Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SLIDE BÀI GIẢNG Độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.45 KB, 18 trang )

Độc quyền
Monopoly

Nội dung tìm hiểu







Tại sao xuất hiện độc quyền?
Tại sao doanh nghiệp độc quyền có 𝑀𝑅 < 𝑃
Doanh nghiệp độc quyền chọn mức giá và mức sản
lượng như thế nào?
Độc quyền ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội ra sao?
Chính phủ có thể làm gì với độc quyền?
Phân biệt giá là gì?

Nguyên lý kinh tế học vi mô

2


Giới thiệu







Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất
của một loại hàng hóa không có các sản phẩm thay
thế tương đương.
Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu về độc quyền
và so sánh độc quyền với cạnh tranh hoàn hảo.
Điểm khác biệt chính yếu: doanh nghiệp độc quyền
có quyền lực thị trường, khả năng ảnh hưởng lên
giá thị trường đối với sản phẩm mà họ bán. Doanh
nghiệp cạnh tranh không có quyền lực thị trường.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

3

Do đâu xuất hiện độc quyền


Nguyên nhân chính gây ra độc quyền là rào cản gia
nhập thị trường – các doanh nghiệp khác không
thể gia nhập thị trường.



Có 3 nguồn rào cản gia nhập thị trường:

1. Là doanh nghiệp duy nhất sở hữu nguồn lực quan
trọng cần thiết cho quá trình sản xuất
Ví dụ: DeBeers sở hữu hầu hết các mỏ kim cương trên thế giới

2. Chính phủ giao cho 1 doanh nghiệp duy nhất đặc

quyền được sản xuất hàng hóa đó.
Ví dụ: bằng sáng chế, luật bản quyền

Nguyên lý kinh tế học vi mô

4


Do đâu xuất hiện độc quyền
3. Độc quyền tự nhiên: Một doanh nghiệp có khả năng
cung cấp hàng hóa cho toàn thị trường với chi phí thấp
hơn so với phần lớn các nhà sản xuất khác.
Ví dụ: cung cấp điện cho 1000 hộ gia đình.

Chi phí
Nếu chỉ 1 doanh
nghiệp cung cấp dịch
vụ cho cả 1000 hộ thì
ATC sẽ thấp hơn so với
khi có 2 doanh nghiệp,
mỗi doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ cho 500 hộ

Điện lực
ATC dốc xuống
do FC rất lớn
và MC nhỏ

$80
$50


ATC
500

1000

Q

Nguyên lý kinh tế học vi mô

5

Đường cầu độc quyền và đường cầu cạnh tranh
Trên thị trường cạnh tranh,
đường cầu thị trường dốc
xuống.
Nhưng đường cầu của bất
cứ doanh nghiệp nào cũng
nằm ngang tại mức giá thị
trường.
Doanh nghiệp có thể tăng
sản lượng Q nhưng không
làm giảm giá thị trường.
Do đó, 𝑀𝑅 = 𝑷 đối với thị
trường cạnh tranh.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

P

Đường cầu của doanh

nghiệp cạnh tranh

D

Q
6


Đường cầu độc quyền và đường cầu cạnh tranh
Doanh nghiệp độc quyền
là người bán duy nhất, do
đó, họ đối mặt với đường
cầu của thị trường.
Để bán được nhiều hàng
hơn, họ phải giảm giá bán

P

Đường cầu của doanh
nghiệp độc quyền

Do đó, 𝑀𝑅 ≠ 𝑷.

D
Q
Nguyên lý kinh tế học vi mô

7

Bài tập thực hành

Good Day Hospitality là
doanh nghiệp duy nhất
bán McDonald’s ở TP.
Hồ Chí Minh

Q

P

0

$4.50

Bảng bên cho biết biểu
cầu thị trường đối với
McDonald’s.

1

4.00

2

3.50

Điền vào chỗ trống của
bảng bên.

3


3.00

4

2.50

Hãy cho biết mối quan
hệ giữa P và AR?

5

2.00

Giữa P và MR?

6

1.50

Nguyên lý kinh tế học vi mô

TR

AR

MR

n.a.

8



Đường cầu McDonald’s & đường doanh thu biên
Q

P

0 $4.50
1

4.00

2

3.50

3

3.00

4

2.50

5

2.00

6


1.50

MR
$4
3
2
1
0
–1

Nguyên lý kinh tế học vi mô

P, MR
$5
4
3
2
1
0
-1
-2
-3
0

Đường cầu (P)

MR

1


2

3

4

5

6

7

Q
9

Tìm hiểu về doanh thu biên của doanh nghiệp
độc quyền


Khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng bán ra,
hành vi này sẽ gây ra hai hiệu ứng lên doanh thu:







Hiệu ứng sản lượng: sản lượng bán ra nhiều hơn làm
tăng doanh thu

Hiệu ứng giá: giá thấp hơn làm giảm doanh thu

Để bán ra sản lượng nhiều hơn, doanh nghiệp độc
quyền phải giảm giá bán trên tất cả các đơn vị sản
phẩm mà họ bán ra. Do đó, 𝑀𝑅 < 𝑃
Doanh thu biên thậm chí có thể là âm nếu như hiệu
ứng giá lớn hơn hiệu ứng sản lượng (ví dụ như khi
sản lượng McDonald’s tăng từ 5 lên 6)
Nguyên lý kinh tế học vi mô

10


Tối đa hóa lợi nhuận






Giống như doanh nghiệp cạnh tranh, doanh nghiệp
độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất
tại mức sản lượng có 𝑀𝑅 = 𝑀𝐶
Một khi doanh nghiệp độc quyền xác định mức sản
lượng tối ưu của mình, họ sẽ định giá sản phẩm của
mình bằng với mức giá cao nhất mà người tiêu dùng
sẵn lòng trả tại mức sản lượng đó.
Doanh nghiệp độc quyền định giá dựa trên đường
cầu.


Nguyên lý kinh tế học vi mô

11

Tối đa hóa lợi nhuận
1. Tối đa hóa lợi
nhuận tại mức
sản lượng có
𝑀𝑅 = 𝑀𝐶.

Chi phí và
doanh thu

MC

P

2. Định giá dựa
trên đường cầu
tại mức sản
lượng tối ưu này

D
MR

Q

Sản lượng

Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

Nguyên lý kinh tế học vi mô

12


Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền
Chi phí và
doanh thu

Cũng giống như
doanh nghiệp cạnh
tranh, lợi nhuận
của doanh nghiệp
độc quyền:
(𝑷– 𝑨𝑻𝑪) × 𝑸

MC

P

ATC

ATC
D

MR

Q

Sản lượng


Nguyên lý kinh tế học vi mô

13

Doanh nghiệp độc quyền không có đường cung




Một doanh nghiệp cạnh tranh chấp nhận giá của thị
trường và đường cung cho biết sản lượng phụ thuộc
vào giá như thế nào.
Doanh nghiệp độc quyền là “doanh nghiệp định giá”,
không phải là người “chấp nhận giá”. Sản lượng của
doanh nghiệp độc quyền không phụ thuộc vào giá
mà cả 2 cùng được xác định từ MC, MR và đường
cầu. Do đó, không có đường cung cho doanh nghiệp
độc quyền.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

14


Nghiên cứu tình huống:
Độc quyền với dược phẩm sao chép
Bằng sáng chế đối
với dược phẩm mới
cho phép doanh

nghiệp được độc
quyền tạm thời kinh
doanh dược phẩm đó.
Khi bằng sáng chế
hết hạn, thị trường trở
nên cạnh tranh, các
dược phẩm sao chép
xuất hiện.

P

Thị trường dược
phẩm thông thường

PM
PC = MC
D

MR

QM

Q

QC
Nguyên lý kinh tế học vi mô

15

Chi phí phúc lợi của độc quyền




Tại mức cân bằng trên thị trường cạnh tranh,
𝑃 = 𝑀𝐶 và tổng thặng dư đạt mức cao nhất.
Tại mức cân bằng trên thị trường độc quyền,
𝑃 > 𝑀𝑅 = 𝑀𝐶





Giá trị của 1 đơn vị hàng hóa mua thêm (P) đối với
người mua lớn hơn chi phí của nguồn lực cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó (MC)
Sản lượng độc quyền ở mức quá thấp, tổng thặng dư
có thể tăng lên với mức sản lượng lớn hơn
Do đó, doanh nghiệp độc quyền gây ra tổn thấy vô ích

Nguyên lý kinh tế học vi mô

16


Chi phí phúc lợi của độc quyền
Cân bằng cạnh tranh:
Sản lượng = QC
P = MC
Tổng thặng dư lớn nhất
Cân bằng độc quyền:

Sản lượng = QM
P > MC
Tổn thất vô ích

P

Tổn thất
vô ích MC

P
P = MC

MC
D

MR
Doanh nghiệp độc quyền sản
xuất ở mức sản lượng thấp hơn
mức sản lượng hiệu quả xã hội

Q M QC

Nguyên lý kinh tế học vi mô

Q

17

Câu chuyện tình huống






Công ty xuất bản có tên gọi là Readalot.
Tác giả có sách bán chạy nhất của nhà xuất bản
vừa viết một cuốn tiểu thuyết mới, đề nghị 2 triệu
USD trọn gói để độc quyền xuất bản tác phẩm này.
Hai nhóm độc giả:





100.000 bạn đọc rất hâm mộ và sẵn lòng trả tới $30
400.000 bạn đọc ít hâm mộ hơn chỉ sẵn lòng trả $5

Có hai mức giá cần xem xét: $30 là mức giá cao
nhất và công ty vẫn có được 100.000 bạn đọc cuồng
nhiệt, và $5 là mức giá mà công ty có thể bán được
cho toàn bộ 500.000 bạn đọc trên thị trường.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

18


Câu chuyện tình huống








Tại mức giá $30, công ty bán được 100,000 bản, thu
về 3 triệu USD và lợi nhuận là 1 triệu USD.
Ở mức giá $5, công ty bán được 500,000 bản, thu
về 2.5 triệu USD và lợi nhuận đạt được là nửa triệu
USD.
Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận, Readalot sẽ bán ở
mức giá $30 và bỏ qua 400,000 bạn đọc kém cuồng
nhiệt hơn.
Nếu 2 nhóm khách hàng này nằm ở 2 thị trường
riêng biệt thì sao?

Nguyên lý kinh tế học vi mô

19

Câu chuyện tình huống







Giả sử nhóm bạn đọc cuồng nhiệt sống ở Úc trong
khi nhóm còn lại sống ở Mỹ. Ngoài ra, nhóm bạn đọc
ở nước này sẽ khó lòng mua được sách ở nước kia.

Giá bán ở mỗi nước sẽ như thế nào?
Đối với 100,000 bạn đọc ở Úc, họ sẽ bán cuốn sách
với giá $30, còn đối với 400,000 bạn đọc ở Mỹ họ sẽ
bán cuốn sách ở mức $5. Như vậy, doanh thu thu
được là 3 triệu USD ở Úc và 2 triệu USD ở Mỹ, tổng
cộng lại là 5 triệu USD, lợi nhuận là 3 triệu USD.
Bài học: phân biệt giá là một chiến lược hợp lý để
doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

20


Phân biệt giá






Phân biệt: đối xử mọi người theo những cách khác
nhau dựa trên một số đặc điểm nào đó (ví dụ: sắc
tộc, giới tính)
Phân biệt giá: hành vi bán cùng một hàng hóa nào
đó theo những mức giá khác nhau cho những khách
hàng khác nhau.
Đặc tính được sử dụng trong chính sách phân biệt
giá là sự sẵn lòng trả (WTP): doanh nghiệp có thể
tăng lợi nhuận bằng cách bán với giá cao hơn cho
những người có giá sẵn lòng trả cao hơn.


Nguyên lý kinh tế học vi mô

21

Phân biệt giá hoàn hảo với chính sách độc
quyền 1 giá duy nhất
Khi doanh nghiệp độc
quyền tính cùng 1 mức
giá như nhau (PM) với
tất cả người mua.
Kết quả là tạo ra tổn
thất vô ích
Lợi nhuận
Độc quyền

P

Thặng dư
tiêu dùng
Tổn thất
vô ích

PM
MC

D
MR

QM

Nguyên lý kinh tế học vi mô

Q
22


Phân biệt giá hoàn hảo với chính sách độc
quyền 1 giá duy nhất
Hình bên minh họa khi doanh
nghiệp độc quyền sản xuất ở
P
mức sản lượng cạnh tranh
nhưng với mỗi người mua tính 1
mức giá khác nhau tùy theo
mức sẵn lòng chi trả của họ.

Lợi nhuận
độc quyền

Đây được gọi là phân biệt giá MC
hoàn hảo.
Doanh nghiệp độc quyền thu
được lợi nhuận chính là toàn bộ
thặng dư tiêu dùng.
Nhưng không có tổn thất vô ích
Nguyên lý kinh tế học vi mô

D

MR

Q

Q
23

Phân biệt giá trong thực tế


Trong thực tế, phân biệt giá hoàn hảo là không khả
thi, bởi vì:





Không doanh nghiệp nào có thể biết được mức sẵn lòng
trả của mỗi người mua
Người mua cũng chẳng nói cho người bán biết

Do đó, doanh nghiệp sẽ chia khách hàng ra thành
từng nhóm dựa trên một số đặc điểm có thể quan
sát được có liên quan đến mức sẵn lòng trả, ví dụ
như độ tuổi.


Ví dụ: giá vé giữ xe với xe tay gas và xe số

Nguyên lý kinh tế học vi mô

24



Các ví dụ về phân biệt giá


Vé xem phim:
Giảm giá cho người già, sinh viên và những người có
khả năng đi xem phim vào những buổi trưa trong tuần.
Đây là những người có nhiều khả năng có mức sẵn lòng
trả thấp hơn so với những người mua nguyên vé vào tối
thứ 6.



Giá vé hàng không:
Giảm giá cho những ai ở lại qua đêm tối thứ 7: đây là
cách giúp phân biệt giữa những khách doanh nhân có
mức sẵn lòng trả cao hơn so với khách du lịch nhạy cảm
với giá hơn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

25

Các ví dụ về phân biệt giá


Phiếu giảm giá:
Những ai có thời gian để ngồi cắt và sắp xếp các phiếu
giảm giá thường là những người có thu nhập thấp và

mức sẵn lòng trả thấp hơn so với những người khác.



Hỗ trợ tài chính:
Những gia đình có thu nhập thấp có mức sẵn lòng trả
thấp hơn cho chi phí giáo dục đại học cho con em của
họ. Các trường phân biệt giá bằng cách thu học phí cao
với những sinh viên giàu có và đưa ra sự trợ giúp tài
chính có chọn lọc

Nguyên lý kinh tế học vi mô

26


Các ví dụ về phân biệt giá


Giảm giá theo số lượng:
Mức sẵn lòng trả của người mua thường giảm xuống với
mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm, do đó, doanh nghiệp sẽ
tính giá thấp hơn khi mua số lượng lớn hơn.
Ví dụ: rạp chiếu phim bán một phần bắp rang bơ nhỏ với
giá $4, và phần lớn gấp đôi chỉ với giá $5

Nguyên lý kinh tế học vi mô

27


Chính sách công đối với độc quyền


Tăng mức độ cạnh tranh bằng luật chống độc quyền




Ngăn cấm một số hoạt động cản trở sự cạnh tranh, cho
phép chính phủ chia cắt các doanh nghiệp độc quyền (ví
dụ như bộ luật chống độc quyền Sherman (1890), bộ luật
Clayton (1914)

Quản lý doanh nghiệp độc quyền



Các cơ quan chính phủ kiểm soát giá bán độc quyền.
Đối với doanh nghiệp độc quyền tự nhiên, 𝑀𝐶 < 𝐴𝑇𝐶 tại
tất cả các mức sản lượng, do đó, định giá bằng với chi
phí biên sẽ gây ra thua lỗ. Khi đó, các nhà quản lý trợ cấp
doanh nghiệp độc quyền hay định giá 𝑃 = 𝐴𝑇𝐶 và doanh
nghiệp độc quyền đạt được lợi nhuận kinh tế bằng 0.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

28


Chính sách công đối với độc quyền

P

ATC
Giá kiểm soát

Nếu các nhà quản lý định giá
𝑷 = 𝑴𝑪, doanh nghiệp độc
quyền tự nhiên sẽ thua lỗ.

ATC

Loss

MC

D
0
Nguyên lý kinh tế học vi mô

Q
29

Chính sách công đối với độc quyền


Sở hữu Nhà nước






Ví dụ: Dich vụ bưu chính
Vấn đề: Sở hữu tư thường ít hiệu quả bởi vì nó không
đem lại động lực để tối thiểu hóa chi phí.

Không làm gì cả


Các chính sách nói trên đều có những hạn chế. Vì vậy
chính sách tốt nhất có thể là không cần chính sách gì cả.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

30


So sánh giữa doanh nghiệp độc quyền và
doanh nghiệp cạnh tranh
Cạnh tranh Độc quyền
Giống nhau
Mục tiêu của doanh nghiệp
Nguyên tắc để tối đa hóa lợi nhuận
Lợi nhuận kinh tế trong ngắn hạn?
Khác biệt
Số lượng doanh nghiệp

Tối đa hóa lợi nhuận
MR= MC



Doanh thu biên

Nhiều
𝑀𝑅 = 𝑃

Một
𝑀𝑅 < 𝑃

Giá

𝑃 = 𝑀𝐶

𝑃 > 𝑀𝐶



Không
Không

Không
Không



Sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa phúc lợi?
Khả năng gia nhập trong dài hạn
Lợi nhuận kinh tế trong dài hạn
Khả năng phân biệt giá
Nguyên lý kinh tế học vi mô


31

Tóm tắt




Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất trên
thị trường. Độc quyền xuất hiện do các rào cản gia
nhập thị trường như kiểm soát nguồn tài nguyên
quan trọng, được chính phủ trao cho đặc quyền sản
xuất một loại hàng hóa nào đó, hoặc có lợi thế cung
cấp hàng hóa của toàn bộ thị trường ở một mức giá
thấp hơn các doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp độc quyền đối mặt với đường cầu dốc
xuống. Kết quả là, họ phải giảm giá để bán được
nhiều sản phẩm hơn, làm cho doanh thu biên nhỏ
hơn giá bán.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

32


Tóm tắt




Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng
cách sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên

bằng với chi phí biên. Nhưng do doanh thu biên nhỏ
hơn giá bán, giá độc quyền sẽ lớn hơn chi phí biên,
gây ra tổn thất vô ích.
Doanh nghiệp độc quyền (cũng như các doanh
nghiệp có quyền lực thị trường) tìm cách tăng lợi
nhuận bằng cách bán sản phẩm của mình tùy theo
mức sẵn lòng trả của khách hàng. Cách thức này
được gọi là phân biệt giá.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

33

Tóm tắt





Các nhà hoạch định chính sách có thể đối phó với
độc quyền bằng cách quản lý, sử dụng luật chống
độc quyền để tăng cạnh tranh, hay sở hữu và điều
hành doanh nghiệp độc quyền. Do mỗi cách đều có
những nhược điểm riêng, và chính sách tốt nhất có
thể là chẳng cần phải làm gì cả.
Trong thực tế, rất hiếm có doanh nghiệp độc quyền
tự nhiên
Nhưng nhiều doanh nghiệp có quyền lực thị trường




Kinh doanh một mặt hàng độc đáo nào đó
Có thị phần lớn và vài đối thủ cạnh tranh không đáng kể

Nguyên lý kinh tế học vi mô

34


Bài tập thực hành


Dựa trên nghiên cứu thị trường, một công ty sản
xuất phim ở Thái Lan có được những thông tin về
lượng cầu & chi phí sản xuất DVD mới của họ như
sau:
𝑃 = 1,000 − 10𝑄𝐷
𝑀𝑅 = 1,000 − 20𝑄
𝑀𝐶 = 100 + 10𝑄





Trong đó 𝑄 là số lượng bản copy bán được, và 𝑃 là giá
được tính bằng THB (1THB = 650 VND)

Hãy tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận cho công ty này.
Hãy tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa phúc

lợi xã hội.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

35

Bài tập thực hành


𝑀𝑅 = 1,000 − 20𝑄
𝑀𝐶 = 100 + 10𝑄
Giả sử, ngoài những chi phí ở trên còn có khoản
phải trả cho giám đốc của hãng phim. Công ty đã
xem xét 4 phương án sau:







Một mức phí không đổi 2,000 THB
50% lợi nhuận thu được
150 THB cho mỗi sản phẩn bán được
50% mức doanh thu

Ở mỗi phương án, phương án nào làm thay đổi mức
giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.

Nguyên lý kinh tế học vi mô


36



×