Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG THÔNG TIN tại NGÂN HÀNG HDBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.12 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG HDBANK

Trong nền kinh tế ngày nay, lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc
vào thời gian đáp ứng, tính an toàn và chất lượng dịch vụ. Đối với các dịch vụ
tài chính, các yêu cầu này đang ngày càng phụ thuộc vào hệ thống công nghệ
thông tin (CNTT). Một trong những tiêu chuẩn là doanh nghiệp phải có một hệ
thống hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng thống nhất, đáp ứng được nhu
cầu mở rộng và cấu trúc sao cho có thể triển khai các ứng dụng khác nhau một
cách nhanh chóng. Nắm bắt được vấn đề này, Ngân hàngHDBank đã sớm quan
tâm và đầu tư rất nhiều cho công nghệ thông tin.
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH (HDBANK)
Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập: HDBank được thành lập ngày 04/01/1990, là một trong những
ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Đến thời điểm cuối năm 2011, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ
đồng.
Chiến lược phát triển: Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân
hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, HDBank đã thực hiện
thành công giai đoạn 1 (2009 – 2010) của dự án Tái cấu trúc (2009 – 2012)
nhằm mục tiêu xây dựng HDBank thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng, tiếp
cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý; Tăng cường năng lực tài chính; Phát
triển công nghệ hiện đại; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh,
chuyên nghiệp; Cung cấp các sản phẩm đa dạng, trọn gói với chất lượng cao
đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Song song với việc
1


xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mô hình ngân hàng
đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.


Mạng lưới hoạt động: Đến tháng 12/2011 HDBank có 130 điểm giao dịch
trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng
Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, Đăk Lăk, Bắc Ninh…
Tuân thủ pháp luật: Toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện
thống nhất theo các Qui trình, Qui chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo
qui định của pháp luật. HDBank hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát
triển nhanh, lành mạnh, bền vững của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Các giải thưởng tiêu biểu
1. Bằng khen Thủ tướng chính phủ
2. Giải chất lượng quốc gia do Thủ tướng chính phủ trao tặng
3. Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam 2012
4. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
5. Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
6. Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam
7. Top 200 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất
8. Giải thưởng Vì sự phát triển cộng đồng
9. Giải thưởng Thương hiệu bền vững
10. Giải thưởng Quản lý thanh toán toàn cầu (do Citigroup trao tặng)
11. Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do ngân hàng
Wells Fargo, N.A trao tặng)
12. Giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citibank trao tặng)
13. Cờ thi đua Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc
2


14. Báo cáo thường niên Vision Awards 2010 do Hiệp hội các Chuyên gia
Truyền thông Mỹ (League of American Communications ProfessionalsLACP)
15. Dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asiamoney trao

tặng
16. Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
Tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại
Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam
tự hào tin dùng.
Sứ mệnh: Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo
theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Giá trị cốt lõi:
- Khách hàng là trọng tâm; hoạt động an toàn, chú trọng hiệu quả, rõ ràng
và minh bạch
- Nhân sự xuất sắc và nỗ lực không ngừng
- Hợp tác cùng phát triển với đối tác
- Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
Văn hóa doanh nghiệp:
Một trong các yếu tố góp phần tạo nên thành công của HDBank suốt chặng
đường hơn 20 năm chính là yếu tố con người. HDBank tự hào luôn nỗ lực xây
dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn bó giữa Ban Lãnh
đạo và toàn thể CBNV với “Yếu tố con người” là trọng tâm phát triển.
Mọi hoạt động đều hướng về khách hàng với sự tận tâm và phục vụ chuyên
nghiệp, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng,
cổ đông và người lao động.
3


Luôn luôn học hỏi và khát khao dẫn đầu.
Luôn tạo tình thân ái và hướng về cộng đồng để chia sẻ với tinh thần trách
nhiệm.
Sơ đồ tổ chức HDBank


2. TRIỂN KHAI CORE BANKING – GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG
THÔNG TIN NGÂN HÀNG
Giới thiệu về hệ thống thông tin ngân hàng (core banking):
Trước việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện đại trong giao dịch
thương mại điện tử, khái niệm về core banking (ngân hàng lõi) thực ra vẫn còn
khá mới mẻ với nhiều người. Core Banking có thể hiểu ngân hàng lõi (core
banking) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền
gửi, tiền vay, khách hàng … Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều
dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là
hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài
sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, core
banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân
hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao
4


dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core
banking)... Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và
trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý
thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ
thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào. Cơ sở dữ liệu của
ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module: tiền gửi, thanh
toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn,
Internet Banking …Để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng có
thể thay đổi module theo nghiệp vụ ngân hàng hoặc thay đổi theo giải pháp
phần mềm.
Hệ thống core banking hoạt động không ngừng (24x7) để cung cấp Internet
banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu …thông qua ATM, Internet, điện
thoại và debit card. Có thể thêm định nghĩa tham số để tạo sản phẩm mới thay vì
sửa thẳng vào code chương trình, và nhiều chức năng khác tùy theo loại hệ

thống Core banking cũng như sự điều chỉnh của ngân hàng triển khai.

Phân tích SWOT (liên quan đến CNTT, HTTT, TMĐT)
Ưu điểm của Hệ thống thông tin ngân hàng
5


Core banking làm tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng
từ kế toán thuận tiện hơn.
Những lợi ích mang lại của một core banking hiện đại biểu hiện trong khai
thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần
mềm mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một
dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản
phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình.
Hệ thống T24 có thể tự động hóa lịch trình công việc, phục hồi nhanh các
yêu cầu của khách hàng, có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới
50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống
24h/ngày.
Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả
hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có core hiện đại hoặc dùng core lỗi
thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng.
Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các
điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí khách hàng muốn
giao dịch ở bao nhiều điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của
core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là
có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng
hoặc không trong cùng một hệ thống.
Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như
giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản
và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt

tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản
khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Khó khăn trong triển khai core banking
Một core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận
hành nhanh và đáp ứng tính “mở” khi Ngân hàng muốn triển khai thêm một số
6


dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM …) chính vì vậy
ngoài việc đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư triển khai Core Banking thì còn
nhiều nhân tố khác trong việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Hệ thống core banking mới phải thỏa mãn yêu cầu quản lý của Ngân hàng
nhà nước. Quy trình nghiệp vụ từ ngân hàng nhà nước xuống các ngân hàng
thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ thống core banking của các
ngân hàng. Ví dụ khi phân loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền,
có những loại thì gộp chung. Với hệ thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ
cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt
Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi và các core banking
nước ngoài rất khó đáp ứng.
Trong bối cảnh ở Việt Nam đó là thói quen sử dụng tiền mặt rất phổ biến,
cộng với hệ thống hạ tầng chưa tốt nên dù các ngân hàng rất mong muốn phát
triển mạnh sản phẩm dịch vụ nhưng điều này gặp vô vàn khó khăn.
Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân
hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm
việc, và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi. Để phát huy hết tính năng và
công hiệu của công nghệ thì trong mỗi ngân hàng từ giám đốc, phòng ban, nhân
viên phải thay đổi lề thói, quy trình làm việc, tầm nhìn chiến lược và sản phẩm
dịch vụ.
Việc triển khai Core banking phụ thuộc rất lớn vào vốn và kinh nghiệm và
đội ngũ nhân lực của mỗi ngân hàng.

Thách thức cạnh tranh lớn nhất của HDBank khi hội nhập là chất lượng
dịch vụ. So với ngân hàng quốc tế, HDBank có thể cung cấp các dịch vụ tương
đương như Telephonebanking, Internetbanking... Nhưng vấn đề quản trị chất
lượng dịch vụ của các hệ thống không phải đơn giản. HDBank hiện nay đã có
các dịch vụ ngân hàng được ứng dụng công nghệ. Nhưng để duy trì và duy trì
tốt thì chưa được xem xét thỏa đáng. Mặt khác, phần lớn hệ thống tại HDBank
hiện nay mới chỉ dừng ở mức có sự cố thì khắc phục. Trong khi, yêu cầu quan
7


trọng đối với quản trị hệ thống là phải cảnh báo trước sự cố, khi đó HDBank
cần có công cụ đánh giá, thống kê thường xuyên.
Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác,
nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị
tập trung. Tuy rằng các kiến trúc, mạng lưới chi nhánh, mạng lưới cung cấp dịch
vụ, hệ thống mạng diện rộng, mạng cục bộ, core banking, bảo mật nhưng thiếu
một thiết kế tổng thể.

3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG HDBANK
HDBank là một trong số ít các Ngân hàng đã đầu tư đầy đủ Data Center và
Backup Site theo tiêu chuẩn quốc tế. HDBank đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để
triển khai hệ thống công nghệ ngân hàng lõi Core Banking (Symbols) theo tiêu
chuẩn quốc tế. Trên nền tảng CoreBanking hiện đại, hệ thống công nghệ thông
tin HDBank chú trọng phát triển dịch vụ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
Theo đó, các quy trình luôn được giám sát và cập nhật để đáp ứng các tiêu
chuẩn về an toàn thông tin như: trang bị hệ thống tường lửa, hệ thống phòng
chống tấn công hiện đại. Đặc biệt, các hệ thống giao dịch thương mại điện tử
luôn được đặt yêu cầu bảo mật hàng đầu với việc xác thực hai lớp, trong đó sử
dụng thuật toán RSA để mã hoá thông đăng nhập và xác thực giao dịch với mật
khẩu có giá trị trong một khoảng thời gian (OTP).

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin tại HDBank đã mang đến cho
khách hàng sự trải nghiệm khác biệt bằng việc đầu tư phát triển sớm và triển
khai thành công các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại như: sản phẩm Ngân
hàng điện tử trên thiết bị SIM Toolkit, USSD, sản phẩm mBanking có thể chạy
trên hầu hết các thiết bị di động. Đây chính là những yếu tố góp phần tạo nên sự
thành công cho hệ thống công nghệ thông tin của HDBank hiện nay và trong
tương lai. Với những bước đột phá này, HDBank đã tạo được tiền đề vững chắc
để phục vụ chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng.
8


Trong thời gian tới, HDBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
trong hoạt động toàn hệ thống ngân hàng, hoàn thiện các kênh tương tác thông
minh với khách hàng nhằm tạo nên sự ưu việt cho các sản phẩm dịch vụ, hội
nhập với trình độ phát triển công nghệ thông tin trong nước và thế giới.
Lựa chọn Core Banking tại HDBank là phần mềm Symbol:
Ngân hàng HDBank triển khai hệ thống Symbol năm 2007, cho đến nay hệ
thống đã giúp ngân hàng quản trị các nguồn lực hiệu quả. Hệ thống đã trợ giúp
đắc lực cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại, phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, mở dịch vụ Internet
Banking, home-Banking...,
Giải pháp core banking trong nước chưa đạt được đẳng cấp quốc tế nên
HDBank đã phải hướng đến giải pháp ngoại. Giải pháp ngoại dù chưa đạt nhu
cầu tối ưu nhưng thỏa mãn được yêu cầu ngân hàng cơ bản, chính quy và phù
hợp hội nhập. HDBank chọn triển khai hệ thống phần mềm Symbols của hãng
SunGard System Access - tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp giải pháp phần
mềm ngân hàng (trụ sở chính tại Singapore). Symbols thuộc bộ giải pháp ngân
hàng đa năng của Sungard, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ,
quản lý nguồn vốn và thương mại, có hỗ trợ xử lý giao dịch trực tuyến.
Thời gian triển khai: HDBank triển khai trên toàn hệ thống phầm mềm

Symbol trong 8 tháng
Nhân lực cho dự án: 50 người tham gia đội dự án, trong đó 35 chuyên gia
phía HDBank và 15 phía SunGard
Cho đến nay hệ thống Core Banking tại HDBank đã hoạt động hiệu quả
cung cấp các dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.
4. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG THÔNG TIN
Việc ứng dụng CNTT tại HDBank phải được thực hiện trên nền tảng công
nghệ chuẩn, thường xuyên nâng cấp, cập nhật nhằm tăng cường tính an toàn,
9


bảo mật của hệ thống song song với việc thiết lập một cơ chế dự phòng linh
hoạt. Cụ thể:
- Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm
hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý), đảm bảo quy trình hoạt động xuyên suốt
trong toàn hệ thống. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu
được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra
quyết định nhanh chóng, chính xác;
- Triển khai và áp dụng hệ thống Core Banking nhằm phát triển, mở rộng
các sản phẩm dịch vụ, kiểm soát an toàn hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh
doanh;
- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống CNTT phục vụ phát triển các dịch vụ
ngân hàng điện tử hiện đại (nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế…);
- Hoàn thiện hệ thống các phần mềm quản trị chuyên ngành khác (phần
mềm Quản trị quan hệ khách hàng CRM, phần mềm Quản trị rủi ro Risk
Management…;
- Xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tạo
thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng công nghệ - Trong đó
tập trung triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: Xây dựng
trung tâm chăm sóc khách hàng Contact Center; Cổng thông tin điện tử tích hợp

các dịch vụ điện tử trên mạng Internet (qua Website của từng đơn vị)…;
- Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống mạng LAN, WAN, thiết bị
chuyển mạch…; nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao…;
- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ IT chuyên nghiệp, có trình độ
nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công
nghệ hiện đại. Trong đó tập trung đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ
hiện đại trong nước và quốc tế, thực hiện các chế độ đãi ngộ…
5. CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
10


HDBank tập trung nguồn vốn – nhân lực – kỹ thuật nghiên cứu hoặc thuê
tư vấn quốc tế để xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên trong việc hiện đại hóa cơ sở
hạ tầng công nghệ mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ của chính ngân hàng
mình. HDBank xác định mục tiêu trong 10 năm tới là phát triển hệ thống ngân
hàng điện tử làm nòng cốt trong phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ với các
sản phẩm vượt trội, tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực và khoảng cách về
địa lý. Theo đó HDBank cũng sẽ từng bước thành lập, liên kết bộ phận nghiên
cứu với các ngân hàng tiên tiến tại các quốc gia phát triển tập trung nghiên cứu
phát triển, nâng cấp sản phẩm dịch vụ tạo vị thế định hướng trên thị trường nội
địa, tiến tới phát triển sang các thị trường quốc tế có hiện diện thương mại của
HDBank. HDbank quyết tâm đưa công nghệ thông tin trở thành công cụ đắc lực
trong công tác quản trị điều hành ngân hàng thông qua qua việc xây dựng một
hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, từ đó góp phần phát triển sản phẩm dịch
vụ, nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. HDBank sẽ từng bước nâng cấp hệ
thống phần cứng cũng như đường truyền với cấp độ cao và ổn đinh. Bên cạnh
đó, ngân hàng cũng sẽ áp dụng nhiều hơn việc sử dụng các phần mềm có thể
phát hiện và ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài (như anti-virus, anti-spyware,
Web filtering, deep inspection, vpn...) đảm bảo tính năng bảo mật cao cho các
sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng.

Rõ ràng, công nghệ chính là một nhân tố tạo dựng một nền móng vững
chắc giúp các ngân hàng Việt Nam trụ vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng
khốc liệt thông qua việc cải thiện năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp
cận các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng từ đó tăng khả năng chiếm thị phần
của các ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, một hành trang
công nghệ tiến tiến sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển bền vững hơn
nhờ việc đa dạng hóa các dịch vụ, tối đa hóa lợi ích, xây dựng lợi thế cạnh tranh
riêng biệt, tiếp tục đi lên cùng các nước bạn trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
11


Giáo trình Quản trị hệ thống thông tin –

12



×