Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giáo án bài 7 tế bào nhân sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 4 trang )

Chương 2: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 7 - Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này HS cần phải :
- Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kỹ năng:
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp, hoạt động độc lập của học
sinh.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng hình 7.1 và 7.2 SGK.
- Giáo án, bài trình chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu tạo của tế bào nhân sơ.
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan + vấn đáp + nghiên cứu SGK + hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đơn phân của axit nuclêic là gì?
- Loại nuclêôtit nào chỉ có trong ADN mà không có trong ARN?
- Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại T bằng mấy liên kết hiđrô?
- Vận chuyển axit amin là chức năng của loại ARN nào?
- Phân tử ARN có mấy mạch pôlinulceôtit?
3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
GV: Vi khuẩn tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta. Chúng ta có nhìn thấy vi khuẩn


bằng mắt thường được hay không?
 chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường được vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ,
chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
Việc phát minh ra kính hiển vi đã thúc đẩy khoa học sự sống phát sống phát triển mạnh
mẽ đặc biệt là sự ra đời của học thuyết tế bào.
- Nêu nội dung của học thuyết tế bào?
- Vi khuẩn được cấu tạo từ loại tế bào nào?
 Vi khuẩn được cấu tạo từ tế bào nhân sơ. Vậy tế bào nhân sơ có đặc điểm gì và được
cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Bài mới


Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
bào nhân sơ
GV: Cho HS quan sát tranh tế bào nhân sơ và
tranh độ lớn các bậc cấu trúc của thế giới sống để
trả lời các câu hỏi:
- Tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và
không có các bào quan có màng bao bọc.
- Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào - Kích thước nhỏ (khoảng 1- 5µm)  Tỉ lệ
nhân sơ?
S/V lớn  trao đổi chất với môi trường sống
- Nồi 1 đựng 1kg khoai tây củ to, nồi 2 đựng 1kg nhanh hơn → sinh trưởng, sinh sản nhanh
khoai tây củ nhỏ. Đem luộc 2 nồi này, nồi nào hơn.
chín nhanh hơn? Vì sao?
- Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào

nhân sơ?
HS : Nghiên cứu, quan sát hình → trả lời câu
hỏi.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
Liên hệ thực tế: Con người sử dụng khả năng
sinh trưởng, sinh sản nhanh của vi khuẩn để cấy
gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học phục vụ
đời sống con người như: vắc xin, hoocmon,
kháng sinh, interferon...
Chuyển ý: tế bào nhân sơ được cấu tạo như thế
nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần II
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
GV: yêu cầu HS quan sát tranh hình 7.2 SGK và
trả lời câu hỏi:
- Tế bào nhân sơ gồm những thành phần chính
nào?
- Ngoài 3 thành phần chính đó thì nhiều loại tế
bào nhân sơ còn có các thành phần nào nữa?
1) Thành tế bào:
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ
- Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?
peptiđôglican, quy định hình dạng tế bào.
- Câu hỏi lệnh SGK/33: Nếu loại bỏ thành tế bào
của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau,
sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có
nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan
có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng
hình gì?



- Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về
chức năng của thành tế bào?
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của
thành tế bào, người ta chia tế bào vi khuẩn thành
mấy loại? Kể tên.
- Khi nhuộm bằng phương pháp Gram, 2 loại vi
khuẩn này bắt màu khác nhau như thế nào?
- Biết được điều này có lợi gì cho con người?
- Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử dụng
những loại thuốc kháng sinh khác nhau?
 Do thành tế bào có cấu trúc khác nhau, do tốc
độ sinh sản nhanh nên chúng nhanh chóng bị lờn
thuốc.
HS : Nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học
của thành tế bào, chia vi khuẩn làm 2 loại: vi
khuẩn Gram dương (G+) và Gram âm (G-).

2) Màng sinh chất, vỏ nhầy, lông và roi:
Thành phần
Cấu tạo
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ tiến
Gồm 2 lớp phot
Màng sinh chất
hành nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận – chia
protein.
sẻ về cấu tạo và chức năng của màng sinh chất,

Cấu tạo từ pôli
vỏ nhầy, lông và roi.
Vỏ nhầy
lipôprôtein.
Nhóm 1 : màng sinh chất
Nhóm 2 : vỏ nhầy
Lông
Cấu tạo từ prôtêin
Nhóm 3 : lông
Roi
Cấu tạo từ prôtêin
Nhóm 4 : roi
HS : nghiên cứu SGK, thảo luận  hoàn thành 3) Tế bào chất
yêu cầu của giáo viên.
- Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
vùng nhân.
- Thành phần: Gồm bào tương, Ribôxôm và
hạt dự trữ (chỉ có ở một số loài vi khuẩn).

- Tế bào chất nằm ở đâu trong tế bào?
- Thành phần chính của tế bào chất là gì?
- Ribôxôm được cấu tạo như thế nào?
- So sánh về kích thước Ribôxôm của tế bào nhân
sơ và tế bào nhân thực?
- Tế bào chất của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?
HS : Nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?


4) Vùng nhân
- Chưa có màng bao bọc, chỉ chứa 1 phân tử
ADN dạng vòng.
- Chức năng: Mang, bảo quản và truyền đạt
thông tin di truyền.
- Một số vi khuẩn có thêm phân tử ADN nhỏ
dạng vòng là plasmid.


- Tại sao gọi là tế bào nhân sơ?
- Vùng nhân có vai trò gì đối với vi khuẩn?
- Ngoài ADN nhân, tế bào vi khuẩn còn có ADN
ở đâu nữa?
- Plasmid có phải là vật chất di truyền hay
không?
HS : Nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận.
4. Củng cố
- Giáo viên treo sơ đồ câm về cấu tạo của tế bào nhân sơ  yêu cầu học sinh hoàn
thành sơ đồ câm.

V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ: các đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Chuẩn bị bài mới – Tế bào nhân thực: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân
thực có gì khác biệt so với tế bào nhân sơ; Tìm hiểu các bào quan: nhân tế bào, lưới nội
chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti thể.
VI. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

.........................................................................................................................................



×