Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

7 luật chính tả trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 5 trang )

7 LUẬT CHÍNH TẢ TRONG TIẾNG VIỆT
Lưu ý: Những chữ trong /../ là quy ước phiên âm quốc tế với Tiếng Việt. Không
có kí tự trên bàn phím nên tôi vẽ bằng phần mềm paint, độ chính xác không cao.
1. Luật chính tả i,e,ê
- Âm /k/ viết là k khi đứng trước i,e,ê. Đứng trước các âm còn lại viết là
c. Riêng đứng trước âm đệm viết là /q/.
- Âm /
/ ( đọc là ngờ) viết là ngh khi đứng trước i,e,ê. Đứng trước các
âm còn lại viết là ng.
- Âm / / (đọc là gờ) viết là gh khi đứng trước i,e,ê. Đứng trước các âm
con lại viết là g.
2. Luật chính tả ghi nguyên âm đôi
Trong Tiếng Việt có các nguyên âm đôi : iê; uô; ươ ( viết phiên âm quốc
tế khó nên tôi xin phép thể hiện bằng con chữ.
2.1. Nguyên âm đôi “iê” được ghi bằng 4 hình thức chữ viết
+ Viết là iê khi có âm đầu và âm cuối. (tiên tiến…)
+ Viết là ia khi âm tiết không có âm cuối và âm đệm hoặc chỉ có âm
chính. (chia).
+ Viết là yê khi âm tiết có âm đệm và âm cuối.( thuyền) hoặc chỉ có âm
chính và âm cuối( yêu).
+ Viết là ya khi âm tiết âm tiết có âm đệm và không có âm cuối. ( khuya)
2.2. Nguyên âm đôi “ươ” có hai hình thức chữ viết:
+ Viết là “ươ” khi âm tiết có âm cuối ( tươi, mượn..)
+ Viết là “ưa” khi âm tiết không có âm cuối ( thưa, mưa…)
2.3. Nguyên âm đôi “ uô” có hai hình thức chữ viết:
+ Viết là “uô” khi âm tiết có âm cuối ( tuổi, muộn….)
+ Viết là “ ua” khi âm tiết không có âm cuối ( mua, búa…).
3. Luật chính tả âm đệm:
Trong Tiếng Việt chỉ có một bán âm /u/ làm âm vị âm đệm, được thể hiện
bằng hai hình thức chữ viết:



+ Viết là “o” khi đứng trước các nguyên âm có độ há hơi rộng và rộng.
(hoen, hoang, ngoằn ngoèo…)
+ Viết là “u” khi đứng trước các nguyên âm có độ há hẹp và hơi hẹp
( huấn, huệ..) và đứng sau q ( quang).
4. Luật chính tả bán âm cuối:
Có 2 bán âm cuối là “u” và “i”
+ Âm vị “u” ghi là “o” khi đứng sau các nguyên âm há rộng và hơi rộng (
hào, héo…). Ghi là “u” khi đứng sau các nguyên âm há hẹp và hơi hẹp và các
nguyên âm ngắn ( thiu, tửu, tếu…)
+ Âm vị “i” ghi là “i” khi đứng sau các nguyên âm không là nguyên âm
ngắn ( chùi, chồi). Ghi là “y” khi đứng sau các nguyên âm ngắn ( tây; hay)
5. Luật chính tả với âm “gi”
- Khi “gi” kết hợp với “i” hoặc “ia”, ta lược bớt một chữ “i” (gì).
6. Luật chính tả về khả năng kết hợp:
( Mất chừng vài trang giấy nên các bạn giáo viên xem lại giáo trình Tiếng Việt 1
– Do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành của nhà xuất bản Giáo dục).
7. Luật chính tả về nghĩa
( Bắt buộc hs phải đưa từ vào văn cảnh mới sử dụng đúng).
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ PHẦN CỦA SÁCH GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT 1






×