Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Lih su tinh Nam Dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.94 KB, 33 trang )

Từ khởi nguồn đến cuối thế kỷ X

THỜI DỰNG NƯỚC.
Dưới thời Hùng Vương, đời sống kinh tế của cư dân vùng đất Nam Định đã có những biến
chuyển đáng kể. Nghề trồng lúa
nước, nghề chăn nuôi, nghề làm gốm và nghề chế tác đá đều có những bước phát triển
mạnh mẽ. Đặc biệt là sự xuất hiện của nghề luyện kim, đúc đồng. Vào những năm cuối thế
kỷ XIX, nhân dân xã Thanh Côi, nay thuộc thị trấn Gôi, huyện
Vụ Bản, khi đào đất đắp đường đã phát hiện ba chiếc trống
đồng lớn. Trống đồng này có thể xếp vào loại I điển hình của
nền văn hoá Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của thời đại các vua
Hùng. Việc phát hiện ra một sưu tập trống đồng ở chân núi Gôi đã khẳng định chủ nhân
của những hiện vật này đã định cư ổn định tại địa phương. Đó là một bộ phận cư dân nước
Văn Lang trong thời đại dựng nước trên đất Nam Định.
Cư dân thời Hùng Vương vừa mới vươn lên từ chế độ Công xã nguyên thuỷ với cuộc sống
thiên nhiên đầy khó khăn gian khổ giữa rừng rậm đã phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm
lược. Chống ngoại xâm đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự lớn mạnh của xã hội
Văn Lang.
Thời đại Hùng Vương đã mở đầu kỷ nguyên văn
minh của dân tộc. Lịch sử Việt Nam từ đó đến nay
luôn là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong suốt chiều dài của lịch sử đất nước, nhân dân
các làng, xã của Nam Định đã đời đời kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha, góp phần
viết nên những thiên anh hùng ca bất hủ cho quê
hương đất nước.
Trống đồng Côi Sơn, phát hiện ở chân núi
Gôi, huyện Vụ Bản (1960)
Đền Đá, thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực thờ
ba vị tướng thời Hùng Vương
THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ PHƯƠNG BẮC


(179 TCN - 938)
Sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà đánh chiếm vào năm 179 TCN, đất nước bước vào một
thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm. Nam Định lúc đó nằm trong quận Giao Chỉ.
Do điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, vùng đất Nam Định trở thành một trung
tâm nông nghiệp từ rất sớm.
Trên cơ sở một nền văn hoá bản địa vững chắc thể hiện
bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống mà cốt lõi là
ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quê hương, đất
nước, cư dân Nam Định cổ đã tiếp thu những yếu tố văn
hoá mới, làm phong phú thêm văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, nét bao trùm lên lịch sử
thời kỳ Bắc thuộc trên đất Nam Định vẫn là cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ và âm mưu
đồng hoá của phong kiến ngoại bang, mà tiêu biểu là nhân dân Nam Định nói chung và đặc
biệt là phụ nữ, đã hăng hái tham gia và nhanh chóng đứng dưới ngọn cờ nghĩa của Hai Bà
Trưng (Đầu năm 40) chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán. Theo tư liệu lịch sử hiện có,
Nam Định có tới 20 tướng lĩnh cả nam lẫn nữ tham gia cuộc khởi nghĩa này. Dấu tích về
các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa tập trung nhiều ở huyện Vụ Bản, như: Lê Thị Hoa ở
Phú Cốc, Chu Liên Hoa ở làng Vậy, Dung Nương và Phương Dung ở làng Cựu, Trần Cao
Đạo ở làng Riềng, Bùi Công Mẫn ở xã Trung Thành...
Năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Sau bốn năm chiến đấu
anh dũng, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Lý Bí lên ngôi, xưng Hoàng Đế, xây dựng
nước Vạn Xuân độc lập. Đóng góp vào cuộc khởi nghĩa này, Nam Định có tướng quân
Hoàng Tề ở làng Lập Vũ (nay thuộc xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản). Ông được Lý Bí
phong chức Túc vệ tướng quân, ban gươm báu và luôn cho hầu bên mình. Khi Lý Bí qua
đời, Hoàng Tề theo Triệu Quang Phục chiến đấu trong căn cứ đầm Dạ Trạch (nay thuộc
tỉnh Hưng Yên).
Những tấm gương đó là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân Nam Định và trở thành một
truyền thống quý báu của địa phương, thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất và sức sống
mãnh liệt của nhân dân Nam Định nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Nhờ tinh thần đó mà
nhân dân ta đã giành lại được độc lập vào thế kỷ X.
Đền Vụ Nữ, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản thờ nữ

tướng Mai Thị Hồng, thời Hai Bà Trưng
VÙNG ĐẤT NAM ĐỊNH DƯỚI THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
(938-1009)
Vào cuối năm 938, nhân cơ hội Kiều Công Tiễn phái người sang
cầu cứu nhà Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung lập tức điều
động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn vương
Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, thống lĩnh đại quân
tiến đánh nước ta. Nền độc lập của dân tộc vừa mới được phục hồi
lại bị đe doạ nghiêm trọng cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Đất nước lại đứng trước cuộc thử
thách mới hết sức gay go, ác liệt. Trước yêu cầu của lịch sử, Ngô Quyền xuất hiện và trở
thành trung tâm đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, trung tâm tập hợp và quy tụ mọi
nguồn sức mạnh của dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền là một mốc son vàng
chói lọi của dân tộc Việt Nam ta. Nó chấm dứt vĩnh viễn hiểm hoạ nô dịch và đồng hoá
hơn nghìn năm của kẻ thù phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài và phục hưng
toàn diện của dân tộc. Tham gia vào chiến công chói lọi đó không thể không nhắc đến
những người con ưu tú của đất Nam Định như tướng quân Trần Lãm, Tả tướng tiên phong
Nguyễn Công Thành (Người còn có công lập ra Nguyễn Gia trang tức làng hoa Vị Khê nổi
tiếng sau này).
Sau khi Ngô Quyền mất, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Các hùng trưởng đua nhau
nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ... Bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh
nhau làm trưởng, không ai chịu thống thuộc vào ai”. Đất Nam Định dần dần trở thành nơi
hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương. Và Đinh Bộ Lĩnh - người anh hùng
“tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời” - không thể không tìm về
vùng đất duyên hải cửa sông này. Với nhiều cách thức khác nhau, nhân dân địa phương đã
tích cực tham gia vào sự nghiệp thống nhất đất nước thế kỷ X của Đinh Bộ Lĩnh. Dù trực
tiếp hay gián tiếp, những người có tên họ cụ thể và cả
những người không được nhắc đến đều góp phần làm
chuyển đổi về căn bản thế và lực của Đinh Bộ Lĩnh trên
đất này. Năm 968, sau khi đánh thắng được các sứ quân,
hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc

hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu mới là Thái Bình. Nam Định, vùng
đất căn bản của Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp thống nhất đất nước trước đây giờ thành
yếu địa cho sự tồn vong của triều đình Hoa Lư. Đồng thời với việc dồn tâm sức xây dựng
triều đình Hoa Lư là việc Đinh Bộ Lĩnh lo củng cố và xây dựng lực lượng ở vùng đất Nam
Định. Những chứng tích cho chiến công của nhân dân Nam Định được ghi lại ở rất nhiều
thần phả các ngôi đền thờ trên khắp các vùng của Nam Định, đặc biệt là sự hình thành của
Cánh cửa tiền đường đền Xám (thế kỷ
XVI - XVII), thờ Trần Lãm, thôn Lạc
Đạo, xã Hồng Quang huyện Nam
Trực
Đình Thượng Đồng, xã Yên Tiến huyện Ý Yên thờ
Đinh Tiên Hoàng
làng nghề La Xuyên mà tổ sư nghề mộc là ông Ninh Hữu Hưng - Công tượng lục phủ giám
sát tướng quân của Đinh Tiên Hoàng.
Lê Hoàn không phải người Nam Định, nhưng lại gắn bó với Nam Định từ rất sớm, lập
được nhiều chiến công và được vua Đinh đặc biệt tin dùng, thăng lên chức Thập đạo tướng
quân, tổng chỉ huy quân đội của quốc gia Đại Cồ Việt. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bị sát
hại, con nhỏ nối ngôi, Lê Hoàn nhiếp chính làm phó vương. Trước nguy cơ tiến công xâm
lược của nhà Tống, Thái hậu Dương Vân Nga và các triều thần đã suy tôn Lê Hoàn lên
ngôi Hoàng đế, đảm lãnh sự nghiệp tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Di tích và truyền thuyết còn lưu lại những Bến Ngự, Cầu
Ngự, nơi Thái hậu Dương Vân Nga về huy động lương
thảo phục vụ chiến trường, về lão La người La Xuyên
được Lê Hoàn truy tặng tước hiệu Đinh điện quan đại thần
vì có công lớn trong chiến đấu, về Tả tướng quân Hoàng Thiện Tâm (được thờ ở đình làng
Hạ Kỳ - Nghĩa Hưng).
Sau chiến thắng, người dân vùng đất Nam Định lại tiếp tục cày ruộng, đánh bắt cá và làm
muối, dân Vị Khê tiếp tục trồng hoa, dân La Xuyên đến Hoa Lư sửa sang thành quách và
cung điện.
Vùng đất Nam định từ thế kỷ XI-XV

TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV
Lộ Hải Thanh, phủ Ứng Phong thời Lý
Các triều Ngô - Đinh và Tiền Lê đã có công lớn lao trong sự
nghiệp bảo vệ nền độc lập còn non trẻ, thống nhất đất nước và
khẳng định vị thế của một quốc gia tự chủ, nhưng để đất nước
tiếp tục đi lên cần có những cải cách toàn diện và sâu sắc.
Triều Lý thành lập năm 1009 không chỉ đơn giản là sự thay
thế vương triều mà thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam,
Đình La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, thờ
Ninh Hữu Hưng, ông tổ nghề mộc có công xây
dựng thành Hoa Lư ở thế kỷ X
Tấm bia thời Lý (1118) ở chùa Nghĩa Xá
(Viên Quang tự), xã Xuân Ninh, huyện
Xuân Trường
mở ra thời kỳ phát triển mới cho dân tộc. Là một vương triều thực thi những chính sách cởi
mở, triều Lý đã đưa quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ.
Cùng với sự chuyển mình của cả nước, Nam Định vốn từng là vùng đất căn bản dưới thời
Ngô, Đinh và Tiền Lê đã nhanh chóng trở thành một vùng trọng yếu của quốc gia Đại Việt
thời Lý. Nằm trong lộ Hải Thanh, phủ Ứng Phong, về đại thể, vùng đất này tương đương
với đất của các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực và một phần của hai huyện
Trực Ninh, Nghĩa Hưng hiện nay.
Trên mảnh đất này đã sản sinh ra những nhân vật lịch sử mà sự nghiệp của họ đã đi vào
huyền thoại với những sự kỳ tích chẳng những bao trùm lên toàn bộ vùng đất Nam Định
thời Lý mà còn là hiện tượng mang tầm vóc quốc gia. Đó là các vị thiền sư Dương Không
Lộ, Nguyễn Minh Không và Giác Hải.
Không Lộ là một thiền sư tài trí hơn người đã có công lao giúp
dân mở mang đất đai, chấn hưng văn hoá và nhất là đã mở ra
một kỷ nguyên mới cho nghề đúc đồng, một kỹ thuật có vai trò
to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hoá không chỉ
riêng cho Nam Định mà cả quốc gia Đại Việt khi đó. Sự tích và

công lao của ông đã in sâu trong ký ức của nhân dân địaphương. Hầu như ngôi chùa cổ nào
trên đất Nam Định có nguồn gốc kiến tạo từ thời Lý đều thờ ông. Hơn thế, về sau này, ở tất
cả những nơi có nghề đúc đồng truyền thống đều tôn ông lên thành Tổ nghề để thờ phụng.
Tại chùa Phổ Minh, Nam Định từng có một vạc đồng được xếp vào hàng đại khí, tương
truyền đều do Không Lộ chế ra.
Minh Không vốn là người Đàm Xá, Đại Hoàng (nay thuộc Ninh Bình) nhưng sự nghiệp
của ông hưng vượng từ đất Giao Thuỷ. Ông từng nhiều năm theo học thiền sư Từ Đạo
Hạnh và nhận pháp danh là Minh Không. Sau khi đã chứng ngộ Chân không Bát nhã, Minh
Không về trụ trì chùa Giao Thuỷ. Ông nổi tiếng là một thiền sư không chỉ thông kinh bác
quyển mà còn giỏi nghề thuốc, có thể chữa được các bệnh nan y. Do có công chữa bệnh
cho vua Lý Thần Tông mà được triều Lý phong làm Quốc sư.
Thiền sư Giác Hải cũng là người lộ Hải Thanh. Tài danh của Thiền sư sớm đồn vang khắp
thiên hạ, trong giới sư tăng cũng như dân chúng đều hết sức khâm phục, mến mộ. Vua Lý
Nhân Tông mỗi khi về hành cung Ứng Phong đều ghé về chùa thăm ông trước và thường
“Lấy lễ tiếp đãi như thầy” (Thiền Uyển tập anh, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1990, tr 139). Cảm
phục hai Thiền sư Giác Hải và Thông Huyền, vua Nhân Tông đã từng làm bài thơ khen
ngợi:
Giác Hải lòng như biển
Thông Huyền đạo rất huyền
Thần thông kiêm biến hoá
Một Phật, một thần tiên.
Chùa Keo (Thần Quang tự), làng Hành
Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân
Trường thờ Dương Không Lộ Thiền sư
thế kỷ XII
(Thơ văn Lý - Trần, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1997, t.1, tr77).
Vùng đất Giao Thuỷ có các vị Pháp sư như Không Lộ, Minh Không và Giác Hải, những
người thường xuyên được vua mời vào Kinh hoặc đến chùa vấn kế, chứng tỏ đây là nơi hội
tụ đủ những điều kiện để sản sinh ra những nhân tài danh tiếng được cả nước biết đến.
Một trong những thành tựu lớn của vương triều Lý là ổn định cương giới phía Nam. Tại

chùa Cổ Chất (Phổ Quang tự) thuộc xã Phương Định (gần Cổ Lễ) hiện còn thờ 3 người
thời Lý Nhân Tông có công đánh Chiêm Thành, mở mang đất đai xây dựng làng xóm. Đó
là Nguyễn Công Tham, Nguyễn Công Văn và Nguyễn Công Phạm.
Dưới thời Lý, Nam Định không những là một cửa ngõ của cả vùng châu thổ sông Hồng mà
còn là một trung tâm kinh tế quan trọng. Các vua Lý đã dành sự quan tâm đặc biệt cho
vùng đất này. Qua các tư liệu lịch sử, ta biết trên đất Nam Định xưa, nhà Lý đã cho xây ít
nhất hai hành cung làm nơi cho vua dừng chân nghỉ lại trong những lần đi kinh lý vùng đất
này đó là Hải Thanh và Ứng Phong. Các vua Lý, đặc biệt là Lý Nhân Tông trong suốt 56
năm trị vị đất nước, sử chép 19 lần vua ngự giá tới các hành cung thì 11 lần ông tới xem
cày hoặc xem gặt tại hành cung Ứng Phong.
Dấu hiệu suy vong của triều Lý bắt đầu bộc lộ từ thời vua Lý Cao Tông (1176-1210) lên
nắm quyền, nhất là từ sau khi Thái uý Tô Hiến Thành qua đời vào năm 1179. Đúng lúc
triều Lý bất lực trong việc điều hành đất nước, vùng đất Nam Định lại là nơi hưng khởi của
nhà Trần, một triều đại đầy sức sống đã đưa quốc gia Đại Việt phát triển lên một tầm cao
mới.
Nhà Trần hưng nghiệp
Quê gốc hoàng tộc họ Trần ở hương Tức Mặc, xã Lộc Vượng (nay
thuộc ngoại thành Nam Định), là một vùng đất có vị thế đẹp, sông
lớn bao bọc ba mặt. Từ thời Lý, đây đã là một trung tâm kinh tế, văn
hoá phát triển. Ngay tại Tức Mặc, thời Lý đã có chùa Phổ Minh, một danh lam nổi tiếng
với đỉnh đồng kỳ vĩ được xếp vào hàng “tứ đại khí” của nước Đại Việt.
Năm 1209, khi trong triều Lý có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá, Thái
tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) giúp
đỡ. Trong thời gian này, Thái tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai
của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc
(thuộc tướng của Phạm Bỉnh), đưa vua Lý trở lại Kinh đô. Trần Lý được phong làm Minh
tự, cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Sau khi Trần Lý bị
một phe phái nổi loạn giết hại, người con thứ là Trần Tự Khánh được vua Lý phong tước
Thuận Lưu bá.
Năm 1211 Thái tử Sảm lên ngôi, lấy hiệu là Lý Huệ Tông, đón Trần Thị Dung về cung lập

làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính. Huệ Tông là người
yếu đuối, lại bị thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông,
người chức cao, quyền lớn nhưng “không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược
Đền Trần ngoại thành Nam Định
không quyết đoán, chính sự ngày càng đổ nát” (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđđ, t I, tr 336).
Năm 1216, lấy cớ Nguyên phi Trần thị làm phản, Đàm thái hậu buộc bà tự vẫn. Trước tình
thế bức bách, không còn cách nào khác, Lý Huệ Tông đã phải bí mật rời khỏi Hoàng cung,
cùng Trần thị trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh.
Năm 1217, Lý Huệ Tông phát bệnh cuồng, không còn làm chủ được bản thân, các danh y
trong nước được mời đến nhưng không thể chữa nổi, mọi việc vua đều uỷ quyền cho Trần
Thủ Độ khi ấy là Chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Trần Thủ Độ đã sắp đặt để Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh lấy hiệu
là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và một
năm sau đó vào tháng 12 năm 1225, Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần khởi
nghiệp đế.
Kế nghiệp nhà Lý khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, họ Trần đã phải
chống trọi với bao thử thách, khó khăn. Khi đất nước tạm yên, vào mùa thu năm 1231 vua
Trần Thái Tông (Trần Cảnh) mới có dịp chính thức về cố hương Tức Mặc, dâng lễ miếu,
mở yến tiệc thết đãi và ban lụa cho các bô lão trong hương.
Đầu năm 1258, quân Nguyên Mông ào ạt vượt qua biên giới, tiến công vào nước ta. Sau
trận đầu thất lợi ở Bình Lệ Nguyên, nhà Trần quyết định rút lui khỏi Kinh thành Thăng
Long, xuôi theo sông Hồng về đóng giữ ở Thiên Mạc. Trong khi đó, Linh Từ Quốc mẫu
đưa Thái tử và vợ con các tướng tá về lánh nạn ở khu vực hành cung Tức Mặc. Không chỉ
lo việc chăm sóc hoàng tộc, bà còn đi thu thập tất cả những vũ khí còn cất trong các thuyền
đi lánh nạn để gửi ra cho quân đội đang trực tiếp chiến đấu. Hành cung Tức Mặc trở thành
một hậu cứ lợi hại của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất.
Năm 1262, Thượng hoàng Trần Thái Tông đích thân đến Tức Mặc để xem xét việc mở
rộng hành cung, nhà Trần đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường và cho xây dựng
thêm một cung điện mới là cung Trùng Quang dành cho Thượng hoàng. Lại xây riêng một
khu dành cho các vua nối ngôi về chầu gọi là cung Trùng Hoa. Ngôi chùa có từ thời Lý ở

phía Tây cung Trùng Quang được tu tạo và mở rộng gọi là chùa Phổ Minh.
Đầu năm 1285, hai cánh quân bộ của giặc Nguyên vượt qua biên giới của Đại Việt. Trước
sức tiến công ào ạt của quân địch, nhà Trần một mặt triển khai lực lượng trấn giữ những
nơi hiểm yếu và bố trí một trận đánh chặn bước tiến của địch trên sông Hồng, mặt khác
chủ động tổ chức cuộc rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Hành cung Thiên Trường
và Trường Yên trở thành nơi tập kết và củng cố lực lượng. Ngày 7-6-1285, quân ta do đích
thân Thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông chỉ huy đã tiến công đánh tan quân địch ở
Trường Yên. Chưa đầy một tháng sau, ngày 9-7-1285, quân Nguyên bị quét sạch khỏi bờ
cõi nước ta. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai của dân tộc ta toàn thắng.
Sau thất bại thảm hại năm 1285, đế quốc Mông - Nguyên vẫn không cam tâm từ bỏ ý đồ
xâm lược nước ta, nhà Nguyên đã huy động tới 50 vạn quân không kể phu phục dịch cùng
500 chiến thuyền cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba. Với những kinh nghiệm tích
luỹ được qua hai cuộc kháng chiến trước, một mặt nhà Trần chủ động tổ chức một cuộc rút
lui chiến lược khiến quân địch không biết được bộ chỉ huy kháng chiến và đại quân ta ở
đâu, mặt khác thực hiện kế hoạch tiêu diệt đoàn thuyền chở 17 vạn thạch lương do Trương
Văn Hổ chỉ huy và bí mật xây dựng trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng, chuẩn bị chiến
trường cho một trận quyết chiến chiến lược.
Hết hi vọng đánh nhanh, thắng nhanh và sợ bị tiêu diệt, ngày 30-03-1288, Thoát Hoan ra
lệnh cho đại quân rút lui về nước, nhưng kế hoạch rút chạy của chúng đã không thành
công. Đoàn binh thuyền của địch đã đã bị đánh tan trên sông Bạch Đằng ngày 9-4-1288. Ý
chí xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên hoàn toàn bị đè bẹp. Vua Trần đã để lại đời sau hai
câu thơ bất hủ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã;
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Năm 1305, vua Trần Anh Tông cho xây tháp Phổ Minh. Toà tháp có 13 tầng
xây trên một bệ kiệu bằng đá trang trí viền cánh sen cao tới gần 20m. Đây là
một công trình kiến trúc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và có giá trị nghệ
thuật. Toà tháp đã tạo thêm vẻ bề thế cho quần thể kiến trúc chùa Phổ Minh.

Tức Mặc không chỉ gắn bó với các Thái Thượng hoàng mà còn là nơi sinh ra và nuôi
dưỡng khí chất cho nhiều hoàng thân quốc thích nhà Trần, mà trong số đó nhiều người trở
thành những nhân vật kiệt xuất. Tiêu biểu trong số đó là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc
Tuấn. Gắn bó với khu vực hành cung Thiên Trường còn phải kể đến những nhân vật lịch
sử lỗi lạc như Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải và Chiêu Văn Đại vương Trần
Nhật Duật.
Có một vị trí như kinh đô thứ hai sau Thăng Long, hành cung
Thiên Trường sớm trở thành một trung tâm văn hoá, đất Nam
Định đã nổi lên một nhân tài kiệt xuất, đỗ Trạng nguyên khi tròn
13 tuổi đó là Nguyễn Hiền.
Triều Trần bắt đầu bước vào thời kỳ suy vi từ sau khi thượng hoàng Minh Tông qua đời
vào năm 1357 và buộc phải rời bỏ vũ đài chính trị vào năm 1400.
Trị vì đất nước 175 năm, triều Trần đã có những đóng góp hết sức lớn lao với lịch sử dân
tộc. Với hào khí Đông A, nhà Trần đã đưa đất nước vào một thời kỳ thịnh trị bằng những
thành tựu đặc sắc trên mọi phương diện quân sự, kinh tế và văn hoá. Những người con ưu
tú của đất Nam Định thời Trần mà tiêu biểu là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn,
nhưng ông vua anh hùng như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông... đã
trở thành những vị thánh trong lòng dân, được thờ phụng ở khắp mọi miền của đất nước.
Chùa tháp Phổ Minh
Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Thành
phố Nam Định
NAM ĐỊNH TRONG THẾ KỶ XV
Dưới thời thuộc Minh.
Năm 1407, sau khi đánh bại cuộc kháng kháng chiến của nhà Hồ, giặc Minh bắt đầu thiết
lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta, chúng chia nước ta làm 15 phủ. Phần đất Nam
Định lúc ấy thuộc phủ Kiến Bình và Phụng Hoá.
Cùng với cả nước, đất Nam Định trong suốt thời kỳ quân Minh đô hộ chưa khi nào nguôi
tắt ngọn lửa đấu tranh dưới nhiều hình thức của nhân dân chống quân xâm lược. Ngay
trong những ngày tháng đầu tiên, người Nam Định đã tiến hành khởi nghĩa chống giặc
Minh mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.

Nhân dân Nam Định trong khởi nghĩa Lam Sơn.
Gia phả, truyền thuyết ở các làng Tương Loát (Ý Yên), Bách Cốc (Vụ Bản), Vân Tràng
(Nam Trực) phản ánh phần nào việc tham gia của nhân dân Nam Định vào công cuộc
khácg chiến chống Minh dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lê Lợi - Nguyễn Trãi những năm
1417-1427.Những người thợ rèn Vân Tràng đã cung
cấp dao, giáo mác, thiết lệnh, phi lao cho nghĩa quân
Lam Sơn. Tại làng Tương Loát có anh em Ngô Quý
Dật, Ngô Ái Tường cùng nổi dậy chống Minh. Bùi Ư
Đài, người làng Bách Cốc theo nghĩa quân được Lê
Lợi phong làm Thượng thư bộ Lễ... Đặc biệt theo tương truyền việc đánh thành Cổ Lộng là
vô cùng gian khổ. quyết liệt; trong đó có công lớn của bà Lương Minh Nguyệt, sau được
vua Lê Lợi phong là Kiến Quốc công trinh liệt phu nhân, cấp cho 100 mẫu ruộng... Sắc
phong năm Hồng Đức nguyên niên thời Lê Thánh Tông có ghi: ”...Bà ngang tiếng với vua
Trưng Vương”.
Nam Định trong sự nghiệp xây dựng nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527).
Vùng đất nam sông Hồng - trong đó địa bàn chủ yếu là Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình ngày nay, từ nửa cuối thế kỷ XV, được
triều đình nhà Lê quan tâm đặc biệt. Trên vùng ven biển Nam
Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả to lớn của nhân dân Đại Việt đó là việc
khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức, một con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên
của vùng châu thổ.
Trong vòng 100 năm của thời Lê sơ, Nam Định có đến 22 tiến sĩ (chiếm gần 1/4 tổng số
đại khoa của Nam Định trong suốt lịch sử thi cử Nho học 1075-1919). Đại bộ phận số đại
Đinh Ruối, thôn Ngọc Chuế, xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên
(thế kỷ XVIII), thờ bà Kiến quốc phu nhân Lương Thị
Minh Nguyệt
Trạng nguyên Lương Thế Vinh
khoa này đều đỗ vào nửa sau thế kỷ XV, cho nên có thể nói Nho học ở Nam Định đã thực
sự có bước phát triển mới từ sau sự kiện Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (1463).
Nam Định dưới thời thuộc Minh

Năm 1407, sau khi đánh bại cuộc kháng chiến của nhà Hồ, giặc Minh bắt đầu thiết
lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta nhằm phục vụ chương trình “bình định” và
thi hành chính sách thống trị, đồng hóa của chúng trên tất cả các mặt hành chính,
quân sự và văn hóa.
Tháng 4-1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ - như một địa
phương của quốc gia phong kiến nhà Minh. Bằng hành động này, nhà Minh đã bộc lộ rõ
ý đồ không chỉ chiếm đóng mà còn vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sáp nhập hẳn vào đế quốc
Minh như tên gọi và đơn vị hành chính mà các đế chế đô hộ phương Bắc đã dùng từ nửa
thiên niên kỷ trước.
Dưới quận, nhà Minh chia ra làm 15 phủ. Phần đất Nam Định lúc ấy thuộc hai phủ Kiến
Bình và Phụng Hóa.
Phủ Phụng Hóa tương đương với phủ Thiên Trường cuối thể kỷ XIV, gồm bốn huyện là
Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thủy và Thận Uy. Bốn trong số chín huyện thuộc phủ Kiến
Bình thuộc về đất Nam Định là Ý Yên, An Bản, Vọng Doanh và Đại Loan. Cả hai phủ
thuộc tỉnh Nam Định đều bị nhà Minh đổi tên. Kiến Hưng đổi thành Kiến Bình với ý
nghĩa xây dựng, kiến lập sự yên ổn, vững chắc, Thiên Trường đổi thành Phụng Hóa hàm
ý tuân theo sự giáo hóa, cải hóa của nhà Minh.
Trong vùng châu thổ Bắc Bộ bao gồm các phủ Giao Châu, một phần phủ Bắc Giang,
Lạng Giang, Kiến Bình, Tân An, Kiến Xương, Phụng Hóa, Trấn Man – nơi tập trung
đến gần một nửa binh lực thường trực của quân Minh, chúng đặc biệt chú trọng tới vị trí
chiến lược quân sự ở vùng đất Nam Định. Không phải ngẫu nhiên mà vệ quân đóng ở
Kiến Bình mang huyện Giao Châu hậu vệ, có nghĩa đây là cứ điểm gắn liền với hệ
thống có nhiệm vụ bảo vệ trung tâm đầu não của Minh ở Đông Quan.
Thủ phủ của Kiến Bình đồng thời là doanh sở của Giao Châu hậu vệ chính là thành Cổ
Lộng. Thành Cổ Lộng (còn có tên gọi dân gian là thành Cách do nằm ở địa phận ba làng
Cách – tên nôm của ba làng Bình Cách Thượng, Bình Cách Hạ và Thọ Cách) quân Minh
xây dựng vào khoảng trước năm 1408, nay thuộc địa phận xã Yên thọ, huyện Ý Yên. Cổ
Lộng còn khống chế vùng tụ hội của nhiều dòng chảy về sông Đáy như sông Nguyệt
Đức, Hoàng Long, Sinh Quyết, tạo thành một loạt ngã ba sông hiểm yếu như Gián
Khẩu, Đồng Định, Non Nước dẫn đi nhiều ngả lên phía Ninh Bình, Hà Nam. Thành

nằm giữa một vùng chiêm trũng của Nam Định xen lẫn đồi núi bao bộc, khiến cho Cổ
Lộng trở thành căn cứ quân thủy.
Địa bàn Nam Định không chỉ là nơi giặc Minh tập trung cao cố gắng kiểm soát, kiểm tra
giao thông,liên lạc, liên hệ, liên kết của cư dân, mà còn là địa bàn chúng ưu tiên chú ý
bình định, đồng hóa về văn hóa, tư tưởng. Cùng với chính sách “một mảnh giấy, một
nửa chữ cũng không để lại” do chính vua Minh ra lệnh, quân giặc còn phá hủy nhiều di
tích lịch sử văn hóa. Đất Nam Định là một địa bàn trọng điểm mà giặc Minh thực hiện
chính sách trên.
Tại phường Quán Đổ (sau làng Đô Quan, huyện Ý Yên), nơi có nghề đục chạm đá, có
ngôi đền thờ Trần Nhân Trứ - Thân vệ tướng đời Trần, tương truyền có các bộ đồ thờ,
tượng đều bằng đá. Thời giặc Minh đô hộ, chúng đã chất củi lẫn với thuốc súng đốt đền,
nay chỉ còn sót lại bệ đá hoa sen, đôi cầy đèn đá.
Chùa Phổ Minh – quê hương của các vua Trần, nơi có chiếc vạc đồng, sản phẩm của
nghề đúc đồng nổi tiếng của dân Đại Việt mà chính người Trung Hoa thời ấy cũng xếp
vào một trong “An Nam tứ đại khí”, cũng đã bị giặc Minh thiêu hủy./.
Vùng đất Nam Định từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
Những biến động chính trị
Sau thời kỳ phát triển toàn thịnh của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền dưới thời
Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng.
Các ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông rồi đến Cung Hoàng đều là những người
hèn yếu, lười biếng, ham mê hưởng lạc, nhưng lại tham lam, tàn bạo. Tại địa phương,
những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.
Trong bối cảnh rối ren, loạn lạc ấy đại diện cho tập đoàn phong kiến vùng ven biển Đông
Bắc là Mạc Đăng Dung đã giành được ngôi vua, thiết lập một vương triều mới vào năm
1527. Tuy có ban hành được một số chính sách tích cực, nhưng nhà Mạc vẫn không đưa
được đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn.
Năm 1553, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh là cháu xa đời Lê Thánh Tông lên làm vua ở đất
Ai Lao, sau đưa về Thanh Hóa khôi phục nhà Lê hình thành nên cục diện mà sử gọi là
Nam - Bắc triều kéo dài từ 1533 đến 1592.

Vua Lê có Nguyễn Kim sau đó là họ Trịnh phò tá chiếm giữ vùng đất từ Thanh Hóa trở
vào gọi là Nam triều. Sau khi Nam triều về cơ bản đã giành được thắng lợi trước họ Mạc
thì mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt tới mức làm bùng nổ cuộc
xung đột vũ trang mới, kéo dài từ 1627 đến 1672. Kết cục của cuộc chiến tranh này là sự
chia cắt đất nước thành hai miền. Mãi tới năm 1786, với sự kiện quân Tây Sơn tiến công ra
Bắc, ranh giới sông Linh Giang (sông Gianh) mới bị xóa bỏ, tạo tiền đề cho sự thống nhất
đất nước.
Nằm trong vùng cửa sông, có vị trí chiến lược quan trọng, lại có đồng bằng trù phú, đông
người nhiều của, đã từng có kho lương thực và vũ khí rất lớn ở Vị Hoàng, Nam Định đã
chứng kiến rất nhiều trận chiến lớn ác liệt giữa Nam - Bắc triều, Trịnh - Tây Sơn. Các trận
chiến diễn ra ở vùng đất này chủ yếu là thủy chiến.
Trong chiến thắng vang dội giải phóng đất nước của quân Tây Sơn mùa xuân năm 1789 có
phần đóng góp xứng đáng của nhân dân Sơn Nam Hạ nói chung, Nam Định nói riêng thể
hiện qua văn bia ở các đình, đền trong vùng và đặc biệt là lễ hội ăn Tết “Mùng cùng” tại
làng Lương Kiệt.
Chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nhân dân vùng đất Nam Định vẫn sống chủ yếu nhờ vào
nông nghiệp. Trong tình hình chính trị biến động rối ren, để duy trì và bảo vệ cuộc sống
của mình, người nông dân Sơn Nam phải tự mình lo mở rộng các công trình thủy lợi, bảo
vệ đê điều và tăng cường khai hoang mở rộng diện tích canh tác. Một ví dụ điển hình
không chỉ riêng cho Nam Định mà cho cả vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ là sự mở rộng
phạm vi làng của xã Quần Anh huyện Hải Hậu vào các thế kỷ XVI - XVIII.
Nhờ đồng đất màu mỡ phù sa, người nông dân cần cù sáng tạo nên vùng đồng bằng Sơn
Nam, trong đó có Nam Định, vào thế kỉ XVIII là nơi khá trù phú so với các nơi khác.
Về kinh tế thủ công nghiệp, nhiều nghề vốn đã có ở Nam Định từ sớm như dệt vải ở Thiên
Bản, nghề làm đồ mộc ở La Xuyên, rèn Vân Tràng, nghề đóng thuyền ở Giao Thủy, nghề
dệt chiếu, nghề làm gạch ngói đặc biệt là nghề làm muối ở dải bờ biển phủ Thiên Trường,
Nghĩa Hưng... đến thế kỷ XVI đã có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh những ngành nghề
truyền thống, có một số nghề mới được nhập vào. Chẳng hạn nghề đan lát tại làng Vĩnh
huyện Ý Yên cuối thế kỷ XVII.

Nhìn chung, các nghề thủ công đã bắt đầu có xu hướng hình thành các làng nghề. Ngoài
các làng nghề chuyên chế biến thủy, hải sản, làm mắm và nấu rượu..., vào đầu thế kỷ
XVIII đã xuất hiện loại hình làng chuyên buôn bán, trong đó Báo Đáp là một điển hình.
Tuy nhiên, các làng thủ công và làng buôn vẫn chưa hoàn toàn tách rời khỏi nông nghiệp.
Vào thế kỷ XVII - XVIII, ở Nam Định đã có một mạng lưới chợ khá dày đặc, nổi lên giữa
một mạng lưới chợ và thị trường địa phương rộng lớn ấy là một số đô thị đang hình thành
và phát triển. Ở hai xã Tức Mặc và Năng Tĩnh, thuộc huyện Mỹ Lộc đã xuất hiện và phát
triển một khu thương mại đó là chợ Vị Hoàng. Tại đây cũng hình thành một số dãy phố
chính như phố Vị Hoàng, phố Đông Mặc, phố chợ Kim Lũ. Phía giáp bờ sông Đào, nơi
bến Đò Quan có phố Nứa, phố Hàng Thóc, phố Bến Ngự. Vào sâu, về phía tây có phố
Hàng Đồng, Hàng Tiện, Hàng Sắt...Có thể nói, Vị Hoàng bước đầu trở thành một khu đô
thị mà phần thị đang có xu hướng phát triển hòa nhịp với một loạt đô thị ven sông biển vào
thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ.
Chuyển biến trong đời sống văn hóa.
Theo thống kê, trong khoảng thời gian dưới triều Mạc và Lê - Trịnh, đất Nam Định đã có
26 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên). Trong đó nhiều nhất là huyện Nam Trực (11 người),
tiếp đó là huyện Ý Yên (4 người) rồi đến huyện Nghĩa Hưng (3 người).
Trong số 3 vị trạng nguyên người Nam Định, có một vị đỗ đạt và làm quan dưới triều Mạc.
Đó là Trạng nguyên Trần Văn Bảo (1524 - 1586). Ông quê ở làng Cổ Chử, huyện Giao
Thủy (nay thuộc xã Hồng Quang huyện Nam Trực. Ông đỗ năm Canh Tuất (1550), khi 27
tuổi, được phong tước hầu, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại, đã từng được cử đi sứ
nhà Minh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×