thức sở hữu quá độ. Các hình thức sở hữu tƣ nhân cũng chƣa đƣợc thừa
nhận sự tồn tại và phát triển về mặt pháp lý. Cùng với việc áp dụng cơ chế quản lý kế
hoạch hoá, tập trung bao cấp, sự vận động phát triển của hệ thống kinh tế nông nghiệp
nƣớc ta theo mô hình nêu trên tỏ ra kém hiệu quả. Các tiềm năng đất đai và lao động
không đƣợc khai thác triệt để; vật tƣ, tiền vốn bị sử dụng lãng phí và thất thoát nhiều; đời
sống nông dân và bộ mặt của nông thôn chậm đƣợc cải thiện.
Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nƣớc ta phải chuyển
hẳn từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của
Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi có ý nghĩa rất lớn về lý luận
và thực tiễn nói trên của Đảng ta đòi hỏi hệ thống kinh tế nông nghiệp phải phát triển
15


theo định hƣớng mới với đặc trƣng mới phù hợp với các quy luật kinh tế thị trƣờng và xu

thế chung của thời đại.
1.3.2. Đặc trƣng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
Đặc trƣng cơ bản của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt nam là một hệ thống kinh tế
mang tính chất hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực
sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng, tồn tại và phát triển trong
mối quan hệ hiệp tác, liên kết và cạnh tranh phù hợp với pháp luật Nhà nƣớc và đƣợc
pháp luật bảo vệ, trong đó sở hữu Nhà nƣớc, thành phần kinh tế Nhà nƣớc là lực lƣợng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa chủ yếu của hệ thống. Dƣới sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc,
hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự chi phối ngày càng
hoàn hảo cuả cơ chế thị trƣờng. Thị trƣờng và các quan hệ thị trƣờng ngày càng đóng vai
trò quyết định trong việc phân phối các tài nguyên quốc gia vào sản xuất nông, lâm, ngƣ
nghiệp nhằm thúc đẩy sự hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu các mặt hàng nông, lâm, thủy
sản.
Từ đặc trƣng tổng quát nêu trên, có thể xác định những đặc trƣng cụ thể sau của hệ thống
kinh tế nông nghiệp Việt Nam nhƣ sau:
1. Là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều hình thức sở hữu rất đa
dạng: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể tư nhân và sở hữu hỗn hợp.
Sở hữu Nhà nƣớc: đây là loại hình sở hữu tạo nòng cốt cho toàn bộ hệ thống kinh tế nông
nghiệp, có vai trò dẫn dắt và định hƣớng sự phát triển của toàn bộ ngành nông nghiệp.
Vai trò nòng cốt và chỉ đạo của kinh tế Nhà nƣớc không phải thể hiện ở số lƣợng hay tỷ
trọng cao của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, mà ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tàu lôi
kéo, liên kết các bộ phận kinh tế khác phát triển đạt hiệu quả cao.
Trong nông nghiệp nƣớc ta hiện nay, nếu không kể ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân mà
Nhà nƣớc là ngƣời đại diện thì sở hữu Nhà nƣớc biểu hiện dƣới hai hình thức chủ yếu:
Một là, các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc, trong đó kể cả các doanh
nghiệp quốc phòng - kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nƣớc có mặt
ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ, một số thuộc Trung ƣơng và số còn lại
thuộc các địa phƣơng quản lý. Trong quá trình sắp xếp lại và đổi mới, số lƣợng doanh
nghiệp nông nghiệp Nhà nƣớc sẽ giảm xuống, số còn lại chủ yếu nằm ở các vùng trọng
yếu, vùng sâu, vùng xa để giữ vai trò là hạt nhân phát triển của vùng trong quá trình thúc

đẩy phát triển kinh tế vùng từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá.
Hai là, cổ phần Nhà nƣớc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Tuỳ theo tính chất doanh
nghiệp trong từng ngành hàng nông sản, thực phẩm, chủ yếu là những ngành sản xuất
xuất khẩu, cổ phần Nhà nƣớc sẽ có tỷ lệ cao, thấp khác nhau.

16


Sở hữu tập thể: Là chế độ sở hữu bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, có quan hệ mật thiết
với các loại hình sở hữu khác. Kinh tế tập thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nông
nghiệp là tất yếu khách quan ở mọi nƣớc nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ, kinh tế
trang trại phát triển và hợp tác, liên kết với kinh tế Nhà nƣớc để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp, hình thức biểu hiện của sở hữu tập thể rất đa dạng. Về giá trị, vốn
thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã hay của các hình thức hợp tác gồm vốn cổ phần sáng
lập, cổ phần vốn góp, phần lợi nhuận kinh doanh trích lập quỹ phát triển sản xuất (nếu
có). Về hiện vật, tài sản thuộc sở hữu tập thể cũng đa dạng gồm công trình tƣới tiêu của
tập thể, các trang thiết bị và trụ sở làm việc, các máy móc hay tài sản cố định mua sắm...
Sở hữu cá thể tƣ nhân: Là loại hình sở hữu không thể thiếu đƣợc trong hệ thống kinh tế
nông nghiệp nhiều thành phần. Trong nền nông nghiệp nƣớc ta, sở hữu cá thể tƣ nhân đã
tồn tại và phát triển ở những mức độ khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Dƣới thời phong
kiến, sở hữu tƣ nhân bao gồm sở hữu của địa chủ, phú nông và một bộ phận sở hữu nhỏ
và rất nhỏ của nông dân. Sau cải cách ruộng đất, sở hữu lớn của địa chủ bị xoá bỏ và hình
thành phổ biến sở hữu của hộ nông dân dƣới hình thức kinh tế tiểu nông. Trong thời kỳ
tồn tại cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sở hữu cá thể tƣ nhân bị thu hẹp tối đa. Sở hữu cá
thể tƣ nhân trong nông nghiệp còn lại không đáng kể, tồn tại dƣới hình thức chủ yếu là
kinh tế phụ 5% của gia đình xã viên các hợp tác xã nông nghiệp và bộ phận nhỏ gia đình
nông dân cá thể chƣa vào hợp tác xã.
Trong thời kỳ đổi mới, sở hữu cá thể tƣ nhân trong nông nghiệp đƣợc khuyến khích phát
triển. Hiện nay cả nƣớc có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp đã đƣợc giao, trong đó chỉ có 5%

do doanh nghiệp Nhà nƣớc đảm nhận kinh doanh, số còn lại do nông dân làm dƣới hình
thức kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Ngoài đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc, đƣợc Nhà
nƣớc giao sử dụng lâu dài, các hộ nông dân và các trang trại tự mua sắm máy móc, thiết
bị, các công cụ cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Các tƣ liệu sản xuất nói trên thuộc
sở hữu của bản thân hộ nông dân và trang trại.
Sở hữu liên kết: là loại hình sở hữu phổ biến và phát triển rất đa dạng cùng với sự phát
triển của sản xuất hàng hoá nông nghiệp dựa trên trình độ phát triển ngày càng cao của
lực lƣợng sản xuất. Hình thức biểu hiện của sở hữu liên kết là rất phong phú, có thể dƣới
các dạng chủ yếu sau đây:
- Liên kết đồng sở hữu.
- Liên kết dựa trên nền tảng sở hữu Nhà nƣớc.
- Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp.
- Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
- Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế.
17


2. Tương ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành và phát triển nhiều hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng động.
Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc; các công ty cổ phần có tỷ lệ cổ
phần Nhà nƣớc cao thấp khác nhau; các hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác đa
dạng của nông dân nhƣ tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ sản xuất; các hội nghề nhƣ hội
nuôi ong, hội nuôi cá; các doanh nghiệp tƣ nhân gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Các
hình thức liên kết, liên doanh tự nguyện giữa các tổ chức kinh tế sẽ đƣợc thực hiện tuỳ
thuộc trình độ đạt đƣợc của lực lƣợng sản xuất nông nghiệp ở từng thời kỳ và từng địa
phƣơng nhất định. Trong các hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các
nông hộ và các trang trại nông, lâm, thuỷ sản đƣợc xác định là những đơn vị kinh tế tự
chủ, đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần.
3. Tất cả các chủ thể trong hệ thống đều tự do kinh doanh theo pháp luật, có quyền bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật.

Hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc gồm các bộ luật chủ yếu nhƣ Luật doanh nghiệp tƣ
nhân, Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc, Luật công ty, Luật hợp tác xã v.v... sẽ dần hoàn thiện
theo hƣớng không phân biệt đối xử với các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau hoạt động trong nông nghiệp. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tác và phát triển đạt trình độ xã hội hoá ngày càng
cao.
1.3.3. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay
Hiện nay, ở nƣớc ta có 3 loại hình doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là: trang trại, hợp
tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp nhà nƣớc. Ngoài ra còn tồn tại thêm một
số loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp có mục đích chủ yếu là
sản xuất hàng hóa, tƣ liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể
độc lập, sản xuất đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc tập
trung ở mức độ tƣơng đối lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và các trình độ kỹ
thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng.
Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, là tổ chức kinh tế của những ngƣời nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự
nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu
cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp
quy định và có tƣ cách pháp nhân.
Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nƣớc là loại hình doanh nghiệp nông nghiệp do nhà nƣớc
thành lập, đầu tƣ vốn và quản lý với tƣ cách chủ sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt động
theo luật pháp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nƣớc giao phó.
18


Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác tồn tại trên thị trƣờng hiện nay gồm có:
Các công ty (công ty quốc doanh, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty tƣ nhân).
Các tổng công ty, các liên hiệp xí nghiệp nông nghiệp.


19


CHƢƠNG 2
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ KINH TẾ HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT
Trong chƣơng này chúng tôi trình bày những nội dung chính về lý thuyết của kinh tế học
trong khu vực sản xuất, đã tỏ ra cần thiết trong nghiên cứu về thị trƣờng nông nghiệp.
Cũng nhƣ mọi ngành kinh tế khác, kinh tế học trong sản xuất nông nghiệp cũng quan tâm
đến việc phân phối nguồn lực khan hiếm cho nhiều phƣơng hƣớng sản xuất. Trong lý
thuyết về sản xuất, ngƣời ta tìm mọi cách chọn lựa: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu
và sản xuất nhƣ thế nào? Quyết định việc này bởi chính ngƣời sản xuất - đƣợc xác định là
“một tác nhân cụ thể chuyên trách việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại hàng
hoá mong muốn, đó là các yếu tố đầu ra” (Hirshlefer – 1976).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố
sản xuất nhƣ: đất đai, lao động…) để tạo ra các đầu ra (hàng hóa hoặc dịch vụ nhƣ: thóc,
ngô, thịt, trứng, sữa…). Chẳng hạn để sản xuất ra một tấn mũ cao su, ta cần có: các điều
kiện khí hậu thích hợp, diện tích đất canh tác, phân bón, các dịch vụ khác nhƣ lao động
chăm sóc, thu hoạch… Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình
độ sử dụng đầu vào hợp lý, các nhà kinh tế học thƣờng biểu thị mối quan hệ giữa lƣợng
đầu vào cần thiết và lƣợng đầu ra có thể có đƣợc bằng các ký hiệu toán học đƣợc gọi là
“hàm sản xuất”.
Hàm sản xuất là mối quan hệ kỷ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa có thể thu được từ
các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định.
Hàm sản xuất tổng quát có dạng:
Q = f (X1, X2, X3,... Xn)
Trong đó: Q: Sản lƣợng đầu ra.
X1, X2, X3,... Xn: Các yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất.

Hàm sản xuất có thể đƣợc biểu diễn bằng một phƣơng trình, một bảng số liệu hay một đồ
thị nào đó. Để hiểu thêm về hàm sản xuất ta lấy ví dụ nhƣ sau: Giả sử có một nhà máy
may quần áo, để đơn giản ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào là lao động và máy khâu. Sự kết hợp
giữa lao động và máy khâu cho chúng ta các kết quả đầu ra khác nhau, thể hiện ở biểu
sau:

20


Biểu 1.1: Hàm sản xuất với hai đầu vào là máy khâu và lao động
Số máy khâu
0
1
2
3

0
0
0
0
0

1
0
15
20
21

Số lao động mỗi ngày
2

3
4
0
0
0
34
44
48
46
64
72
50
79
82

5
0
50
78
92

6
0
51
81
99

Qua biểu trên ta thấy, nếu không có lao động và không có máy khâu nào thì tất nhiên
không tạo ra đƣợc sản phẩm, nói cách khác không có đầu vào thì cũng không có đầu ra.
Với một máy khâu và một lao động, doanh nghiệp có thể sản xuất tối đa 15 bộ quần áo

mỗi ngày; với 2 máy khâu và 2 lao động doanh nghiệp sản lƣợng tối đa là 46 bộ quần
áo… Cần lƣu ý rằng mức sản lƣợng nói trên chỉ đạt đƣợc khi doanh nghiệp tổ chức sản
xuất và quản lý thật tốt.
Nhƣ vậy, hàm sản xuất cho chúng ta biết một khái niệm có tính chất thuần túy vật chất,
nhằm mô tả lƣợng đầu ra tối đa về vật chất với việc sử dụng một hoặc một số yếu tố đầu
vào nhất định về vật chất. Trình độ kết hợp giữa các yếu tố đầu vào trong sản xuất quyết
định hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các yếu tố đó. Hơn nữa trong nền kinh tế thị
trƣờng, mọi hàng hóa đƣợc sản xuất ra để trao đổi, lƣu thông, do vậy đầu ra của sản xuất
cũng phải hƣớng theo nhu cầu thị trƣờng và việc xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý trong
mối quan hệ với các nguồn tài nguyên khan hiếm cũng có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét những mối quan hệ có tính vật chất giữa các yếu tố
sản xuất với sản phẩm đƣợc sản xuất ra, giữa các yếu tố sản xuất với nhau và giữa sản
phẩm với sản phẩm.
2.1.1. Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra (sản xuất với một
đầu vào biến đổi)
Vấn đề ở đây là nghiên cứu từng yếu tố sản xuất đã tác động đến lƣợng sản phẩm Q nhƣ
thế nào? Để đạt đƣợc điều đó ta giả thiết rằng chỉ có một yếu tố biến đổi tác động đến Q,
chẳng hạn yếu tố x1, còn các yếu tố khác của hàm sản xuất không đổi. Ta có hàm sản
xuất:
Q = f (X1/ X2, X3,... Xn)
X1: đứng trƣớc ký hiệu / là yếu tố sản xuất biến đổi;
X2, X3,... Xn: đứng sau kí hiệu / là các yếu tố sản xuất không biến đổi.

21


Biểu 1.2: Sản xuất với một đầu vào biến đổi (Lao động)
Tổng số
lao động (L)


Tổng số
vốn (K)

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10

Tổng số
Độngầu ra
(Q)

0
10
30
60
80
95
108
112
112
108
100

Năng suất
B.quân (Q/L)

Năng suất cận
biên (∆Q/∆L)

10
15
20
20
19
18
16
14
12
10

10

20
30
20
15
13
4
0
-4
-8

Ví dụ: Chúng ta hãy xem xét trƣờng hợp trong đó vốn là yếu tố sản xuất cố định, còn lao
động là yếu tố sản xuất biến đổi sao cho doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn
bằng cách tăng số lao động đầu vào.
Biểu số liệu 1.2 cho thấy tổng số đầu ra có thể đƣợc sản xuất với những số lao động khác
nhau và với một số vốn cố định là 10 đơn vị. Khi số lƣợng lao động là 0, số đầu ra cũng
là 0. Sau đó khi số lao động tăng lên đến mức 8 đơn vị thì số đầu ra tăng lên vì số lao
động đƣợc gia tăng. Vƣợt quá điểm ấy, tổng số đầu ra giảm sút. Nhƣ vậy, trong khi lúc
đầu mỗi đơn vị lao động có thể lợi dụng đƣợc lợi thế của máy móc và thiết bị hiện có, thì
sau một điểm nào đó, số lƣợng lao động tăng thêm không còn có ích nữa và có thể phản
tác dụng.
Để nghiên cứu mối quan hệ trên ta cần làm rõ một số khái niệm sau:
1. Tổng sản phẩm (TP: Total product)
Tổng sản phẩm là đại lượng cho biết tổng số đầu ra được sản xuất, theo đơn vị hiện vật.
Biểu diễn hàm sản xuất lên đồ thị ta có đƣờng cong tổng sản phẩm (Hình 1.1a).
2. Sản phẩm bình quân (AP: Average product)
Sản phẩm bình quân của một đầu vào biến đổi là sản lượng tính cho 1 đơn vị yếu tố đầu
vào đó đã được sử dụng.
Sản phẩm bình quân (AP) = Số lƣợng đầu ra (Q)/ số lƣợng đầu vào biến đổi (X1)
Hay nói cách khác sản phẩm bình quân chính là độ nghiêng của đƣờng thẳng đi qua gốc
tọa độ và điểm quan sát trên đƣờng cong tổng sản phẩm. Chẳng hạn, sản phẩm bình quân

22


của yếu tố đầu vào X1 tại mức khối lƣợng X1’’’ là độ nghiêng của đƣờng thẳng OA và đó
chính là độ nghiêng lớn nhất hay điểm có sản phẩm bình quân cực đại (hình 1.1b).
3. Sản phẩm cận biên (MP: Marginal product)
Ngƣời sản xuất luôn tìm kiếm liệu chi phí đầu tƣ tăng thêm có đem lại sản lƣợng
sản phẩm tƣơng ứng hay không, cứ mỗi lần tăng thêm một lƣợng X 1 nhất định có thể thu
đƣợc một lƣợng sản phẩm tăng bổ sung, phần sản phẩm tăng thêm đó gọi là sản phẩm
cận biên. Nếu X1 biến đổi một lƣợng ∆X1 thì Q cũng biến đổi một lƣợng ∆Q tƣơng ứng.
Nhƣ vậy:
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi là mức sản phẩm tăng thêm hay giảm
đi khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó trong điều kiện giữ nguyên
mức sử dụng các yếu tố đầu vào cố định khác.
Sản phẩm cận biên của X1 = Thay đổi tổng sản phẩm/ Thay đổi lƣợng đầu vào X1
MPX1 = Q/ X1
Nếu ∆X1 vô cùng nhỏ thì sản phẩm cận biên chính là đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất,
bằng độ dốc của đƣờng cong tổng sản phẩm (đƣờng cong biểu diễn hàm sản xuất) tại
điểm quan sát, ta có thể viết nhƣ sau:
MPX1 = ∂Q/ ∂X1
Đặc biệt nếu ∆X1= 1

MPX1 = Qn +1 - Qn

Ta cũng vẽ đƣợc đƣờng cong sản phẩm cận biên (hình 1.1b); theo tính chất của đạo hàm
bậc nhất ta có:
MPX1 đạt cực đại tại điểm uốn của đƣờng cong tổng sản phẩm khi X1 = X1’;
MPX1 < 0 khi X1 > X1’’;
MPX1 = 0 tại điểm cực đại của đƣờng cong tổng sản phẩm khi X1 = X1’’.
Nhƣ vậy, khi X1 chạy từ 0 đến X1’ thì MPX1 tăng dần và đạt cực đại tại X1’; khi X1 chạy

từ X1’ đến X1’’ thì MPX1 giảm dần và bằng 0 khi X1 = X1’’; sau đó MPX1 < 0 đƣờng
cong sản phẩm cận biên nằm dƣới trục hoành khi X1 > X1’’.

23


Hình 1.1a: Đƣờng cong tổng sản phẩm
Tổng
sản phẩm
Mức
Mức độ 1 Mức độ độ 3
2

Mức độ 4

TP

0
AP
MP

X1 ’

X1’’’ X1’’

Mức độ 1 Mức Mức
độ 2 độ 3

X1


Mức độ 4

AP
0

X1 ’

X1’’’ X1’’

X1
MP

Hình 1.1b: Đƣờng cong sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân

4. Quy luật năng suất cận biên giảm dần
Quy luật năng suất cận biên giảm dần đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Năng suất cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng
nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất (với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng
các đầu vào cố định khác).
Khi một yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng tăng dần mà các yếu tố đầu vào khác không thay
đổi thì sản lƣợng tăng lên nhƣng đến một lúc việc sử dụng ngày càng nhiều hơn yếu tố
24


đầu vào đó trong quá trình sản xuất thì mức tăng tổng sản lƣợng sẽ ngày càng giảm đi.
Giả định, yếu tố đầu vào X1 thay đổi theo hƣớng tăng lên còn các yếu tố khác không thay
đổi, chúng ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra với yếu tố đầu vào X 1
biến đổi duy nhất đó (hình 1.1a và 1.1b). Điều đó có nghĩa khi tăng X1 qua một số điểm,
sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi X1 sẽ giảm đi, hình vẽ cho thấy:
Khi X1 < X1’, sản lƣợng tăng nhanh khi tăng thêm yếu tố đầu vào X1.

Khi X1’ < X1 < X1’’, sản lƣợng vẫn tăng khi tăng thêm yếu tố đầu vào X1 nhƣng tốc độ
giảm dần.
Khi X1 > X1’’, sản lƣợng không tăng và giảm đi khi tăng thêm yếu tố đầu vào X1.
Một hàm sản xuất đơn giản về mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm có thể thấy rõ ở
bảng biểu sau:
Biểu 1.3: Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lƣợng lúa
Số đơn vị
phân bón
(X1)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Số đơn vị
đất đai
(X2)
0
1
1
1
1
1

1
1
1
1
1

Số đơn vị
lao động
(X3)
0
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

Sản lƣợng
lúa (tạ)
Q
0
6
15
29,25
39
44

48,5
52
54,6
56,5
50,5

Sản lƣợng lúa
cận biên MP
(tạ)
6
9
14,25
9,75
5
4,5
3,5
2,6
1,9
-6

Sản lƣợng lúa
bình quân AP
(tạ)
6
7,5
9,75
9,75
8,8
8,1
7,4

6,8
6,3
5,1

Với 3 yếu tố đầu vào là phân bón, đất đai và lao động để trồng lúa. Dĩ nhiên, nếu không
dùng bất cứ một loại đầu vào nào thì tổng sản phẩm là số không. Nếu 3 loại đầu vào đều
sử dụng 1 đơn vị, tổng sản lƣợng sẽ đạt 6 tạ lúa. Sau đó các yếu tố đất đai, lao động
không thay đổi, yếu tố phân bón thay đổi tăng lên thì sản lƣợng lúa tăng lên, khi tăng
phân bón lên 3 đơn vị đạt sản lƣợng cận biên lớn nhất và 4 đơn vị thì sản lƣợng cận biên
bằng sản lƣợng bình quân. Nhƣng nếu tiếp tục sử dụng thêm 5 đơn vị phân bón sản lƣợng
cận biên sẽ giảm dần và nếu sử dụng đến lƣợng phân bón 10 đơn vị sản lƣợng cận biên sẽ
bị âm và tổng sản lƣợng cũng sẽ bị giảm.
5. Mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm, Sản phẩm cận biên và Sản phẩm bình quân
Nhƣ đã nói ở trên, tổng sản phẩm là mối quan hệ mang tính chất thuần túy vật
chất, chƣa đem phân tích về mặt kinh tế nhƣ giá cả đầu vào và đầu ra. Chỉ nói riêng về

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×