Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.26 KB, 55 trang )

CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 10
STT
1

ĐỀ BÀI
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được chia thành
mấy phần? Mối quan hệ giữa các phần đó là gì?
2. Kể tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy theo
nhân vật An Dương Vương.
3 .Vì sao có thể nói Truyện An Dương Vương vả Mị Châu - Trọng Thuỷ là
tác phẩm nhiều chủ đề ? Theo anh (chị), chủ đề nào là chính ? Vì sao ?
4. Hãy cho biết vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước?
5. Những yếu tố kì ảo trong truyện ADV – MC – TT
6. Trong truyền thuyết, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ
hiền, nhưng thần Rùa Vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo em lời kết tội ấy
có nghiêm khắc quá không?
7. Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về nhân vật Mị Châu.
8. Về sự hoá thân của nhân vật Mị Châu trong tác phẩm.
9. Giải thích ý nghĩa hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước”?
10. Suy nghĩ về Trọng Thủy
11. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ cho thấy mối quan
hệ khăng khít giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu, tưởng tượng.
LUYỆN ĐỀ
Đề 1 : Phân tích “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
Đề 2: Phân tích nhân vật An Dương Vương
Đề 3



Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người,
dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể
dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những
ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Đề 4: Bài học rút ra từ “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng
Thủy”.
Đề 5: Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
Đề 6: Nụ cười và nước mắt trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy.
Đề 7: Anh, chị nghĩ gì về cái chết của nhân vật Trọng Thủy? (Trong
“Truyền thuyết An Dương vương và Mị Châu – Trọng Thủy). Hãy tưởng
tượng và viết tiếp cảnh Trọng Thủy gặp lại Mị Châu.
Đề 8: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy có đoạn
kết như sau: “Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc vô cùng, khi đi tắm
tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.
Người đời sau mà được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì
thấy trong sáng thêm,nhân kiêng tên Mị Châu nên gọi ngọc minh châu là
đại cữu và tiểu cữu (SGK Ngữ văn 10). (1)
Câu chuyện còn có một đọan kết khác: “Oan hồn Mị Châu dìm chết Trọng
Thủy ở giếng Loa Thành” (2)



Anh (chị) hãy so sánh hai đoạn kết này và nêu suy nghĩ của mình.
2

KHÁI QUÁT TRUYỆN CỔ TÍCH
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
1. Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một
hiện thực chỉ có trong mơ ước”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh qua một số truyện cổ
tích đã được học.
Đề 2: Nước mắt và nụ cười trong truyện cổ tích Việt Nam.
Đề 3: “Hơn tất cả các thể loại khác của văn học dân gian, truyện cổ tích đã
xây dựng thành công một thế giới trong mơ ước, trình bày lí tưởng của
nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó người lương thiện, tốt
bụng, tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với những phẩm chất
tốt đẹp của họ”.
(Sách Ngữ văn 10 nâng cao – Tập 1)
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
Đề 4: Hãy thuyết minh trong truyện cổ tích thần kì, qua những nhân vật lí
tưởng, nhân dân không chỉ mơ ước mà còn đấu tranh để thoát khỏi sự
nghèo nàn, tăm tối vươn lên một cuộc đời, một trật tự khác hẳn cuộc sống
hàng ngày.

Đề 5: Người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ba hình tượng nghệ thuật
đẹp giàu giá trị thẩm mĩ: TRẦU- CAU – VÔI. Qua câu chuyện cổ tich “Sự

tích trầu cau”, em hãy trình bày ý kiến đánh giá của mình.
Đề 6: “Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội,
thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động ”


(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, năm 2006, trang l8)
Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định
trên
Câu 7
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong
văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc
dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ.
Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình
sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét
trêN
Câu 8
Bàn về văn học dân gian Việt Nam, Hồ Chủ tịch có nhận xét: “Những sáng
tác ấy là những hòn ngọc quí”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiều biết của mình về truyện
cổ tích, ca dao Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
3

TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM”
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1.Hãy tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám bằng những cách khác nhau.
2. Tóm tắt truyện “Tấm Cám” theo nhân vật Tấm.
3. Vai trò và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong diễn biến truyện

4. Phân tích quá trình và ý nghĩa sự biến hoá của Tấm.
5. Qua truyện Tâ'm Cấm, anh (chị) cảm nhận gì về cuộc sống và mơ ước
của nhân dân ta trong xã hội xưa ?
6. Vì sao có thể nói truyện Tâm Cám tiêu biểu cho kiểu truyện cổ tích thần


kì trong văn học dân gian ?
LUYỆN ĐỀ
1. Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu
tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc
qua truyện Tấm Cám?
2. Sau khi trở thành hoàng hậu, Tấm vẫn bị mẹ con nhà Cám tìm cách tiêu
diệt. Bằng những lần hóa thân, cô Tấm đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở
về với cuộc đời, đòi lại hạnh phúc của mình.
Hãy viết bài văn ngắn( khoảng 400 từ), bình luận về một lần hóa thân của
Tấm mà anh/chị ấn tượng nhất.
3. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Tấm.
4. Phân tích hai chặng đời đấu tranh của nhân vật cô Tấm trong truyện cổ
tích “Tấm Cám”.
5. Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.
6. Phân tích Tấm Cám để là rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
7. Theo anh/chị, dân gian ta đã gửi gắm ước mơ gì qua sự trở về của nhân
vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”?
8. Từ truyện Tấm Cám, suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,
giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
Câu 9
Nếu viết lại truyện Tấm Cám, em sẽ kết thúc truyện như thế nào?
Câu 10
a. Sau khi có hạnh phúc, trở thành hoàng hậu, nhưng Tấm vẫn bị mẹ con
Cám tìm cách tiêu diệt. Nhưng cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã

xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt lại sống dậy trở về với cuộc đời để
đòi lại hạnh phúc của mình. Đã nhiều lần Tấm được hóa thân.
Em hãy viết một bài văn ngắn (tối đa 600 từ) bình luận cho “một lần Tấm
hóa thân” từ cõi chết trở về mà em thích nhất.
b. Ngoài cách kết thúc truyện Tấm Cám như SGK Ngữ văn lớp 10 nâng


cao, trong dân gian còn có cách kết thúc khác nữa.
Em hãy tóm tắt ngắn gọn về hai cách kết thúc truyện Tấm Cám và nêu lên
những suy nghĩ của mình trên cơ sở phân tích, so sánh?
Câu 11
Từ kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt qua việc học truyện cổ
tích Tấm Cám, anh/ chị hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của Nguyễn
Khoa Điềm:
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng có Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”
(Trích chương V – Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng)
Câu 12
Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta,
Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp,
Rơi vào tay người đó là định luật,
Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam.
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Từ đoạn thơ trên, bàn về triết lí nhân sinh trong truyện Tấm Cám.
Câu 13. Đọc truyện cổ Việt Nam, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ có những dòng

cảm nhận như sau:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi


Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
(“Truyện cổ nước mình”)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện cổ tích
“Tấm Cám”.
4

CHUYÊN ĐỀ: SỬ THI VÀ SỬ THI “ĐĂM SĂN”
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1. Những điểm nổi bật về nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi thể hiện
trong đoạn trích
2. So sánh lời nói, cử chỉ, hành động của hai nhân vật Đăm Săn và Mtao
Mxây.
3. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi “Đăm Săn”
4. Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối là hình ảnh
và sức khỏe của chàng trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”. Từ ba
đoạn văn đó hãy cho biết:

Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của
sử thi là gì?

Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi
đã được lí tưởng hóa như thế nào?
LUYỆN ĐỀ
ĐỀ 1. Phân tích cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây

ĐỀ 2. Phân tích cảnh ăn mừng chiến thắng trong đoạn trích “Chiến thắng
Mtao Mxây”.
ĐỀ 4 : Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây
(trong sử thi Đăm Săn).
ĐỀ 5: Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao
Mxây”


ĐỀ 6: Hãy viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến
thắng Mtao Mxây.
ĐỀ 7: Có ý kiến cho rằng: Cuộc chiến của Đăm Săn với Mtao Mxây tuy có
mục đích cụ thể là giành lại vợ nhưng vẫn có ý nghĩa và tầm quan trọng với
lợi ích của toàn cộng đồng.
Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao M xây”, hãy chứng minh.
ĐỀ 8: Nhân vật anh hùng sử thi tiêu biểu cho lí tưởng, sức mạnh của cả
cộng đồng. Anh (chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong
đoạn Chiến thắng Mtao Mxâyđể làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ 9: Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng
định lý tưởng về cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc”. Ý kiến của anh (chị) về
nhận trên? Qua đoạn trích Chiến thắngMtao Mxây, anh (chị) hãy làm sáng
tỏ ý kiến của mình.
5

CHUYÊN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Câu 1: Em hãy phát biểu suy nghĩ về ý kiến sau: “Văn học dân gian là một
thế giới hiện thực biết ước mơ”.

Câu 2: Tinh thần nhân văn qua các truyện cổ dân gian Việt Nam?
Câu 3: Văn học dân gian với việc bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ.
Câu 4: Người ta thường nói: Tiếng khóc và nước mắt là biểu hiện của mối
xót thương, đồng cảm.
Trong các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại, có những tiếng
khóc nào đã để lại cho em sự đồng cảm sâu sắc nhất.
Câu 5: Nói về giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, Sách Ngữ văn
10 (Chương trình nâng cao), tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006 đã
nhận định:


“Văn học dân gian Việt Nam... cung cấp những trí thức hữu ích về tự nhiên
và xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt
Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như truyền thống
yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương…”
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 6
Các tác giả lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương … đều nhờ tắm mình
trong suối nguồn văn hóa dân gian của dân tộc, hấp thu dưỡng chất giàu có,
lành mạnh đó mà sự nghiệp đơm hoa kết trái rực rỡ.
Câu 7
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong
văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc
dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ.
Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng
mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên

Câu 8
Bàn về văn học dân gian Việt Nam, Hồ Chủ tịch có nhận xét: “Những sáng
tác ấy là những hòn ngọc quí”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiều biết của mình về truyện
cổ tích, ca dao Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 9
Trong bài khái quát về văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập 1 viết:
“ Chỉ khi hấp thụ mạch nguồn của văn học dân gian thì văn học viết mới có
cơ sở vững chắc để phát triển”.
Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về thơ văn trung đại


hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
6

KHÁI QUÁT CA DAO
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Đề 1
Phân tích câu ca dao:
“Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Đề 2: Phân tích bài ca dao :
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng

Đề 3: Phân tích bài ca dao :
“Mình nói với ta mình vẫn còn son
Ta đi ngang ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước tắm cho con mình”
Đề 4 : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?”
Đề 5 : Phân tích bài ca dao “Tát nước đầu đình”.


Đề 6: Cảm nghĩ của anh/ chị về người mẹ trong bài ca dao Mười tay của
dân tộc Mường:
“Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắt chim.
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma.
Một tay đi cúi, muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay.
Bồng bồng con ngủ con say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời”.
(Dẫn theo sách Ngữ văn 10 nâng cao,
tập Một – NXB Giáo dục 2006, trang 113 -114)
Đề 7: Thân phận người phụ nữ ngày xưa qua những bài ca dao bắt đầu

bằng hai tiếng “Thấn em…”
Đề 8: Hình ảnh chiếc cầu trong ca dao
Đề 9: Tiếng cười hài hước, châm biếm của người bình dân xưa trong ca dao
Việt Nam.
Câu 10: Anh/ chị hãy phân tích bức tranh yêu thương tình nghĩa trong hai
bài ca dao sau:


-Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ thì giữ mối tơ
Dầu năm bảy mối, cũng chờ mối anh.
Đề 11
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
Con sông nước chảy đôi dòng,
Biết rằng bên đục bên trong bên nào?
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài ca dao trên.
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN
Đề 1 : Hãy chọn vài câu ca dao – dân ca Việt Nam đã học và đọc để chứng
minh ý kiến của Bác Hồ: Những sáng tác ấy là những viên ngọc quý.
Đề 2: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình
cảm thiết tha và cao quý của mình”. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã
được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 3: “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm
tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được
những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt
Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong

những điều cơ bản.”
(Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982)
Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng
tỏ ý kiến trên
Đề 4: Nhận xét về ca dao Việt Nam, có ý kiến cho rằng: Học ca dao chính là


học cách sống, cách làm người.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua những bài ca
dao đã được học và đọc.
Đề 5: Có ý kiến cho rằng:“Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về
thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những
người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy
thương...”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân,
yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.
Đề 6: Vẻ đẹp của tâm hồn, khí sắc dân tộc ca dao Việt Nam.
Đề 7: Ca dao là tiếng lòng của phụ nữ.
Đề 8: Có ý kiến cho rằng:
“Ca dao là tiếng hát cất lên từ trái tim người dân Việt Nam giàu lòng nhân
ái, coi trọng tình nghĩa hơn mọi thứ của cải vật chất (mặc dù tác giả của nó
thường phải chịu đựng đủ mọi thiếu thốn […]. Học ca dao chính là học
cách sống, cách làm người vậy.
(Lê Trường Phát – Phân tích, bình giảng tác phẩm
văn học 10 – NXB Giáo Dục – 2000 – trang 84)
Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận xét trên qua một số bài ca dao
đã được học và đọc thêm.
Đề 9: Những sáng tác ca dao – dân ca là nét đẹp tâm hồn và tài hoa của
người bình dân Việt Nam ngày xưa.
Đề 10: Chất lãng mạn của tâm hôn hồn nhân dân lao động qua một số bài

ca dao yêu thương, tình nghĩa.
Đề 11: Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay
nhưng đậm tình nặng nghĩa. Đó là những câu hát phản chiếu tâm hồn, đời
sống tình cảm của người bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu
sắc.
Em hãy làm rõ điều đó qua một số bài ca dao tiêu biểu.


Đề 12: “Bài ca trữ tình dân gian là tấm gương được phản ánh trong tấm
gương khác … là bài ca về bài ca”. (Likhachôp) (Trích “Thi pháp văn học
Nga co”)
Đề 13: Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về
thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những
người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy
thương...”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân,
yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.
Đề 14 “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm
tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được
những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt
Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong
những điều cơ bản.”
(Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982)
Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng
tỏ ý kiến trên.
Đề 16: Trong bài viết Các nhà thơ học những gì ở ca dao? đăng trên Tạp
chí Văn học, số 1- 1967, Xuân Diệu đã khẳng định: “Các nhà thơ học được
thơ ở trong ca dao”.
7


CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Đề 1: Phân tích bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ
biết vào tay ai …”
Đề 2 : Cảm nhận về bài ca dao: Thân em như củ ấu gai ...Nếm ra, mới biết
rằng em ngọt bùi.
Đề 3


Cảm nhận về bài ca dao :
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi !
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Đề 4
Cảm nhận bài ca dao " Ước gì sông rộng một gang ; Bắc cầu dải yếm để
chàng sang chơi"
Đề 5: Phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”.
Đề 5
Phân tích bài ca dao sau :
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu 4: Thương nhớ vốn là tình cảm có hình dung, nhất là thương nhớ

người yêu. Vậy mà trong hai bài ca dao Khăn thương nhớ ai? nó lại được
diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Anh (chị) hãy phân tích bài ca
dao để làm sáng tỏ ý kiến trên.
8

TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ


LUYỆN ĐỀ
Câu 1: Thiên nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên được thể hiện trong
một số bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi
Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
Nguyễn Trãi.
Câu 4: Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau:
“Màng thơ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là ô của sổ mở cho thấy tâm
hồn phong phú, tế nhị của nghệ sĩ Ức Trai” (Nguyễn Sĩ Cẩn)
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi là một thi sĩ đời thường với
những cảm nhận, những rung động đời thường mà ai cũng có. Tâm hồn
Nguyễn Trãi có sự dành riêng cho quê hương, nhất là thiên nhiên.”
(Theo Lê Bảo, NXB Giáo dục, 1997)
Qua những tác phẩm Bảo kính cảnh giới, Cây chuối và một số bài thơ khác
của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 6: “Tâm hồn Nguyễn Trãi nhạy cảm và tinh tế, nhìn ra cái đẹp ở chỗ
tưởng như không có gì là đẹp cả và làm nên những câu thơ hay, lạ, bất ngờ
về cảnh vật quê hương”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận xét trên? Điều ấy thể hiện như thế nào qua

thơ Nguyễn Trãi?
9

TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Đề 1: Chứng minh rằng : Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, toàn
tài, một nhà văn lớn.
NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
Đề 1: Chứng minh rằng : Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, toàn


tài, một nhà văn lớn.
Câu 2: Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai
nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân
đạo.
Câu 3: Thơ văn Nguyễn Trãi chẳng những thấm nhuần tinh thần nhân
nghĩa, yêu nước, thương dân, thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, mà còn chan
chứa tình yêu thiên nhiên và con người.
(Trích trang 38 - SGK Ngữ văn 10 Nâng cao tập 2, NXBGD, 2006)
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về nhận xét trên?
Câu 4: Nguyễn Trãi có những câu thơ viết về nhân nghĩa được xem là tuvên
ngôn lí tưởng của cuộc đời ông như:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hay“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Tư tưởng nhân nghĩa ở đây được hiểu như thế nào cho đúng? Bằng sự hiểu
biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh Nguyễn Trãi

đã thực hiện tư tưởng nhân nghĩa ấy trong suốt cuộc đời ông.
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
Câu 1: Thiên nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên được thể hiện trong
một số bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi
Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong tình yêu thiên nhiên của nhà thơ
Nguyễn Trãi.
Câu 4: Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau:
“Màng thơ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là ô của sổ mở cho thấy tâm
hồn phong phú, tế nhị của nghệ sĩ Ức Trai” (Nguyễn Sĩ Cẩn)
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Trãi là một thi sĩ đời thường với


những cảm nhận, những rung động đời thường mà ai cũng có. Tâm hồn
Nguyễn Trãi có sự dành riêng cho quê hương, nhất là thiên nhiên.”
(Theo Lê Bảo, NXB Giáo dục, 1997)
Qua những tác phẩm Bảo kính cảnh giới, Cây chuối và một số bài thơ khác
của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 6: “Tâm hồn Nguyễn Trãi nhạy cảm và tinh tế, nhìn ra cái đẹp ở chỗ
tưởng như không có gì là đẹp cả và làm nên những câu thơ hay, lạ, bất ngờ
về cảnh vật quê hương”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận xét trên? Điều ấy thể hiện như thế nào qua
thơ Nguyễn Trãi?
CON NGƯỜI NGUYỄN TRÃI QUA THƠ VĂN
Câu 1: Nguyễn Trãi trong cảm nhận của anh (chị) qua một số sáng tác của
ông.
Câu 2: Con người anh hùng vĩ đại và con người đời thường trần thế trong
thơ Nguyễn Trãi.
Câu 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người chiến sĩ và người nghệ sĩ
trong thơ Nguyễn Trãi.

Câu 4: Nhận định về thơ Nguyễn Trãi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết:
“Thơ Nguyễn Trãi là tâm hồn của Nguyễn Trãi, trong sáng và đầy sức
sống”.
(Trích bài viết kỉ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất - Báo Nhân Dân, số
ra ngày 19/9/1962).
Anh (chị) hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.
Câu 5: Trước vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, nhà
thơ Phạm Hồ đã nhận xét:
“Đó là niềm vui lớn cộng với nỗi đau dài
Tích lại đời thành chất ngọc Ức Trai”.
Anh, chị hãy dựa vào cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ ý


thơ trên.
Câu 6: Thơ Nguyễn Trãi “Đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con
người”.
Cảm nhận của em về ý kiến đó.
NGHỆ THUẬT THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
Câu 7: Nhận xét về những bức thư Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi soạn
thảo gửi cho các tướng nhà Minh để khuyên dụ chúng (Quân trung từ
mệnh tập), học giả Bùi Huy Bích có ý kiến: “Các bức thư này có sức mạnh
của mười vạn quân”.
Qua “Thư dụ Vương Thông lần nữa”, em hãy làm rõ ý kiến này.
Câu 8: Nghệ thuật viết văn chính luận của Nguyễn Trãi qua “Thư dụ
Vương Thông lần nữa” và “Đại cáo bình Ngô”
Câu 9: Nhận xét về thơ Nôm của Nguyễn Trãi có ý kiến:
“... Lời thơ uyển chuyển, dung dị, gần gũi với đời thường và gần với nếp
cảm, nếp nghĩ dân tộc”
(Nguyễn Hữu Sơn)
Em hiểu nhận xét ấy như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về thơ

Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh nhận định trên.
NGHỆ THUẬT THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Câu 1: Nhận xét về những bức thư Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi soạn
thảo gửi cho các tướng nhà Minh để khuyên dụ chúng (Quân trung từ
mệnh tập), học giả Bùi Huy Bích có ý kiến: “Các bức thư này có sức mạnh
của mười vạn quân”.
Qua “Thư dụ Vương Thông lần nữa”, em hãy làm rõ ý kiến này.


Câu 2: Nghệ thuật viết văn chính luận của Nguyễn Trãi qua “Thư dụ
Vương Thông lần nữa” và “Đại cáo bình Ngô”
Câu 3: Nhận xét về thơ Nôm của Nguyễn Trãi có ý kiến:
“... Lời thơ uyển chuyển, dung dị, gần gũi với đời thường và gần với nếp
cảm, nếp nghĩ dân tộc”
(Nguyễn Hữu Sơn)
Em hiểu nhận xét ấy như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về thơ
Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh nhận định trên.
TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA, YÊU NƯỚC, THƯƠNG DÂN TRONG THƠ
VĂN NGUYỄN TRÃI
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai
nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân
đạo.
Câu 2: Thơ văn Nguyễn Trãi chẳng những thấm nhuần tinh thần nhân

nghĩa, yêu nước, thương dân, thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, mà còn chan
chứa tình yêu thiên nhiên và con người.
(Trích trang 38 - SGK Ngữ văn 10 Nâng cao tập 2, NXBGD, 2006)
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về nhận xét trên?
Câu 3: Nguyễn Trãi có những câu thơ viết về nhân nghĩa được xem là tuvên
ngôn lí tưởng của cuộc đời ông như:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hay“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”


Tư tưởng nhân nghĩa ở đây được hiểu như thế nào cho đúng? Bằng sự hiểu
biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh Nguyễn Trãi
đã thực hiện tư tưởng nhân nghĩa ấy trong suốt cuộc đời ông.
LUYỆN ĐỀ
Đề bài: Qua cuộc đời và thơ văn của NT, hãy chứng minh rằng NT có lòng
yêu nước thương dân sâu sắc.
CON NGƯỜI NGUYỄN TRÃI QUA THƠ VĂN
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Câu 1: Nguyễn Trãi trong cảm nhận của anh (chị) qua một số sáng tác của
ông.
Câu 2: Con người anh hùng vĩ đại và con người đời thường trần thế trong
thơ Nguyễn Trãi.
Câu 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người chiến sĩ và người nghệ sĩ
trong thơ Nguyễn Trãi.
Câu 4: Trước vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, nhà

thơ Phạm Hồ đã nhận xét:
“Đó là niềm vui lớn cộng với nỗi đau dài
Tích lại đời thành chất ngọc Ức Trai”.
Anh, chị hãy dựa vào cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ ý
thơ trên.
Câu 5: Thơ Nguyễn Trãi “Đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con
người”.
Cảm nhận của em về ý kiến đó.
Câu 6: Nhận định về thơ Nguyễn Trãi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết:
“Thơ Nguyễn Trãi là tâm hồn của Nguyễn Trãi, trong sáng và đầy sức


sống”.
(Trích bài viết kỉ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất - Báo Nhân Dân, số
ra ngày 19/9/1962).
Anh (chị) hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.
Câu 7: Nhận xét về Nguyễn Trãi, Xuân Diệu viết:
“Nguyễn Trãi là nhà thơ hùng vĩ và nhà thơ nhân tình, nghĩa là một nhà
thơ toàn vẹn”.
(Ba đại thi hào dân tộc - NXB Thanh niên)
Qua những tác phẩm (đã học) của Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
10

CẢNH NGÀY HÈ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
LUYỆN ĐỀ
Đề 1: Cảm nhận bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài
thơ Cảnh ngày hè
Đề 3. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè” của
Nguyễn Trãi.
Đề 4. Nỗi lòng Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
ĐỀ 5 : Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè” .
Đề 6: Nhà thơ Lê Đạt viết trong bài Vân chữ:
Mỗi công dân đều có một dạng vân tay,
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ.
Theo anh/ chị, thế nào là dạng vân chữ của nhà thơ thứ thiệt? Qua việc tìm
hiểu bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, Bài 43) của Nguyễn Trãi,


hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị.
Đề 7
Trong tác phẩm Tùy Viên thi thoại, nhà phê bình Viên Mai quan niệm:
“Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”.
(Trích từ Viên Mai bàn về thơ - Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, trang 208)
Anh chị hiểu như thế nào về quan hiệm này? Hãy làm sáng có điều đó qua
Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài số 43) của Nguyễn Trãi.
Đề 8
“Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”.
Anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn
Trãi.
11

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ

LUYỆN ĐỀ
Đề 1: Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo, NT có viết “Việc nhân nghĩa… bạo”.
Em hiểu hai câu như thế nào? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được
NT thể hiện qua suốt bài Bình Ngô đại cáo.
Đề bài 2 : Có ý kiến cho rằng, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một
“thiên cổ hùng văn”. Qua việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
Đề 3: Tinh thần nhân đạo thể hiện trong Đại cáo bình Ngô.
Đề 4: Đặc sắc nghệ thuật của Bình Ngô đại cáo.
Đề 5: Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngô
đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “Bình Ngô đại cáo có giá
trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (…) Bình
Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nhà nước Đại
Việt”.Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của


Nguyễn Trãi.
Đề 6: Bằng tình cảm và nhận thức của thế hệ trẻ hôm nay nhìn về văn học
của quá khứ, em hãy nêu những cảm nhận của mình về áng “Thiên cổ hùng
văn: Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
Đề 7: Tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ hồng xuyên suốt tác phẩm Đại cáo
bình Ngô. Cảm nhận Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ
nhận định trên.
Đề 8: “Đại cáo bình Ngô” đã biểu hiện được niềm tự hào cao độ của dân
tộc ta trong chiến thắng vẻ vang giành lại được hòa bình và độc lập sau
mười năm chiến đấu gian khổ chống quân Minh xâm lược.
Em hãy chứng minh điều đó qua áng “Thiên cổ hùng văn” đã học.
Đề 9 Có nhận xét cho rằng: “Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là áng văn
có sự đàn cài của nhiều giọng điệu”. Từ thực tế cảm nhận của mình về tác
phẩm này, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 10: Trong diễn đàn tại lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về
Bình ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét : “Bình ngô đại
cáo có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt
(…) Bình ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nước
Đại Việt”.
Hãy làm rõ nhận xét trên qua tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
12

KHÁI QUÁT “TRUYỆN KIỀU”
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1. Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của kiệt tác Truyện
Kiều.
LUYỆN ĐỀ
Câu 1: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Truyện
Kiều của Nguyễn Du.


Câu 2: Qua nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh
con người bị vùi dập để khẳng định và bênh vực giá trị con người
Câu 3: Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, trong bài Nguyễn Du, một
nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh có viết:
“Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ
không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không
một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của
Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều.
Câu 4:
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”
Theo em, Tài – Mệnh tương đố có phải là một trong những tư tưởng chủ
đạo trong Truyện Kiều hay không? Hãy giải thích vì sao?.
Câu 5:
Bàn về Truyện Kiều, giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng:
“Có thể nói, Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như
một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người”.
Qua những trích đoạn Truyện Kiều đã học và đọc thêm, anh (chị)
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 6:
Cao Bá Quát khen Truyện Kiều là “tiếng gọi yêu đời”.
Anh/ chị có những suy nghĩ gì về lời khen ngợi này?
Câu 7
Nhận định về Truyện Kiều, sách Ngữ văn 10 chương trình Nâng cao viết:
“Truyện Kiều – Tiếng khóc cho số phận con người”


×