Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIẤY PHÉP KHAI THÁC nước NGẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.25 KB, 4 trang )

GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM
I.

II.

Trình bày cơ sở pháp lý hiện hành về “ Giấy phép khai thác nước ngầm.”
Giấy phép khai thác nước ngầm là một hồ sơ cần phải thực hiện của một doanh
nghiệp khi đang có nhu cầu hay đã khai thác sử dụng tài nguyên nước ngầm nhằm giúp
cho cơ quan chức năng có thể nắm rõ hiện trạng mực nước ngầm của mỗi khu vực thay
đổi như thế nào qua từng năm, để có những giải pháp tốt nhất bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên cụ thể là nước đúng theo quy định.
Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm
đều phải đăng ký xin phép khai thác nước ngầm
Giấy phép khai thác nước ngầm được thực hiện theo đúng quy chuẩn quy định và
thực hiện với đầy đủ nội dung về hồ sơ thì cần phải căn cứ vào các pháp lý như:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012:
 Việc khai thác nước ngầm được luật nêu rõ tại Chương IV, mục II, điều 52
quy định rõ về việc thăm dò và khai thác nước dưới đất.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về việc cấp phép thăm do, giấy phép khai
thác nước ngầm,sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 quy định việc đăng ký khai thác
nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên
nước.
Thành phần hồ sơ giấy phép khai thác nước ngầm.
Giấy phép khai thác nước ngầm muốn đăng ký thành công thì cần chuẩn bị các loại hồ
sơ như sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất ( mẫu số 03 - TT
27/2014/TT –BTNMT).


2. Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất đối với công trình khai thác nước
dưới đất đang hoạt động ( mẫu số 27 - TT 27/2014/TT –BTNMT).
3. Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án
khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ ngày đêm trở lên ( mẫu 25 –
TT 27/2014/TT –BTNMT) hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với
công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công
trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai
thác nước ngầm đang hoạt động ( mẫu 25 – TT 27/2014/TT –BTNMT) (đối với
trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất)
4. Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến
1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000
5. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng tính
đến thời điểm nộp hồ sơ.


Giấy phép khai thác nước ngầm muốn được gia hạn thì cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ
sau:
1. Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép( Mẫu 04 của TT27)
2. Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.
( mẫu 28 TT27). Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô
công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương
án khai thác nước.
3. Kết quả phân tích chất lượng nước không quá 06 tháng tính tới thời điểm nộp hồ
sơ.
4. Bản sảo giấy phép đã được cấp.
Ngoài ra:
-

-


-

Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định
tại phụ lục kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Tài
nguyên và Môi trường.
Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm:
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có tối đa là 10 năm, tối thiểu là ba
(03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02)
năm, tối đa là năm (05) năm.
Gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm:
 Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp
trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày.
Đến thời điểm đề nghị gia han, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn
thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định
của pháp luật và không có tranh chấp.
Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu
lực và thu hồi giấy phép khai thác nước ngầm:
 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép khai thác nước ngầm có lưu
lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
 Sở Tài Nguyên và Môi Trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội
dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép dưới 3.000 m3/ngày đêm
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp
nhận hồ sơ bao gồm):
 Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ tài Ngyên và Môi Trường có trách
nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp
phép của Bộ tài Ngyên và Môi Trường.
 Sở Tài nguyên và Môi Trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý
hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh



-

-


III. Quy trình cấp phép Giấy phép khai thác nước ngầm.
1. Các tổ chức thực hiện:
- Đối tượng xin cấp phép:
 Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác và sử
dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký khai thác nước ngầm.
 Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai
thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
-

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
 Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
 Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường
 Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ngành và địa phương liên quan
2. Từ phía doanh nhiệp:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ
sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc
thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị
cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường
của địa phương dự định đặt công trình.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sau khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép được
cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cần phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề
án, báo cáo hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp phải lập lại đề án, sau khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép được cơ

quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cần phải nêu rõ những nội dung đề
án, báo cáo chưa đạt yêu cầu.

3. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
 Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không
hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
 Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo
quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án,
báo cáo)
 Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra


-

thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ
điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
 Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan
tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép
nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ
sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm

định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung
hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
 Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề
án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ
quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.



×