Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản nuôi tại công ty cổ phần thiên thuận tường thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.63 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHẠM THÙY LINH

Tên đề tà i:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÕNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI
SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY ĐỨC HẠNH
MARPHAVET

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHẠM THÙY LINH

Tên đề tà i:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÕNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI
SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY ĐỨC HẠNH
MARPHAVET


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:Chính quy
Chuyên ngành:Chăn nuôi thú y
Lớp: K45 – CNTY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Duy Hoan

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, trại lợn liên kết của công ty CP thuốc thú y Đức
Hạnh Marphavet. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình dạy dỗ dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, xã Trung Thành, thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập, giúp em hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

thầy giáo GS.TS


Nguyễn Duy Hoan đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tậ n
tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại
học này.
Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt
kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình
và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước
mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Phạm Thùy Linh

năm 2017


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung ...............................21
Bảng 3.1: Phác đồ điều trị bệnh .......................................................................41
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả thực tập tại công ty CP thuốc thú y Đức
Hạnh Marphavet.............................................................................44
Bảng 4.2: Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin ...................................................47
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp sau khi đẻ của đàn lợn nái
sinh sản tại trại ...............................................................................52

Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó của đàn lợn
nái theo giống.................................................................................54
Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó của đàn lợn
nái theo lứa đẻ ................................................................................55
Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó của đàn lợn
nái ở các tháng ...............................................................................57
Bảng 4.7: Kết quả điều trị một số bệnh sinh sản chính của lợn nái .................58
Bảng 4.8: Tỷ lệ phối giống đạt của lợn nái sau khi điều trị .............................59
Bảng 4.9: Kết quả công tác khác......................................................................60


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

HTNC : Huyết thanh ngựa chửa
MMA

: Mastitis Metritis Agalactia - Hội chứng viêm vú,viêm
tử cung và mất sữa

PRRS

: Porcine reproductive and respiratory syndrome - Hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn

Nxb


: Nhà xuất bản

Vit

: Vitamin


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích tiến hành ..................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu tiến hành...................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet .......................................
3
2.1.2. Trại Hải – làng Kiều – Bãi Sậy – Ân Thi – Hưng Yên........................... 5
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Đại cương về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn nái ..............
6
2.2.2 Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản ............................
13

2.2.3. Một số hiểu biết về thuốc phòng và trị bệnh sử dụng trong đề tài........ 26
2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước ........................................
29
2.3.1. Kết quả nghiên cứu trong nước .............................................................
29
2.3.2. Kết quả nghiên cứu trên thế giới ...........................................................
32
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH36
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 36
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 36
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 36
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành ......................................
37
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 37
3.4.2. Phương pháp tiến hành.......................................................................... 37


3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh sinh sản
ở lợn nái........................................................................................................... 39
3.4.4. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu ...................................................... 42
3.5. Phương pháp sử lý số liệu. ....................................................................... 43
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 44
4.1. Kết quả thực tập tại công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet ........ 44
4.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh ................................................................... 45
4.2.1. Công tác vệ sinh .................................................................................... 46
4.2.2. Công tác phòng bệnh............................................................................. 46
4.3. Công tác chăn nuôi ................................................................................... 48
4.4. Công tac chân đoan va điêu tri bênh ........................................................ 49
4.4.1. Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp sau khi đẻ của đàn lợn nái sinh sản
tại trại............................................................................................................... 52

4.4.2. Tình hình mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo giống tại cơ sở thực
tập ... 54
4.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo lứa đẻ tại cơ sở thực tập ...
55
4.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở lợn nái theo tháng ....................................... 56
4.4.5. Kết quả điều trị bệnh sinh sản ở lợn nái................................................ 58
4.4.6. Tỷ lệ phối giống đạt của lợn nái sau khi điều trị................................... 59
4.5. Công tác khác ......................................................................................... 60
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nganh chăn nuôi đã

có những bướ c phat triên

không ngưng va trơ thành ngành sản xuất quan trong trong nông nghiêp. Chăn
nuôi lơn đong vai tro rât lơn trong viêc đap ưng nhu câu thưc phâm cho ngươi
tiêu dùng va xuât khâu. Không nhưng thê, chăn nuôi lơn con cung câp nguyên
liêu cho san xuât công nghiêp, phân bon cho trông trot va giai quyêt viêc lam ,
tăng thu nhâp va giup ngươi dân thoat ngheo.
Chăn nuôi lơn theo phương thức công nghiêp cua nươc ta hiên nay đa

trơ thanh môt trong nhưng nghê phat triên nhanh vơi nhưn

g giông lơn cao

sản, lơn lai, nhưng tiên bô ky thuât vê thưc ăn, chăm soc nuôi dương va phong
trư dich bênh . Nhơ đo , chăn nuôi lơn đa co nhưng bươc phat triên vượt bậc
. Mô hinh chăn nuôi trang trai tâp trung phat triên rât

mạnh, nhưng trang

trai này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình chăn nuôi nhỏ
lẽ hô gia đinh, đap ưng nhu câu cua xa hôi va thuc đây phat triên kinh tê đât
nươc . Tuy nhiên, chăn nuôi cũng còn gặp rất nhiều khó

khăn do khi hâu

khăc nghiêt, nhưng biên đông cua nhiêt đô , đô âm va sư phức tạp cua dich
bênh đã làm sưc đê khang cua cơ thê vât nuôi bi giam sut , nêu không đươc
chăm soc nuôi dương tôt , vê sinh sach se thi rât dê bu

ng phat dich bênh .

Một trong những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái là bệnh về đường sinh dục,
ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và chất lượng đàn con, chi phí điều trị cao,
gây tổn thất về kinh tế , nêu không co cac biên phap phong bênh hơp ly va đ
iêu tri bênh hiêu qua thi se gây thiêt hai rât lơn cho chăn nuôi lơn noi riêng va
ngành chăn nuôi noi chung.


2


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, em đa tiên hanh chuyên đề khoa học:
“Thực hiện quy trình phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
lợn Công ty Đức Hạnh Marphavet”
1.2. Mục đích tiến hành
- Nắm được tỷ lệ mắc một số bệnh đường sinh dục trên đàn lợn nái
ngoại nuôi tại trại lợn liên kết của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh
Marphavet.
- Xây dựng phác đồ điều trị một số bệnh đường sinh dục trên đàn lợn
nái có hiệu quả.
1.3. Mục tiêu tiến hành
- Đánh giá đươc tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản trên đan lơn nái

ngoại

nuôi tai trai lợn liên kết của Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet.
- Xác định được hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sinh sản trên
đàn lợn nái, từ đó chọn ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet
Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12
năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: sản xuất vắc xin phòng
bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng,
chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi…

Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho xã
hội, định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, lựa chọn phân khúc
khách hang chăn nuôi có kĩ thuật, chuyên nghiệp, theo hướng công nghiệp
quy mô lớn. Ngay từ những ngày đầu tiên, hội đồng quản trị đã định hướng
cần phải đổi mới công nghệ, đổi mới dây truyền máy móc thiết bị, nâng cao
chất lượng, lấy phương châm: ”Hiệu quả sử dụng của bạn là sức mạnh của
chúng tôi” là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động và là tiền đề để Công ty
vươn lên phát triển trở thành một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam
sản xuất vắc xin, thuốc thú y chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến
xuất khẩu và cạnh tranh bền vững trong thời kì hội nhập. Sản phẩm của
Marphavet mang lại giá trị kinh tế và hiệu quả điều trị bệnh cao, hợp với hình
thức chăn nuôi trang trại công nghiệp quy mô lớn, kĩ thuật hiện đại. Đầu năm
2010, Ban Giám đốc công ty đã đàu tư hơn 195 tỷ đồng xây dựng nhà máy
thuốc thú y đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP/WHO với 3 dây
chuyền: Thuốc tiêm, thuốc dung dịch uống và thuốc bột, đưa vào sử dụng từ
cuối năm 2011. Đến nay, Công ty tiếp tục đầu tư thêm 250 tỷ đồng xây dựng
nhà máy vắc xin với 3 dây chuyền sản xuất vắc xin vi khuẩn, dây truyền vắc


4

xin vi rút trên tế bào và dây chuyền sản xuất vắc xin vi rút trên phôi trứng, cả
3 dây chuyền công nghệ Châu Âu đang đi vào hoạt động và cho kết quả tốt.
Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ chuyên
nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại, Marphavet có 5
công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn gồm: Công ty CP
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty cổ phần Nanovet, Công ty cổ phần
BMG, Công ty cổ phần Hoàng Đức Hiền, Công ty cổ phần Aboss. Với tổng
diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây

chuyền thuốc và vắc xin công nghệ cao. Trụ sở nhà máy đặt tại Xã Trung
Thành- Phổ Yên- Thái Nguyên và 12 chi nhánh khác trên cả Nước như: Chi
nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi
nhánh Đắk Lắk, Chi nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế,
Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội. Sản phẩm của
Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang trên 10
nước trên Thế giới. Hệ thống nhà phân phối và đại lý với số lượng hơn 8.000
đại lý. Marphavet có đội ngu nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000
CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ, 29 Thạc sỹ, trên 500
Bác sĩ thú y và Kĩ sư chăn nuôi, 15 Dược sĩ nhân y, 12 Cử nhân Công nghệ
sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 Cử nhân kinh tế,
Kế toán, Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh, Marketing, Cơ khí chế tạo
máy, Điện lạnh…có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở
nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngu công nhân
thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ
hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Vụ, Cục, Viện,
Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước.


5

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Ban lãnh đạo Công ty luôn đề cao
nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động.
Chính sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Lãnh đạo Công ty cộng với tinh thần
ham học hỏi, giao lưu, chia sẻ, không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ,
kinh nghiệm của CBCNV đã tạo nên sức mạnh tổng lực giúp Marphavet vươn
lên và khẳng định thương hiệu cũng như đứng vững trên thị trường trong
nước và quốc tế.
2.1.2. Trại Hải – làng Kiều – Bãi Sậy – Ân Thi – Hưng Yên
2.1.2.1. Quá trình thành lập

Trang trại sản xuất lợn giống siêu nạc của ông Nguyễn Văn Hải nằm
trên địa phận làng Kiều, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Trại được
thành lập năm 2011. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Văn Hải làm chủ
trại, có cán bộ kỹ thuật của riêng trại chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động
của trại.
- Trại lợn có khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà chuồng trại, nhà cho
công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động
khác của trại.
- Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống
chuồng trại cho 400 nái, bao gồm: 2 chuồng đẻ, mỗi chuồng có 50 ô, kích
thước 2,4 m × 1,6 m/ô; 2 chuồng bầu, mỗi chuồng có 250 ô, kích thước 2,4 m
× 0,65 m/ô; 1 chuồng đực giống + nái hậu bị có 20 ô, kích thước 5 m × 6 m; 6
chuồng thương phẩm mỗi chuồng có 20 ô, kích thước 5 m × 6 m, và 1 chuồng
úm có 20 ô, kích thước 5 m × 6 m. Cùng một số công trình phụ phục vụ cho
chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc…
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió đối với các chuồng đẻ, 4
quạt thông gió đối với các chuồng bầu, các chuồng thương phẩm, chuồng nái


6

hậu bị + đực giống và chuồng úm. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi
cửa sổ có diện tích 1,2 m², cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 50 cm. Trên
trần được lắp hệ thống chống nóng bằng nhựa.
Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: máy
đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng
liều tinh, nồi hấp cách thủy, dụng cụ và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
được đổ bê tông và có các hố sát trùng.

Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ 4 và
chuồng bầu
2. Nước tắm, nước xả gầm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể
lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.
01 quản lý kỹ thuật.
01 kế toán.
08 công nhân và 04 sinh viên thực tập
Với đội ngu công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn nuôi đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm,
thúc đẩy sự phát triển của trại.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Đại cương về cơ quan sinh sản và sinh lý sinh sản của lợn nái
2.2.1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục lợn nái
Cơ quan sinh dục của lợn nái bao gồm:
- Bộ phận sinh dục ngoài gồm: âm môn, âm vật, tiền đình.


7

+ Âm môn: Hay còn gọi là âm hộ (vulvae) nằm dưới hậu môn. Phía
ngoài âm môn có hai môi (labia pudenda). Hai môi được nối với nhau bằng
hai mép (rima vulae). Trên hai môi của mỗi âm môn có sắc tố màu đen và có
nhiều tuyến tiết (như tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến mồ hôi).
+ Âm vật (clitoris): Âm vật nằm ở phía dưới hai mép của âm môn,

giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại. Về cấu tạo, âm vật cũng
có các thể hồng như con đực.
+ Tiền đình (vestibulum): Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo.
Trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trong là âm đạo, phía ngoài có lỗ
niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ đàn hồi giữa và do hai lá niêm mạc gập
thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay
về âm vật, chúng có chức năng tiết dịch nhầy (Nguyễn Mạnh Hà và cs, 2003)
[10].
- Bộ phận sinh dục bên trong
+ Âm đạo: Âm đạo có chức năng chứa cơ quan sinh dục đực khi giao
phối đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ là ống
thải các chất dịch từ tử cung. Âm đạo có cấu tạo như một ống cơ có thành
dày, phía trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh che
lỗ âm đạo, âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp liên kết ở ngoài, lớp cơ trơn ở
giữa và lớp niêm mạc ở trong. Trên bề mặt niêm mạc có nhiều thượng bì gấp
nếp dọc. Âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm.
+ Tử cung (dạ con): Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng,
trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu, hai sừng tử cung nằm ở trước
xoang chậu, tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung
và được giữ bởi các dây chằng. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép.
Gồm hai sừng thông với 1 thân và cổ tử cung.
Sừng tử cung: dài 50 - 100 cm, hình ruột non thông với ống dẫn trứng.
Thân tử cung: dài 3 - 5 cm.


8

Cổ tử cung: dài 10 - 18 cm, có thành dày hình trụ, có các cột thịt xếp
theo kiểu cài răng lược thông với âm đạo.
Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc lớp cơ trơn

và lớp nội mạc.
+ Buồng trứng: Buồng trứng nằm trong xoang chậu, gồm một cặp, thực
hiện cả hai chức năng: ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh hormon sinh
dục cái). Buồng trứng được hình thành trong giai đoạn phôi thai, hình dáng và
kích thước của buồng trứng biến đổi theo giai đoạn của chu kỳ sinh dục và
chịu ảnh hưởng của tuổi, đặc điểm cá thể, chế độ dinh dưỡng…
Buồng trứng được bao bọc từ phía ngoài bởi một lớp màng liên kết sợi.
Phía trong buồng trứng được chia thành hai miền là miền vỏ và miền tủy.
Miền vỏ đảm bảo quá trình phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng.
+ Ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng gồm có phễu phần rộng và phần eo.
Phễu mở ra để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để ra tăng diện tích
tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần
rộng chiếm 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt
trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo tiếp nối với
sừng tử cung, nó có thành dầy hơn phần rộng và ít gấp nếp hơn. Vai trò cơ
bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ tinh của
ống dẫn trứng (1/3 phía trên của ống dẫn trứng) tiết ra các chất để nuôi dưỡng
noãn duy trì sự sống và ra tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các chất
nuôi dưỡng phôi trong mấy ngày trước khi phôi đi vào tử cung, nơi tiếp giáp
giữa phần eo và tử cung có vai trò điều khiển sự di chuyển của tinh trùng đến
phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung.
2.2.1.2. Sinh lý sinh sản của lợn nái


Sự thành thục về tính


9

Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh

dục đã phát triển cơ bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết, con
vật xuất hiện các phản xạ về sinh dục, khi đó trên buồng trứng có khả năng
thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ, biểu hiện của con vật là lông
mượt, tai thính, thường xuyên phá chuồng và nhảy lên lưng những con khác.
Sự thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, tính biệt và
các điều kiện ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng.
+ Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau:
những giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống
thuần hóa muộn, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn
những giống có tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003)[6] cho rằng: tuổi động dục đầu
tiên ở lợn nội (ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn sơ với lợn nội thuần, ở
lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng
cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc
động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80kg. Tuỳ theo giống, điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau.
Lợn ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158
ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần
đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.
+ Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý
Cùng một giống nhưng nếu điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý
tốt thì gia súc phát triển tốt, sự thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
+ Điều kiện ngoại cảnh


10

Khí hậu và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính gia
súc, những giống lợn nội nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường
thành thục về tính sớm.

Trong điều kiện chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng
ảnh hưởng tới tính thành thục sớm của gia súc cái. Theo Paul Hughes và
Tilton (1996)[35], nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ ngày với
thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn cái ngoài 90kg động dục là 165 ngày tuổi.
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài
hơn lợn nuôi chăn thả. Vì lợn nuôi chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng
hợp được sinh tố và có được tiếp xúc với lợn đực nhiều hơn nên có tuổi động
dục lần đầu sớm hơn.
+ Tuổi thành thục về tính của gia súc
Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc,
nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn
lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Theo Phạm Hữu Doanh và cs
(2003) [6] cho rằng: Không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở
thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh
dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả
sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần
đầu rồi mới cho phối giống.


Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp

+ Chu kỳ tính
Chu kỳ sinh dục được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính, nó tiếp
tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Sau khi thành thục
về tính gia súc cái bắt đầu hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hòa của hormon
tuyến yên, nang trứng tăng trưởng, thành thục, trứng chín và rụng. Mỗi lần
xuất hiện trạng thái rụng trứng như trên thì toàn bộ cơ thể cũng như cơ quan


11


sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh
lý. Các biến đổi lặp đi lặp lại theo chu kỳ như trên được gọi là chu kỳ động
dục (chu kỳ tính).
Theo Nguyễn Thiện và cs (1993)[26], chu kỳ tính của lợn nái thường
diễn ra trong phạm vi 19 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài
khoảng 3 - 4 ngày (lợn nội) hoặc 4 - 5 ngày (lợn lai, lợn ngoại), và được chia
làm ba giai đoạn: giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu), giai đoạn chịu đực
(phối giống), giai đoạn sau chịu đực (kết thúc).
Giai đoạn trước khi chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa
cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên
đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40h, với lợn nội là 25 - 30h.
Giai đoạn chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng
gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi
có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được phối
giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30h.
Giai đoạn sau chịu đực: lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực.
+ Thời điểm phối giống thích hợp
Thời điểm phối giống thích hợp: trứng rụng tồn tại trong tử cung 2 - 3h.
Tinh trùng sống trong âm đạo lợn cái 30 - 48h. Thời điểm phối giống thích
hợp nhất đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai cho phối vào chiều ngày thứ 3 và
sáng ngày thứ 4, tính từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội hơn một ngày vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ
3 do thời gian động dục ở lợn nái nội ngắn hơn. Thời điểm phối giống có ảnh
hưởng đến tỷ lệ đậu thai và sai con. Phối sớm hoặc phối chậm đều đạt kết quả
kém nên cho nhảy kép hoặc thụ tinh nhân tạo kép vào thời điểm tối ưu.
(Nguyễn Thiện và cs, 1993[26]).



12

+ Mang thai: thời gian mang thái của lợn trung bình là 114 ngày (113 115 ngày). Thời gian chửa của lợn nái được chia làm hai thời kỳ:
Chửa kỳ I: là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
Chửa kỳ II: là thời gian lợn chửa từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ
- Sinh lý đẻ
+ Quá trình sinh đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2006)[9], gia súc cái mang thai trong một
thời gian ngắn tùy từng loại gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ dưới tác
động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn đẻ,
đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi
là quá trình sinh đẻ.
Khi gần đẻ con cái sẽ có triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 tuần, nút
niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục, lỏng, sánh, dính và chảy ra ngoài.
Trước đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bắt đầu có những thay đổi, âm môn phù
to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu căng to, sữa bắt đầu tiết.
+ Giai đoạn tiết sữa và nuôi con
Khả năng tiết sữa của lợn nái phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng thức
ăn giống lợn và số lượng lợn con, lợn nái thường tiết sữa nhiều nhất vào tuần
thứ 2 - 3. Ở những giống lợn khác nhau thì khả năng tiết sữa khác nhau. Sự
tiết sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ do những kích thích vào đầu vú
gây nên, phản xạ tiết sữa của lợn nái tương đối ngắn và chuyển dần từ trước
ra sau. Thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tiết sữa, khi lợn con thúc
bú, những kích thích này chuyển lên vỏ não, từ vỏ não lại chuyển xuống vùng
Hypothalamus từ đó các luồng xung động tác động vào tuyến yên và tuyến
yên tiết ra kích tố Oxytocin, kích tố Oxytocin đến tuyến bào kích thích làm
cho lợn nái tiết sữa.


13


Qua theo dõi, sản lượng sữa và chất lượng sữa ở các vị trí vú khác nhau
cũng không giống nhau, các vú phía trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất
tốt, các vú phía sau nhìn chung kém hơn. Theo Trương Lăng (2000)[13] cho
biết: Vú phía trước lượng sữa tiết nhiều hơn (nên cố định cho lợn con sơ sinh
có khối lượng kém bú), vì Oxytocin theo máu đến tuyến vú phía trước sớm
hơn, kéo dài hơn lên vú trước nhiều sữa hơn.
Sản lượng sữa của lợn nái phụ thuộc vào số lợn và chất lượng thức ăn
vì thế trong giai đoạn lợn nái nuôi con thì thức ăn cho lợn nái cần đủ chất dinh
dưỡng. Chăm sóc lợn nái ăn với khẩu phần đẩy đủ chất dinh dưỡng không
những nâng cao sản lượng sữa mà còn giảm tỷ lệ hao mòn của lợn nái.
Ở lợn không có bể sữa do đó không thể đo lượng sữa bằng cách vắt sữa
mà chỉ có thể đo lượng sữa của lợn nái qua khối lượng đàn con.
Theo Trương Lăng (2003)[14] sữa lợn nái là nguồn thức ăn có đầy đủ
chất dinh dưỡng, không có loại thức ăn nào có thể so sánh bằng và thay thế
được. Do đó để tăng năng suất của lợn con phải thoả mãn nhu cầu tối đa trong
thời gian bú sữa.
2.2.2 Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản
 Bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau. Lợn
nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh song tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào yếu tốt vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu thực vật ở
mỗi vùng là khác nhau. Khi gia súc sinh đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó
phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn
thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh
truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… thường
gây viêm tử cung.


14


* Nguyên nhân bênh viêm tư cung
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [8] viêm tử cung là một quá trình
bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ
các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia
súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo cac tac gia Nguyên Xuân Binh (2000) [ 2], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2002) [15] bênh viêm tư cung ơ lơn nai thương do cac nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái
gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử
cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh sảy thai truyền
nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao… gây viêm.
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau
đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để
xâm nhập vào gây viêm.
Theo Đoan Kim Dung va Lê Thị Tài (2002) [7] cho biêt nguyên nhân
gây viêm tư cung la do vi khuân tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên câu
dung huyêt (streptococcus hemolitica) và các loạiProteus vulgais, Klebriella,
E.coli….
Theo Lê Văn Năm va cs


(1999) [18] cho răng , có rất nhiều nguyên

nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như : do thưc ăn ngheo dinh dương , do can
thiêp đơ đe băng dung cu hay thuôc san khoa sai ky thuât dân đên Muxin cua
chât


15

nhày các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa , kêt hơp vơi viêc chăm soc
nuôi dương bât hơp ly va thiêu vâ n đông đa lam châm qua trinh thu teo sinh
lý của dạ con (trong điêu kiên cai sưa binh thương da con trơ vê khôi lương
kích thước ban đầu khoảng 3 tuân sau đe ). Đây la điêu kiên tôt đê vi khuân
xâm nhâp vao tư cung gây bện h. Biên chưng nhiêm trung do vi khuân xâm
nhâp vao da con gây lên trong thơi gian đông đưc (vì lúc đó tử cung mở ) và
do thu tinh nhân tao sai ky thuât.
Bênh con xay ra do thiêu sot

vê dinh dương va quan ly : khâu phân

thiêu hay thưa protein trươc , trong thơi ky mang thai co anh hương đên viêm
tư cung. Lơn nai sư dung qua nhiêu tinh bôt gây đe kho , viêm tư cung do xây
xát. Khoáng chất, vitamin cung anh hương đên viêm tư cung
* Các thể viêm tử cung
Theo Đăng Đinh Ti n (1986) [27], Trân Tiên Dung va cs
bênh viêm tư cung đươc chia lam

(2002) [8]

3 thê: Viêm nôi mac tư cung , viêm cơ tư


cung va viêm tương mac tư cung.
- Viêm nội mạc tử cung
Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can
thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương, vi
khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số
bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao,…
thường gây ra viêm nội mạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá
trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc
tử cung thể cata cấp có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả.
- Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mu
Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở trâu, bò,
lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây xát,
nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.


16

Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt
hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi
khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn
dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, những mảnh tổ chức chết,…
Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh
âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình
thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch
viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm
mạc âm đạo bình thường (Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].
- Viêm nội mạc tử cung màng giả
Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thường
đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử.

Trường hợp này, con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: Thân nhiệt
lên cao, ăn uống và lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa. Con vật biểu
hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục
luôn thải ra ngoài hỗn dịch; dịch viêm, máu, mủ, những mảnh tổ chức hoại tử
và niêm dịch… (Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].
- Viêm cơ tử cung
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [20] viêm cơ tử
cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử
cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức
làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba
quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu
bệnh nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm
trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung
bị phân giải mà tử cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to.
Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân


17

nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng màu đỏ thẫm. Gia súc
biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra
ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi
tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần
sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
- Viêm tương mạc tử cung
Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung.
Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu
chứng điển hình và nặng.

Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển màu đỏ sẫm,
mất tính trơn bóng. Sau đó, các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất
rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể viêm
có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh,
gây nên tình trạng viêm thể Parametritis và dẫn đến viêm phúc mạc, thân
nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn
uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu,
lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch
lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy
thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, kích thích con vật biểu
hiện trạng thái đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Thể viêm này thường
dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
* Triệu chứng:
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt
tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang


18

vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu
đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu .
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:
0

+ Thể cấp tính: con vật sốt 41 - 42 C trong vài ngày đầu âm môn sưng
tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đôi khi có máu lờ lờ.
+ Thể mãn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch
nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy
ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả
hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo

tử cung lan sang thai làm chết thai.
* Hâu qua cua bênh viêm tư cung
Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan
sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều
ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát
triển của lợn con.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [8], Trần Thị Dân (2004) [4] khi lợn
nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:
- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai.
Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co
thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có
thể bám chặt vào tử cung.
Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử
cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở
buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây
co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi
đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết Progesterone nữa, do đó hàm
lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử


×