Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Bảo vệ môi trường không khí ở liên minh châu âu thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ NGỌC LINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở
LIÊN MINH CHÂU ÂU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC

Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ NGỌC LINH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở
LIÊN MINH CHÂU ÂU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Châu Âu học

Người hướng dẫn khoa học
TS. HOA HỮU CƯỜNG

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết


quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngọc Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hoa Hữu Cường. Thầy
là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã luôn bên cạnh hướng dẫn về
chuyên môn cũng như động viên, khuyến khích tôi trong quá trình làm việc.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, cô trong khoa Khoa học
Quốc tế học, chuyên ngành Châu Âu học, Học viện Khoa học xã hội. Trong
quá trình học tập, tôi đã nhận được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của rất nhiều
thầy, cô trong khoa.
Cuối cùng xin dành những lời cảm ơn yêu thương nhất cho gia đình,
đồng nghiệp trong Viện Nghiên cứu Châu Âu. Những người đã luôn bên cạnh
giúp đỡ và động viên để tôi có động lực hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Ngọc Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU ....................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................... 7
1.2. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh Châu Âu ....................... 8
Chương 2:CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU .............................................................................................. 21
2.1. Bảo vệ môi trường không khí thông qua hệ thống chính sách, luật pháp ......22
_Toc5256479492.2. Bảo vệ môi trường không khí thông qua giải pháp kinh tế ........... 47

2.3. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật ................................................................................ 52
2.4. Giải pháp về truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng ................................ 57
2.5 Giải pháp hợp tác trong nước, quốc tế và giải pháp khác ........................................ 63
Tiểu kết chương ............................................................................................................. 64
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ......... 67
3.1. Những khó khăn về lý chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam.............................. 73
3.2. Đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường không khí .. 75
3.3. Đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường không khí..... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 89



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
As

Arsenic

BaP

Benzo[a]pyrene

C6H6

Benzene

Cd

Cadmium

CH4

Methane

CO

Carbon monoxide

CO2

Carbon dioxide


O3

Ozone

PM2,5

Hạt bụi có đường kính 2,5 µm trở xuống

PM10

Hạt bụi có đường kính 10 µm trở xuống

SO2

Sulphur dioxide

NH3

Ammonia

EU: European Environment Agency

Liên minh Châu Âu

EEA: European Environment Agency

Cơ quan môi trường Châu Âu

OECD: Organisation for Economic Co-


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

operation and Development
WHO: World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí theo Chỉ thị chất lượng không khí
xung quanh của EU.......................................................................................... 28
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông ở EU....... 31
Bảng 2.3. Xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường ở một số nước EU ........... 38
Bảng 2.4. Trung bình các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
không khí ở EU những năm 2010 trở lại đây .................................................. 40
Bảng 2.5. Quy định trần khí thải NOx ở các quốc gia EU và mục tiêu của
chương trình trần khí thải quốc gia ................................................................. 43
Bảng 2.6. Căn cứ tính thuế môi trường ........................................................... 48
Bảng 2.7. Số lượng xe điện ở EU.................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm
trọng trong đó có vấn đề ô nhiễm không khí. Hầu hết các quốc gia từ đang

phát triển đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU đều phải đau đầu về
tình trạng chất lượng không khí ngày càng đi xuống. Đảm bảo được chất
lượng không khí là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền
kinh tế và môi trường. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe, giảm tuổi thọ
của người dân, suy giảm kinh tế, tăng chi phí y tế... Châu Âu là khu vực có
nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới đã tương đối
thành công trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng không khí. Chính sách
quản lý chất lượng không khí của châu Âu đã đạt được những thành công
đáng kể trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua chính sách quản
lý chất lượng không khí của châu Âu. Năm 2005 với Chiến lược về chống ô
nhiễm không khí với mục tiêu: “để đạt được mức chất lượng không khí tốt
không gây nguy hại đối với sức khỏe con người và môi trường”. Mục tiêu này
được tái khẳng định trong “Chương trình hành động Môi trường của Liên
minh châu Âu trong giai đoạn 2014-2020”. Mặc dù đã có những kết quả rất
tốt, nhưng ô nhiễm không khí tiếp tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và môi trường ở châu Âu. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nền kinh tế…
châu Âu.
Nhiều nước trên thế giới coi “Châu Âu” là một mẫu hình về bảo vệ chất
lượng không khí trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí đang
là một vấn đề đáng lo ngại, cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số
cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, chất
1


lượng không khí ngày càng giảm, thành phần gây ô nhiễm không khí ngày
càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ gây độc hại với môi
trường và sức khoẻ con người. Theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, có 72% hộ
gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Đây là tỷ lệ quá cao so với
các khu vực khác bởi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được nhận định là hai thành
phố ô nhiễm không khí nặng nhất. Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người

Pháp chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi
trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng khẳng định tại một cuộc hội thảo
về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị đã khẳng định: “Tại các
đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người
dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành
phố ô nhiễm không chỉ đứng đầu Đông Nam Á mà còn ở châu Á”. Còn theo
một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam
nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường
không khí còn nhiều bất cập xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và
khách quan như hệ thống luật chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp nên việc thực
thi còn nhiều kẽ hở; công nghệ xử lý ô nhiễm còn lạc hậu; thiếu vốn, kinh phí
đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm và tái sử dụng; ý thức của người dân chưa
cao; đội ngũ cán bộ kiểm soát ô nhiễm còn chưa đủ trình độ .v.v...
Vì vậy tác giả thực hiện đề tài này với hy vọng đưa ra được một số kinh
nghiệm trong việc bảo vệ môi trường không khí của EU đến với các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công trình của tác giả Nguyễn Văn Ngừng “Một số vấn đề về ô nhiễm
môi trường của Liên minh Châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu Chhâu Âu số 5 –
2004. Bài viết giới thiệu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước Châu
2


Âu. Nguyên nhân và hậu quả.
Công trình của tác giả Bùi Văn Ga, 2007, đã đánh giá được tác hại của
các chất ô nhiễm trong không khí xả của động cơ đốt trong; Quy trình đo đếm
các chỉ tiêu ô nhiễm của ô tô.
Công trình của Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh 2005, đề cập tới việc
quản lý môi trường hướng đến phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam,

trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một nội dung nhỏ được
nhắc tới trong cuốn sách này.
Công trình của tác giả Phạm Ngọc Đăng, (2011), đã nêu được một số
nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường khu công nghiệp và đô thị, luật
pháp kiểm soát ô nhiễm, các tiêu chuẩn môi trường, các phương pháp quản lý
môi trường đô thị và khu công nghiệp trong đó có một ít trang nói về vấn đề
kiểm soát chất lượng không khí đô thị.
Công trình của tác giả Jordan & Adelle, 2012 đề cập tới chính sách
quản lý môi trường nói chung của EU, trong đó có đề cập tới chính sách của
một số quóc gia cụ thể.
Công trình của tác giả Hung Yung Tse 2012 đề cập tới một số biện
pháp kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới nói
chung. Những ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm không khí ở một số khu vực
trên thế giới.
Công trình của tác giả Belcham, 2014 đề cập tới các công cụ quản lý
môi trường nói chung, trên phương diện lý thuyết trên thế giới..v.v.. Đây là tài
liệu cơ bản về lý thuyết song thực tế sử dụng các công cụ ấy như thế nào ở
EU thì tác giả lại chưa đề cập tới.
Marquita K. Hill “Understanding Enviromental Pollution” London:
Cambridge University pres, 2010. Cuốn sách gồm 19 phần nói về môi trường,
ô nhiễm môi trường như ôi nhiễm môi trường không khí, nguồn nước... và

3


ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ và sự biến đổi khí hậu.
Atkinson, Rob: “ Sustainability in European Environmental policy:
Challenges of governance and knowledge” – New York: Routledge, 2011.
Cuốn sách nghiên cứu về tính bền vững trong chính sách môi trường của Liên
minh Châu Âu và chỉ ra những thách thức trong quản lý và nhận thức vủa

người dân về môi trường. Đồng thời cuốn sách nêu những đánh giá về chíên
lược phát triển bền vững của Liên minh Châu ÂU.
Công trình của cơ quan môi trường Liên minh châu Âu, EEA 2016, đề
cập tới vấn đề giao thông bằng xe điện ở EU trong đó tác giả nhấn mạnh tới
yếu tố công nghệ và chính sách của các chính phủ trong việc phát triển hệ
thống xe điện ở EU. Tuy nhiên công trình chưa đúc rút được kinh nghiệm để
gợi ý cho quốc gia khác trên thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng môi trường không khí và các giải pháp bảo vệ
môi trường không khí ở EU.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường không khí cho Việt Nam trên
cơ sở phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bảo vệ môi trường
không khí của EU.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Môi trường không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí
mà EU đang áp dụng
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Những năm 2000 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4


Để thực hiện mục tiêu đặt ra đề tài đã sử dụng các phương pháp tiếp
cận truyền thống mang tính khoa học như: (1) Tiếp cận dựa trên phép duy vật
biện chứng. Cách tiếp cận này giúp cho nhà nghiên cứu có quan điểm chỉ đạo,
nghiên cứu dựa trên quy luật chung của tự nhiên và xã hội và là cơ sở cho
việc nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, chính xác, sâu sắc. (2) Tiếp cận
dựa trên quan điểm hệ thống, liên ngành, đa chiều. Đây là cách tiếp cận phù

hợp cho cả nghiên cứu về tự nhiên và xã hội. Nó xem xét đối tượng nghiên
cứu trong mối quan hệ toàn diện với các đối tượng khác, đối tượng ở trạng
thái vận động, phát triển và được đặt tại một hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy
luật vận động của chúng (3) Tiếp cận dựa trên quan điểm logic-lịch sử và thực
tiễn. Điều này góp phần tạo nên tính khách quan, logic trong nghiên cứu và
tính ứng dụng vào đời sống của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp khoa học phổ biến đáng tin cậy
sau: 1) Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp. Dựa vào các nguồn tài liệu
trên đài, báo, tivi. Đây có thể là số liệu thô hoặc đã được xử lý dựa theo mục
đích của người thu thập. (2) Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa
trên các tư liệu có được, các kết quả điều tra được (3) Phương pháp nghiên
cứu liên ngành (4) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Tìm hiểu về các về các biện pháp bảo vệ môi trường của Liên minh
Châu Âu. EU đã có nhiều thành công trong việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí. Trong nhiều năm trở lại đây chất lượng không khí của các
quốc gia EU luôn ở mức tốt; Tỉ lệ số ngày có chất lượng không khí xấu luôn ở
mức rất thấp..... Có được những thành công trên là nhờ các quốc gia EU đã có
nhiều giải pháp phù hợp từ luật pháp nhà nước đến sử dụng công cụ kinh tế,
5


khoa học kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đến nâng
cao nhận thức cộng đồngv.v…
Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách
của Việt Nam
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu 3 chương
Chương1: Tổng quan về chất lượng môi trường không khí của Liên minh

Châu Âu
Chương 2: Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí của
Liên minh Châu Âu
Chương 3: Đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Các khái niệm về chất lượng, phân loại chất lượng môi trường không
khí sẽ được giải thích rõ trong nội dung này từ đó giúp người đọc có cái nhìn
khái quát về các thuật ngữ, khái niệm sẽ được đề cập chính trong luận văn.
Môi trường khí là lớp không khí trên bề mặt trái đất. Không khí cũng
như nước cần cho sự sống của con người cũng như hầu hết các sinh vật trên
trái đất, đồng thời là một tài nguyên cho nhiều hoạt động sản xuất.
Ô nhiễm môi trường không khí, theo cách hiểu của các quốc gia châu
Âu là sự có mặt của các chất lạ có trong không khí, hay là sự biến đổi trong
thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và
các hệ sinh thái khác [49]. Là sự biến đổi các thành phần của môi trường
không khí vượt quá giới hạn quy chuẩn cho phép và ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014, là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật [11].
Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt
của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,

sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…
Nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm không khí có rất nhiều nguồn
khác nhau gây nên ô nhiễm không khí, nếu chia theo bản chất nguồn phát sinh
tự nhiên, nhân tạo gồm 2 nhóm: nhóm có nguồn gốc tự nhiên như núi lửa,
cháy rừng…; nhóm có nguồn gốc nhân tạo như đốt các nhiên liệu hóa thạch

7


trong các nhà máy nhiệt điện, giao thông, công nghiệp và hộ gia đình; sản
xuất công nghiệp và sử dụng dung môi như hóa chất, khoáng sảnh; nông
nghiệp; xử lý chất thải…. Nếu chia theo đặc điểm của nguồn thải gồm có
nguồn thải di động, nguồn thải cố định. Nếu chia theo nguồn gốc phát sinh
gồm có: nguồn từ hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp….
Bảo vệ môi trường không khí theo quan điểm của EU đó là các biện
pháp nhằm giảm tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người và
môi trường. Hầu hết các giải pháp được sử dụng ở cấp cộng đồng, chẳng hạn
như giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu và tiêu chuẩn sản phẩm (ở EU
tiêu chuẩn để sản xuất xe hơi được quy định trong Euro. Từng quốc gia thuộc
EU cần đưa thêm các biện pháp nhằm thực hiện quản lý chất lượng môi
trường không khí tại nước mình [25].
Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ môi trường năm 2014, và năm 2017
có sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến việc bảo vệ môi trường không
khí. Luật đã đưa ra cách hiểu về bảo vệ môi trường không khí là quá trình
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. Với mục tiêu nhằm giảm
tác hại của ô nhiễm không khí tới môi trường và sức khỏe con người.
1.2. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh
Châu Âu
1.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Liên minh Châu Âu

Không khí sạch là điều cần thiết cho sức khỏe của con người và môi
trường xung quanh. Ở Châu Âu, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, do
các hoạt động của con người như: tăng sản lượng về công nghiệp, nông
nghiệp cũng như sự gia tăng đáng kể về các phương tiện và các hoạt động
giao thông… đã gây ô nhiễm không khí, khiến chất lượng không khí xuống
cấp một cách đáng kể. EU đánh giá chất lượng môi trường không khí thông

8


qua 14 chỉ số: Carbon dioxide không phải giải phóng từ khí tự nhiên (CO2),
Carbon dioxide từ khí tự nhiên (Biomass CO2), Nitroux oxide (N2O),
Methane (CH4), Perfluorocarbons (PFCs), Hydrofluorocarbons (HFCs),
Sulphur hexafluoride (SF6), Nitrogen oxides (NOx), Non-methane volatile
organic compounds, (NMVOCs ), Carbon monoxide (CO), Particulate matter
< 10μm (PM10), Particulate matter < 2,5μm (PM2,5), Sulphur dioxide (SO2),
Ammonia (NH3) [17].
Từ cuối những năm 1970, bảo vệ môi trường không khí là một trong
những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách môi trường của Liên minh
châu Âu (EU). EU đã nỗ lực để giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không
khí như carbon monoxide, oxit lưu huỳnh, chì, và số chất ô nhiễm khác có hại
cho sức khỏe con người và môi trường theo các tiêu chuẩn chất lượng không
khí. Mặc dù đã có những thành công lớn trong việc bảo vệ môi trường không
khí, nhưng tại một số nơi nồng độ các chất ô nhiễm lại tiếp tục gia tăng. Từ
năm 2004-2017, ở EU tất cả các khí thải chính như PM, O3, NO2,.. thải vào
môi trường không khí xung quanh đã giảm, trong đó giảm ít nhất là NH3
(6%) và lớn nhất là SOx (58%). Các chất gây ô nhiễm không khí vẫn vượt
quá tiêu chuẩn châu Âu và đặc biệt là tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO).
- Nồng độ bụi (PM) trong không khí ở một số quốc gia, khu vực ở EU

vẫn còn vượt ngưỡng cho phép từ năm 2013 đến nay.
Đối với nồng độ bụi có đường kính từ 10µm trở xuống (PM10), theo
tiêu chuẩn EU quy định giá trị giới hạn hàng ngày là 50µ/m3, tuy nhiên thực
tế nồng độ PM10 đã vượt quá giới hạn đỏ này ở một số nước thành viên. Năm
2013, người ta ghi nhận có sự vượt ngưỡng hàng ngày rất cao (>50µg/m3) tại
nhiều nước như Bulgaria, Ý, Ba Lan, Slovakia và khu vực Balkan (dữ liệu
tính toán được tính theo trung bình cộng). Khu vực đô thị và khu ngoại ô là

9


nơi có nồng độ PM10 vượt quá giới hạn cho phép, có khoảng 19% dân số
sống ở đô thị (EU-28) tiếp xúc với PM10 trên giá trị giới hạn hàng ngày (theo
tiêu chuẩn EU), còn so với tiêu chuẩn của WHO là khoảng 53% dân số đã tiếp
xúc với PM10 trong năm 2015 [18, tr.7,8] (Điều này được minh họa cụ thể
trong sơ đồ phần phụ lục). Ở các quốc gia khác nhau, mức độ người dân tiếp
xúc với nồng độ PM10 vượt ngưỡng khác nhau.
Đối với nồng độ PM2,5, cũng vượt quá giới hạn (20µg/m3) ở 7/28 nước
EU, như Ý, Solovakia, Bulgaria, Sovenia, Lithuania, Cộng hòa Séc, Croatia
và Ba Lan, cũng như một số nhà ga ở Pháp [18, tr.8] (Mức độ tập trung PM 2,5
được minh họa trong sơ đồ phần phụ lục). Khu vực đô thị và ngoại ô là những
vừng có nồng độ PM2,5 cao hơn cả. Nếu theo quy định của WHO giới hạn
PM2,5 là 10µg/m3 thì hầu hết các quốc gia EU đều không đạt được tiêu chuẩn
này, do đó đây là vấn đề lớn đặt ra đối với lãnh đạo các nước EU trong tương
lai. Khoảng 9% dân số EU phải tiếp xúc với nồng độ PM2,5 vượt ngưỡng cho
phép (theo quy định của EU) năm 2015, nếu theo quy định của WHO thì con
số này rất cao khoảng >82% dân số tiếp xúc.
- Nồng độ O3 đã vượt qua mức giới hạn cho phép ở 18/28 quốc gia EU
năm 2015 là 41%, cao hơn 11% được so với năm 2014. So với tiêu chuẩn của
WHO con số này là 96% [30,tr.8]. Khoảng 30% dân số sống ở đô thị tiếp xúc

với nồng độ khu vực trong đó ngưỡng giá trị mục tiêu O3 của EU để bảo vệ
sức khỏe con người. Nếu tính theo giới hạn cho phép của WHO thì con số này
lên đến 95% [30,tr.8].
Theo thống kê của EU, nồng độ O3 tăng dần từ phía Bắc tới phía Nam
trong EU, nồng độ cao nhất là ở các quốc gia Địa Trung Hải. Khu vực mặt đất
ở nơi có nồng độ NOx cao thì nồng độ O3 sẽ giảm xuống và xảy ra phản ứng
giữa hai chất khí này để tạo ra một loại chất khác. Do đó O3 tập trung chủ yếu

10


ở khu vực nông thôn, đồng thời bị ảnh hưởng mạnh về nồng độ do biến đổi
thời tiết (chi tiết xem phụ lục).
- Nồng độ NOx ở khu vực đô thị, đặc biệt là ở khu vực gần đường giao
thông vượt quá ngưỡng cho phép ở 19 quốc gia EU năm 2013 [19, tr.8].
Khoảng 9% dân số của EU phải tiếp xúc với môi trường không khí có nồng
độ NOx vượt ngưỡng cho phép (theo tiêu chuẩn của EU), số liệu này đã giảm
so với 20% số người phải tiếp xúc với NOx vượt ngưỡng cho phép giai đoạn
2010-2013. Theo đánh giá, nồng độ khí thải NOx giảm là rất ít trong những
năm gần đây, một trong những nguyên nhân chính đó là sự gia tăng số lượng
các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu dầu diezel [16, tr.32].
- Tại nhiều trạm quan trắc nồng độ benzen và các hợp chất vòng thơm ở
các quốc gia EU đều vượt ngưỡng cho, tập trung chủ yếu tại khu vực Trung
và Đông Âu (như Autria, Bulgari, Croatia) (chi tiết phân bố nồng độ BaP
trong phụ lục). Có 13 quốc gia trong số 28 quốc gia EU có nồng độ BaP vượt
ngưỡng cho phép cao nhất là Ba Lan, cộng hòa Séc, Bulgari. Tại một số trạm
đo của Ba Lan, nồng độ BaP cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Đối với BaP ngưỡng quy định không gây tác động đến sức khỏe con
người là 1 ng/m3, tuy nhiên, số liệu đo đếm cho thấy 97% số trạm đo ở đô thị
và 87% số trạm đo ở ngoại ô, nông thôn đều có nồng độ BaP vượt giới hạn kể

trên [16, tr.34]. Khu vực đô thị là nơi chịu ô nhiễm nhiều nhất, khoảng >20%
dân số ở EU phải tiếp xúc với nồng độ benzen cao hơn tiêu chuẩn cho phép
(theo quy định của EU).
- Các chất gây ô nhiễm khác như SO2, CO, Pb và các kim loại độc hại
khác. Hầu hết các chất ô nhiễm này vẫn còn trong mức giới hạn cho phép ở
hầu hết các quốc gia. Nhưng tại một số vùng thì nồng độ chất này có thể cao
hơn mức cho phép, ví dụ theo kết quả quan trắc ở 1392 trạm đo trên toàn EU
về nồng độ SO2 trong môi trường không khí xung quanh, chỉ có 2 trạm của
11


Bulgari nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 500µg/m3 [16, tr36]. Tuy
nhiên theo tiêu chuẩn của WHO có đến 20% dân số ở khu vực đô thị (EU-28)
tiếp xúc với nồng độ SO2 vượt quá mức cho phép [30, 10]. Nồng độ chất khí
CO cao thường xuất hiện ở khu vực đô thị, khu vực thuận chiều với hướng
gió có các nhà máy sản xuât. Nồng độ Asen (As), cadmium (Cd), và nickel
(Ni) trong không khí ở EU là rất thấp. Tuy nhiên, theo thời gian, nồng độ các
chất này sẽ tăng lên đáng kể do hiện tượng lắng đọng và tham gia vào chuỗi
thức ăn của các loài sinh vật.
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở EU
Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng,
sinh hoạt gia đình và xử lý chất thải là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu
ở EU.
- Theo đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm, thì ô nhiễm môi trường không
khí ở EU chủ yếu xuất phát từ nguồn thải di động. Theo quan điểm của EU
nguồn thải di động bao gồm phương tiện vận tải đường thủy (tàu biển, tàu
thủy), đường không (máy bay, chuyên cơ), đường bộ (xe tải, xe buýt, ô tô),
đường sắt (tàu hỏa) máy nông, công nghiệp... Nguồn thải cố định cũng góp
một phần nhỏ các chất gây ô nhiễm không khí.
Theo thống kê năm 2005, lượng khí thải từ các nguồn di động chiếm

khoảng 60% tổng lượng phát thải NOx, 20% tổng số PM2,5, và 30% tổng VOC
(hợp chất cabon dễ bay hơi) tại EU. Phương tiện giao thông đường bộ tạo ra >
70% lượng khí thải NOx, > 60% của PM2,5. Giai đoạn 2005-2010, thực hiện
các quy định mới của EU, lượng NOx từ nguồn di động 18%, PM2,5 giảm 21%
và VOC giảm 34% (giảm thấp hơn so với nguồn tĩnh).
Dự tính đến năm 2020, lượng khí thải NOx sẽ được EU cắt giảm 40%,
năm 2030 là 60% so với năm 2005; PM 2,5 giảm 55% trong năm 2020 và 75%
vào năm 2030 so với năm 2005 .

12


- Theo nguồn gốc phát sinh gồm khí thải từ hoạt động giao thông, sinh
hoạt, sản xuất công nghiệp….
+ Hoạt động giao thông vận tải
Tại EU, lượng khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ hiện nay
chiếm khoảng 17%, cao hơn mức của năm 1990. Năm 2014 lượng khí thải
chiếm khoảng 20%. Một số ý kiến cho rằng lượng khí thải thực tế còn cao
hơn khoảng 30-40%, bởi các phương tiện đo đạc của EU chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tế. Gần đây người ta đã tiến hành đo đạc lượng khí thải thực tế
của hầu hết các mẫu xe ô tô ở EU đều cao hơn tiêu chuẩn công bố nhiều lần,
chẳng hạn mẫu xe Mercedes Benz hay BMW, Volkswagen… chạy động cơ
dầu [5].
Cụ thể, theo thống kê của Ủy ban châu Âu, giao thông là nguồn đóng
góp lớn nhất lượng khí thải NOx, chiếm 46% tổng lượng khí thải vào năm
2013 ở Liên minh châu Âu. Ngành giao thông vận tải phụ thuộc chủ yếu vào
dầu mỏ, nó sử dụng 94% năng lượng từ dầu mỏ. Do đó việc giảm việc tiêu
thụ nhiên liệu và phát thải ở ngành này đòi hỏi phải có thời gian; cần có sự kết
hợp nhịp nhàng với các biện pháp khác như quy hoạch đô thị, cải tiến công
nghệ sử dụng nhiên liệu thay thế. Theo dự báo, số lượng xe dự kiến sẽ tăng

30% và 40% vào năm 2030 so với năm 2005. Mặc dù, EU có quy định giảm
lượng khí thải NOx đối với phương tiện ô tô theo Euro 6 nhưng áp lực từ gia
tăng số lượng xe đến môi trường không khí vẫn hiện hữu.
Các phương tiện vận tải đường bộ đóng góp > 12% tổng PM 10 và
>14% đến PM2,5 lượng khí thải [40, tr.25], 23% tổng lượng khí thải VOC [40,
tr.31] trong EU-27 giai đoạn 2005-2015. Các phương tiện sử dụng động cơ
điesel là nguồn đóng góp chủ yếu lượng PM2,5 và PM10. Máy móc nông, lâm
nghiệp đóng góp > 8% tổng PM 2,5, còn một số loại máy móc khác có lượng

13


khí thải PM 2,5 không đáng kể. VOC được tạo ra chủ yếu do bốc hơi nhiên
liệu phục vụ việc vận hành động cơ khoảng 17%.
Với các chất kim loại thì hoạt động giao thông tạo ra nhiều BaP nhất và
chất này có xu hướng tăng, còn các chất kim loại khác thì giữ ổn định hoặc
giảm [16, tr.18].
Ngoài ra, lượng khí thải từ vận chuyển quốc tế tại các vùng biển châu
Âu có thể đóng góp thêm 15% tổng số PM

2,5,

50% lượng NOx và 75% tổng

SOx của EU-28 [16, tr.19].
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp vẫn được đánh giá nguyên nhân chính dẫn tới ô
nhiễm không khí ở EU. Tuy nhiên, trong những năm qua, tổng lượng các chất
gây ô nhiễm không khí từ hoạt động này có chiều hướng giảm đồng đều so
với năm 2004 [16, tr.17]. Đây là kết quả do EU có những quy định nghiêm

khắc và chế tài thực thi kiểm soát một cách hiệu quả [16, tr.18]. Người ta chỉ
ghi nhận nồng độ kim loại nặng BaP tăng cao trong giai đoạn từ 2004 đến
nay, còn các kim loại khác có xu hướng giảm Theo thống kê, năm 2013
ngành công nghiệp đóng góp tới 52% tổng lượng VOCs trong EU-28, 40%
lượng Ni và 56% lượng Cd, 60% Pb; 22% PM10 , 25% SOx, 16% PM 2,5,
41% tổng lượng phát thải Hg.
+ Sinh hoạt và thương mại
Hoạt động sinh hoạt hộ gia đình, thương mại phát thải chính ra các loại
khí PM

2,5,

PM10, BaP, CO: đóng góp từ 43% PM10, 58% lượng PM

2,5,

73%

tổng lượng BaP, 47% CO trong EU năm 2014. Việc sử dụng gỗ và sinh khối
làm nhiên liệu đốt sưởi ấm quy mô hộ gia đình đang có xu hướng tăng lên ở
các nước EU do chính sách trợ cấp của chính phủ và tăng giá các nhiên liệu
khác. Vi vậy nồng độ một số khí phát thải có xu hướng tăng lên trong tương
lai do hoạt động này.

14


+ Sản xuất năng lượng
Sản xuất năng lượng cũng là nguồn gây nhiễm không khí khá quan
trọng. Từ năm 2004 đến 2013, tổng lượng các chất gây ô nhiễm từ hoạt động

này một số có xu hướng giảm như NOx, PM2,5, CO, NH3, VOC; một số có xu
hướng không giảm và thậm chí tăng lên như PM10, SOx [16, tr.17]. Sản xuất
năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối là nguồn tạo ra BaP chủ
yếu ở EU.
+ Xử lý chất thải rắn
Quá trình xử lý chất thải rắn làm phát sinh nhiều loại khí độc hại cho
môi trường. Từ năm 2004-2013 hầu hết các loại khí độc hại xuất phát từ quá
trình đốt cháy chất thải rắn đều giảm xuống, trừ PM10 và SOx là không giảm
[16, tr.17].
+ Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp cũng đóng góp một lượng chất thải gây ô nhiễm
không khí nhất định, những năm qua lượng các chất phát thải giảm ít nhất.
Năm 2013, lượng khí thải NH3 chiếm 93% tổng số NH3, 14% PM10, 31% CH4
trong EU-28. Đây chinh là một trong những hoạt động gây ô nhiễm môi
trường không khí nghiêm trọng nhất.
1.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đã tác động đến cả môi trường và các vấn đề xã hội,
nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, công trình xây dựng
và khí hậu... Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến khu vực rộng lớn. Một
số chất gây ô nhiễm không khí tồn tại trong môi trường trong thời gian dài,
tích tụ trong môi trường và trong chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến con người và
động vật
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe

15


Ở châu Âu, ô nhiễm môi trường không khí có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe; Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, cho thấy
ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe là không nhỏ, ô nhiễm không

khí gây ra khoảng 80% số ca tử vong sớm do mắc bệnh tim và đột quỵ ra các
trường hợp tử vong sớm; Tiếp đến là bệnh về phổi và ung thư phổi. Ô nhiễm
không khí làm tăng tỷ lệ mắc một loạt các bệnh (ví dụ như hô hấp và các bệnh
tim mạch và ung thư). Chất gây ô nhiễm có tác hại đối với sức khỏe con
người lớn nhất là PM, O3 và NO2. Ngoài ra, BaP gây ra những tác hại cho sức
khỏe, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu. Trong năm 2014, tại 41 quốc gia Châu
Âu đã có khoảng 428.000 người tử vong sớm do tiếp xúc dài hạn với nồng độ
của PM25, trong đó có khoảng 399.000 người là ở EU-28 [30]. Tác động ước
tính của việc tiếp xúc với nồng độ NO2 (tiếp xúc lâu dài) và O3 (tiếp xúc ngắn
hạn) của người dân trong 41 quốc gia châu Âu là khoảng 78.000 người trong
đó 14.440 người tử vong sớm. Con số tại EU-28 là khoảng 75.000 người và
13.600 người tử vong sớm. Theo báo cáo của WHO tình trạng ô nhiễm không
khí còn làm giảm quá trình phát triển của thai và và gây sinh non nếu bà mẹ
mang thai tiếp xúc dài hạn với môi trường ô nhiễm không khí, và nó làm giảm
quá trình phát triển của em bé sau khi ra đời. Ô nhiễm không khí còn tác động
lên hệ thần kinh gây ra chứng mất trí nhớ ở người già. Chất lượng môi trường
không khí xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà, do quá
trình đốt cháy nhiên liệu, sản phẩm tiêu dùng, cải thiện hiệu quả năng lượng
trong các tòa nhà, và các hoạt động của con người. Tiếp xúc với hóa chất
trong nhà là tác nhân sinh học có liên quan đến triệu chứng hô hấp, dị ứng,
hen suyễn, và tác động vào hệ thống miễn dịch. Radon, một loại khí tự nhiên
trong lòng đất bị rò rỉ vào các tòa nhà, là một chất gây ung thư.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến kinh tế

16


Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) dự đoán các chi
phí do ô nhiễm môi trường không khí sẽ tăng lên khoảng 2% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Châu Âu vào năm 2060 [30]. Ảnh hưởng của ô nhiễm

không khí đối với sức khỏe, giảm tuổi thọ, tăng chi phí y tế và giảm năng suất
lao động… đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế. Ủy ban châu Âu ước tính
tổng chi phí do tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khoảng 330940 tỷ Eur mỗi năm.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên các hệ sinh thái
Ô nhiễm không khí có một số tác động quan trọng đến môi trường và có
thể ảnh hưởng trực tiếp thực vật, cũng như chất lượng nước, đất và các hệ
sinh thái. Ví dụ, ảnh hưởng của khí 03 ở tầng thấp làm giảm tỷ lệ tăng trưởng
của cây nông nghiệp, và cây trồng rừng. Theo ước tính năm 2010 chi phí của
do giảm sản lượng cây trồng là khoảng 3 tỷ EUR. O3 làm giảm năng suất của
cây lúa mỳ, ước tính là 27 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2000, những nước bị
ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp, Đức, Bulgaria, Anh, Ý, Ba Lan, và Tây Ban Nha.
O3 gây ra hiện tượng giảm tốc độ tăng trưởng của cây trồng dẫn đến thiệt hại
về kinh tế cho các chủ rừng. Ví dụ, những thiệt hại kinh tế hàng năm của các
chủ rừng ở Thụy Điển đã được ước tính là khoảng 40 triệu EURO.
Chất gây ô nhiễm khác, chẳng hạn như oxit nitơ, SO2 và ammonia
(NH3) tạo nên hiện tượng axit hóa a đất, sông hồ, gây ra sự biến mất của một
số loài động vật và thực vật. Ngoài gây ra hiện tượng axit hóa, NH3 và NOx
phát thải cũng phá vỡ hệ sinh thái đất và nước bằng cách bổ sung quá nhiều
đạm, chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, dẫn đến
những thay đổi trong sự đa dạng sinh vật và cuộc xâm lược của các loài mới.
* Hiện tượng lắng đọng Axit (Acid deposition) hiện đang là một trong
những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng nhất không chỉ vì
mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống của con người và các hệ
17


sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm
soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của
chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu. Lắng đọng axit là một hiện tượng đã
được phát hiện từ lâu song được chú ý nhiều nhất từ khoảng những năm 80

cho tới nay do tác hại của chúng gây ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế
giới. Lắng đọng axit được tạo thành trong quá trình khí quyển bị ô nhiễm do
sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có
khả năng lan rộng tới hàng trăm, hàng ngàn kilomet. Vì vậy, có thể nguồn
phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân
cận do sự chuyển động trong khí quyển. Lắng đọng axit gây ra những hậu quả
nghiêm trọng: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các
rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá
hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
con người… Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ.
Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục. Bởi vậy, hiện
nay vấn đề lắng đọng axit là vấn đề mà toàn nhân loại quan tâm.
Mưa axit là một hiện tượng của lắng động axit. Nguyên nhân của mưa
axit là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2, SO3,NO, NO2, N2O. Các
khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, làm cho
độ pH thấp gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự
nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ
các hoạt động của con người. (Khí thải từ các nhà máy và các phương tiện
giao thông, chặt phá rừng, rác thải…). Người ta ước tính rằng 9% diện tích
rừng của châu Âu và 25% trong số các hồ châu Âu đã được tiếp xúc với mức
độ ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn của EU cho quá trình axit hóa trong
năm 2010. Theo báo cáo môi trường năm 2014, có khoảng 7% tổng diện tích
hệ sinh thái của EU-28 có nguy cơ của sự axit hóa trong năm 2010, giảm

18


×