Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

sản xuất và kinh doanh đồ nội thất ra thị trường quốc tế v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.86 KB, 22 trang )

Sản xuất và Kinh doanh đồ nội thất ra thị trường quốc tế

Phần 1: Giới thiệu Công ty:
I. Giới thiệu về Công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà Việt
Tên Giao dịch: Nha Viet Co., LTD
Trụ sở chính: 123 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 43 9271841
Fax: (+84) 439281840
Mã Số thuế: 0302453197
Giấy phép kinh doanh số: 200580 do sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
Tài khoản Ngân hàng: 1259489 Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam,
CN Cầu Giấy
Văn phòng giao dịch và Trưng bày: 123 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
Các xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất Bắc Ninh, Hà Nội
Website: www.nhaviet.com
Facebook: www.facebook.com/nhavietfur
II. Sản phẩm:
Các sản phẩm chính của Nhà Việt gồm có ghế sofa, bàn, ghế, tủ và giường,
hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên (gỗ gụ), độ bền cao, tinh sảo. Kiểu dáng kết hợp cả
nét truyền thống Việt Nam lẫn hiện đại. Chiến lược marketing của công ty dựa
vào việc cung cấp về lựa chọn sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm và dịch
vụ khách hàng cao cấp. Các sản phẩm của Nhà Việt mang lại cho khách hàng sự
hỗ trợ về kinh nghiệm, ý tưởng, quan điểm và thực hiện mục đích trang trí nội
thất của họ. Khách hàng sẽ tạo ra được phong cách độc đáo trong căn nhà của
mình. Đó là sự khác biệt độc nhất của sản phẩm của Nhà Việt so với các doanh
nghiệp khác.


III. Mục tiêu công ty:
 Mục tiêu trọng điểm của công ty: Mọi bộ phận trong công ty sẽ tập trung tổng


lực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng của năm,vượt kế hoạch đặt ra.
Công ty tiếp tục củng cố hệ thống đại lý,giữ vững thị phần,đẩy mạnh bán hàng
ở thị trường nước ngoài.
 Mục tiêu trong thời gian tới là mở rông ra thị trường thế giới. Trong thời gian
đầu là các nước trong khu vực và trước tiên là tập trung vào thị trường Đài
Loan và Philippines.

IV. Các bước triển khai
Lập kế hoạch Công ty
2011 -2012

Làm việc với VCCI, Bộ
Công Thương, Đại sứ
quán

Nghiên cứu thị trường Đài
Loan - Philippines

Lập kế hoạch Marketing
& Sale tại ĐL Philippines

Kí kết HĐ với các nhà
Phân phối Đài Loan Philippines

Triển khai kế hoạch Mar
& Sales tại ĐL - Phi

VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Phần 2: Nghiên cứu thị trường Đài Loan và Philippines

A. Đài Loan


I. Đặc điểm của thị trường Đài Loan
Thị trường Đài Loan rất đa dạng, có thể nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của
Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Một số
mặt hàng lợi thế của Việt Nam như: Gốm sứ, hoa quả, cà phê, chè, giấy, sản
phẩm giấy, gỗ, sản phẩm gỗ, máy điện, thiết bị điện, cao su, sản phẩm cao su,
hàng may mặc...
Nét nổi bật nhất ở thị trường này là có rất nhiều DN nhập khẩu phục vụ cho
việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Để thâm nhập
được vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc DN Việt Nam phải nhanh chóng
nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.

II. Nội dung nghiên cứu thị trường Đài Loan
Các vấn đề cần nghiên cứu
a. Đặc điểm sản phẩm của thị trường
Đài Loan là một thị trường đầy tiềm năng đối với hơn 23 triệu người. GDP
của Đài Loan cả năm 2010 đạt 427 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người
khoảng 18.303 USD/tháng. Và hàng năm nhập khẩu hàng nghìn loại hàng hoá
các loại. Điều này tạo nên một nhu cầu rất lớn trong tiêu dùng.
Và Đài Loan còn là một nước tái xuất lớn trên thế giới, Đài Loan từ rất lâu
đã nổi tiếng trên thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhưng thị trường Đài Loan cũng là thị trường cạnh tranh rất cao vì Đài
Loan là một nước tái xuất nên có vô số nhà cung cấp lớn nhỏ hầu hết các quốc
gia trên thế giới, vì vậy mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh về chất lượng
sản phẩm và giá cả là hai yếu tố cơ bản nhất. Nhưng không thể tính đến các yếu
tố khác như : nhãn hiệu hàng hoá, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm... Đối
với các doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi nằm ở điểm yếu ở các yếu tố trên tuy

không cơ bản nhưng cũng không dễ khắc phục


Hiện nay Đài Loan là một nước phát triển rất nhanh nên có tính thống nhất
và ổn định của hệ thống kênh phân phối: Nếu như không dựa vào hệ thống kênh
phân phối này thì không thể đưa hàng hoá vào thị trường này được. Và nếu như
không hiểu hết về hệ thống phân phối tại Đài Loan thì doanh nghiệp không thể
phát triển sản phẩm tại thị trường cũng như làm tăng kinh ngạch xuất khẩu.
Và Đài Loan còn có rất nhiều các hiệp hội kinh doanh có vai trò lớn trong
việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp, và bảo vệ lợi ích
của cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan.
Tính chuẩn và thống nhất của sản phẩm đưa vào thị trường Đài Loan: đối
với thị trường Đài Loan các doanh nghiệp phải tạo được ngay ấn tượng và uy tín
từ khi mới bắt đầu mối quan hệ hợp tác. Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Đài
Loan phải đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn và không phương hại tới lợi
ích kinh tế của các công ty Đài Loan. Vì vậy cho thấy ta chỉ nên chủ lực lựa
chọn đầu tư vào một số mặt hàng và ngành hàng cụ thể chứ không nên dàn trải
b. Thị hiếu người tiêu dùng Đài Loan:
Muốn thành công trên thị trường Đài Loan thì phải tìm hiểu thị hiếu người
tiêu dùng Đài Loan. Hàng hoá trên thị trường Đài Loan rất đa dạng về chủng
loại, và phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng theo kiêu “ tiền nào của ấy”
với những mặt hàng phục vụ người có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu
nhập thấp.Tại thị trường Đài Loan, yếu tố giá cả có sức cạnh tranh hơn cả chất
lượng, nhưng mẫu mã quyết định tất cả. Điều đó giải thích tại sao những sản
phẩm xuất xứ từ một số nước có chất lượng kém hơn so với hàng hoá khác vẫn
có chỗ đứng trên thị trường Đài Loan. Do vậy đa dạng hoá mặt hàng, và thường
xuyên cải tiến mẫu mã là cách tốt nhất để giữ và phát triển thêm thị phần ở
nước này. Người Đài Loan ưa sự thay đổi mẫu mã thường xuyên và rất coi trọng
mẫu mã của sản phẩm, điều đó tạo nên áo lực lớn cho doanh nghiệp các nước
xuất khẩu. Do vậy, các nhà cung cấp phải luôn đưa ra những sản phẩm với mẫu

mã đổi mới và cải tiến liên tục.


Do có những mức thu nhập khác nhau nên sẽ có những tầng lớp khác nhau
về nhu cầu hàng hoá.Và đối với mỗi cấp khác nhau thì yêu cầu sản phẩm phải có
giá vừa phải, chất lượng mẫy mã tương đối và có thể chấp nhận được
c. Đặc điểm kênh phân phối trên thị trường :
Thị trường Đài Loan là một thị trường phát triển có tính thống nhất và ổn
định về hệ thống phân phối. Người dân Đài Loan vẫn có thói quen đi chợ hay
mua đồ tại những cửa hàng có uy tín. Do vậy khi muốn thâm nhập vào thị
trường Đài Loan doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn được nhà phân
phối có uy tín và đảm bảo được số lượng và quy cách hàng hoá đúng theo yêu
cầu của họ.
d. Các quy định về nhập khẩu sản phẩm vào thị trường đó
+ Nhãn mác :Hầu hết các hàng hoá khi nhập khẩu vào Đài Loan đều phải
tuân thủ theo quy định về nhãn mác của các cơ quan chuyên ngành trừ những
mặt hàng hoá được hải quan miễn trừ theo quy định của quy chế hải quan cho
phép. Các hàng hoá phải đính mác rõ ràng tại những nơi quy định để có thể
nhận biết rõ rệt về nước sản xuất ra hàng hoá đó cũng như hàm lượng các chất
làm ra sản phẩm đó.
+ Bao bì, đóng gói : Đối với một số mặt hàng như thực phẩm phải được
đóng gói bao bì cẩn thận và theo yêu cầu của Đài Loan, nếu như có một sai sót
nào trong việc đóng gói cũng như trong bao bì thì hàng hoá sẽ được gửi trả lại
cho doanh nghiệp và các điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng kinh tế.Và
một điều chú ý đó là các biện pháp bảo vệ đối với thời tiết.
+ Nhãn hiệu, thương hiệu : Hàng hoá nhãn mác giả sẽ bị tịch thu và tiêu
huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu giống, hầu như khó phân biệt so với nhãn hiệu
đã đăng ký. Các nhãn mác hoặc sao chép, bắt chước một nhãn mác đã đăng ký
bản quyền và lưu ký tại hải quan sẽ bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan
sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu đã lưu ký theo các quy định của Hải

quan. Đối với nhãn mác đối với hàng nhập khẩu vào Đài Loan phải ghi tên xuất
xứ tại một vị trí dễ thấy, và không được phai mờ tuỳ theo bản chất của hàng hoá


cho phép, phải ghi bằng tiếng anh và tiếng trung.Và phải theo đúng quy định của
pháp luật Đài Loan.
+ Thuế suất và các quy định hải quan
Dán nhãn sinh thái
Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng Đài Loan và mối quan tâm đối
với dán nhãn sinh thái không nhiều do chi phí sản phẩm tăng lên. Mặc dù vẫn có
cơ hội tiềm năng trong tương lai cho các sản phẩm gỗ có chất lượng cao được
dán nhãn sinh thái và quan tâm đến môi trường, tuy nhiên các sản phẩm này cần
có sự đầu tư lớn để phát triển thương hiệu.
Đài Loan hiện không có hệ thống chứng nhận và dán nhãn đối với các sản
phẩm gỗ được thu hoạch từ các nguồn được quản lý tốt. Hiện tại, duy nhất chuỗi
sản phẩm đồ nội thất B&Q (Anh) là sản phẩm gỗ nhập vào Đài Loan (gỗ xẻ, đồ
nội thất ngoài trời, ván lót sàn…) có yêu cầu đối với các nhà cung cấp gỗ
nguyên liệu phải có chứng nhận gỗ được thu hoạch từ các khu rừng được quản
lý tốt (chứng nhận bởi Ủy ban bảo vệ rừng FSC). Thương hiệu này được cho là
thành công trên thị trường Đài Loan với doanh số bán hàng cao, góp phần tạo
nên vị thế hàng đầu và duy nhất của công ty trên thị trường (chuỗi cửa hàng DIY
duy nhất) đồng thời tạo ra thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có
dán nhãn FSC.
+ Thuế suất áp dụng cho các sản phẩm gỗ
Thuế suất áp dụng cho các sản phẩm gỗ tiếp tục giảm sau khi Đài Loan
gia nhập Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001. Thêm vào đó, Đài Loan
tiếp tục xóa bỏ các khoản thuế và phí đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà
nhập khẩu vẫn cần phải trả bốn loại phí nhỏ sau đây:
 Thuế giá trị gia tăng 5%
 Phí kiểm tra và kiểm dịch tương đương với 0,1% giá CIF của hàng hóa

 Các loại phí trả cho dịch vụ hải quan


 Một khoản phí nhỏ trả cho cảng nhập khẩu (khoảng 16,50USSD cho 1
container gỗ 40’, tuy nhiên khoản phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng
loại hàng hóa và độ thành phẩm của sản phẩm nhập khẩu).

Dung lượng thị trường Đài Loan
a) Môi trường kinh tế
 GDP: 427 tỷ USD (năm 2010)
 GDP theo PPP: 807,2 tỷ USD (năm
2010)
 GDP/đầu người: 35.100 USD/năm (năm
2010)
 Tỷ lệ tăng trưởng GDP:-1,9 %
b) Đặc điểm chung các ngành:
Xuất khẩu
 Kim ngạch xuất khẩu: 277,6 tỷ USD (năm 2010)
 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thiết bị điện, máy móc, kim loại, dệt
may, nhựa, hóa chất, …
 Các đối tác xuất khẩu: Trung Quốc (26,6%), Hồng Kông (14,5%), Hoa Kỳ
(11,6%), Nhật Bản (7,1%), Singapore (4,2%) (năm 2009)
Nhập khẩu
 Kim ngạch nhập khẩu: 250,2 tỷ USD (năm 2010)
 Các mặt hàng nhập khẩu: thiết bị điện,
máy móc, dầu mỏ, thiết bị y tế, nhựa,
hóa hữu cơ
 Các đối tác nhập khẩu chính: Nhật Bản
(20,7%), Trung Quốc (14%), Hoa Kỳ
(10,5%), Hàn Quốc (6%), Ả rập Xê út

(5%) (năm 2009)
c) Lực lượng lao động:
 11,03 triệu người (năm 2010)


 Tỷ lệ thất nghiệp: 5,2 % (năm 2010)
d) Thu chi ngân sách: Cán cân ngân sách: 39 tỷ (năm 2010)
Đài Loan là một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 13 trên thế giới về
công nghệ thông tin.Và là một nước tái xuất rất nhiều mặt hàng hoá trong đó
mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ là mặt hàng tái xuất lớn. Do luồng di chuyển
hàng hoá và dịch vụ vào Đài Loan là rất lớn, đa dạng và đa chiều. Đài Loan
nhập khẩu và xuất khẩu rất nhiều loại hàng hoá khác nhau trong mỗi thời kỳ,
mỗi giai đoạn khác nhau, mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu lại chiếm tỷ trọng
khác nhau.
Về nhập khẩu Đài Loan khuyến khích nhập khẩu các loại hàng hoá thiết
yếu như là gạo, rau xanh..., nhằm phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. Và với
mức thu nhập chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội thì việc nhập khẩu các
hàng hóa giá rẻ là một điều hết sức cần thiết đối với các loại hàng hoá tiêu dùng
e) Môi trường chính trị luật pháp
Đài loan là một đảo nhỏ tách ra từ trung quốc nên có một số quốc gia trên
thế giới vẫn chưa công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Hệ thống pháp luật
của Đài Loan là một hệ thống ổn định. Hơn nữa Đài Loan còn có cả một điều
luật bảo về người tiêu dùng, trong đó có nêu rõ các quyền mà ngưòi tiêu dùng
được hưởng, và những chế phạt cho những doanh nghiệp vi phạm lợi ích của
người tiêu dùng- Bộ luật được ban hành năm 1994 và có hiệu lực thi hành bắt
đầu từ tháng 3/1994.
f) Môi trường văn hóa
Dân số của Đài Loan bao gồm: 23.000.000 người ( tháng 6/2010)
Cấu trúc tuổi: 0-14 tuổi: 16,7% - 15-64 tuổi: 72,6% - từ 65 tuổi trở lên:
10,7 % (năm 2010)

Tỷ lệ tăng dân số: 0,213% (năm 2010)
Dân tộc: dân tộc Hán chiếm trên 97%
Tôn giáo: đạo Phật và đạo Lão 93%; Thiên chúa giáo 4,5%; Khác 2,5%


Với đặc điểm thành phần dân tộc và tôn giáo trên do vậy người Đài Loan
có nhiều đặc điểm với người dân Việt Nam và Trung Quốc, đây cũng là một điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nắm bắt tâm lý người tiêu
dùng. Do vậy người Đài Loan rất thích màu sắc và sự cầu kỳ trong hoa văn họa
tiết. Có nghĩa là người Đài Loan rất coi trọng mẫu mã. Yêu cầu về chức năng
sản phẩm nhưng thói quen sản phẩm được đánh giá là “mẫu mã đẹp và chất
lượng tốt”. Đối với người Đài Loan họ có thể chấp nhận trả cao hơn rất nhiều
lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp mặc dù chất lượng không phải là hoàn
hảo so với sản phẩm cùng loại. Người Đài Loan luôn cho rằng mẫu mã đẹp có
thể làm tăng giá trị cho sản phẩm và thể hiện khiếu thẩm mỹ của người tiêu
dùng. Mẫu mã đẹp sẽ tương đương với việc đánh giá danh tiếng của sản phẩm.
Bất kể đó là loại đắt hay rẻ tiền nhưng nó được điều tiết bởi sở thích và ý muốn
trưng bày cho người khác xem và thưởng thức và thể hiện cái thẩm mỹ của
người tiêu dùng.
Bên cạnh đó người tiêu dùng Đài Loan còn rất quan tâm đến chất lượng sản
phẩm. Và quan niệm cũng có rất nhiều nhưng chất lượng thể hiện ở nguồn gốc
sản phẩm, về các yêu cầu đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đã có rất
nhiều hàng hoá của Việt Nam bị cấm xuất khẩu sang Đài Loan hay bị trả lại do
đã có sự thiếu sót về thành phần các chất trong thực phẩm. Vì vậy khi thâm nhập
vào thị trường Đài Loan cần hiểu rõ các điều kiện về hàng hoá và các yêu cầu
của nó.
Ngoài ra còn phần đông người tiêu dùng có tâm lý “ tiền nào của ấy” . Vì
vậy khi quyết định mua một sản phẩm nào đó thì ngoài yêú tố trên còn có yếu tố
giá cả của sản phẩm. Giá cả sẽ quyết định đến họ sẽ mua sản phẩm đó như thế
nào? Và tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ta đặt giá sản phẩm cho phù hợp với

thu nhập của tâng lớp người tiêu dùng.

B. Philippines
I. Tình hình kinh tế - Xã hội


GDP theo sức mua ( PPP)
GDP (OER):

351.2 tỷ (2010) 329.2 tỷ (2009)
189.1 tỷ

Tốc độ độ tăng trưởng GDP:

6.7% (2010), 1.1 % (2009)

GDP/người:

3,500 (2010), 3,300 /người (2009)

Tỷ lệ thất nghiệp:

7.5%

Tỷ lệ lạm phát:

4.2% (2010),

Nông nghiệp:


gạo, dừa, chuối, sắn, xoài, thịt lợn, trứng, bò, cá

Công nghiệp:

dệt may, gia dầy, dược, hóa chất, sản phẩm gỗ, chế biến

3.2% (2009)

thực phẩm, dầu mỏ, đánh cá
Kim ngạch XNK:
Xuất khẩu:

103.13 tỷ USD
45.89 tỷ (2010)
37.51 tỷ USD (2009)

Mặt hàng XK chính: sản phẩm điện và phụ kiện, thiết bị giao thông, dệt may,
đồng, dầu khí, dầu dừa, hoa quả
Bạn hàng XK chính: Mỹ 15.35%, Nhật 14.19%, Trung Quốc 13.19%,
Singapore 9.44%, Hong Kong 9%, Hàn Quốc 5.12%, Đức 4.1%
Nhập khẩu:

57.24 tỷ USD (2010)
46.39 tỷ USD (2009)

Mặt hàng NK chính: Máy móc thiết bị điện tử, khoáng chất, thiết bị giao thông
máy móc, quặng, thép, vải, hóa chất, nhựa
Bạn hàng NK chính: Nhật Bản(15.32%), Mỹ (11.47%), Singapore (9.54%),
Trung Quốc (8.93%), Đài Loan 8.27%.
II. Vị trí kinh doanh thuận lợi

Philippines nằm ngay tại trung tâm khu vực Châu Á, là khu vực phát triển nhanh
nhất hiện nay. Các thủ đô các nước trong khu vực vào khoảng 4h bay và là giao
điểm giữa hai nền kinh tế phương Đông và phương Tây, Philippines là lối vào
then chốt cho hơn 500 triệu thương nhân cho thị trường Châu Á, và là cửa ngõ
của ngành công nghiệp vận chuyển đường thủy và đường hàng không của khu
vực Châu Mỹ và Châu Âu.
III. Nhân lực


Lao động là một trong những điểm mạnh nhất của Philippines có so với các
nước khác trong khu vực châu Á. Với nền tảng giáo
dục cao, tỉ lệ người có học trên toàn quốc đạt
94,6%, và tất cả các trường đều dạy tiếng anh, nên
tất cả điều này giúp Phillipines trở thành quốc gia
nói tiếng anh đông thứ 3 trên thế giới. Mỗi năm có
khoảng 350 ngàn sinh viên tốt nghiệp làm phong phú nguồn nhân lực cao.
Hình: Phân bố Lao động:
IV. Phong cách sống cao cấp
Được xem là quốc gia xứ nhiệt đới có mặt trời, biển, bãi cát đẹp nhất và phong
cách hay nhất kết hợp với đường nét Tây phương nhã nhận, Philippines là ngôi
nhà thứ hai danh cho những người xa xứ yêu thích những con người thân thiện
tại đây. Đây là quốc gia tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau và rõ ràng rất có
triển vọng trong tương lai. Những người xa xứ sẽ rất thích những trung tâm
thương mại sang trọng với giá cả hợp lý, nhà cửa, trường học, bệnh viện, các
khu mua sắm, khách sạn, nhà hàng, các khu nghỉ dưỡng ở bãi biển và các trung
tâm giải trí.
V. Nguồn Tài nguyên dồi dào
Quyền đảo Philippines được thiên nhiên ban cho nguồn tài nguyên dồi dào và đa
dạng, từ trên đất liền đến biển cả và các khoáng sản. Đây cũng là nơi sản xuất
sản lượng đồng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và năm trong danh sách 10 nước

hàng đầu cung cấp vàng cho thế giới. Philippines có 7107 hòn đảo lớn nhỏ với
nhiều bãi biển đạp và phong cảnh ngoạn mục là nơi giải trí với nhiều hoạt động
tiêu khiển hấp dẫn cho du khách.
VI. Kinh doanh với chi phí thấp
Tiền công trung bình của một người tại Philippines ít hơn 1% tiền công trung
bình tại Mỹ. Trong khuôn khổ quốc gia, chi phí điện và nhà cửa chi bằng 50%
chi phí tại Mỹ. Các công ty nước ngoài nếu thuê các dịch vụ tại Philippines sẽ
tiết kiệm được chi phí kinh doanh ước tính từ 30 – 40%.


VII. Nền kinh tế tự do và thân thiện
Một nền kinh tế mở cho phép 100% vốn đầu tư nước ngoài trên hầu hết các lĩnh
vực và hõ trưoj chương trình đầu tư Xây dựng – Điều hành – Chuyển giao
(BOT), là chương trinh các nước khác trong khu vực châu Á đang cạnh tranh.
Các tập đoàn nhà nước đang được tư hữu hóa dân dân và ngành ngân hàng, bảo
hiểm, vận chuyển tàu biển, viễn thông và công nghiệp năng lượng đã hoàn toàn
tư hữu hóa. Chính phủ có những gói hỗ trợ như thuế thu nhập tập thể giảm
xuống còn 30%, các công ty trong Cụm Kinh tế Đặc biệt sẽ chi trả 5% tổng mức
thuế. Các công ty đa quốc gia muốn đặt văn phòng tại khu vực cũng được hỗ trợ
như miễn thuế nhập khẩu một số thiết bị và nguyên vật liệu đặc biệt.
VIII. Cơ hội kinh doanh không giới hạn
Do nền kinh tế châu Á hòa nhập vào khuôn khổ rộng lớn của Hiệp ước Mậu dịch
tự do Khối Asean (AFTA), Philippines là một địa điểm tự nhiên và có giá trị
chiến lược nhất cho các công ty muốn tiếp cận thị trường châu Á rộng lớn và cơ
hội kinh doanh khổng lồ. Philippines cung cáp nhiều lĩnh vực khác nhau cho các
nhà đầu tư và một thị trường tiêu thụ năng động thích ứng với những sản phẩm
đa dạng trong nền kinh tế nội địa đầy cạnh tranh.
IX. Phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển toàn cầu
Cơ sở hạ tầng viễn thông, giao thông, kinh doanh và kinh tế phát triển khá tốt tại
Philippines, giúp tạo nên nét riêng biệt cho nền kinh tế nước nhà. Với ưu thế

đường hàng không, đường thủy, và đường truyền thông mạng thuận lợi, nên giao
thông vận tải giữa các đảo và khu vực hàng không trong nước đã đượng nâng
cấp từ thiết bị chức năng đến phong cách phục vụ. Các nhà ga đón khách được
xây dựng với kích cỡ lớn đur để vận chuyển hàng hóa ở nhịp đọ cao nhất. Ngành
viễn thông cung cấp dịch vụ liên kết quốc tế 24/7 .
Cục đầu tư Philippines (BOI), cơ quan thuộc Bộ Công thương, là cơ quan chủ
chốt của chính phủ Philippines chịu trách nhiệm xúc tiến đầu tư. Cơ quan này hỗ
trợ người Philippines và các nhà đầu tư nước ngoài lập dự án và triển khai các
hoạt động trong lĩnh vực mong muốn.
X. Đặc điểm các mối quan hệ và truyền thông


Philippines phát triển mạnh về mối quan hệ giữa các cá nhân, vì vậy nó được
khuyến khích sẽ được giới thiệu bởi một bên thứ ba.
Điều quan trọng là vào mạng và xây dựng một cán bộ của doanh nghiệp liên kết,
bạn có thể kêu gọi hỗ trợ trong tương lai.
Một khi mối quan hệ đã được phát triển, đó là với cá nhân bạn, không nhất thiết
với công ty bạn đại diện. Bên cạnh đó, trình bày các hình ảnh thích hợp sẽ tạo
điều kiện xây dựng mối quan hệ kinh doanh tốt hơn.
XI. Phong tục hội nghị, kinh doanh
Các cuộc hẹn cần được thực hiện trước đó 3 – 4 tuần. Tránh các cuộc họp, lập kế
hoạch tuần trước lễ Phục sinh. Việc đúng giờ rất được coi trọng. Trao đổi trực
tiếp mặt đối mặt được đánh giá cao hơn những phương thức giao tiếp vô cảm
hơn như: thư, điện thoại, email, fax. Cần gửi trước những tài liệu, chương trình
họp cho các đối tác trước khi hoạt động bắt đầu. Tránh tuyên bố phóng đại.
XII. Đàm phán kinh doanh:
Có thể chúng ta cần đàm phán nhiều lần để hai bên đi tới thống nhất.
Các quyết định cuối cùng được ban giám đốc/điều hành công ty đưa ra.
Người Philippines không muốn đối đầu trong thương lượng, trong một số
trường hợp họ nói “có/đồng ý” nhưng nội dụng lại là “có thể/đồng ý trên nguyên

tắc”
Làm kinh doanh tại Philippine chú trọng vào làm việc cá nhân hơn với công ty.
Nếu bạn thay đổi người trong đàm phán, có thể công việc sẽ lại bắt đầu lại từ
đầu. Các cuộc đàm phán có thể tương đối chậm vì họ cần sự đồng thuận cao của
cả nhóm.
Các quyết định trong kinh doan của người Philippines thường đặt trên cơ sở cảm
xúc chứ không phải là sự thật, đó là lý do tại sao nó là bắt buộc để phát triển một
mạng lưới quan hệ cá nhân.
Đừng bỏ áo khoác của bạn nếu như người Philippines quan trọng nhất không
làm như vậy.


Về trang phục trong kinh doanh: thường lựa chọn trang phục truyền thống cho
những lần gặp mặt, hết sức trang trọng, nghiêm túc. Họ đề cao vấn đề ăn mặc
trong giao dịch.
Trong làm việc với người Philippines bạn nên cung cấp card của doanh nghiệp
của bạn trước. Và chắc chắn rằng trên card có đầy đủ thông tin, chức danh của
bạn.


Phần 3: Chiến lược marketing vào thị trường Đài Loan –
Philippines 2011-2012
I. Phân tích đối thủ cạnh tranh:
Xuất xứ

Hình thức
bán hàng

Mẫu mã


Giá cả

Nhận xét

Các sản
phẩm
khác từ
Việt Nam

Việt Nam

Qua các
kênh phân
phối

Mang nét
truyền
thống

Trung Bình

Cần nghiên cứu
chính sách bán
hàng của các
công ty Việt
Nam

Các sản
phẩm của
các nước

sở tại

Trung
QuốcPhilippine
s

Bán hàng
trực tiếp

Truyền
thống –
Hiện đại

Trung Bình Cao

Thói quen tiêu
dùng của dân
sở tại vẫn sử
dụng hàng
trong nước

Các sản
phẩm
nhập
khẩu từ
nước
ngoài

Anh, Ý,
Pháp, …


Qua các
kênh phân
phối, bán
trực tiếp

Hiện đại,
mang
phong các
các nước

Cao

Sản phẩm chất
lượng cao, tập
trung vào
những người có
thu nhập cao tại
ĐL - Phi

II.

Phân tích SWOT:

Điểm
mạnh

Cơ hội

 Chất lượng gỗ tự nhiên

quí, bền đẹp hợp với
văn hóa Châu Á
 Mẫu mã đa dạng, tinh
tế
 Tay nghề nhân công
cao

 Nhu cầu tại hai nước rất
lớn
 Có nhiều nét tương
đồng với thị hiếu của
người dân Đài Loan và
Philippines

 Giá cả ngang với các
sản phẩm Trung Quốc.
 Mới dừng lại ở các sản
phẩm mang đậm nét
truyền thống.
 Chưa có kinh nghiệm
bán hàng và service tốt
tại 2 thị trường
 Chưa có chương trình
quảng cáo, promotion
tổng thế
 Nhiều đối thủ cạnh
tranh.
 Các sản phẩm từ Trung
Quốc giá cạnh tranh và
đang dần cải tiến chất


Điểm yếu

Thách
thức


lượng.
Các sản phẩm từ các nước
khác đang dần thay đổi
chiến lược phù hợp với thị
trường thấp và trung cấp
ĐL - Philippines

III. Mục tiêu công ty:
1. Mục tiêu nghiên cứu Đài Loan và Philippines
 Thị trường Đài loan và Philippineslà thị trường lớn trong khu vực.
 Đài loan là nước có lượng xuất khẩu gỗ lớn và nổi tiếng trên thế giới và là
nước có thương hiệu hàng gỗ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng
 Đài loan và Philippines hiện đang là những nước phát triển nhanh của
châu á, khi công ty thiết lập được mối quan hệ làm ăn thì hoạt động xuất
khẩu của công ty có tính lâu bền. Hơn thị trường Đài Loan là một thị
trường khó tính do vậy công ty phải xây dựng được uy tín và đảm bảo
chất lượng đạt tiêu chuẩn của bạn hàng. Và khi đã xuất khẩu được sang
thị trường Đài loan thì có thể dễ dàng xuất khẩu sang thị trường khác.
2. Mục tiêu marketing :
 Đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Đài Loan và Philippines.
 Định vị sản phẩm trong thị trường nội thất của Đài Loan và Philippines.
 Bước đầu tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm nội thất Việt
Nam tại hai nước.

 Chính sách thăm dò để tiếp cận vào các thị trường khác.
3. Dự đoán những thay đổi thị trường nội thất
Hiện nay,trên thị trường nội thất trong và ngoài nước,luôn tồn tại hai xu
hướng. Một số nhà sản xuất đồ nội thất gỗ thô đã chuyển hướng sang đồ nội thất
gỗ với phong cách hiện đại, mới mẻ hoặc kết hợp cả hai, sử dụng các đường
thẳng và sự kết hợp đơn giản của các chất liệu thô (như gỗ thông cứng và sắt) và
sơn thủ công. Một số nhà sản xuất khác lại tiếp tục sản xuất các sản phẩm mang
phong cách cổ và thậm chí là sản phẩm đồ nội thất gỗ thuộc địa.


Các sản phẩm này vẫn chiếm được thị phần cao trên thị trường, mặc dù
chúng cũng đang ở thời kỳ bão hòa, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Tuy nhiên, gần
đây, thị hiếu của người tiêu dùng đã chuyển sang đồ nội thất gỗ hiện đại mà
không kèm theo các đồ trang trí. Đó là một nhu cầu rất tốt cho đồ nội thất gỗ
làm từ chất liệu mang phong cách của châu Á và hiện đại.
Theo xu hướng trên thị trường nội thất,rất nhiều khách hàng thích những
sản phẩm hiện đại,tiện nghi,chất lượng tốt,nhiều tính năng,….Đây chính là một
thị trường đầy tiềm năng và cạnh tranh gay gắt với các công ty nội thất nói
chung và Nhà Việt nói riêng
IV. Chiến lược thị trường:
Phân khúc thị trường
Dựa trên những nghiên cứu thị trường Đài Loan và Philippines, công ty sẽ
tập trung vào phân khúc thị trường trung cấp và cao cấp với các sản phẩm mẫu
mã đa dạng, chất lượng ổn định, phù hợp với yêu cầu người Đài Loan và
Philippines
V. Chương trình Marketing:
1. Marketing hỗn hợp:
Sản phẩm: Với mục tiêu sản xuất những sản phẩm nội thất Việt có chất lượng
cao, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Đài Loan công ty đã mạnh dạn nhập
thiết bị máy móc, công nghệ đầu tư vào loại lớn nhất và hiện đại .Với các sản

phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại nội thất, Nhà Việt tự hào
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,
2. Định giá:
Việc định giá là một vấn đề lớn khi công ty phải ấn định giá lần đầu tiên. Điều
nay xảy ra khi công ty phát triển hay mua một sản phẩm mới khi nó đưa sản
phẩm thường xuyên của mình vào một kênh của phân phối hay một địa điểm
mới và khi nó tham dự đấu giá về một công việc thầu mới.
Công ty cần phải quyết định vị trí cho sản phảm của mình theo các chỉ tiêu chất
lượng và giá cả. chinh vì vậy Nhà Việt đã quyết định định vị cho sản phẩm của
mình ở mức giữa thị trường.
Việc định giá dựa trên muc tiêu định vị, chi phí , và muc tiêu lợi nhuận
3. Kênh phân phối tại hai thị trường Đài Loan và Philippines
+ Trong thời gian đầu tiên, Công ty chủ yếu phân phối qua các nhà phân phối
có uy tín tại hai thị trường Đài Loan và Philippines.


 Tìm kiếm và hợp tác những nhà phân phối có uy tín trên thị trường nội
thất Đài Loan.
 Các nhà phân phối sẽ hộ trợ công ty quảng bá sản phẩm công ty, giúp
công ty hiểu rõ thị hiếu khách hàng
 Các nhà phân phối hỗ trợ công ty bán hàng, thương lượng giá bán với
khách hàng, vận chuyển và tồn trữ hàng hoá.
 Tham gia các hội trợ triển lãm đồ nội thất ở Trung Quốc Đại lục.
4. Mua hàng
 Khi khách hàng chọn được sản phẩm tại các showroom của các nhà phân
phối, khách hàng cho nhân viên bán hàng biết thông tin cần thiết gồm: mã
sản phẩm, người nhận hàng, địa chỉ giao hàng, thời gian giao hàng
 Giao hàng: các nhà phân phối Đài Loan & Philippines sẽ hỗ trợ giao hàng
trong vòng 24h. Giá công bố đã bao gồm phí vận chuyển và lắp ráp
 Thanh Toán: Áp dụng 2 hình thức thanh toán: Tiền mặt - Visa card

5. Dịch vụ & hỗ trợ khác hàng
 Giảm chi phí dịch vụ khách hàng đồng thời gia tăng sự hài lòng của khách
hàng nhằm tăng sự trung thành của khách hàng. Đây là thách thức trong
mọi thời điểm.
 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bao gồm dịch vụ tiền mãi như: dịch vụ tư vấn thiết
kế, tư vấn kỹ thuật, đảm bảo giao hàng đúng hẹn,và các dịch vụ hậu mãi như:
sửa chữa, bảo hành.Với phương châm đó tại hầu hết các đại lý trong công ty
đều phát triển bộ phận hỗ trợ khách hàng.Ngoài ra còn có số điện thoại đường
dây nóng để tiép nhận những thắc mắc, kiến nghị, yêu cầu của khách hàng về
sản phẩm cua công ty
Chính sách bảo hành:

Thời gian bảo hành
Sản phẩm nội thất: Toàn bộ hàng hóa sẽ được bảo hành miễn phí trong vòng 5 năm
hay 60 tháng.

Điều kiện bảo hành
Tiến hành bảo hành đối với mọi trục trặc kỹ thuật do sai sót của nhà sản xuất.
Thiết bị bảo hành phải còn nguyên tem bảo hành, tem sản phẩm.
Thời gian bảo hành 5 năm hay 60 tháng đối với sản phẩm nội thất
Hướng dẫn sử dụng đối với từng sản phẩm .

Thời gian trung bình triển khai bảo hành.
Trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của khách
hàng, cán bộ bảo hành sẽ có mặt tại địa điểm lắp đặt của khách hàng để sửa chữa mọi


hỏng hóc do lỗi sản xuất, lỗi của sản phẩm không đáp ứng được chất lượng như đã đưa
ra.
Sửa chữa hoặc thay thế mới với giá ưu đãi khi hết thời hạn bảo hành.

Những hỏng hóc do lỗi bên mua gây ra như: Làm vỡ, làm hỏng, gây biến dạng, để
lửa gây hư hại và các trường hợp tương tự khác. Chúng tôi vẫn có trách nhiệm

sửa chữa nhưng bên mua phải thanh toán theo chi phí thực tế.
6. Lòng tin và tín nhiệm
Để có được hình ảnh thương hiệu và vị trí trên thị trường Đài Loan hay bất kì
thị trường nước ngoài nào, Nhà Việt luôn quan tâm chú trọng vào công tác xây
dựng hình ảnh thương hiệu tại chính các cửa hàng phân phối và cũng như trên
sản phẩm từ quy cách đóng gói ,nhãn hàng. Chính vì vậy công ty đã vinh dự
nhận nhiều giấy chứng nhận và giải thưởng uy tín trong nước như hàng việt nam
chất lượng cao. Điều đó khẳng định một thương hiệu nội thất của công ty uy tín,
luôn được công ty giữ gìn và phát huy.
Trong kinh doanh việc đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Năm qua, công ty đặt mục tiêu nâng
cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Bộ phận Dịch vụ và Bảo hành làm
việc tích cực. Tất cả các nhân viên bảo hành đều được đào tạo và hướng dẫn
triển khai công việc theo quy trình. Cách thức tiếp nhận thông tin, giải quyết
khiếu nại cũng như bảo hành, bảo trì cho khách được thực hiện chuyên nghiệp
hơn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, lãnh đạo công ty cũng trực tiếp
chỉ đạo trong công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy. Kết quả là
hầu hết các Nhà máy đều đạt những thành công nhất định trong công tác kiểm
soát chất lượng sản phẩm mà công ty giao. Chất lượng sản phẩm đi vào ổn định
và cung cấp ra thị trường các sản phẩm phù hợp đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Với định hướng rõ ràng và bằng những việc làm cụ thể, Nhà Việt đã khẳng
định được chính sách, mục tiêu chất lượng phù hợp phát huy hiệu quả và ngày
càng nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty đối với khách hang trong và ngoài
nước
7. Xúc tiến thương mại
a. Quảng cáo:

 Quảng cáo trên Internet
 Tại Website tìm kiếm: như www.google.com, www.yahoo.com


 Tại các trang Web khác: Đăng kí tham gia thành viên các trang web về nội
thất, kiến trúc, mua bán tiêu dùng,… tại Đài Loan và Philippines.
 Quảng cáo trên tạp chí: Quảng cáo các mẫu hàng thông qua các tạp trí
Kiến trúc, nội thất có tiếng ở Đài Loan và Philippines
b. Quan hệ công chúng:
 Tham gia các triển lãm hội chợ về Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nội thất
được tổ chức ở các nước trên thế giới
 Các chương trình xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc,
Đài Loan, hay những thị trường mới mà công ty nhắm đến do VCCI tổ
chức

Kế hoạch thực hiện:
Công việc

Xúc tiến

Ngày bắt

Ngày kết

Người

đầu

thúc


phụ trách

01 /01/2010 01/06/2010 Phòng

Nhận xét

Chuẩn bị hồ sơ năng

đầu tư

Phát triển

lực, kí kết hợp hợp

(giấy tờ,

kinh doanh đồng tư vấn với VCCI,

tìm hiểu

Phòng Thương mại sứ

thị trường)

quán Việt Nam ở Đài
Loan – Philippines,
hoặc Đại sứ quán Đài
Loan - Philippines tại



Việt Nam
Tìm kiếm

01/01/2010

31/12/2010 Phòng

Kết hợp với VCCI, Bộ

nhà phân

Phát triển

Công Thương, Phòng

phối

kinh doanh Thương mại Đại sứ
quán tìm kiếm và kí kết
hợp đồng phân phối tại
Đài Loan và
Phipilipping

Triển khai

01/01/2010

sản phẩm

31/12/2011 Phòng


Lên kế hoạch các sản

Thiết kế,

phẩm chủ chốt để Xuất

Gián đốc

khẩu

Nhà máy
Kế hoạch

01/01/2010

Tiếp thị

Phòng

Tham gia các chương

Sales &

trình xúc tiến thương

Marketing

mại của Bộ Thương mại
và VCCI

Kết hợp với các nhà
phân phối Đài Loan và
Phhilippin tổ chức các
sự kiện ra mắt sản
phẩm tại các showroom.

Triển khai

01/01/2011

phân phối

Phòng

Kết hợp với các nhà

Sales &

phân phối lên kế hoạch

Marketing phân phối, vận chuyển,
bảo hành, …

Phân tích Tài Chính


Phân tích chi phí quảng cáo năm 2011
Tổng số

Đài Loan


Philippines

513.000

300.000

213.000

In ấn

5.500

3.000

2.500

Truyền thanh

2.000

1.000

1.000

Truyền hình

10.000

5.000


5.000

Ngoài trời

10.000

5.000

5.000

Sự kiện

6.500

4.000

2.500

PR

2.000

1.000

1.000

Trực tuyến

2.000


1.000

1.000

Tổng chi phí

38.000

20.000

18.000

7.5%

6.7%

8.5%

78.850

46.049

32.801

48%

43%

54%


Doanh số
Chi phí Quảng cáo

Tỷ lệ giữa chi phí
quảng cáo và doanh số
Lợi nhận ròng
Tỷ lệ giữa chi phí
quảng cáo và lợi
nhuận

Tài liệu tham khảo;
1)
2)
3)
4) Doing business in Philippines
5) Doing business in Taiwan



×