Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 74 trang )

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
CHƯƠNG I..............................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VĂN HÓA..................................................................................................6
1.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tư vấn
xây dựng công trình văn hóa......................................................................................6
1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty.............................................................................7
1.3 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................9
CHƯƠNG II...........................................................................................................11
THỰC TRẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA.............................................................11
2.1.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công ty........................................11

2.2. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn.........................11
2.3. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn...........................................18
2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty....................................27
2.5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty.............29
2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời...................................43
2.7. Tổng kết tình hình tài chính của công ty.......................................................55
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 59
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP................................................................................59
3.1. Nhận xét.........................................................................................................59
3.2. Giải pháp........................................................................................................61
3.3. Kiến nghị........................................................................................................67


KẾT LUẬN............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................71


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty..........................................................8
Bảng 2.1. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.........................................12
Bảng 2.2. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản...................................19
Bảng 2.3. Tỷ suất đầu tư......................................................................................21
Bảng 2.4. Tỷ suất nợ............................................................................................23
Bảng 2.5. Tỷ suất tự tài trợ..................................................................................25
Bảng 2.7. Biến động của kết quả kinh doanh các năm....................................27
Bảng 2.8. Các khoản phải thu trên tổng tài sản ngắn hạn..............................30
Bảng 2.9. Vòng quay của khoản phải thu..........................................................31
Bảng 2.10. Tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả......................................33
Bảng 2.11. Hệ số thanh toán hiện hành..............................................................35
Bảng 2.12. Hệ số thanh toán nhanh...................................................................37
Bảng 2.13. Hệ số thanh toán bằng tiền...............................................................39
Bảng 2.1.4. Hệ số thanh toán lãi vay....................................................................41
Đồ thị 2.11. Hệ số thanh toán lãi vay....................................................................41
Bảng 2.15. Hệ số Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu................................................42
Bảng 2.16. Số vòng quay tài sản...........................................................................44
Bảng 2.17. Số vòng quay tài sản cố định...........................................................46
Bảng 2.19. Tỷ lệ lãi gộp.........................................................................................48
Bảng 2.20. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu........................................................50
Bảng 2.21. Tỷ suất sinh lời trên tài sản..............................................................52

Bảng 2.22. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu...............................................54
Bảng 2.23. Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính các năm qua.............................56


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản...................................19
Đồ thị 2.2: Tỷ suất đầu tư...................................................................................21
Đồ thị 2.3: Tỷ suất nợ..........................................................................................24
Đồ thị 2.4. Tỷ suất tự tài trợ...............................................................................26
Đồ thị 2.5: Các khoản phải thu trên tổng tài sản ngắn hạn............................30
Đồ thị 2.6: Số vòng quay của khoản phải thu...................................................32
Đồ thị 2.7: Tổng khoản phải thu trên tổng tài sản...........................................33
Đồ thị 2.8. Hệ số thanh toán hiện hành..............................................................35
Đồ thị 2.9. Hệ số thanh toán nhanh....................................................................37
Đồ thị 2.10. Hệ số thanh toán bằng tiền.............................................................39
Đồ thị 2.11. Hệ số thanh toán lãi vay....................................................................41
Đồ thị 2.12. Hệ số Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu..............................................43
Đồ thị 2.13: Số vòng quay tài sản.......................................................................44
Đồ thị 2.14. Số vòng quay tài sản cố định..........................................................46
Đồ thị 2.15. Tỷ lệ lãi gộp........................................................................................48
Đồ thị 2.16. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu........................................................50
Đồ thị 2.17. Tỷ suất sinh lời trên tài sản............................................................52
Đồ thị 2.18. Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu............................................54


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội


Khoa TCNH-QTKD

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho nền
kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát
triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm qua là
điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có
biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát
trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự
án, thi công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công
kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt
so với các ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật
Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự
chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán
lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn
trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông
tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán,
hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế.
Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng
của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp
cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà
hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng
là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài

chính. Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời
nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “ Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Văn hóa” tôi muốn
đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp
nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công
trình Văn hóa.
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình
Văn Hóa .
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng
Công trình Văn Hóa.
Chương 3: Nhận xét và giải pháp.
Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tính lý
thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Công
trình Văn Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại
Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Tài chính ngân hàng – Quản
trị kinh doanh trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!



Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
1.1 Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ
phần tư vấn xây dựng công trình văn hóa.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Tên cũ

: Công ty cổ phần Tư vấn – Xây dựng Văn hoá Việt Nam

- Tên giao dịch:
Cultural Projects Construction Consultancy Joint Stock Company
- Tên viết tắt

:

CUPRO,J.S.C

- Trụ sở chính : Số 15 ngách 39/1 phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội
• Điện thoại

:

043.5577331;


• Mã số thuế

:

010222461

• Tài khoản số

:

0131.100.041.003

• Tại
Quân.

:

Fax: 043.5577331

NHTMCP Quân đội – Phòng giao dịch Lạc Long

1.1.2. Hình thức sở hữu.
Hình thức sở hữu vốn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình văn
hóa là Công ty cổ phần.
1.1.3. Một số số liệu cơ bản về vốn và số lượng lao động của Công ty.
- Vốn điều lệ : : 6.800.000.000 đ
(Bằng chữ: Sáu tỷ, tám trăm triệu đồng)
- Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ Đại học được đào tạo
chuyên sâu về nghiệp vụ Kinh tế - Xây dựng, có kinh nghiệm thực tiễn, có hiểu



Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

biết nhiều về lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội, năng động và nhiệt tình với
công việc cùng với khả năng làm việc theo nhóm và độc lập.
1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: KS. Lê Anh Tuấn
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc

:

KS. Phan Ngọc Thảo

+ Phó giám đốc

:

KS. Thái Duy Biên

+ Cố vấn Kỹ thuật

:

KTS. Nguyễn Huy Dung

- Phòng ban chức năng:

+ Phòng thi công xây dựng : Trưởng phòng -KS. Nguyễn Mạnh Hà
+ Phòng thiết kế

: Trưởng phòng - KTS. Vũ Quốc Tuân

+ Phòng khảo sát

: Trưởng phòng - KS. Trần Văn Hoàn

+ Phòng Tài chính - Kế toán : Kế toán trưởng Phan Thu Hằng
+ Phòng Hành chính nhân sự: Phan Thu Huyền


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Bảng 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN
SỰ


PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN

PHÒNG KHẢO
SÁT

PHÒNG THIẾT
KẾ

PHÒNG THI
CÔNG XÂY
DỰNG

1.2.2. Nhiệm vụ và cách thức tổ chức quản lý các bộ phận trong Công ty.
Bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng với
hệ thống trực tuyến bao gồm : Ban Giám đốc công ty, các đội trưởng phụ trách
đội thi công.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm : Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Ban giám đốc, phòng thi công xây dựng, phòng thiết kế, phòng
khảo sát, phòng tài chính - kế toán, phòng hành chính - nhân sự.
Ban Giám đốc gồm :
- Giám đốc
- Phó giám đốc


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD


- Cố vấn kỹ thuật
Còn các phòng ban chức năng thì được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản
xuất và kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các ban giám đốc, đảm bảo
cho mọi hoạt động được diễn ra liên tục, đúng kế hoạch.
Phòng hành chính - nhân sự .
Có chức năng giúo giám đốc Công ty tiếp khách đến liên hệ, chịu trách
nhiệm công tác văn thư, sử dụng và bảo quản con dấu, tiếp nhận và chuyển giao
công văn đi và đến, tổ chức hội họp.
Phòng tài chính - kế toán.
Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính của Công ty.
Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị phụ thuộc, tổ chức thực
hiện chế độ hạch toán kế toán theo trình tự luật pháp.
Phòng thi công xây dựng .
Có nhiệm vụ tổ chức kế hoạch xây dựng, thi công các công trình : mua
sắm máy moác, phương tiện phục vụ sản xuất, xây lắp, kinh doanh, điềi động
phương tiện sản xuất.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu.

Các dịch vụ tư vấn , kinh doanh đã và đang thực hiện theo đăng ký kinh
doanh :
Tư vấn; thiết kế kiến trúc công trình, kết cấu công trình dân dụng, công
nghiệp; Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc nội, ngoại thất đối với công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
-

Tư vấn, giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình;

Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình (trong phạm vi chứng chỉ hành

nghề cho phép);
Xây dựng các công trình văn hoá, dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao
thông vận tải và phát triển hạ tầng, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kV;
-

Tu bổ và phục hồi các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Trang trí nội ngoại thất các công trình bảo tàng, nhà truyền thống, nhà văn
hoá và các công trình khác; Trang trí chiếu sáng, đèn quảng cáo và vườn hoa,
cây xanh tạo kiến trúc cảnh quan công trình; Thiết kế các mẫu quảng cáo và thi
công các hạng mục quảng cáo;
Kinh doanh, trưng bày triển lãm các sản phẩm văn hoá trong lĩnh vực bảo
tàng trang trí mỹ thuật;
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, các sản phẩm vật tư, thiết bị chuyên
ngành mỹ thuật, hàng thủ công mỹ nghệ, văn hoá phẩm và hàng hoá tiêu dùng
khác;
Sản xuất, mua bán trang thiết bị dùng cho văn phòng và trường học chủ
yếu là hệ thống bảng viết cao cấp, đồ nội ngoại thất, hệ thống thông tin thư viện;
Mua bán, lắp ráp máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị kiểm định, sản
phẩm điện, điện tử, thiết bị viễn thông, tin học;
Mua bán đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình; mua bán các sản phẩm may
mặc;
Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hoá bằng ôtô, du
lịch lữ hành trong nước và quốc tế;
-


Tư vấn du học (không bao gồm tư vấn pháp luật);

-

Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi các sản phẩm hàng hoá;

-

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

-

Khảo sát địa chất, trắc địa công trình; địa chất thuỷ văn ;

Dịch vụ tư vấn xây dựng các công trình bê tông dự ứng lực và gia cố đất
(trong phạm vi chứng chỉ hành nghề);
Khoan và khai thác nước ngầm; thi công lắp đặt các công trình giếng
khoan; xử lý hệ thống nước;
-

Thiết kế cấp thoát nước và xử lý chất thải.

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ.
Chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
Đây là thuộc tính khách quan, là công cụ kinh tế của phạm trù tài chính.


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội


Khoa TCNH-QTKD

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
2.1.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công ty.
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của quản lý và điều

hành tài chính doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính, đồng thời
đánh giá những gì đã làm được, chưa làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên
cơ sở đó kiến nghị những giải pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục
những điểm yếu.
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung cấp
những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là
khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tài
chính của công ty.
Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để
phân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu.
1.4 Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn.
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác
tài chính
- Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng
thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, cũng như ít bị chiếm dụng vốn.
- Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn
nhau, các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong
sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản.

Bảng 2.1. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.


Đơn vị : VNĐ.


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD
So Sánh

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chênh Lệch

Tỉ Lệ
(%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

5.942.734.061

8.640.667.674

2.697.933.613

145,4


I. Tiền và các khoản tương
đương tiền

100.120.233

130.156.632

30.036.399

130,0

TÀI SẢN

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

-

-

III. Các khoản phải thu ngắn
hạn

1.165.538.107

1.222.433.838

56.895.731

104,9


1. Phải thu của khách hàng

1.155.854.056

1.208.720.265

52.866.209

104,6

4.029.522

141,6

2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi

-

-

9.684.051
-

13.713.573
-

IV. Hàng tồn kho


4.663.941.539

7.222.281.914

2.558.340.375

154,9

1. Hàng tồn kho

4.663.941.539

7.222.281.914

2.558.340.375

154,9

52.661.107

500,9

2. Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ

-


-

13.134.183
-

2. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước

65.795.290
-

0

45.360.207

0

0

3. Tài sản ngắn hạn khác

13.134.183

20.435.083

7.300.900

155,6


B. TÀI SẢN DÀI HẠN

7.648.777.220

8.739.654.230

1.090.877.010

114,3

I. Tài sản cố định

7.609.067.226

8.709.472.923

1.100.405.697

114,5

1. Nguyên giá

7.707.729.434

8.876.820.343

1.169.090.909

115,2


(98.662.208)

(167.347.421)

2. Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang

-

-

II. Bất động sản đầu tư

-

-


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
III. Tài sản dài hạn khác
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
3. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi

Khoa TCNH-QTKD


-

-

39.709.994
-

30.181.308

-9.528.686

76,0

-9.528.686

76,0

-

39.709.994

30.181.308

-

-

13.591.511.281

17.380.321.904


3.788.810.623

127,9

A. NỢ PHẢI TRẢ

4.388.979.907

6.393.404.176

2.004.424.269

145,7

I. Nợ ngắn hạn

4.305.411.873

5.884.952.056

1.579.540.183

136,7

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN

1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán

3. Người mua trả tiền trước

-

667.500.000

4.192.715.708
-

5.119.022.068

0
926.306.360

122,1

-

4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước

95.665.892

4.338.070

-91.327.822

4,5

5. Phải trả người lao động


17.030.273

94.091.918

77.061.645

552,5

424.884.087

608,4

6. Chi phí phải trả

-

-

7. Các khoản phải trả ngắn
hạn khác

-

-

8. Dự phòng phải trả ngắn
hạn

-


-

II. Nợ dài hạn

83.568.034

508.452.121

0

499.000.000

1. Vay và nợ dài hạn
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm
3. Phải trả, phải nộp dài hạn
khác
4. Dự phòng phải trả dài hạn

83.568.034
-

0

9.452.121

-74.115.913

11,3


-

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

9.202.531.374

10.986.917.727

1.784.386.353

119,4

I. Vốn chủ sở hữu

9.202.531.374

10.986.917.727

1.784.386.353

119,4

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

6.800.000.000

6.800.000.000

0


0


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

2. Thặng dư vốn cổ phần

-

-

3. Vốn khác của chủ sở hữu

-

-

4. Cổ phiếu quỹ

-

-

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

-


-

6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở
hữu

1.057.227.643

1.057.227.643

0

0

7. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối

1.345.303.730

3.129.690.083

1,784.386.353

232,6

3.788.810.622

127,9

II. Quỹ khen thưởng phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN


-

-

13.591.511.281

17.380.321.903

2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản.
Thông qua bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn
trên ta có thể tách riêng ra để xem xét sự biến động của tài sản trên các khoản
mục.
Tổng tài sản của công ty trong năm 2011 đã tăng lên 3.788.810.623
đồng so với năm 2010, tức đã tăng lên 127,9%. Đây là một tín hiệu khả quan
cho thấy rằng công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, công ty đã đầu
tư nhiều hơn cho tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất
lượng công trình. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta cần xem xét
sự biến động của các khoản mục trong tài sản.
Tài sản ngắn hạn:
Vào thời điểm năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm giá trị là
8.640.667.674 đồng và năm 2010 là 5.942.734.061 đồng. Vậy tài sản ngắn
hạn của công ty đã tăng lên so với năm 2010 là 2.697.933.613 đồng, tức tăng
145.4%. Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
Vốn bằng tiền của công ty năm 2011 đã tăng lên so với năm 2010 là
30.036.399 đồng, tức tăng 130.0%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến
của vốn bằng tiền này là do trong năm 2011 công ty đã chú ý đến việc gia tăng


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội


Khoa TCNH-QTKD

vốn bằng tiền hơn. Đây là một biểu hiện tốt cho công ty trong việc tăng khả
năng thanh toán nhưng bù lại đó thì việc để quá nhiều tiền trong tài khoản
cũng làm cho hiệu quả sản xuất kém đi, số vòng quay vốn sẽ thấp hơn. Ở
đây lượng vốn bằng tiền đầu năm chiếm tỷ trọng khá thấp nên việc tăng bổ
sung vào cuối năm là điều hợp lý.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 từ 1.165.538.107 đồng năm
2011 đã tăng lên là 1.222.433.838 đồng, chi tiết ở đây là các khoản phải thu
khác. Đây là điều khó tránh khỏi vì đặc thù riêng nên việc thanh toán thường
diễn ra chậm. Nhưng công ty rút kinh nghiệm thực hiện tốt công tác thu hồi
công nợ, giảm ứ đọng vốn để tăng khả năng sử dụng vốn.
Hàng tồn kho trong năm đã tăng so với năm 2010 là 2.558.340.375
đồng, tăng thêm 154,9%. Đây là kết quả của sự gia tăng chủ yếu của chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế công ty đang thi công dở dang một
số công trình và một số công trình đang chờ nghiệm thu. Trong quá trình thi
công thi công ty phải tự bỏ vốn ra để mua nguyên vật liệu và các chi phí
phải trả khác để đảm bảo tiến độ thi công công trình trong khi chờ đợi
khoản tạm ứng trước của khách hàng. Đây là do trong giai đoạn này giá cả
nguyên vật liệu tăng cao, việc chậm thanh toán của chủ đầu tư làm cho công
trình bị đình trệ, nên việc gia tăng chi phí là điều tất yếu xảy ra với công ty.
Đây là một đặc thù riêng của công ty xây dựng nhưng công ty cần có biện
pháp giải quyết đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, kịp thời hạn nghiệm
thu và bàn giao để giảm đi những chi phí sản xuất không đáng có.
Qua phân tích phần tài sản ngắn hạn cho thấy rằng cùng với quy mô
sản xuất kinh doanh tăng lên đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động
mà chủ yếu ở là hàng tồn kho vì đặc thù riêng của nghành. Đây là điểm yếu
mà công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cao
nhất cho công ty. Giảm bớt chi phí hàng tồn kho, tăng cường các biện pháp

thu hồi công nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng để đưa vốn


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn:
Sang năm 2011 tài sản dài hạn của công ty đã tăng lên 1.090.877.010
đồng, với tỷ lệ 114,3%. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã chú trọng
đầu tư dài hạn cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể việc tăng này ta cần
xem xét các nguyên nhân:
Tài sản cố định của công ty năm 2011 đã tăng lên so với năm
2010 là 1.100.405.697 đồng, với tỷ lệ tăng là 114,5%. Nguyên nhân là do
trong năm công ty đã mua một xe múc, một xe tải và một máy cắt bê tông để
dùng cho công tác thi công xây dựng công trình.
Các khoản chi phí trả trước dài hạn trong năm 2011 đã giảm
xuống còn 148.574.000 đồng, tức giảm 303.395.0 0 0 đồng. Trong năm này
công ty đã phân bổ tiếp khoản chi phí trả trước dài hạn của các năm trước
mà phát sinh từ chi phí của các khoản sửa chữa lớn máy móc thiết bị của công
ty.

2.1.2. Phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn.
Tương tự như phần tài sản thì nguồn vốn trong năm 2011 cũng tăng
3.788.810.623 đồng so với năm 2010, tức đã tăng lên 127,9%. Trong đó các
nguyên nhân:
Nợ phải trả:
Trong năm 2011 đã tăng 2.004.424.269 đồng so với năm 2010, với tỷ
lệ tăng là 145,7. Điều này cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty

cho hoạt động sản xuất là khá tốt. Để đi sâu tìm hiểu chúng ta cần phân tích
nguồn gốc của sự biến động.
Nguồn vốn tín dụng


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Nguồn vốn tín
dụng

Nợ dài
Vay ngắn
hạn đến
hạn
=
+
hạn trả

Khoa TCNH-QTKD

+

Nợ
dài
hạn

Theo công thức trên ta có được nguồn vốn tín dụng của công ty năm
2011 là 1.175.952.121 đồng, tăng so với năm 2010 là 500.000.000 đồng, với tỷ
lệ tăng là 20,41%. Với việc mở rộng sản xuất, thi công một số công trình
đang dở dang nên vốn của chính công ty không trang trải đủ thì việc vay

vốn cũng là điều dễ hiểu vì nó giúp cho công ty có đủ nguồn vốn cho việc
mua nguyên vật liệu, trả các chi phí khác để đảm bảo đúng tiến độ nghiệm thu
công trình trong năm.
Nguồn vốn đi chiếm dụng:
Nguồn
vốn đi
chiếm
dụng

Phải
Người
Phải
Thuế và
Phải trả
trả
cho
mua
=
+
+ các khoản + người + trả
người
trả tiền
ngắn
phải nộp
lao
bán
trước
hạn
động


Chí phí
+ phải trả

Theo công thức trên ta có nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty
trong năm 2010 là 4.305.411.873 đồng, năm 2011 là 5.217.452. 0 5 6 đồng,
tăng 912.040.183 đồng với tỷ lệ tăng là 21,18%. Trong đó:
Khoản phải trả cho người bán trong năm 2011 đã tăng lên 926.306.360
đồng. Khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước giảm 91.327.822 đồng,
tỷ lệ giảm là 56,36%.
Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng lên giúp công ty có thể trang trải được
nhiều hơn trong quá trình thi công và giảm khoản đi vay từ các tổ chức tín
dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2011 đã tăng 1.784.386.353 đồng, tức
tăng 119,4%. Đây là do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

công ty để lại hàng năm. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu là tín hiệu đáng mừng
nhưng tỷ trọng lại giảm thì cho thấy khả năng tự chủ của công ty đang dần
thấp đi vì nợ phải trả tăng nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho công ty có khả
năng rủi ro cao hơn. Công ty cần có biện pháp nâng dần vốn tự sở hữu của
mình và giảm các khoản nợ phải trả để giảm bớt rủi ro.
1.5 Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
2.1.3. Bố trí cơ cấu tài sản.
2.1.3.1. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản.
Công thức:

Tỷ trọng TSNH =
trong tổng TS

Tài sản ngắn hạn

x 100%

Tổng tài sản

Ta lập được bảng sau :
Bảng 2.2. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản.
Đơn vị: VNĐ.
Năm 2008

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch
09/08 10/09 11/10

1,29% 0,99
TS ngắn hạn

4.632.046.834 5.989.121.345


5.942.734.061

8.640.667.674

Tổng tài sản

9.723.957.055 13.364.896.317 13.591.511.281 17.380.321.904

Tổng tài sản

%

%

1,37

1,01

1,28

%

%

%

-5,92 -2,4

TS ngắn hạn/


47,63%

44,81%

43,72%

49,72%

1,45

%

Đồ thị 2.1. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản.

%

1,14
%


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Nhìn vào bảng và biểu đồ biểu diễn ta có thể thấy rằng tỷ trọng tài
sản ngắn hạn trong tổng tài sản có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:
Năm 2011 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 49,72%, cao nhất trong các
năm, đã tăng so với năm 2010 là 6%. Đây là do tài sản ngắn hạn trong năm
2011 đã tăng lên 2.697.0933.613 đồng với tốc độ tăng là 1,45% lớn hơn tốc độ
tăng của tổng tài sản là 0,44%. Năm này công ty đã nhận được nhiều gói

thầu thi công, tiến độ thi công các công trình đang thực hiện được cải thiện
đáng kể nên giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tăng đột biến. Bên
cạnh đó thì việc giảm các khoản tài sản ngắn hạn như tiền, các khoản tạm ứng
cũng là ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn nói
chung.
Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 43,72%, giảm so với năm
2009 là 1,09%. Trong giai đoạn này công ty đã thực hiện việc thu hồi nợ có
hiệu quả nên làm giảm các khoản phải thu cũng như giảm các khoản ứng
trước cho người bán để tránh bị chiếm dụng vốn. Việc gia tăng các khoản mục
như tiền (tăng 99.443.000 đồng, tức tăng 166,39%), hàng tồn kho (tăng
64.945.000 đồng, tức tăng 0,7%) nhưng vẫn tốc độ gia tăng của tổng tài sản
vẫn cao hơn 2,4% so với tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn.
Như vậy nhìn chung qua 4 năm tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với
tổng tài sản đã có xu hướng tăng. Các khoản phải thu đang có xu hướng tăng


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

trở lại nên công ty cần đề ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Bên
cạnh đó thì vồn bằng tiền đang có dấu hiệu tăng nên điều này sẽ làm giảm bớt
rủi ro trong thanh toán của công ty.
2.1.3.2. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản ( Tỷ suất đầu tư ).
Công thức:

Tỷ suất đầu tư

=


Tài sản dài hạn

x

100%

Tổng tài sản

Bảng 2.3. Tỷ suất đầu tư.
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu

Chênh lệch
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tài sản dài
7.539.987.434 7.287.719.579
hạn

7.648.777.720

8.739.654.230

Tổng tài
sản


Năm 2008

9.723.957.055 13.364.896.317 13.591.511.281 17.380.321.904

TS cố định 7.539.987.434 7.287.719.579

09/08 10/09 11/10
-14,63
%

35,72
%

85,51
%

32,25
%

2,26
%

33,58
%

7.609.067.226

8.709.472.923

-14,63

%

-7,04
155,71%
%

-5,43
%

-0,90
%

Tỷ suất
đầu tư
TSCĐ

15,32%

9,89%

8,99%

17,20%

Tỷ suất
đầu tư

15,32%

9,89%


13,12%

18,22%

8,22
%

-5,43% 3,23% 5,10%


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Đồ thị 2.2. Tỷ suất đầu tư.

Khoa TCNH-QTKD


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Nhìn vào bảng phân tích cùng biểu đồ thì ta có thể nhận thấy rằng tỷ
suất đầu tư qua các năm đang có xu hướng tăng vào các năm tới và tỷ suất
tài sản cố định đang dần tăng trở lại. Cụ thể:
Năm 2009 tỷ suất đầu tư đạt 9,89%, giảm so với năm 2008 là 5,43%.
Đây là do khấu hao nguồn tài sản cố định, cũng như công ty đã thanh lý bớt
một số tài sản đã cũ và hết khấu hao trong năm 2008 đã làm giảm bớt tỷ
trọng của tài sản cố định lên tổng tài sản, tuy rằng trong năm 2009 công ty đã
có bổ sung một số tài sản như máy vi tính, dụng cụ văn phòng, xe máy đi công

trình nhưng giá trị chưa đáng kể.
Năm 2010 tỷ suất đầu tư của công ty là 13,12%, tăng so với năm
2009 là 3,23%. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản cố định lại giảm 0,9%, nguyên nhân
là do tốc độ tăng tỷ trọng của tài sản cố định trong năm không lớn bằng tốc độ
tăng của Tổng tài sản ( tỷ trọng TSCĐ trong năm 2010 là 8,99%; còn của
Tổng tài sản là 13,12%). Tuy nhiên xét về giá trị thì trong năm 2010 công ty
đã mua thêm một số máy móc như xe máy đi công trình, xe hàn góc, máy
cắt rùa, máy hàn bán di động, máy khoan từ để phục vụ cho công tác xây
dựng cho bộ phận xây lắp của công ty.
Năm 2011, tỷ suất đầu tư của công ty là 18,22%, tăng 5,10%. Bên cạnh
đó tỷ trọng của TSCĐ cũng đã tăng lên 17,2%, tăng hơn so với năm 2010
là 8,22%. Nguyên nhân là do trong năm công ty quyết định đầu tư mạnh vào
máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác như Xe bán tải Hilux, máy cắt bê
tông, máy múc Komasu, xe tải Ben và 2 chiếc máy tính xách tay. Với sự đầu tư
này đã làm giá trị tài sản cố định của công ty gia tăng đáng kể kéo theo đó là sự
gia tăng tỷ suất đầu tư, mặc dù trong năm khoản mục chi phí trả trước đã
giảm 303.395.000 đồng, giảm tỷ trọng xuống còn 1,02% những vẫn không bù
đắp được sự gia tăng của tổng tài sản.
Qua phân tích trên ta nhận thấy rằng tỷ suất đầu tư của công ty đang
có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy cơ sở vật chất máy móc thiết bị
của công ty đang ngày được tăng cường, giúp tăng năng lực sản xuất phù hợp


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

với việc sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng được mở rộng.
2.1.4. Bố trí cơ cấu nguồn vốn.
2.1.4.1.


Tỷ suất nợ.
Công thức:

Tỷ suất nợ

Nợ phải trả

=

x 100%

Tổng Nguồn Vốn

Bảng 2.4. Tỷ suất nợ.
Đơn vị: VNĐ.
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011
09/08 10/09 11/10

Nợ phải
trả


Tổng
nguồn vốn

2.924.092.836

4.030.274.491

4.388.979.907

6.393.404.176

8.085.763.218 13.283.182.603 13.591.511.281 17.380.321.903

Tỷ suất nợ
36,16%

30,34%

32,29%

36,79%

87,08
%

3,94
%

63,37

%

32,25
%

2,26
%

33,58
%

-5,82
%

0,84
%

11,60
%


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Đồ thị 2.3. Tỷ suất nợ.

Qua bảng phân tích và biểu đồ ta có thể nhận thấy rằng tỷ suất nợ của
công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy cùng với
việc tăng của tổng nguồn vốn thì công ty cũng tăng dần việc sử dụng vốn tài trợ

từ bên ngoài. Cụ thể:
Năm 2009 tỷ suất nợ của công ty là 30,34%, giảm so với năm 2008 là
5,82%.
Vì sự biến động của tỷ suất nợ của năm 2010 so với năm 2009 là
không lớn nên ta xét luôn giai đoạn từ 2009 đến 2011. Năm 2011 tỷ suất nợ đạt
mức 36,79%, vượt so với năm 2009 là 4,5%. Nguyên nhân là do khoản vay
ngắn hạn của công ty tăng lên 667.500.00 đồng, khoản đi chiếm dụng vốn
của công ty như phải trả cho người bán, phải nộp cho nhà nước,khách hàng
trả trước tăng cao đạt mức 5.123.360.138 đồng, với tỷ trọng 43,39% trong tổng
nguồn vốn. Điều này đã giúp cho công ty có thêm được một lượng vốn để
trang trải cho quá trình thi công mà không phải huy động vốn từ các tổ chức
tín dụng.


Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội

Khoa TCNH-QTKD

Theo phân tích trên ta thấy được rằng nợ phải trả của công ty đang dần
tăng cao qua các năm, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn. Điều này cho thấy
rằng công ty đang sử dụng hiệu quả đòn cân nợ để gia tăng lợi nhuận nhưng
việc vay mượn sẽ làm tăng sự rủi ro về chi trả cho công ty và làm giảm uy tín
cũng như sự tin tưởng của đối tác. Công ty cần có biện pháp hạn chế việc vay
mượn để giảm bớt rủi ro sau này.
2.1.4.2. Tỷ suất tự tài trợ.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ

=


x

Tổng nguồn vốn

100%

Bảng 2.5. Tỷ suất tự tài trợ.
Đơn vị: VNĐ.
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch
09/08 10/09 11/10

Nguồn
vốn CSH

5.161.229.935

5.222.547.880

9.202.531.374


10.986.917.727

1,01
%

1,78
%

Tổng
1,64 4,14
Nguồn vốn 8.085.763.218 13.283.182.603 13.591.511.281 17.380.321.903
%

Tỷ suất tự
tài trợ

63,83%

39,32%

67,71%

63,21%

%

1,19
%
1,28

%

-4,5 28,39-24,51
%
%
%


×