Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 7 trang )

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam
Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam Nhầm giữ gìn nét văn hóa lâu đời của người
Việt nên đám cưới cũng phải theo phong tục cưới hỏi từ đời xưa của ông cha ta.
Ngày cưới là một ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương do vậy việc
hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng quan trọng. Trong đó có nhiều vấn đề bắt buộc phải
làm và những vấn đề cần kiêng kị phải nghe theo. Những nghi thức từ rất lâu được ông cha ta
truyền lại từ bao đời nay, do đó chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy
1 Chạm ngõ: Lễ chạm ngõ là được ví như lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái cho hai bên được
phép tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia
đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả.
Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai
gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường
đột. Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới
sẽ có chút đường đột, ngang tắt. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua
lễ chạm ngõ.
2 Lễ ăn hỏi: Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận
hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình. Theo phong tục thì nhà trai cần
chuẩn bị như sau: – Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly – Hai hộp bánh – Trái cây – Lợn sữa quay
và xôi gấc – Bánh xu xê (phu thê) – Tiền nạp tài (tiền nát) – Một cặp rượu – Một cặp trà song hỉ –
Đôi đèn cầy hình long phụng – Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn – Nữ
trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn
đính hôn…) trầu cau
3 Lễ xin dâu Sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà
trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước
để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô
dâu về nhà chồng.
4 Lễ đón (rước dâu): Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể
sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Và trong ngày trọng đại đó gia đình
hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn
giàu sang, hạnh phúc.


5 Đãi tiệc: Tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè
và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc.
Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà
trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể. trao quả
6 Lễ lại mặt: Cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một
mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là
lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày
sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy
thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Đây có thể nói là những nghi thức phong tục
cưới hỏi cơ bản của người Việt Nam, chúc các bạn luôn hạnh phúc trong ngày trọng đại của mình
nhé!


Đám tang người Việt
Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam.
Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết
Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ
chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở
các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm
khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.
Ma chay
Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu
tiên là hỏi xem người gần chết có trăn trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là di
ngôn, hỏi người đó có tự đặt lấy tên thụy (hay còn gọi là tên hèm) tức là tên sau này để khấn khi
cúng cơm nên còn được gọi là tên cúng cơm.[1] Kế tiếp dùng nướcngũ vị hương[2][3] lau sạch sẽ
thân người, thay đổi quần áo tươm tất. Khi người đó tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi
là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau [1], sau bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng,
nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống, đây được gọi là ngậm hàm[4] hoặc phạn hàm.[5]
Trùng tang
Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có

bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinhám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ
thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở
bốn phía ngôi mộ,[6] hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói
để trấn áp ma quỷ,[4] hoặc khi đem chôn thì có một phường tuồng đóng vai thiên thần đi trước
đám tang múa thành những đạo bùa yểm để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường
hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).[7]
Hạ tịch
Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh
ra thì khi chết lại về với đất [4] (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho
người chết[8], hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất
Cáo phó
Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng
người thân thích.[10] Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thônghoặc
gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về
tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan...
Khâm liệm và nhập quan
Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối
với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. [4] Sau khi liệm xong, những
người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào
quan tài gọi là nhập quan. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có
cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn
để phòng bệnh[11], quan tài phải quay đầu ra ngoài.[12]
Thiết linh sàng, linh tọa
Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như
lúc sống.[7][13] Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ
tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả.[14]
Tang phục
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục
được quy định như sau



 Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì
gậy vông
 Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không đầu chít
khăn tang.
 Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng
 Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
 Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.
Phúng điếu
Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn,
văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu.
Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay
có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.
Thổi kèn giải
Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn,
sáo, đánh đàn, trống. (gọi là nhạc hiếu). Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn
ca tài tử cải lương, hoặc mời cả ban nhạc người chuyển giới đến hát.
Di quan
Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi
khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

Chôn cất
Viếng mộ đắp mộ
Sau khi người chết được 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả
Tuần chung thất hay còn gọi là tứ cửu tức (49 ngày)
Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu
tuần, gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho
người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.
Tuần Tốt khốc (100 ngày
Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy

cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên ban thờ tổ tiên.
Giỗ đầu (Tiểu tường)
Sau 1 năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã
khuất.
Mãn tang (Đại tường)
Sau khi người chết được 3 năm (địa phương khác là 2 năm), gia chủ làm lễ hết tang.
Ngày nay
Hiện nay, tang lễ được làm giản tiện hơn. Các trình tự lễ tang ngày nay là lễ khâm liệm, lễ
nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ.


Phong tục thờ cúng tổ tiên (Việt Nam)
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ người thân đã chết ở nhà và cúng bái
hàng ngày hoặc trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của
mình thường có thờ cúng cả tổ tiên.[1] Trong nhóm Kitô giáo thì người Công giáo Việt Nam vẫn có
lập nơi tưởng nhớ tổ tiên (tạm gọi là bàn thờ) với những nghi thức theo truyền thống dân tộc,
nhưng họ không xem đó là hình thức tôn thờ mà là tôn kính; trái lại, nhiều người Tin Lành không
làm như vậy mà họ chỉ treo di ảnh tưởng nhớ.
Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải là một tôn giáo mà
là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. [2] Đây là một tín ngưỡng rất
quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam, [3] và là một trong các thành tố tạo nên
bản sắc văn hóa Việt Nam.[4] Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết[5]:
Quan niệm
Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn
hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu. [6] Người Việt cho rằng chết
chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần
gũi, giúp đỡ con cháu, dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp
may mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi,
[4]

do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người còn sống trong gia
đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định
việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không.
[7]
Họ cũng tin rằng dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy,
cho nên dẫn đến tục thờ cúng, [8] với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự quan hệ
liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế giới này gặp gỡ. [9]
Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh
thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở
cho quan hệ gia đình

Bà Chúa Xứ núi Sam
1.
Đôi nét về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc tự bản thân nó là một lễ hội hoàn chỉnh với phần
lễ (thể hiện tính chất lễ nghi, tôn nghiêm sùng bái đối tượng chính là Bà Chúa Xứ) và phần hội
(phần văn nghệ quần chúng, vui chơi, giải trí của cộng đồng). Tuy nhiên, tùy theo tính chất của lễ
hội mà có lễ hội nặng về phần lễ hoặc có lễ hội nặng về phần hội. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Châu Đốc là sự kết hợp của văn hóa nông nghiệp và triết lý âm dương của người Việt. Cốt tượng
Bà là một người đàn ông mập, lùn, tay chống nẹ ở tư thế ăn quá no .Không ai thấy khuôn mặt thật
của bà trừ những người đầu tiên được cử ra trang điểm cho bà và những người chứng kiến cảnh
khiêng tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống vị trí điện thờ ngày nay, và không ai trong số họ mô tả lại
khuôn mặt thật của tượng bà.


có thể khái quái nghi thức lễ hội vía Bà theo trình tự như sau:
1.1.
Lễ tắm tượng Bà
1.2.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

1.3.
Lễ túc yết
1.4.
Lễ xây chầu
1.5.
Lễ chánh tế
2.
Tính nguyên hợp của lễ hội vía Bà
Thờ Mẫu, một tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Cốt tượng bà Chúa Xứ về nguyên bản
mà nói đó là cốt tượng một người đàn ông. Do tư tưởng sùng bái Thánh Mẫu của người Việt đã
biến pho tượng nam tính thành pho tượng nữ thần, do trong tâm thức của người Việt, thờ Mẫu,
thờ nữ thần là một tín ngưỡng rất gần gũi với họ. Cũng như vậy, người Việt, người Hoa, người
Chăm và người Khmer đến với Bà Chúa Xứ cũng mong được Bà che chở, phù hộ bằng tất cả tâm
tư, tình cảm và nguyện vọng
3.
Tính diễn xướng dân gian của lễ hội vía Bà
Tính diễn xướng trong lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc được thể hầu như qua
các giai đoạn của một lễ hội theo trình tự từ những lễ nghi, nghi thức cúng Bà như lễ tắm bà, lễ
thỉnh sắc phong Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà, lễ túc yết, lễ xây chầu, lễ chánh tế. Trong đó, lễ xây
chầu thể hiện phần hội nhiều nhất, mua vui cho Bà cũng như những người tham gia, do đó mà có
tính diễn xướng nhiều nhất.
4.
Tính thẩm mỹ của lễ hội vía Bà
Tính thẩm mỹ của tín ngưỡng thờ bà chúa xứ từ lễ hội dân gian thể hiện trên nhiều
phương diện, từ những vật phẩm dâng cúng Bà được bàn tay con người tạo hình nắn nót cho
đến những màn biểu diễn hát bội mang đầy tính nghệ thuật được chuẩn bị một cách công phu.
Tính thẩm mỹ ở lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc còn thể hiện ở sự hài hòa trong hình
khối, màu sắc, hài hòa với môi trường và thỏa mãn được nhu cầu của nhân dân với tư cách là
người sáng ta và hưởng thụ nó. Mọi người tham gia lễ hội về, ai cũng thấy thoả mãn, đẹp lòng.
5.

Tính cộng đồng của lễ hội vía Bà
Chúng tôi cho rằng, tính cộng đồng của lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là rất
cao, vì nó có ảnh hưởng tới số đông cư dân Việt, Hoa, Chăm và Khmer cùng chung sống, cộng
cư, cộng lợi trên vùng đất Nam Bộ, tính cộng đồng của cư dân làm nông nghiệp..

THÁNH MẪU LIỄU HẠNH
THÁNH MẪU LIỄU HẠNH LÀ SỰ TIÊU BIỂU CHO VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA
NGƯỜI DÂN VIỆT
Hình tượng và câu chuyện về Ngài chính là sự tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, một
nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Việc thờ phượng các nữ thần này không ngoài mục đích
bày tỏ lòng biết ơn các thần linh, cầu mong thần bảo vệ, chở che, ban phúc…đó chính là tinh thần
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam
SỰ THỂ HIỆN TINH THẦN TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT.
Mẫu là hình tượng một người con, một người vợ, là người phụ nữ tròn bổn phận với gia đình,
không chỉ lúc còn tại tiền mà cả sau khi chết, tiêu biểu tinh thần Nho giáo.
Mẫu lại có pháp thuật và sức mạnh, lại là một thi nhân tao nhã, giỏi văn chương, thích thiên nhiên,

những
nét
đặc
trưng
của
Lão
giáo.


Trên bước vân du, Mẫu lại tìm đến cảnh chùa để qui y tu niệm tức tượng trưng cho Phật giáo.
Nhưng rồi Ngài lại không buộc chặt mình vào một tôn giáo nào, để nói lên sự dung hợp hài hòa
ba
nền

tôn
giáo
vươn
lên
tầm
vóc
Đại
Đạo.
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là tượng trưng cho sự tổng hợp của Nho Thích Lão trên căn bản Tam giáo
đồng nguyên nhưng vượt ra ngoài chiếc vỏ tôn giáo để trở nên “Bất Tử”.

Giỗ tổ nghề Kim hoàn
Thời gian: Giỗ tổ nghề Kim hoàn được tổ chức trong 3 ngày 6, 7, 08 Tháng 2 âm lịch hàng năm.
Địa điểm: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giỗ tổ nghề kim hoàn là lễ hội vô cùng độc đáo để tưởng nhớ tổ tiên của Kim Hoàn. Lễ hội được
tổ chức rất quy mô, quy tụ hàng ngàn người trong ngành công nghiệp kim hoàn, không chỉ ở
thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh phía Nam cũng về danh dự, thờ tổ sư khai sáng ngành công
nghiệp đồ trang sức.
Giỗ tổ nghề Kim hoàn là hai nghi lễ: hai ngày đầu tiên tổ chức quốc tế và người tiền nhiệm hiền
quốc tế, hậu hiền trong những ngày cuối cùng. Du khách đi du lịch Sài Gòn vào dịp lễ hội sẽ
được thưởng thức một chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và nghệ sĩ biểu diễn thợ
kim hoàn. Trong thời gian lễ hội, các thợ kim hoàn trong thành phố. Hồ Chí Minh và các nơi xung
quanh dâng hương lễ tổ chức miền Nam, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong việc thúc
đẩy sự nghiệp của tổ phụ. Những người lao động không tham dự, họ có thể tổ chức tổ ấm cúng
tại nhà nhưng phải chọn một ngày sau những ngày nghỉ ấm cúng tổ tại Hội trường Châu hội Lê.

LỄ HỘI GIỖ TỔ GIỚI HÁT BỘI VÀ CẢI LƯƠNG Ở NAM BỘ
Hàng năm, cứ đến ngày Mười một tháng Tám Am lịch, tại số 133 đường Cô Bắc, quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh, đều diễn ra lễ hội giỗ Tổ của giới hát bội và cải lương. Đây là trụ sở của Hội
Ái hữu Nghệ sĩ (nay gọi là Ban Ái hữu Nghệ sĩ) hình thành từ năm 1950 và nay gọi là Nhà truyền

thống sân khấu, nơi tiến hành lễ giỗ Tổ chung của giới nghệ sĩ, để ngày hôm sau 12 tháng Tám
Âm lịch, các đoàn cải lương và hát bội cùng những "lò" dạy ca cổ sẽ tiến hành lễ giỗ Tổ ngay tại
đoàn hát.
Trong chương trình lễ giỗ Tổ diễn ra tại Ban Ái hữu Nghệ sĩ, khởi đầu buổi lễ, ông nhạc
trưởng của ban nhạc lễ cổ truyền ban (đánh) ba hồi trống thỉnh Tổ. Tiếp theo là vị hội trưởng cùng
nghệ sĩ cao niên nhất bước vào trước khánh thờ Tổ sư bằng gỗ chạm trổ tinh xảo có niên đại vào
thời Khải Định (1916 - 1925) làm lễ niệm hương. Sau đó là phần biểu diễn lớp đại bội truyền
thống, gồm cố múa Nhật Nguyệt, múa Tứ Thiên Vương, hoặc dâng lễ Ngũ hành có ông Cái và
bốn đào Con, do các nghệ sĩ hát bội trình diễn, nhằm ca ngợi đất nước thái bình, mưa thuận gió
hòa, vạn vật sinh sinh hóa hóa... Dứt phần biểu diễn, lần lượt từng nhóm, từng người trong giới
hát bội, cải lương tiến vào trước khánh thờ Tổ sư dâng hương lạy tổ, bày tỏ lòng tôn kính và biết
ơn các tiền nhân đã khai rạng cơ đồ nghệ thuật để hôm nay con cháu tiếp nối làm đẹp thêm cho
cuộc đời. Tế lễ xong là đến tục lễ hát hầu Tổ đồng thời phục vụ cho đồng nghiệp cùng quan khách
đang vui vẻ nhập tiệc thụ lộc tổ. Sau lễ là phần hội thụ lộc Tổ và ca hát vui chơi.


Trong ngày Mười hai tháng Tám, tại các "lò" dạy cổ nhạc khắp ngang cùng ngõ hẻm ở Nam
Bộ cũng tổ chức lễ cúng Tổ song đơn giản hơn nhưng không kém phần ấm cúng, đầy nghĩa tình.
Lễ giỗ Tổ giới hát bội và cải lương nói lên tình đoàn kết của các nghệ sĩ, nhạc công cùng
nghề, đồng thời bày tỏ tinh thần uống nước nhớ nguồn thật cao quí. Lễ hội tuy đơn giản như các
lễ hội dân gian khác nhưng cũng tạo nên sắc thái riêng trong sinh hoạt lễ hội ở các tỉnh Nam Bộ.



×