Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà ai cập lai tại công ty thiên thuận tường – quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.42 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGÔ QUANG TRƯỜNG
Tên đ ề
tài:

THỰC HIỆN QUY TRÌNH
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GÀ AI CẬP LAI

TẠI CÔNG TY THIÊN THUẬN TƯỜNG - QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính qui Chuyên

ngành:Chăn nuôi thú y Khoa:
Chăn nuôi Thú y Khóa học:
2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGÔ QUANG TRƯỜNG


Tên đ ề
tài:

THỰC HIỆN QUY TRÌNH
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GÀ AI CẬP LAI
TẠI CÔNG TY THIÊN THUẬN TƯỜNG - QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
ngành:

Chính qui Chuyên
Chăn nuôi thú y Lớp:

CNTYN01 – K45
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên - năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, Công ty Thiên Thuận
Tường cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
Công ty Thiên Thuận Tường và cô Nguyễn Thị Thúy Mỵ. Sự động viên và
tạo điều kiện tốt nhất của Công ty và cô Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã giúp em
hoàn thành bản khóa luận được tốt. Một lần nữa em kính chúc thầy cô giáo
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2017
Sinh viên

Ngô Quang Trường


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vaccine của công ty .................................... 30
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác phòng vaccine cho gà tại cơ sở........... 31
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng .........................
33
Bảng 4.4. Diễn biến của đàn gà qua theo dõi.................................................. 34

Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi........................................ 35
Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ theo tuần và năng suất trứng trên mái đầu kỳ ..................
36
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập lai ..................................................... 37
Hình 4.2. Đồ thị năng suất trứng trên mái đầu kỳ của gà Ai Cập lai.............. 38


iv

DANH MUC TỪ VIÊT TĂT

Từ, cụm từ viết tắt
Cs

Ý nghĩa
Cộng sự G

Gam
FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

TP


Thành phố


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MUC TỪ VIÊT TĂT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề....................................................................................................
1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................
2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ......................................................................
3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của công ty ...............................................................
3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 3
2.1.3. Tình hình sản xuất của Công ty .............................................................. 3
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 4
2.2.1. Vài nét về gà Ai Cập lai .......................................................................... 4
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản ....................
7
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................
22
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.... 26

3.1. Đối tượng ................................................................................................. 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................
26
3.3. Nội dung thực hiện ...................................................................................
26


vi

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện....................................................
26
3.4.1. Các chỉ têu đánh giá sức sản xuất của gà sinh sản............................... 26
3.4.2. Phương pháp theo dõi ...........................................................................
27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27


vi
i

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 29
4.1. Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc ............................................................. 29
4.1.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh ................................................................ 29
4.1.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc....................................................................... 32
4.1.3. Kết quả theo dõi về khả năng sản xuất của gà Ai Cập lai..................... 34
4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên một đàn gà sinh sản......
38
4.3. Tham gia các hoạt động khác................................................................... 40
Phần5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm gần một thập kỷ qua đã được cả thế giới
quan tâm và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi
gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein
động vật cho con người.Gia cầm chiếm từ 20 -25% trong tổng sản phẩm
thịt,ở các nước phát triển, thịt gà chiếm từ 30% hoặc hơn nữa. Theo số
lượng thống kê của FAO (2014) thì năm 2012 toàn thế giới đã sản xuất ra
21.867,323 triệu con gà tương đương với 92.811,674

nghìn tấn thịt gà,

1.698,767 triệu thủy sản,
66.372,549 nghìn tấn trứng.
Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Với 4 phương thức chủ yếu là: Chăn nuôi nhỏ nông hộ; Chăn nuôi vịt
thả đồng; Chăn nuôi bán công nghiệp; Chăn nuôi công nghiệp. Năm 2012 đã
sản xuất ra 2.042 ngàn tấn thịt, 8.763,9 triệu quả trứng, trong đó có
5.549 triệu quả trứng gà và 3.294,9 triệu quả trứng vịt.
Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà hướng trứng, năm 1997 Bộ
Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
thuộc Viện Chăn nuôi đã nhập, nuôi thích nghi, nghiên cứu, chọn lọc giống gà
Ai Cập và cho lai tạo ra giống gà Ai Cập lai.Trong đó có gà Ai Cập lai, gà

được lai tạo từ công thức lai: bố là gà trống Leghorn và mẹ là gà mái Ai Cập.
Gà có ngoại hình trung gian giữa gà Leghorn và Ai Cập, ngoại hình của gà
hướng trứng điển hình. Màu lông giống Leghorn nhiều hơn (cơ bản là màu
trắng nhưng trắng đục, không trắng tnh như Leghorn), ở vùng lưng và cánh
có một số đốm đen nhỏ, chân chì giống mẹ, da trắng, mào đơn và đỏ nhạt
hơn mào của Leghorn,hiện nay đang được nuôi phổ biến ở nước ta.Trứng
của gà Ai Cập lai


nhỏ nhưng lòng đỏ to,thơm ngon. Thịt gà cũng được đánh giá cao bởi thịt
săn
chắc,thơm ngon.
Các chương trình chăn nuôi khép kín và hệ thống mạng lưới chăn nuôi
gia công do các công ty nước ngoài triển khai đang phát triển hầu khắp cả
nước. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tếp đến năng suất và
chất lượng các sản phẩm của gia cầm.Vì vậy, việc thực hiện đúng qui trình
chuẩn trong chăn nuôi là hết sức quan trọng. Ngoài ra khi trực tiếp thực hiện
qui trình chăn nuôi,kỹ năng và thái độ nghề của sinh viên được bổ sung và
hoàn thiện. Từ những lý do đó,được sự hướng dẫn của cô TS. Nguyễn Thị
Thúy Mỵ, cùng sự tếp nhận của Công ty Thiên Thuận Tường, em đã tến hành
chuyênđề:“ Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Ai Cập lai tại công
ty Thiên Thuận Tường – Quảng Ninh”
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
 Biết và thực hiện được đúng qui trình chăm sóc nuôi dưỡng gà sinh
sản tại Công ty Thiên Thuận Tường – Quảng Ninh.
 Đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của gà ở từng giai đoạn
khác nhau.
 Biết đánh giá hiệu quả kinh tế của một giống thông qua các
chỉtiêu kỹ thuật.
 Bản thân sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1.Điều kiện tự nhiên của công ty
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh
thuộc Tổ 2 - Khu 1- phường Cửa Ông - Tp Cẩm Phả. Phường Cưa Ông có địa
hình khá phức tạp, phía Bắc là những dải núi cao. Độ cao trung bình 600m,
thuộc cánh cung bình phong Đông Triều – Móng Cái.
Phía đông giáp sông Mông Dương – Huyên Vân Đôn
Phía Tây giáp phường Cẩm Phú, xã Dương Huy
Phía Nam giáp biên
Phía Bắc giáp Phương Mông Dương
2.1.1.2.Đặc điểm khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 22.7 0

24,1 C; Lượng mưa trung bình 1.297=1910.5

mm

; Độ ẩm trung bình 81,3%; Số

giờ nắng trong năm từ 1530-1776 giờ.
Gió chủ đạo là gió Đông Nam và Đông Bắc. Hàng năm có gió bão,
mưa to, gió mạnh.
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Công ty có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công
nghiệp khai thác chế biến than, chăn nuôi quy mô tập trung, trồng trọt,

chế biến thực phẩm.
2.1.3.Tình hình sản xuất của Công ty
Hiện nay có các ngành nghề sản xuất như:
Trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản giống gốc GGP, GP và thương
phẩm được nhập khẩu và lai tạo từ Công ty Genetcs Limited (JSR) – Anh
Quốc. Liên doanh cùng đối tác JSR thành lập hệ thống trại chăn nuôi heo nái


và đực giống gốc theo hình thức nhượng quyền thương mại (Franchise)
đầu tên tại Việt Nam.
- Trang trại chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng với quy mô lớn có áp dụng
những công nghệ, thiết bị chăn nuôi và quản lý tiên tiến nhất.
- Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phục vụ hệ thống trang trại của
Công ty và trang trại chăn nuôi vệ tinh – liên kết.
- Nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp, phân bón hữu cơ, phân
bón sinh học phục vụ chương trình cải tạo đất nghèo dinh dưỡng vùng Đông
Bắc phục vụ nhu cầu trồng trọt tại địa phương.
- Hệ thống trang trại trồng rau, củ an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm phục vụ thị trường khu vực
và hệ thống siêu thị thực phẩm trên cả nước.
- Hợp tác với cơ quan nhà nước xây dựng và thực hiện những dự
án phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm theo hướng bảo tồn nguồn vốn
gen và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học – sạch bệnh.
2.2.Tổng quan tài liệu
2.2.1 . Vài nét về gà Ai Cậplai
Gà Ai Cập lai được tạo ra từ công thức lai giữa gà Ai Cập và gà
Leghorn.
 Gà Ai Cập
Gà Ai Cập nhập về nước ta năm 2003 và được nuôi thử nghiệm tại
Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi có kết quả tốt.

Màu lông đen đốm trắng, mào đơn đứng, đỏ tươi, da trắng, nhanh
nhẹn, thiết diện hình nêm, chân cao màu chì, có hai hàng vảy, xung quanh
mắt có màu lông sẫm hơn nên nhiều bà con nông dân gọi là mắt hoa hậu để
dễ nhận.
Gà có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, khối lượng cơ thể lúc 9 tuần
tuổi đạt 960g, gà mái lúc 20 tuần tuổi đạt 1,45 g. Tiêu tốn 2,2 kg thức ăn/10
quả trứng. Tuổi gà bắt đầu đẻ khoảng 19 tuần, năng suất trứng có thể đạt


184


quả/mái/năm (nuôi nhốt hoàn toàn) và 178 quả/mái/ năm (nuôi bán chăn
thả). Trứng có vỏ dày (0,38 mm) thích hợp cho vận chuyển xa và trong ấp nở;
tỷ lệ lòng đỏ cao (31,09%); trứng có màu trắng, chất lượng thơm ngon được
người têu dùng ưa chuộng.
 Gà Leghorn
Gà Leghorn có nguồn gốc ở Italia. Khoảng những năm 1830, giống gà
này được đưa sang Mỹ nuôi, sau khi được chọn lọc, nâng cao, ổn định khả
năng sản xuất, giống gà Leghorn được xuất trở lại châu Âu, đến nước Anh
năm 1869. Ở các nước khác nhau, người ta đã chọn tạo gà Leghorn thành
các dòng có màu lông và ngoại hình khác nhau theo sở thích, ví dụ, người
Anh tạo ra gà Leghorn có ngoài hình to hơn, mào, tích to hơn, lông đuôi sếp
xít nhau, còn người Mỹ thì tạo ra gà Leghorn với những đặc điểm đối lập với
người Anh; tuy nhiên giống gà này luôn cho năng suất trứng cao, khoảng 250
trứng hoặc cao hơn cho 1 năm đẻ.
Gà Leghorn có mào đơncong tròn, lá tai trắng, đôi khi có những chấm
vàng. Mống mắt màu đỏ hoặc da cam. Mỏ chắc màu vàng. Cổ dài trung bình
có nhiều lông dài. Mình thon, ngực hơi dô về phía trước. Chân cao trung
bình, có đầu gối rõ rệt, bàn chân mảnh màu vàng. Lông áp sát vào thân

màu trắng về sau hơi ngả vàng, đuôi có góc rộng và nhiều lông. Ở gà mái
mào đứng hoặc ngả sang một bên nhưng không che mắt. Bụng phẳng và
mềm. Đuôi thay đổi tuỳ ý: lúc thẳng, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải.
Vỏ trứng màu trắng, lông tơ gà con màu vàng.
Ở tuổi trưởng thành, gà trống có thể tới nặng 3,4 kg, gà mái là 2,5kg.
Năng suất trứng 180 -250 quả/năm, khối lượng trứng 55 60g.
Các nhà chọn giống trên thế giới đã không ngừng nâng cao sức sản
xuất của gà Leghorn. Có thể nói bất kỳ dòng gà hướng trứng nào trên thế giới
ngày


nay đều có máu của gà Leghorn, hơn nữa người ta còn sử dụng để lai tạo
các
dòng gà theo hướng khác
nhau.
 Gà Ai Cập lai Leghorn
Gà F1 (Leghorn x Ai Cập) có ngoại hình trung gian giữa Leghorn và Ai
Cập, có ngoại hình của loại hình gà hướng trứng điển hình. Màu lông giống
Leghorn nhiều hơn (cơ bản là màu trắng nhưng trắng đục, không trắng
tinh như Leghorn), ở vùng lưng và cánh có một số đốm đen nhỏ, chân chì
giống mẹ, da trắng, mào đơn và đỏ nhạt hơn mào của Leghorn. Đặc
biệt, gà lai F1 (Leghorn × Ai Cập) tỏ ra hiền lành nên dễ quản lý chăm sóc
hơn gà Ai Cập.
Gà có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn gà Ai Cập không đáng kể
nhưng có tốc độ đẻ, tỉ lệ đẻ nhanh hơn. Năng suất trứng của gà lai F1
(Leghorn
× Ai Cập) cao hơn gà Ai Cập. Trứng gà F1 (Leghorn x Ai Cập) rất hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, các chỉ tiêu chất lượng trứng đều tốt, không thua kém
so với trứng gà Ai Cập. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng tương đối thấp.
Tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn sinh sản khá cao, 21-48 tuần tuổi là

95,0%. Khối lượng gà mái F1 (Leghorn × Ai Cập) khi đẻ 5%; 50%;
70% và
đỉnh cao lần lượt là 1425g; 1527,50g; 1625g; 1722,5g. Gà lai F1 (Leghorn ×
Ai Cập) luôn có khối lượng cơ thể cao hơn gà Ai Cập ở các thời điểm tương
ứng, gà F1 (Leghorn × Ai Cập) có tỷ lệ đẻ tăng nhanh hơn và trong suốt thời
gian theo dõi, luôn cao hơn so với gà Ai Cập. Gà F1 (Leghorn × Ai Cập) có tỷ lệ
đẻ đạt đỉnh cao 83,05% vào tuần tuổi 37, trong khi đỉnh cao tỷ lệ đẻ của gà
Ai Cập chỉ là 74,89%, vào tuần tuổi 39.
TheoBùi Hữu Đoàn, 2010 [6] về năng suất trứng đến 48 tuần tuổi, mỗi


gà mái F1 (Leghorn × Ai Cập) đẻ được 132,5 quả.


2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của gia cầm sinh sản
Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ
bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm.
Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là
hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng
như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết
định đến sự nhân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó,
nó quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm.
Con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức
năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con
người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan
trọng trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác
giống nói chung và công tác giống gia cầm nói riêng.Ở các loại gia cầm khác
nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
2.2.2.1.Các chỉ têu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
* Tuổi thành thục về tính dục

Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà đẻ bói đối với từng
cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5 %, đối với đàn quần thể. Tuy nhiên xác định tuổi
đẻ của gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi
thành thục về tnh dục chịu ảnh hưởng bởi giống và môi trường. Các giống
khác nhau thì tuổi thành thục về tnh dục cũng khác nhau.
* Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả
trứng đầu tên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời
điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương
Phượng Hoa


trong khoảng 157-160 ngày (Trần Công Xuân và cs, 2004) [21], của gà Sasso
SA31L là 150 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2004) [17], của gà Isa color là 154
ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2004) [16], gà Kabir giao động từ 179-187 ngày
(Lê Thị Nga, 2004) [12], gà lai TP1 (trống LV3 x mái SA31) là 172 ngày
(Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [15] Theo Brandsch H. và cs (1978) [1] tuổi đẻ
quả trứng đầu tên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau.
* Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ têu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia
cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ
đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại.
Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó
tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối
kỳ sinh sản.Theo Khavecman, 1972 [7]năng suất trứng trên năm của một
quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng đạt
cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ.
*Cường độ đẻ trứng

-Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong
thời gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự
đẻ có liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc
cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân
tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng
thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố
di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau.
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tnh từ khi đẻ quả trứng đầu
tên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai
bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và
thay lông lần thứ hai. Cứ như thế có thể xác định tếp tục các chu kỳ tiếp
theo. Chu kỳ


đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng
khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính
thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ
trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc
vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng.
* Khối lượng trứng
Là chỉ têu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đàn
hay một giống gia cầm. Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao. Do đó người
ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú
ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ
thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối
lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng
và sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con
giống.
Theo Trần Thanh Vân và cs, 2015 [20] trong cùng một độ tuổi thì khối
lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá

trị năng lượng giảm dần. Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi
nở thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng
của các loại giống khác nhau thì khác nhau.
Khối lượng trứng gia cầm là tính trạng do nhiều gen quy định, nhưng
hiện còn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Khối lượng
trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu, sau đó chậm lại và ổn
định khi tuổi gia cầm càng cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng
trứng gà. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ thường nhỏ hơn trứng gia cầm
trưởng thành 20-30 %. Khối lượng gia cầm mới nở thường bằng 62-78 %
khối lượng trứng khi ấp.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối lượng trứng của gà rất rõ.
Trong khẩu phần ăn của gà mái đẻ thiếu lysine hoặc methionine hoặc thiếu


cả


2 loại acid amin trên thì khối lượng trứng sẽ nhỏ hơn. Thiếu lysine ảnh
hưởng đến tỷ lệ lòng đỏ, thiếu methionin ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng
đỏ. Thiếu vitamin B ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh
hưởng đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998) [4].
Hệ số di truyền về khối lượng trứng của gà là 0,4 - 0,8 (Brandsch H.
and B.llchel H. 1978) [1]; 0,3 - 0,8 (Trần Long, 1994) [9]; 0,6 - 0,74 (Nguyễn
Văn Thiện, 1995) [19].
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [5] khối lượng trứng có tương
quan âm (-) với sản lượng trứng (-0,33 đến - 0,36), nhưng giữa khối lượng
trứng và khối lượng cơ thể có tương quan dương (+): 0,31.
2.2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của gia
cầm
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về

tính
Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về
tnh dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967) [24] trên gà Legohrn được ấp nở
quanh năm cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có
tuổi thành thục về tnh là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4
đến tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi
thành thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trưởng giai đoạn hậu bị của
chúng diễn ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó
ánh sáng lại tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và
rút ngắn tuổi thành thục về tính dục.
Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi
trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc
đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng
cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng
cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có
khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được chăm sóc,


nuôi dưỡng tốt,


điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi
thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng
minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục
muộn.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần
về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do
khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.

- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản
lượng trứng trong chu kỳ đẻ đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về
tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh
tế vì không thu được trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên
quan đến sản lượng trứng, gà đẻ năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng
10-20 %.
- Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp
Bản năng đòi ấp là một đặc tnh bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi
giống. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các
dòng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau,
Các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi
ấp hầu như không còn. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi
ấp vẫn còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ đòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà
sản lượng trứng thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99
quả/mái (Hồ Xuân Tùng, 2009) [18], trong khi đó ở gà Lương Phượng là
168,73 quả/mái (Trần Công Xuân và cs, 2004) [21].
- Ảnh hưởng của sự thay lông
Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang


dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản


×