Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bài giảng hướng dẫn làm dự toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
--oOo--

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HỒ SƠ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC
(Theo Nghò đònh 112/2009/NĐ-CP và Thông tư 04/2010/TT-BXD)

PHẦN CƠ BẢN

– Tháng 9 / 2013 –

(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

MỤC LỤC
1.

KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ................................................................................... 3
1.1. Tổng mức đầu tư......................................................................................................................... 3
1.2. Dự toán XDCT ........................................................................................................................... 6

2.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP DỰ TOÁN ........................................................................................ 8

3.



NGUYÊN TẮC LẬP DỰ TOÁN...................................................................................................... 8

4.

5.

6.

3.1.

Tính đúng ................................................................................................................................ 8

3.2.

Tính đủ .................................................................................................................................... 9

3.3.

Tính hợp lý .............................................................................................................................. 9

PHÂN LOẠI CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC XD CẦN LẬP DỰ TOÁN ....... 10
4.1.

Thi công xây lắp (xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, lắp đặt thiết bị) ..................................... 10

4.2.

Khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường) ............................................................. 10


4.3.

Tư vấn xây dựng (Thiết kế, thẩm tra, kiểm định, giám sát, đầu thầu,…) ............................. 10

CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG XÂY LẮP........................................................ 10
5.1.

Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ dự án đã được phê duyệt ................................................................ 10

5.2.

Các định mức xây dựng ........................................................................................................ 10

5.3.

Hệ thống giá XD và chỉ số giá XD ....................................................................................... 11

5.4.

Các văn bản pháp qui có liên quan trực tiếp (luật, nghị định, quyết định, thông tư, CV,…)13

5.5.

Bảng thông báo giá vật liệu trên địa bàn công trình tại thời điểm lập dự toán ..................... 13

5.6.

Bảng báo giá các vật liệu, thiết bị không có trong thông báo giá ......................................... 14

CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT HỒ SƠ DỰ TOÁN THI CÔNG XÂY LẮP ..................... 15

6.1.

Các căn cứ lập dự toán .......................................................................................................... 15

6.2.

Đo bóc khối lượng công trình (tiên lượng khối lượng các công tác) .................................... 15

6.3.

Xác định các loại chi phí trong dự toán XDCT .................................................................... 16

7.
BẢNG LIỆT KÊ CÁC CÔNG VIỆC THEO MÃ HIỆU ĐỊNH MỨC KÈM TIÊN LƯỢNG KHỐI
LƯỢNG CỦA CÁC CÔNG VIỆC ............................................................................................................. 28
8.

BẢNG TÍNH CÁC CHI PHÍ TRỰC TIẾP ..................................................................................... 28

9.

BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG ...................................................... 29

10.

BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG ................................................ 29

11.

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ............................................................................ 29


12.

TRÌNH BÀY MỘT HỒ SƠ DỰ TOÁN.......................................................................................... 30

13.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG........................................................................... 34

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 1


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

13.1.

Lưu ý về độ cao quy định trong các công tác ................................................................... 34

13.2.

Công tác đập phá, tháo dỡ (gọi chung là phá dỡ) ............................................................. 34

13.3.

Công tác đất ...................................................................................................................... 34


13.4.

Công tác cọc ...................................................................................................................... 36

13.5.

Công tác ván khuôn........................................................................................................... 38

13.6.

Công tác cốt thép............................................................................................................... 38

13.7.

Công tác bê tông ............................................................................................................... 39

13.8.

Công tác xây gạch ............................................................................................................. 40

13.9.

Công tác trát ...................................................................................................................... 40

13.10.

Công tác láng .................................................................................................................... 41

13.11.


Công tác lát ....................................................................................................................... 41

13.12.

Công tác ốp ....................................................................................................................... 41

13.13.

Công tác bả mattit ............................................................................................................. 42

13.14.

Công tác sơn...................................................................................................................... 42

13.15.

Công tác làm trần .............................................................................................................. 42

13.16.

Công tác làm mái .............................................................................................................. 42

13.17.

Công tác cửa...................................................................................................................... 43

13.18.

Công tác gia công (SX, chế tạo) các kết cấu kim loại ...................................................... 43


13.19.

Công tác chống thấm......................................................................................................... 43

13.20.

Công tác lắp đặt điện......................................................................................................... 43

13.21.

Công tác lắp đặt nước ....................................................................................................... 44

13.22.

Hệ khung dàn, sàn đạo bằng thép ..................................................................................... 45

13.23.

Dàn giáo phục vụ thi công ................................................................................................ 46

13.24.

Công tác bốc xếp và vận chuyển lên cao .......................................................................... 47

14.

LƯU Ý KHI LẬP DỰ TOÁN BẰNG THỦ CÔNG ....................................................................... 48

15.


TRÌNH TỰ CHUNG KHI LẬP DỰ TOÁN BẰNG PHẦN MỀM ................................................. 48

16.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM LẬP DỰ TOÁN .................................................................. 50

17.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ KHI CHỌN MUA PHẦN MỀM DỰ TOÁN ................................................ 50

18. TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ HOẶC KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐỊNH
MỨC ĐÃ CÔNG BỐ................................................................................................................................ 51
19.

LẬP DỰ TOÁN CHI TIẾT CHO CÁC CÔNG TÁC TƯ VẤN ........................................................ 52

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 2


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

1. KHÁI NIỆM VỀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
• Khái toán là chi phí được xác định sơ bộ dựa trên một số cơ sở mang tính ước lệ
dùng để dự trù cho việc thực hiện một công việc nào đó. Chẳng hạn các giá trị của
Tổng mức đầu tư XD công trình là các giá trị khái toán. Có thể dùng Suất vốn đầu tư
XDCB mà Bộ XD ban hành để tính khái toán xây dựng công trình.

• Dự toán là chi phí được xác định chi tiết dựa trên các cơ sở cụ thể và chi tiết, dùng để
dự trù cho việc thực hiện một công việc nào đó.
• Lập Dự toán công trình là công tác xác định chi tiết vốn đầu tư cần thiết để XDCT,
được lập ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công (ở bước thiết kế cơ
sở không đủ cơ sở để lập dự toán mà chỉ lập được khái toán – thường được gọi là lập
Tổng mức đầu tư).
• Đối với các công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước (theo Nghị định 12/2009 của
Chính phủ thì khi vốn nhà nước chiếm ≥ 30%) thì việc lập dự toán phải tuân theo các qui
định bắt buộc trong các Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị hoặc theo các
Công văn hướng dẫn thực hiện của các Cơ quan có chức năng (Chính phủ, Bộ – Sở
XD, Bộ – Sở Tài Chính, Bộ – Sở Kế hoạch Đầu tư,…).
• Hiện tại việc lập dự toán công trình được thực hiện theo Nghị định 112/2009/NĐ-CP
của Chính phủ và Thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ XD.
• Một số khái niệm liên quan đến chi phí của dự án đầu tư XDCT :
Một dự án có thể gồm một hoặc nhiều công trình, các công trình này có thể thuộc
loại khác nhau (VD dự án xây dựng cảng A gồm các công trình: bến cập tàu, bờ kè, văn
phòng điều hành, kho bãi chứa hàng, đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp –
thoát nước,…). Các công trình khác nhau nói chung có công năng độc lập nhau.
Trong một công trình có thể gồm một hoặc nhiều hạng mục (VD công trình nhà
điều hành gồm các hạng mục nhà làm việc, nhà để xe, trạm điện, hàng rào,…). Các
hạng mục có thể có công năng riêng biệt hoặc phụ thuộc nhau.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào quy định phân biệt giữa công trình và
hạng mục, trong khi quy định việc lập dự toán cho công trình và hạng mục có một chút
khác biệt => Cần căn cứ theo tên gọi đã dùng trong quyết định đầu tư để lập dự toán
cho phù hợp.
Chi phí đầu tư XDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa,
cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
Chi phí đầu tư XDCT được biểu thị qua chỉ tiêu:
• Tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT;
• Giá trị dự toán XDCT và giá trị thanh toán ở giai đoạn thực hiện dự án

đầu tư XDCT;
• Giá trị quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác sử dụng.
1.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư XDCT (viết tắt là TMĐT) là toàn bộ chi phí dự
tính để đầu tư XDCT được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế
hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư XDCT.

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 3


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

TMĐT đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để
đầu tư XDCT và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư
XDCT.
TMĐT được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT (trường hợp chỉ lập
BC kinh tế - kỹ thuật thì TMĐT được xác định trong giai đoạn này).
TMĐT được tính toán phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở (trường hợp chỉ
lập BC kinh tế - kỹ thuật thì TMĐT được xác định phù hợp với TK bản vẽ thi công, theo
quy định phải lập dự toán trước, sau đó mới xác định TMĐT).
TMĐT bao gồm 7 khoản mục:
1. Chi phí xây dựng;
2. Chi phí thiết bị ;
3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
4. Chi phí quản lý dự án;

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
6. Chi phí khác;
7. Chi phí dự phòng.
1.1.1- Chi phí xây dựng của TMĐT:
1. Chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng;
2. Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng;
3. Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công
trình phụ trợ phục vụ thi công;
4. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

1.1.2- Chi phí thiết bị của TMĐT:
1. Chi phí mua sắm TB công nghệ (kể cả TB công nghệ cần SX, gia công) ; chi phí
vận chuyển, bảo hiểm TB ; thuế và các loại phí liên quan.
2. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh ;
3. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ ;

1.1.3- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi
thường khác;
2. Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; Chi phí thực hiện tái định cư có liên
quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ;
3. Chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ;
4. Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng ;
5. Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư ;

1.1.4- Chi phí quản lý dự án của TMĐT:
Là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức thực hiện các công việc QLDA từ
giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công
trình (đúng ra là các công trình của dự án) vào khai thác sử dụng, gồm:
1. CPTC lập BC đầu tư, chi phí tổ chức lập DA đầu tư hoặc BC KT-KT;

2. CPTC thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của
chủ đầu tư;
3. CPTC thi tuyển, tuyển chọn TK kiến trúc hoặc lựa chọn phương án TK kiến trúc;
4. CPTC thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật ;
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 4


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

5. CPTC lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, dự toán công trình ;
6. CPTC lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
7. CPTC quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí XD;
8. CPTC đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
9. CPTC lập định mức, đơn giá XDCT;
10. CPTC kiểm tra CL VL, kiểm định CL công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
11. CPTC kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình;
12. CPTC nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu
tư XDCT;
13. CPTC giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
14. CPTC nghiệm thu, bàn giao công trình;
15. Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
16. CPTC thực hiện các công việc quản lý khác.

1.1.5- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của TMĐT:

Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
Chi phí khảo sát xây dựng;
Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), lập dự án hoặc lập báo cáo KT-KT;
Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án ;
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
Chi phí thiết kế XDCT;
Chi phí thẩm tra TKKT, TKBVTC, TMĐT, dự toán CT;
Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích
đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng;
9. Chi phí giám sát khảo sát XD, giám sát thi công XD, giám sát lắp đặt TB;
10. Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
11. Chi phí lập định mức XD, đơn giá XDCT;
12. Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư XDCT;
13. Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: TMĐT, dự toán CT, định mức xây dựng,
đơn giá XDCT, hợp đồng trong hoạt động XD,...
14. Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn) ;
15. Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
16. Chi phí kiểm tra CL VL, kiểm định CL công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
17. Chi phí chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù
hợp về chất lượng công trình;
18. Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư XDCT (trường hợp thuê tư vấn);
19. Chi phí quy đổi chi phí đầu tư XDCT về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng;
20. Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.

1.1.6- Chi phí khác của TMĐT:
Là các chi phí cần thiết không thuộc các chi phí đã nêu trên, gồm:
1. Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 5


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

Chi phí bảo hiểm công trình;
Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối
với các dự án đầu tư XD nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian XD;
chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước
khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
9. Các khoản phí và lệ phí theo quy định (phí thẩm định dự án, chi phí thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu,…);
10. Một số khoản mục chi phí khác.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

1.1.7- Chi phí dự phòng của TMĐT:
Là khoản chi phí để dự trù cho :
1. Khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án;
2. Các yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án;
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, ngoài các nội dung được tính toán trong tổng mức
đầu tư nói trên, còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với tính
chất, đặc thù của loại dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

1.2. Dự toán XDCT
Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên
cơ sở khối lượng các công việc, TKKT hoặc TKBVTC, nhiệm vụ công việc phải thực
hiện của công trình, hạng mục công trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng
công trình.
Dự toán công trình bao gồm 6 khoản mục:
1. Chi phí xây dựng;
2. Chi phí thiết bị;
3. Chi phí quản lý dự án ;
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ;
5. Chi phí khác ;
6. Chi phí dự phòng.
1.2.1- Chi phí xây dựng trong DT:
Chi phí XD được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,
công tác của công trình, hạng mục công trình.

Chi phí XD của công trình bao gồm CPXD công trình chính, CPXD công trình phụ
trợ, CPXD công trình tạm phục vụ thi công, CPXD nhà tạm để ở và điều hành thi công.
Chi phí XD (của công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi
công) bao gồm 4 khoản mục:
1. Chi phí trực tiếp;
2. Chi phí chung (chi phí gián tiếp);
3. Thu nhập chịu thuế tính trước (lợi nhuận định mức);
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT);
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 6


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

a. Chi phí trực tiếp bao gồm : chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi
công và chi phí trực tiếp khác.
+ Chi phí vật liệu;
+ Chi phí nhân công;
+ Chi phí máy thi công;
+ Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi
công XDCT như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo
vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu,
chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế.

b. Chi phí chung bao gồm:
+ Chi phí quản lý của doanh nghiệp ;
+ Chi phí điều hành sản xuất tại công trường ;

+ Chi phí phục vụ công nhân ;
+ Chi phí phục vụ thi công tại công trường ;
+ và một số chi phí khác.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng
được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.
d. Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng.
1.2.2- Chi phí thiết bị trong DT:
Được tính cho công trình, hạng mục công trình bao gồm 3 khoản mục như ở TMĐT.
1.2.3- Chi phí quản lý dự án trong DT:
Chi phí QLDA bao gồm các khoản mục như ở TMĐT nhưng chỉ cho công trình
đang xét.
1.2.4- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong DT:
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các khoản mục như ở TMĐT nhưng chỉ
cho công trình đang xét.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì CP TVĐTXD của dự toán công trình không bao
gồm:
- CP lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo KT-KT;
- CP thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
- CP tư vấn quản lý dự án.
Các CP này được đưa vào tổng dự toán (trong giai đoạn thực hiện dự án).

1.2.5- Chi phí khác trong DT:
Chi phí khác (trong DT) bao gồm các khoản mục như ở TMĐT nhưng chỉ cho công
trình đang xét.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình không bao
gồm:
- CP rà phá bom mìn, vật nổ;
- CP kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- CP nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án;
- Vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh

doanh;
- Lãi vay trong thời gian xây dựng;

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 7


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

- CP cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi
bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);
- Các khoản phí và lệ phí.
Các CP này được đưa vào tổng dự toán (trong giai đoạn thực hiện dự án).

1.2.6- Chi phí dự phòng trong DT:
Chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát
sinh chưa lường trước được và cho yếu tố trượt giá trong thời gian XDCT.
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, dự toán công trình có thể được xác định bằng dự
toán các gói thầu đấu thầu quốc tế, dự toán các gói thầu đấu thầu trong nước và dự toán các
phần việc không tổ chức đấu thầu. Tuỳ theo yêu cầu và phạm vi đấu thầu, dự toán các gói thầu
chỉ bao gồm chi phí xây dựng hoặc bao gồm cả chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác
phân bổ cho từng gói thầu.

2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP DỰ TOÁN
• Xác định chính xác hơn chi phí đầu tư XDCT so với bước lập dự án.
• Làm cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình.
• Làm căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp

chỉ định thầu.
• Làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các
phương án thiết kế XD.
• Trường hợp giá trị dự toán các công trình (tổng dự toán) vượt quá tổng mức đầu tư
cần có giải pháp điều chỉnh thích hợp (giảm mức yêu cầu về vật tư, thiết bị…) hoặc
lập lại dự án để điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.

3. NGUYÊN TẮC LẬP DỰ TOÁN
3.1. Tính đúng
(đúng hồ sơ thiết kế, đúng bản chất công việc, đúng qui định nhà nước, đúng kích
thước hình học,…).
1. Về khối lượng vật liệu (chính, phụ) tạo thành cấu kiện, kết cấu công trình:
VD1: Mối nối cọc trong TK dùng thép V100x10, trong khi định mức cho V80x8
=> phải điều chỉnh cho đúng TK.
VD2: Gia công vì kèo thép: TK dùng 90% thép hình, 10% thép tấm, trong khi định
mức cho khoảng 85% và 15% => phải điều chỉnh cho đúng TK.
2. Về biện pháp thi công:
Nếu TK có yêu cầu cụ thể: cần điều chỉnh NC, MTC đúng theo yêu cầu TK.
VD1: công tác lắp dựng cột thép, TK yêu cầu lắp dựng bằng thủ công thì khi dùng
mã hiệu AI.61111 – lắp dựng cột thép các loại cần phải điều chỉnh bỏ những máy
thi công không sử dụng và tăng phần nhân công tương ứng (phần vật liệu cũng
kiểm tra lại xem có đúng chủng loại và số lượng bu lông không, nếu không cũng
phải điều chỉnh). Nếu trong TK không có yêu cầu cụ thể thì có thể lấy như định
mức.
VD2: Nếu TK yêu cầu đổ BT sàn mái bằng máy bơm BT thì phải chọn đúng mã
hiệu.
3. Những thứ nhà nước cho phép tính gần đúng:
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 8



Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

 Thể tích BT của cấu kiện BTCT (không trừ thể tích cốt thép và các chi tiết chờ).
 Diện tích ván khuôn trường hợp cấu kiện có lỗ nhỏ.
4. Cùng một công tác nhưng trong những điều kiện/hoàn cảnh khác nhau phải xem
xét riêng (sơn chống rỉ, sơn dầu, sơn nước và mattit trong nhà – ngoài nhà,…).
5. Chiều dài, diện tích, thể tích của các hình phức tạp, nhất là các hình khối giao
nhau cần phải tính đúng (biết các công thức tính) hoặc gần đúng (sai số thường
phải <5%).
6. Kiểm tra các thông số của vữa BT trong TK có phù hợp với vữa BT trong tập đơn
giá của các địa phương (mác XM, cỡ đá, độ sụt, phụ gia,…) hay không, nếu không
phải điều chỉnh.
v.v…
3.2. Tính đủ
(có nội dung công việc là có chi phí).
Tính thiếu: thống kê thiếu công tác, thiếu cấu kiện,…là cái thiếu phổ biến nhất do
không cẩn thận và không nắm rõ qui trình thi công, trong đó thường thiếu nhất:
1. Công tác bốc xếp, vận chuyển lên cao;
2. Công tác dàn giáo phục vụ thi công;
3. Các hạng mục công trình phụ trợ, công trình tạm;
4. Công tác xử lý mạch ngừng kỹ thuật (cột, chỗ đáy và tường tầng hầm, hồ nước);
5. Thép râu cột (câu tường);
6. Thép nối, thép cấu tạo, thép kê;
7. Ván khuôn cho mặt nghiêng kết cấu BT;
v.v…
Lưu ý những công tác có khối lượng chưa thể xác định được chính xác trong giai

đoạn thiết kế thì cần được tạm tính.
Tính thừa: thống kê thừa cấu kiện, một số công việc bị tính trùng lắp do không nắm
vững định mức xây dựng, một số công tác tính tổng thể quên trừ các bộ phận bên
trong (xây tường quên trừ cửa, đà lanh tô,…; trát tường gạch quên trừ diện tích bê
tông cột, dầm,…; lát gạch, đóng trần quên trừ các cạnh cột ló vào,… )
3.3. Tính hợp lý
(phù hợp với thực tế)
1. Cấp phối BT dùng XM M30 hay M40?
2. Khi nào chọn đổ BT bằng thủ công? Bằng cần trục? Bằng máy bơm BT?
3. Khi nào đào đất bằng thủ công? Bằng máy? Kết hợp thủ công và máy?
4. Khi tính đào đất hoặc vận chuyển đất bằng máy: khi nào chọn thiết bị công suất
lớn?
5. Khi nào dùng VK gỗ? Khi nào dùng VK thép? Khi nào dùng VK ván ép công
nghiệp?
6. Khi nào tính ván khuôn đáy đà kiềng? Ván khuôn đáy các cấu kiện đúc sẵn?
7. Khi nào tính chi phí cho mạch ngừng thi công?
8. Khi nào trát vào mặt dầm, mặt cột không được dùng mã hiệu công tác trát dầm,
trát cột mà phải áp dụng mã hiệu công tác trát tường?
v.v… và v.v…!

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 9


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

4. PHÂN LOẠI CÁC CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC XD

CẦN LẬP DỰ TOÁN
4.1. Thi công xây lắp (xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, lắp đặt thiết bị)
4.2. Khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường)
4.3. Tư vấn xây dựng (Thiết kế, thẩm tra, kiểm định, giám sát, đầu thầu,…)
Một số chi phí tư vấn XD đã được qui định thông qua các định mức chi phí tỉ lệ so với
giá trị xây lắp và/hoặc chi phí thiết bị (trước thuế) của công trình, trong trường hợp không
thể hoặc không muốn lấy theo các định mức chi phí tỉ lệ thì lập dự toán theo qui định ở Phụ
lục của Quyết định 957/QĐ-BXD.

5. CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG XÂY LẮP
5.1. Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ dự án đã được phê duyệt
Hồ sơ dự án do Công ty … lập đã được phê duyệt ngày… tháng…năm..., những nội
dung có liên quan bao gồm: Thuyết minh dự án, Tổng mức đầu tư.
Hồ sơ thiết kế do Công ty … lập vào tháng…năm..., những nội dung có liên quan bao
gồm: tập bản vẽ thiết kế bước thiết kế bản vẽ thi công (hoặc bước thiết kế kỹ thuật), tập
thuyết minh kỹ thuật.

Có thể nói Hồ sơ thiết kế là căn cứ cơ bản nhất, không thể thiếu cho tất cả các trường hợp
cần lập dự toán.
Trong phần này đòi hỏi người lập dự toán phải có khả năng hiểu được cụ thể hồ sơ thiết kế
(đọc được bản vẽ, nắm được các tính năng của vật liệu, yêu cầu về biện pháp thi công, trình tự thi
công,…), có kỹ năng tính toán tốt (nắm vững các công thức hình học, nhận diện đúng hình khối vật
thể,…) và đặc biệt là tính cẩn thận (sai 1 ly đi 1 dặm!).

5.2. Các định mức xây dựng
5.2.1. Phần do Bộ XD và các Bộ khác công bố:
5.2.1.1. Định mức kinh tế - kỹ thuật :
a. Định mức dự toán cho các công trình chung và chuyên ngành (dùng để lập
Đơn giá XD):
a1. Cho các công trình và lĩnh vực chung:

• Phần xây dựng mới và sửa chữa công trình;
• Phần khảo sát xây dựng;
• Phần lắp đặt hệ thống MEP ;
• Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng ;
a2. Cho các công trình và lĩnh vực chuyên ngành:
• Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình ;
• Phần công tác xây lắp đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp;
• Phần thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp ;
• Phần duy trì hệ thống thoát nước, chiếu sáng công cộng, cây xanh đô thị;
• Phần thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị;
• Phần công tác rà phá bom mìn, vật nổ;
• Phần chuyên ngành Bưu chính viễn thông;
• Phần duy tu bảo dưỡng đê điều;
• V.v…
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 10


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

b. Định mức dự toán cho một số công trình riêng, chẳng hạn như:
• Công trình thủy điện Yaly;
• Công trình nhà máy XM Hoàng Thạch;
• V.v…
c. Định mức cơ sở (dùng để lập Định mức xây dựng ở phần a):
• Định mức vật tư trong XD (CV số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007).
• Định mức lao động trong XDCB (5 tập, xuất bản năm 1971-1972).

• Định mức năng suất máy thi công.
5.2.1.2. Định mức chi phí tỷ lệ :
a. Định mức chi phí quản lý dự án.
b. Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
c. Định mức CP trực tiếp khác, CP chung, thu nhập chịu thuế tính trước, CP nhà
tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, v.v…
5.2.2. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và công bố các định mức XD cho
các công việc đặc thù của ngành, địa phương.
Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố
nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công
trình thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn được điều chỉnh những định mức đó cho phù
hợp để áp dụng cho công trình.
Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã
được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ XD hướng dẫn để xây dựng định
mức hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác.
Trường hợp các định mức được lập theo quy định vừa nêu trên được sử dụng để lập
các đơn giá trong các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ
định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định (riêng
công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định).
5.3. Hệ thống giá XD và chỉ số giá XD
Hệ thống giá XD được dùng để lập, điều chỉnh chi phí XD trong TMĐT và trong dự
toán công trình, bao gồm:
• Đơn giá xây dựng công trình
• Giá xây dựng tổng hợp
Đơn giá XDCT là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực
tiếp về VL, NC, MTC cần thiết (dạng không đầy dủ hoặc đầy đủ) để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác XD của công trình XD cụ thể. Các tập đơn giá của các địa phương
công bố đa số thuộc đơn giá XDCT dạng không đầy đủ.

Giá XD tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để
hoàn thành một nhóm loại công tác XD, một đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình. Ví dụ
giá của 1 phòng vệ sinh (bao gồm phần xây, trát, chống thấm, cửa, ốp, lát, hệ thống điện,
hệ thống cấp – thoát nước, các thiết bị vệ sinh,…); giá của 1 hố ga (bao gồm phần BT lót,
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 11


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

cốt thép và BT thành, đáy, nắp,tô trát bên trong,…) thuộc giá XD tổng hợp. Thường giá
XD tổng hợp thích hợp cho các cấu kiện/bộ phận lặp lại nhiều lần trong công trình hoặc đã
được thiết kế điển hình. Một số tập đơn giá của các Bộ - Ngành công bố có thể gồm cả giá
XD tổng hợp dạng không đầy đủ (VD tập đơn giá xây lắp chuyên ngành BCVT).
Khi sử dụng đơn giá XDCT và giá XD tổng hợp cần lưu ý có 2 dạng:
• Dạng không đầy đủ: CPXD gồm CPVL, CPNC, CPMTC
Khi đó bảng tổng hợp CPXD làm theo bảng 2A (mục 12).
• Dạng đầy đủ: CPXD gồm CPVL, CPNC, CPMTC, CPTTK, CPC và TNCTTT.
Khi đó bảng tổng hợp CPXD làm theo bảng 2B (mục 12).
Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá XDCT, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi
công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá XDCT, giá XD tổng hợp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công phổ
biến theo phương pháp do Bộ XD hướng dẫn và công bố giá nhân công xây dựng trên địa
bàn tỉnh làm cơ sở tham khảo cho việc lập đơn giá XDCT.
Hiện nay các tập đơn giá của các địa phương đều đã lạc hậu nhiều, muốn áp dụng phải
bù giá cho VL (thông qua giá thực tế hoặc chỉ số giá XD phần vật liệu), bù giá cho NC
(thông qua KNC) và bù giá cho MTC (thông qua KMTC) => phải chờ đợi các cơ quan nhà

nước ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán để có các hệ số KNC và KMTC.
Về nguyên tắc có thể các cơ quan nhà nước sẽ không ban hành các hệ số KNC và KMTC để
điều chỉnh dự toán như trước đây nữa. Theo tinh thần của Nghị định 112/2009 thì hiện
nay việc lập dự toán có thể không cần áp dụng bộ đơn giá của địa phương mà có thể sử
dụng bộ định mức và giá hiện trường (thường được gọi là phương pháp “áp giá trực tiếp”):
- Giá VL: lấy theo giá thực tế thị trường tại thời điểm lập dự toán;
- Giá NC: tính theo mức lương tối thiểu vùng và mức lương tối thiểu chung hiện hành
(hệ số lương và các phụ cấp theo qui định của nhà nước);
- Giá MTC: tính theo giá nhân công vận hành MTC và nguyên giá (giá mua máy), đơn
giá nhiên liệu/năng lượng thực tế thị trường tại thời điểm lập dự toán (các định mức khác
về MTC theo qui định của nhà nước).
Chỉ số giá XD là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá XD theo thời gian (đơn
vị thời gian có thể là tháng, quý hoặc năm) và là cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng
mức đầu tư, dự toán công trình, giá hợp đồng XD và quản lý chi phí đầu tư XD công trình.
Chỉ số giá được tính so với 1 thời điểm gốc nào đó và được thể hiện dưới dạng %.
Nếu thời điểm gốc là thời điểm ngay trước đó thì CSG được gọi là CSG liên hoàn.
Chỉ số giá XD bao gồm:
• chỉ số giá XD công trình (được dùng để xác định chi phí dự phòng);
• chỉ số giá XD theo cơ cấu chi phí (bao gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá
phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác);
• chỉ số giá XD theo yếu tố chi phí (gồm chỉ số giá VL XD công trình, chỉ số giá
NC XD công trình, chỉ số giá MTC XD công trình);
• chỉ số giá các loại vật liệu XD chủ yếu.

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 12


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM


Email:

Trước đây chỉ số giá xây dựng do Bộ XD công bố. Từ Quý 4/2011 trở đi chỉ số giá
XD do các địa phương xác định và công bố (Thông tư 02/2011/TT-BXD).
5.4. Các văn bản pháp qui có liên quan trực tiếp (luật, nghị định, quyết định, thông
tư, CV,…)
a.






Các Luật:
Luật thuế giá trị gia tăng;
Luật qui hoạch đô thị;
Luật bảo hiểm;
Luật đấu thầu;
V.v…

b. Các Nghị định:
• Nghị định về Hướng dẫn thi hành các luật liên quan.
• Nghị định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong
các công ty nhà nước.
• Nghị định về quản lý dự án, quản lý chất lượng và quản lý chi phí đầu tư XDCT.
• Nghị định về mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở.
• V.v…
c.







Các Quyết định:
về Định mức chi phí QLDA và TVĐT XDCT.
Về Chỉ số giá XD;
Về suất vốn đầu tư XDCT và Giá XD tổng hợp bộ phận kết cấu công trình.
Về việc hướng dẫn đo bóc khối lượng XDCT.
V.v…

d. Các Thông tư:
• Về hướng dẫn thi hành một số Luật và Nghị định liên quan.
• Về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT (thuộc các lĩnh vực xây
lắp, khảo sát, dịch vụ công ích đô thị,…);
• Về phân biệt vật liệu thuộc chi phí XD và chi phí thiết bị.
• Về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
• Về phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
• Về phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công.
• Về phân loại, phân cấp công trình.
• V.v…
e. Các văn bản khác:
• Các văn bản của các Bộ, Ngành, các địa phương hoặc các cơ quan chức năng về
việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCT (chủ yếu công bố các hệ số điều chỉnh
nhân công và máy thi công khi sử dụng bộ đơn giá đã công bố để lập dự toán).
• Các yêu cầu của Chủ đầu tư khi lập dự toán (phương pháp lập dự toán,…);
• V.v…
5.5. Bảng thông báo giá vật liệu trên địa bàn công trình tại thời điểm lập dự toán
• Bảng thông báo giá vật liệu trước đây thường do liên sở Tài chính - Vật giá - Xây

dựng ở địa bàn công trình công bố. Ở TpHCM hiện nay do Sở XD công bố.
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 13


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

• Hiện nay Viện kinh tế XD - Bộ XD đã thực hiện việc công bố thông tin giá
VLXD tại một số địa bàn thuộc các tỉnh, thành phố (download tại
www.moc.gov.vn).
• Từ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP (hiện nay là Nghị định số 112/2009/NĐ-CP)
thì chủ đầu tư có quyền quyết định về áp dụng giá vật liệu (theo báo giá của nhà
sản xuất cung cấp hoặc thông báo giá của cấp có thẩm quyền …), không bắt buộc
theo cơ chế kiểm soát giá của nhà nước qui định trong Thông tư liên tịch số
38/2004/TTLT-BTC-XD ngày 26/04/2004 của Liên Bộ Tài chính- Xây dựng về
thông báo và kiểm soát giá vật liệu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng (lưu ý là Thông tư
liên tịch 38/2004/TTLT-BTC-XD đã hết hiệu lực áp dụng).
• Một số địa chỉ để download chính thức bảng thông báo giá của các địa phương:

Địa phương
Địa chỉ trang web
TP HCM
www.constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn
Các tỉnh
www.tentinh.gov.vn.
Ghi chú: tentinh là tên của tỉnh (hoặc TP trực thuộc trung ương), viết liên tục (không viết
hoa) như quangngai, lamdong, cantho, longan, thudo (= Hà nội!), …; sau đó vào Sở XD (hoặc

cơ quan được địa phương ủy quyền) để tìm bảng thông báo giá (không phải tỉnh nào cũng đưa
thông báo giá lên mạng!). Có thể vào website của BXD: www.moc.gov.vn để download Thông
báo giá của các địa phương.

5.6. Bảng báo giá các vật liệu, thiết bị không có trong thông báo giá
• Cần lưu ý các thông tin sau trong bảng báo giá:
 Tên và địa chỉ Đơn vị báo giá.
 Có dấu và tên người báo giá (trường hợp lấy tại website của nhà SX hoặc đơn
vị cung cấp thì không cần nhưng phải ghi rõ xuất xứ và thời điểm lấy).
 Giá đã bao gồm thuế VAT hay chưa.
 Giá giao tại nơi cung cấp hay tại chân công trình.
Lưu ý: Các vật tư, thiết bị tính bằng đơn vị “bộ” cần được liệt kê chi tiết các
bộ phận cấu thành “bộ”.
• Một số địa chỉ để tìm và download báo giá của các vật tư, thiết bị:
Nhà SX, phân phối, đơn vị kinh doanh
Cty nhựa Bình Minh
Cty Dây và cáp điện VN - Cadivi
Cty CP ĐTXD & VL Đồng Nai
Diễn đàn dự toán công trình
Dự toán Online
Công ty Giá xây dựng
Chợ Dân Sinh
Chợ Kim Biên
Chợ xây dựng
Chợ thiết bị
Mạng Quảng bá Danh bạ Doanh nghiệp
Chợ Việt Nam
IBuild
Kho Xây dựng
Giá vật liệu xây dựng


Địa chỉ trang web
www.binhminhplastic.com.vn
www.cadivi.com.vn
www.donasand.com.vn
www.dutoancongtrinh.com
www.dutoanonline.com
giaxaydung.vn ; gxd.vn
www.chodansinh.net
www.chokimbien.com
www.choxaydung.vn
www.chothietbi.vn
www.vietnamtradefair.com
cho.vietnamtradefair.com
www.xaydungvietnam.vn
Khoxaydung.vn
Giavlxd.net

• Lưu ý: cần cẩn thận khi lấy thông tin trên mạng từ những nguồn không chính
thức vì độ tin cậy không cao!
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 14


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

6. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT HỒ SƠ DỰ TOÁN THI

CÔNG XÂY LẮP
6.1. Các căn cứ lập dự toán
• Hồ sơ thiết kế (bước thiết kế … ) do Công ty ... xuất ngày… tháng … năm ...
• Hồ sơ dự án xây dựng công trình… do Công ty ... lập tháng … năm ... (sử dụng các
thông số: các khoản mục CP trong TMĐT, phân bổ vốn đầu tư,…)

• Hợp đồng kinh tế số ... ngày … giữa (bên A: chủ đầu tư) và (bên B: đơn vị thiết
kế / thẩm tra…) về việc lập / thẩm tra dự toán công trình … tại địa điểm …
• Các văn bản pháp qui có liên quan trực tiếp (luật, nghị định, quyết định, thông tư,
CV,…): như đã đề cập ở mục 5.4. Chi tiết các VBPQ hiện hành xem trong Phụ
lục 2.
• Phương pháp lập dự toán (phương pháp xác định chi phí XD): sử dụng bộ đơn
giá XD hay sử dụng bộ định mức XD.
• Loại và cấp công trình: xác định theo các VBPQ hiện hành (xem trong PL2).
6.2. Đo bóc khối lượng công trình (tiên lượng khối lượng các công tác)
Đo bóc khối lượng công trình để lập dự toán là xác định khối lượng các công tác cần
thực hiện để tạo thành công trình bằng cách đo, đếm, tính toán theo các các kích thước và số
lượng của kết cấu trong các bản vẽ thiết kế cũng như theo các quy định trong thuyết minh kỹ
thuật. Đơn vị tính của công tác do người đo bóc quyết định, thường được lấy theo quy định
trong các tập định mức mà nhà nước công bố.
Lưu ý khối lượng các công tác có ý nghĩa khác với khối lượng các cấu kiện của kết
cấu. Ví dụ công tác lát gạch nền nhà có khối lượng 120m2 khác với khối lượng gạch lát là
120m2 (trong công tác lát gạch còn có thêm công tác láng lớp vữa lót, miết mạch,… và khối
lượng gạch lát cần thiết cho khối lượng công tác này sẽ lớn hơn 120m2 do hao hụt cho phép
của gạch lát trong thi công).
Kết quả đo bóc được thể hiện qua bảng liệt kê các công tác. Trước đây do chưa có quy
định nên có nhiều kiểu liệt kê:
- Liệt kê theo từng nhóm công việc: đập phá tháo dỡ, công tác đất, công tác cốt thép, công
tác ván khuôn, công tác đổ BT, công tác xây, công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt cửa,
lắp đặt điện, lắp đặt hệ thống nước,…

- Liệt kê theo trình tự thi công của cả công trình: VD đập phá tháo dỡ, đào đất, thi công
móng, thi công cổ cột, thi công tiếp địa, lấp đất đến đáy đà kiềng, thi công đà kiềng, thi
công cột tầng trệt,…
- Liệt kê theo trình tự thi công của từng công việc / hạng mục: VD móng M1 từ lúc đào
đất đến lúc lấp đất; bàn bếp từ lúc xây gối đỡ đến lúc ốp gạch men hoàn chỉnh;…
- Liệt kê phối hợp: lúc dùng kiểu này, lúc dùng kiểu kia.
Từ ngày 26/8/2010 đã có hướng dẫn của Bộ XD về việc đo bóc khối lượng (QĐ
788/QĐ-BXD) trong đó có yêu cầu : Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục
công trình cần lập theo trình tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên theo trình tự thi công (phần
ngầm, phần nổi, phần hoàn thiện, lắp đặt).
Tính khối lượng cho từng công tác:
- Nói chung phải tính khối lượng đúng theo các kích thước hình học đã thể hiện trong bản
vẽ thiết kế (trừ trường hợp có các qui định khác). Khi diễn giải phần tính toán cần lưu ý
thể hiện các con số kích thước theo thứ tự : [1]-chiều dài, [2]-chiều rộng, [3]-chiều cao
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 15


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

-

Email:

(hoặc chiều sâu, chiều dày). Đồng thời phải có cột ghi rõ là các kích thước này lấy từ
những bản vẽ nào.
Khi tính khối lượng cần lưu ý một số vấn đề nêu ở mục 13.
Khuyến nghị dùng quy ước sau khi trình bày trong bảng Khối lượng cho các trường
hợp:

• Áp dụng đúng định mức: giữ đúng mã hiệu đã được công bố.
• Vận dụng không điều chỉnh khối lượng định mức: lấy mã hiệu đã được công bố +
đuôi “VD”.
• Vận dụng có điều chỉnh khối lượng định mức: lấy mã hiệu đã được công bố + đuôi
“ĐC”.
• Lập định mức mới: đặt mã hiệu mới dựa theo cách xây dựng mã hiệu đã công bố.
6.3. Xác định các loại chi phí trong dự toán XDCT

6.3.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG
CPXD có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí
theo một trong các phương pháp nêu dưới đây (xem PL 3 của TT 04/2010):
[1]- PP tính theo khối lượng và giá XD công trình ;
[2]- PP tính theo khối lượng hao phí VL, NC, MTC và bảng giá tương ứng ;
[3]- PP tính trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu KT-KT tương tự đã và đang thực hiện ;
[4]- PP tính theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

66..33..11..11.. PPPP ttíínnhh tthheeoo kkhhốốii llưượợnngg vvàà ggiiáá X
D ccôônngg ttrrììnnhh ((ttrrêênn tthhịị ttrrưườờnngg ccòònn ggọọii llàà
XD
pphhưươơnngg pphháápp ttíínnhh tthheeoo bbộộ đđơơnn ggiiáá ccủủaa đđịịaa pphhưươơnngg –– xxeem
m vvíí ddụụ ttrrêênn llớớpp))::
 Giá XD công trình có thể là Đơn giá XD công trình hoặc Giá XD tổng hợp.
Phương pháp lập đơn giá XD công trình hướng dẫn tại PL 6 của TT 04/2010.
Xem bảng 3.3.I tại PL 3 của TT 04/2010 (dạng không đầy đủ).

Giá XD tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng
nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
Xem bảng 3.3.II tại PL 3 của TT 04/2010 (dạng không đầy đủ).

 Giá XD công trình có thể ở dạng không đầy đủ hoặc đầy đủ.

Dạng không đầy đủ: chỉ bao gồm chi phí VL, NC, MTC.
Dạng đầy đủ = dạng không đầy đủ + CP TTK + CPC + TNCTTT.

6.3.1.1.a. Chi phí trực tiếp:
• Chi phí VL, NC, MTC trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và
đơn giá XDCT hoặc giá XD tổng hợp của công trình.
• Khối lượng các công tác XD được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình,
hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác XD trong
đơn giá XDCT, giá XD tổng hợp của công trình.
-

 Chi phí vật liệu:
VL trong hồ sơ thiết kế là những vật tư đại diện (chỉ có các thông số yêu cầu, không
có tên nhà SX, mã hiệu sản phẩm) => Để có giá cụ thể cần chọn cụ thể loại VL thỏa
mãn các yêu cầu thiết kế để tính, những loại VL này cần cụ thể (có tên nhà SX, mã

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 16


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

-

Email:

hiệu sản phẩm), để đỡ công xin báo giá nên chọn các VL có sẵn trong bảng thông
báo giá hiện hành.

Giá VL đưa vào trong dự toán là giá chưa có thuế VAT và cung cấp đến hiện
trường công trình (tính đến tận kho / bãi của công trình, nghĩa là đã bao gồm phí vận chuyển đến tận nơi
chứa / bảo quản). Trường hợp giá VL chưa có chi phí vận chuyển này thì xác định theo
mục 1.2.4 của PL6 – TT 04/2010 (trang 67):
Giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác định theo công thức:
Gvl = Gcct + Cht
Trong đó :
- Gcct: giá vật liệu đến chân công trình;
- Cht: chi phí tại hiện trường bao gồm: bốc xếp, vận chuyển trong nội bộ
công trình, hao hụt bảo quản tại kho, bãi.
Giá vật liệu đến chân công trình được xác định bằng công thức:
Gcct = Gg+ Cvc
Trong đó:
- Gg: giá vật liệu gốc;
- Cvc: chi phí vận chuyển đến chân công trình (bao gồm cả chi phí trung
chuyển, nếu có).
Chi phí vận chuyển đến công trình có thể xác định theo 1 trong các cách sau:
+ theo phương án, cự ly, loại phương tiện và giá thuê phương tiện vận chuyển,
còn gọi là tính theo cước vận chuyển (xem mục 1.2.4.1.1 trong PL6).

(Lưu ý cách này cần có bộ giá cước vận chuyển do địa phương công bố hoặc xin được báo giá
cước vận chuyển của các đơn vị (công ty) có chức năng vận chuyển).

+ tính trên cơ sở các định mức vận chuyển (xem mục 1.2.4.1.2 trong PL6).

(Lưu ý trong định mức vận chuyển chủ yếu dành cho các VL rời như đất, đá, cát và đơn vị tính là
thể tích (1m3 hoặc 100m3). Trường hợp những vật liệu tính theo đơn vị tính khác thì TT 04/2010
cho phép sử dụng trọng lượng riêng để tính chuyển đơn vị và vận dụng định mức vận chuyển cho
phù hợp)


+ các phương pháp khác phù hợp với điều kiện thực tế.
Xem minh họa tính chi phí vận chuyển theo cước vận chuyển bằng phần mềm trên lớp.

Chi phí vật tư tính cho tất cả các loại vật tư dùng trong công trình (kể cả các vật tư
do Chủ đầu tư cấp hoặc tận dụng lại từ công trình cũ).
- Đối với các vật tư không có trong bảng thông báo giá cần xin ít nhất 3 bảng báo
giá của 3 đơn vị khác nhau có kinh doanh về loại vật tư này (giá đưa vào dự toán
lấy giá thấp nhất).
- Lưu ý nếu sử dụng bộ đơn giá do các địa phương công bố để tính dự toán thì :
• TH1 : nếu không sử dụng giá VL trong bộ đơn giá thì phải dùng giá VL trong
bảng tổng hợp vật tư đã cập nhật giá tại thời điểm tính dự toán (nghĩa là đã áp
dụng phương pháp „áp giá trực tiếp” cho phần VL).
• TH2 : nếu vẫn sử dụng giá trị chi phí VL trong bảng tính chi phí trực tiếp (bảng
dự toán khối lượng) để tính chi phí XD thì phải tính bù giá VL (chi phí bù = giá
VL tại thời điểm tính dự toán – giá VL trong bộ đơn giá) hoặc sử dụng chỉ số giá VL để xác
định trượt giá VL (cách này không chuẩn lắm vì tính chung cho tất cả các loại VL).

-

-

 Chi phí nhân công:
Theo phương pháp này chỉ cần quan tâm đến hệ số chuyển đổi nhóm nhân công
KCĐNh theo quy định của Nhà nước và hệ số trượt giá nhân công KĐCNC do địa
phương công bố (trước đây và đến hiện nay ở nhiều địa phương, KĐCNC xác định

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 17



Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới chia cho mức lương tối thiểu đã
tính trong đơn giá - xem điều 1.1.1 của TT 05/2009/TT-BXD) mà không cần quan tâm cách
tính lương công nhân :
Chi phí nhân công của dự toán = Chi phí NC theo bộ đơn giá x KCĐNh x KĐCNC
-

Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP thì thang lương của công nhân viên ngành xây
dựng thuộc nhóm thang lương 7 bậc (mục A.1.8), trong đó ngành xây dựng cơ bản
chia thành 3 nhóm :

Nhóm I

- Mộc, nề, sắt;
- Lắp ghép cấu kiện; thí
nghiệm hiện trường;
- Sơn vôi và cắt lắp
kính;
- Bê tông;
- Duy tu, bảo dưỡng
đường băng sân bay;
- Sửa chữa cơ khí tại
hiện trường;
- Công việc thủ công
khác.
Hệ số chuyển đổi nhóm ở

nhiều tỉnh & TPHCM:

Nhóm II

Vận hành các loại máy xây dựng;
Khảo sát, đo đạc xây dựng;
Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;
Bảo dưỡng máy thi công;
Xây dựng đường giao thông;
Lắp đặt turbine có công suất < 25 Mw;
Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu
chung thuộc ngành đường sắt;
- Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa;
- Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường
sắt, đường bộ;
- Kéo phà, lắp cầu phao thủ công.
-

KCĐNh1→2 = 1,062

Nhóm III

-

Xây lắp đường dây điện cao thế;
Xây lắp thiết bị trạm biến áp;
Xây lắp cầu;
Xây lắp công trình thuỷ;
Xây dựng đường băng sân bay;

Công nhân địa vật lý;
Lắp đặt turbine có công suất > =
25 Mw;
Xây dựng công trình ngầm;
Xây dựng công trình ngoài biển;
Xây dựng công trình thuỷ điện,
công trình đầu mối thuỷ lợi;
Đại tu, làm mới đường sắt.

KCĐNh1→3 = 1,171

Đặc biệt lưu ý khi sử dụng các Bộ đơn giá XDCT của các địa phương công bố:
• Chi phí nhân công trong đơn giá XDCT - Phần xây dựng - của các địa phương từ
trước đến nay được tính cho loại công tác xây lắp thuộc nhóm I. Đối với các loại
công tác xây lắp của các công trình thuộc các nhóm khác của bảng lương A.1.8 thì
được chuyển đổi bằng các hệ số KCĐNh (gồm KCĐNh1→2, KCĐNh1→3) .
Lưu ý: Hệ số chuyển đổi nhóm KCĐNh có thể thay đổi tùy theo địa phương (vì các khoản
phụ cấp được tính đến trong đơn giá của các địa phương có thể khác nhau).

• Chi phí nhân công trong đơn giá XDCT - Phần lắp đặt và phần khảo sát - được
tính cho loại công tác xây lắp thuộc nhóm II => các công tác này sẽ không có
chuyển đổi nhóm vì đã tính đúng với nhóm qui định.
• Trường hợp công trình có nhiều loại công tác (Xây dựng, Lắp đặt, Khảo sát):
 Nếu công tác Xây dựng thuộc nhóm I thì có thể đặt chung các loại công tác
Xây dựng, Lắp đặt và Khảo sát trong cùng 1 bảng dự toán (vì nhân công đã
tính đúng với nhóm của mình).
 Nếu công tác Xây dựng thuộc nhóm II hoặc III thì tách riêng các công tác
Xây dựng với các công tác Lắp đặt và Khảo sát (để nhân hệ số KCĐNh cho
chi phí nhân công của riêng phần công tác Xây dựng).


Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 18


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

Ví dụ 1: Công trình nhà ở có cả phần xây dựng (nhân công thuộc nhóm I) và lắp đặt
điện – nước (nhân công thuộc nhóm II) thì dự toán phần chi phí xây dựng có thể đặt
chúng vào cùng bảng tính chi phí trực tiếp.
NC nhà ở = NC phần XD + NC phần lắp đặt
Ví dụ 2: Công trình đường giao thông có cả phần XD (nhân công thuộc nhóm II) và
lắp đặt điện – nước (nhân công thuộc nhóm II) thì dự toán phần chi phí xây dựng
phải tách riêng với dự toán phần lắp đặt (khi đó chi phí nhân công phần XD cần
nhân hệ số KCĐNh1→2), sau đó mới cộng các chi phí trực tiếp lại được.
NC đường giao thông = (NC phần XD x KCĐNh1→2) + NC phần lắp đặt
Ví dụ 3: Công trình cầu giao thông có cả phần xây dựng (nhân công thuộc nhóm
III) và lắp đặt điện – nước (nhân công thuộc nhóm II) thì dự toán phần chi phí xây
dựng phải tách riêng với dự toán phần lắp đặt (khi đó chi phí nhân công phần XD
cần nhân hệ số KCĐNh1→3), sau đó mới cộng các chi phí trực tiếp lại được.
NC cầu giao thông = (NC phần XD x KCĐNh1→3) + NC phần lắp đặt
-

 Chi phí máy thi công:
Theo phương pháp này chỉ cần quan tâm đến Đơn giá ca máy và thiết bị thi công
do địa phương công bố và Hệ số trượt giá máy thi công KĐCMTC (cũng do địa
phương công bố. Theo hướng dẫn của Bộ XD thì KĐCMTC được xác định bằng
phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy (xem điều 1.1.2 của TT

05/2009/TT-BXD)) và chi phí bù nhiên liệu/năng lượng (do biến động giá nhiên
liệu/năng lượng) mà không cần quan tâm cách tính chi phí MTC :
Chi phí MTC của dự toán = Chi phí MTC theo bộ đơn giá x KĐCMTC + Bù NL
Đơn giá ca máy và thiết bị thi công lấy theo công bố của địa phương (tỉnh/TP trực
thuộc trung ương).
Chi phí bù NL = Tổng số NL

mà máy thi công dùng x Chênh lệch đơn giá NL giữa thời
điểm hiện tại với thời điểm công bố bộ đơn giá (hoặc công bố hệ số KĐCMTC)

NL ở đây là nhiên liệu hoặc năng lượng (có thể là xăng, dầu, điện, khí nén,...).
-

Thông thường sau khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu thì địa phương sẽ
công bố hệ số KĐCMTC (do tiền lương thợ điều khiển máy thay đổi). Trước đây các
hệ số này cập nhật cả giá NL tại thời điểm công bố KĐCMTC, sau này thường không
cập nhật mà giữ nguyên giá NL gốc (như trong bộ đơn giá đã công bố). Vì vậy việc
tính bù NL cần lưu ý để xác định đơn giá NL đúng thời điểm.
Xem ví dụ tính chi phí bù giá nhiên liệu trên lớp.
 Chi phí trực tiếp khác :

-

Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí VL,
NC, MTC tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng loại công trình như hướng dẫn tại
Bảng 3.7 PL 3 của TT 04/2010.

-

Lưu ý khái niệm „đô thị” có thể lấy theo định nghĩa trong Luật Qui hoạch đô thị

số 30/2009/QH12 (điều 3) hoặc TT 34/2009/TT-BXD (điều 1), bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 19


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

-

Đối với các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế, chi phí trực tiếp khác được lập thành một
khoản mục riêng thuộc chi phí xây dựng và được xác định bằng dự toán hoặc định mức tỷ lệ tuỳ theo đặc
điểm cụ thể của từng công trình và yêu cầu của việc tổ chức đấu thầu quốc tế.

-

Lưu ý một số ghi chú bên dưới bảng 3.7:
 Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục
công trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí tực
tiếp khác theo loại công trình phù hợp.
 Đối với những công trình có yêu cầu riêng biệt về an toàn lao động như nhà
cao từ 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói của công trình công nghiệp hoặc tương tự
thì phải lập thiết kế biện pháp an toàn lao động, dự toán và chủ đầu tư phê
duyệt để bổ sung vào dự toán xây dựng công trình.
6.3.1.1.b. Chi phí chung:


-

Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng
tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với
từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.8 PL 3 của TT 04/2010.

-

Trường hợp cần thiết nhà thầu thi công công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát,
đá để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi
phí nhân công và máy thi công.

-

Đối với các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ
hoặc bằng dự toán hoặc theo thông lệ quốc tế.

-

Lưu ý các ghi chú bên dưới bảng 3.8:
 Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục
công trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung
và thu nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hợp.
 Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức
tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư
quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.
Ví dụ: Công trình chung cư X có các hạng mục nhà ở, trạm biến áp, sân bãi,
đường giao thông nội bộ (đều có công năng riêng biệt) thì:
+ hạng mục nhà ở được lấy định mức CP trực tiếp khác, CP chung, TN chịu thuế
tính trước của công trình dân dụng;

+ hạng mục trạm biến áp được lấy định mức CP trực tiếp khác, CP chung, TN
chịu thuế tính trước của công trình công nghiệp;
+ hạng mục đường giao thông nội bộ được lấy định mức CP trực tiếp khác, CP
chung, TN chịu thuế tính trước của công trình giao thông (nếu công trình nằm trong đô thị
thì lấy của công trình HTKT).
6.3.1.1.c. Thu nhập chịu thuế tính trước:

-

Được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo
quy định đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.8 PL 3 của TT
04/2010.

-

Trường hợp cần thiết phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu cát, đá để phục vụ thi công xây
dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp
và chi phí chung.

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 20


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

Ghi chú: Theo qui định thì chỉ có CP trực tiếp khác, CP chung, TN chịu thuế tính trước
mới xác định theo loại công trình của từng hạng mục (các hạng mục phải có công năng riêng

biệt), các chi phí còn lại (như CP QLDA, CP TVĐT, CP khác,...) xác định theo loại công
trình của cả công trình. Như vậy trong trường hợp công trình có nhiều hạng mục và các
hạng mục có công năng riêng biệt lại thuộc các loại công trình khác nhau thì dự toán cho
phần chi phí trực tiếp cần tách thành các dự toán con cho từng nhóm hạng mục cùng loại
công trình, sau đó mới cộng lại để được khoản mục chi phí trực tiếp cho cả công trình.
Theo như ví dụ vừa nêu trên thì:
CPTT ctr chung cư X = CPTT HM nhà ở + CPTT HM trạm biến áp + CPTT HM đường nội bộ

6.3.1.1.d. Thuế giá trị gia tăng :
-

Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành (xem chi tiết
ở PL2). Đối với công tác xây dựng (và tư vấn xây dựng) nói chung mức thuế VAT
là 10%.
66..33..11..22.. PPPP ttíínnhh tthheeoo kkhhốốii llưượợnngg hhaaoo pphhíí V
C vvàà bbảảnngg ggiiáá ttưươơnngg ứứnngg
MTTC
C,, M
NC
VLL,, N
((ttrrêênn tthhịị ttrrưườờnngg ccòònn ggọọii llàà pphhưươơnngg pphháápp áápp ggiiáá ttrrựựcc ttiiếếpp hhooặặcc pphhưươơnngg pphháápp ttíínnhh
tthheeoo bbộộ đđịịnnhh m
mứứcc X
m vvíí ddụụ ttrrêênn llớớpp))::
D –– xxeem
XD
6.3.1.2.a. Chi phí trực tiếp:
• Chi phí VL, NC, MTC có thể xác định theo khối lượng hao phí VL, NC, MTC
và bảng giá tương ứng.
• Tổng khối lượng hao phí các loại VL, NC, MTC được xác định trên cơ sở hao

phí VL, NC, MTC cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình,
hạng mục công trình.
• Hướng dẫn xác định bảng giá tương ứng về giá vật liệu, nhân công, máy thi
công xem ở PL6 của TT 04/2010.

-

-

 Chi phí vật liệu:
Như đã nêu ở phương pháp trên : đơn giá vật tư được cập nhật trực tiếp giá thị
trường tại thời điểm tính dự toán theo đúng quy định, không quan tâm đến đơn giá
VL trong bộ đơn giá.
 Chi phí nhân công:
Theo phương pháp áp giá trực tiếp, chi phí NC được tính theo các quy định hiện
hành của Nhà nước (tính lại tiền lương công nhân theo quy định hiện hành).
Chi phí NC trong đơn giá bao gồm lương cấp bậc, lương phụ, các khoản phụ cấp
có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể
khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức.
Tiền lương = Lương cấp bậc + Lương phụ + Phụ cấp + Chi phí theo chế độ.
 Lương cấp bậc = (Mức lương tối thiểu) x (Hệ số lương)
 Lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép,…) : tính theo % Lương CB
 Phụ cấp : gồm
o
o
o

o
o


PC lưu động (tính theo % MLCS); (xem TT 05/2005/TT-BLĐTBXH)
PC không ổn định SX (tính theo % Lương CB); (xem TT 03/2002/TT-BLDTBXH - hết

hiệu lực)

PC khu vực (tính theo % MLCS); (xem 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT)
PC độc hại (tính theo % MLCS); (xem TT 04/2005/TT-BLĐTBXH)
PC thu hút (tính theo % Lương CB) (xem TT 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC)

 CP khoán trực tiếp cho người lao động (dụng cụ,…) : tính theo % Lương CB.
Xem ví dụ tính lương công nhân (theo tháng và ngày công) bằng phần mềm trên lớp.
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 21


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

-

Email:

Trong bộ đơn giá dự toán XDCT phần XD của TPHCM công bố theo VB số 1299
/SXD-QLKTXD (thay cho Quyết định 104/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2006) và bộ
đơn giá dự toán XDCT phần XD của Bình Dương công bố theo QĐ số 3731/QĐ-UBND
ngày 02/12/2011 thì :

STT
NỘI DUNG
Đơn giá TPHCM - 2006

Đơn giá BÌNH DƯƠNG - 2011
1 Mức lương tối 350.000đ/th (NĐ 118/2005) MLTT vùng I: 2.000.000đ/th (NĐ 70/2011)
thiểu sử dụng trong
MLCS: 830.000đ/th (NĐ 22/2011)
bộ đơn giá.
(Với vùng II: kNC=0,89)
2 Hệ số lương : theo NĐ 205/2004/NĐ-CP (phụ thuộc nhóm nhân công và cấp bậc công nhân, ở
đây nhóm nhân công phần XD được qui ước lấy theo nhóm I)
3 Lương phụ
12% Lương CB
12% Lương CB
4 PC lưu động
20% ML tối thiểu
20% MLCS
5 PC khu vực
0
0
6 PC độc hại
Chưa xét
Chưa xét
7 PC thu hút
0
0
8 CP khoán trực tiếp 4% Lương CB
4% Lương CB
Đối với các công trình xây dựng được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương
và các chế độ chính sách khác chưa tính trong thành phần đơn giá xây dựng công trình đã
nêu ở trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% thì được bổ sung thêm
các khoản này vào chi phí nhân công trong bảng tổng hợp giá trị dự toán xây lắp (tham khảo
chi tiết cách tính các hệ số phụ cấp trong « Ebook dieu chinh he so du toan.chm » của tác giả

Lê Vinh () ở thư mục « Tham khao » trong đĩa CD dự toán.

-

-

 Chi phí máy thi công:
Theo phương pháp áp giá trực tiếp, chi phí MTC được tính theo các quy định hiện
hành của Nhà nước và giá thiết bị, giá nhiên liệu/năng lượng tại thời điểm lập dự
toán mà không cần quan tâm đến bảng giá ca máy và thiết bị thi công do địa
phương công bố, cũng như không tính bù giá NL và không phải dùng đến bất cứ hệ
số điều chỉnh trượt giá nào .
Đơn giá ca máy được tính toán theo hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy
và thiết bị thi công của Bộ XD (TT 06/2010/TT-BXD) để áp dụng cho công trình.
Đơn giá ca máy gồm 5 khoản mục chi phí: CP khấu hao, CP sửa chữa, CP nhiên
liệu (năng lượng), tiền lương thợ điều khiển máy, CP khác.

CCM

=

CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK

(đồng/ca)

Xem ví dụ tính giá ca máy bằng phần mềm trên lớp.

• CP trực tiếp xác định theo phương pháp này sẽ không dùng đến các hệ số
trượt giá NC, MTC và cũng không cần tính bù giá VL, bù giá NL cho MTC.
Cách làm thực tế theo các bước sau:

1. Trong Bảng Tổng hợp vật tư: nhập đơn giá vật tư tại thời điểm lập dự
toán (chưa có VAT nhưng đã tính đến hiện trường). Thường bước này
được thực hiện giống như trong phương pháp sử dụng bộ đơn giá địa
phương (không tính theo cách bù giá vật liệu).
2. Trong bảng tính giá nhân công: cho tính lại đơn giá nhân công với mức
lương tối thiểu hiện hữu. Lưu ý tính cho tất cả các loại nhân công, kể cả
nhân công điều khiển, vận hành máy thi công (nhóm II).
3. Trong bảng tính giá máy thi công: cho tính lại giá ca máy theo đơn giá
nhân công với mức lương tối thiểu hiện hữu và đơn giá NL hiện hữu.
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 22


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

4. Nếu phần mềm chưa cập nhật ngay các thay đổi trên thì cho phần mềm
tính lại toàn bộ các công tác theo các cập nhật trên. Khi đó chi phí VL,
NC, MTC không cần tính bù giá (bù giá vật liệu, bù giá nhiên liệu,...)
cũng như không nhân với bất cứ hệ số trượt giá nào. Nếu nhóm nhân
công đã được điều chỉnh đúng với qui định thì không cần nhân hệ số
điều chỉnh nhóm nhân công nữa.
6.3.1.2.b. Chi phí trực tiếp khác, CP chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế
VAT, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
Xác định như của PP [1].
66..33..11..33.. PPPP ttíínnhh ttrrêênn ccơơ ssởở ccôônngg ttrrììnnhh ccóó ccáácc cchhỉỉ ttiiêêuu kkiinnhh ttếế -- kkỹỹ tthhuuậậtt ttưươơnngg ttựự đđãã
vvàà đđaanngg tthhựựcc hhiiệệnn ((xxeem
m vvíí ddụụ ttrrêênn llớớpp))::

Các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình
xây dựng có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền
thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
PP này chỉ áp dụng cho các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ
thi công, các công trình thông dụng, đơn giản.
Chi phí XD của các công trình này có thể được xác định dựa trên cơ sở chi
phí XD của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang
thực hiện và quy đổi các khoản mục chi phí theo địa điểm XD và thời điểm lập
dự toán.
66..33..11..44.. PPPP ttíínnhh tthheeoo ssuuấấtt cchhii pphhíí X
D ttrroonngg ssuuấấtt vvốốnn đđầầuu ttưư X
XD
m vvíí ddụụ ttrrêênn
CTT ((xxeem
DC
XD
llớớpp))::
PP này chỉ áp dụng cho các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ
thi công, các công trình thông dụng, đơn giản.
Chi phí XD của các công trình này cũng có thể xác định trên cơ sở diện
tích hoặc công suất sử dụng và suất chi phí XD trong suất vốn đầu tư XD
công trình.
Đối với cả 4 phương pháp trên: các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi
công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, các công trình đơn giản,
thông dụng khác thì chi phí XD của các công trình trên có thể được xác định bằng
định mức chi phí tỷ lệ.
۞ Chi phí xây dựng nhà tạm:
- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính
bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước
đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin

bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công
dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại.
- Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp,
các công trình ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế)
nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính
theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán
xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 23


Biên soạn: ThS Lâm Văn Phong – Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường ĐH Bách Khoa TpHCM

Email:

6.3.2. CHI PHÍ THIẾT BỊ
a. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong hai cách dưới đây:
 Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng
loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn,
một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.
 Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá
của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị
trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã
thực hiện.
Đối với các thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác
định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia
công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị
theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia

công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia
công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.
b. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng lập dự toán
tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.
c. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối
với dự toán chi phí xây dựng, nghĩa là gồm 4 khoản mục : CP trực tiếp, CP
chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế VAT. Lưu ý đây là phần chi phí lắp
đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh nên các khoản mục trên tính cho công việc lắp đặt,
thí nghiệm, hiệu chỉnh (chi phí vật tư chỉ gồm các vật tư phục vụ lắp đặt, thí
nghiệm, hiệu chỉnh ; không bao gồm chi phí mua sắm thiết bị).
Ví dụ xác định chi phí LĐ, TN, HC thiết bị được minh họa bằng phần mềm trên lớp.
Trường hợp thiết bị đã được lựa chọn thông qua đấu thầu thì CP thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các
khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.

6.3.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
a. Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ
lệ do Bộ XD công bố (hiện nay là Quyết định số 957/QĐ-BXD) hoặc bằng
cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ XD (xem PL trong Quyết định số
957/QĐ-BXD). Trường hợp áp dụng các định mức chi phí tỷ lệ này mà thấy không phù
hợp (thiếu / thừa) thì CĐT có thể xem xét quyết định điều chỉnh định mức cho phù hợp.

b. Chi tiết về các trường hợp xác định chi phí quản lý dự án trong TMĐT và
trong dự toán công trình xem ở các điều 2.3 ÷ 2.10 trong Quyết định số
957/QĐ-BXD.
c. Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình tính theo cách dùng định mức
chi phí tỷ lệ được tính theo công thức sau:

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) , trong đó :

+ T: định mức tỷ lệ (%), lấy bằng với hệ số đã dùng để xác định CP QLDA trong

TMĐT được duyệt.
+ GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế của dự toán được duyệt.
+ GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế của dự toán được duyệt.

Lưu ý: Chi phí quản lý dự án không có thuế V.A.T.
d. Trường hợp công trình chỉ lập Báo cáo KT-KT thì phải xác định dự toán
trước, sau đó mới xác định TMĐT thì chi phí QLDA xác định như sau :
Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ Dự toán Công trình theo Nghị định 112/2009 và Thông Tư 04/2010/TT-BXD

Trang 24


×