Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tố tụng hình sự 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.4 KB, 16 trang )

Đề bài: Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bài làm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. Chính vì vậy, tất cả mọi hoạt động của Nhà nước đều
nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân và chúng ta luôn đề cao lối sống thượng
tôn pháp luật. Ngay trong hoạt động tố tụng hình sựm điều này đã được thể hiện rất
rõ qua nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật”. Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng và được thể hiện xuyên
suốt trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc này
vẫn chưa được thực hiện một cách “nghiêm túc” và chưa phát huy được hiệu quả
như mong muốn. Bởi vậy, em xin chọn đề bài số 8 làm bài tập học kỳ “Nguyên tắc
“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Một số vấn đề khái quát chung
1. Một số khái niệm cơ bản
Trước khi đi tìm hiểu cụ thể về nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, chúng ta cần
tìm hiểu sơ lược về một số khái niệm như “nguyên tắc”, “thẩm phán”, “hội thẩm”,
“xét xử”, “độc lập”, “tuân theo pháp luật”.

1


Hiểu một cách chung nhất, nguyên tắc là những nguyên lý, những tư tưởng
chỉ đạo có tính chất then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho một vấn đề gì đó.
Theo đó, nguyên tắc của tố tụng hình sự là những tư tưởng chỉ đạo đối với hoạt


động tố tụng hình sự; là những phương châm, những định hướng được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật chi phối quá trình xây dựng pháp luật, chi phối tất cả
hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự.1
Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại phiên tòa, là thành phần
của hội đồng xét xử. Hội thẩm hay còn lại là hội thẩm nhân dân, là những người
được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ
án, thuộc thẩm quyền của Tòa án, và cũng là thành viên của hội đồng xét xử.
Xét xử là hoạt động đặc trưng, nhiệm vụ của tòa án nhằm xem xét, đánh giá
bản chất pháp lý của một vụ việc để đứa ra phán xét về tính chất, mức độ pháp lý
của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản
chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc.2
Độc lập là một từ gốc Hán trong đó, độc có nghĩa là một, lập có nghĩa là
đứng, độc lập được hiểu là đứng một mình, không phụ thuộc vào ai. 3 Còn tuân theo
pháp luật là một hình thức thực hiện phá luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm
chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm4.
Như vậy, nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật” được hiểu là nguyên tắc của hoạt động tố tụng hình sự mà trong đó
1 Tham khảo giáo trình “Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân
dân, 2015, trang 45
2 />3 />4 Giáo trình “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân
dân, 2016, trang 404

2


những người có thẩm quyền xét xử sẽ xét xử một cách độc lập, không phục thuộc
vào bất cứ ai, thực hiện đúng những gì mà pháp luật cho phép.
2. Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
a. Cơ sở pháp lý

Là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” luôn đươc coi trọng và đã được ghi nhận ở văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực cao nhất là Hiến pháp qua các thời kỳ. Hiện nay, nguyên tắc này đã được
ghi nhận rất cụ thể ở khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 “Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Đặc biệt, Bộ luật tố tụng hình sự
2015 đã quy định rất chi tiết, rõ ràng về nguyên tắc này tại Điều 23:
“Điều 23. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội
thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của luật.”
b. Cơ sở lý luận
Nguyên tắc này được xác định là một trong những nguyên tắc chính của Luật
tố tụng hình sự Việt Nam bởi nó xuất phát từ chính nguyên tắc cơ bản trong tổ
3


chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay là nguyên tắc quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính vì
vậy, hoạt động của Tòa mà cụ thể là hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm
cũng dựa trên nguyên tắc này.
Bên cạnh đó thì Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và quyết định bị
cáo có tội hay không có tội, vì thế quyết định của Tòa phải là quyết định khách
quan, chính xác và độc lập xét xử phải là một nguyên tắc hoạt động của Tòa án.
Tòa án với tư cách là cơ quan tư pháp- hoạt động nhân danh công lý và dựa vào

công lý thì hội đồng xét xử phải trung lập, không phụ thuộc vào bất cứ bên nào, bất
cứ ai, chỉ tuân theo pháp luật. Có như vậy tòa án mới tồn tại đúng với bản chất của
mình- một cơ quan bảo vệ công lý.
II.

Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
1. Nội dung nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật”
a. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập
Trước hết, về nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập ở đây chúng ta
cần nghiên cứu trên 2 khía cạnh. Thứ nhất là sự độc lập của Thẩm phán và Hội
thẩm với các yếu tố bên ngoài và thứ hai là sự độc lập với nhau trong xét xử của
chính Thẩm phán và Hội thẩm.
Thứ nhất, trong xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các yếu tố bên
ngoài ở đây được hiểu là sự độc lập với Viện kiểm sát, với Tòa án các cấp khác,
với các cơ quan nhà nước, với các tổ chức và cá nhân khác như Chánh án, Luật sư,
đương sự, với báo chí và thậm chí là cả với dư luận xã hội. Khi xét xử, các thành
viên của hội đồng xét xử phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án, chứng cứ đã được
4


thẩm tra tại tòa một cách công khai để xác định tội phạm, hình phạt. Các thành
viên của hội đồng xét xử không để cho bất cứ ai vì bất cứ lí do gì chi phối.
Sự độc lập ấy thể hiện ngay ở quá trình chuẩn bị xét xử, khi Thẩm phán và
Hội thẩm tự mình nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án mà không được dựa vào kết
luận, quyết định của cơ quan điều tra hay viện kiểm sát, đây là sự thể hiện độc lập
với các tài liệu đã có. Những tài liệu, chỉ là cơ sở để xem xét, tham khảo, còn quyết
định chính vẫn phải do chính Thẩm phán, Hội thẩm đưa ra.
Tiếp đến giai đoạn tiến hành xét xử, các thành viên của hội đồng xét xử dựa
vào hồ sơ mà mình đã nghiên cứu kỹ lưỡng kế hợp với những chứng cứ mới thu

được tại phiên tòa để có thể tự mình đưa ra những kết luận riêng về từng vấn đề
một. Trong quá trình xét xử ấy, các cơ quan quản lý không được can thiệp vào việc
xét xử của Tòa án. Đồng thời, Tòa án cũng không lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan
điều tra hay Viện kiểm sát. Nếu qua phiên tòa, Tòa án thấy cần thiết xử lý khác với
ý kiến của các cơ quan trên thì căn cứ vào pháp luật và xử lý chính xác. Ví dụ như
khi xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện
kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự coi là tội
phạm thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát
điều tra bổ sung.5 Như vậy, trong trường hợp mà hội đồng xét xử phát hiện ra một
tội phạm khác của bị cáo mà Viện kiểm sát không truy tố thì Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa hoàn toàn có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung chứ không nhất thiết cứ
phải xét xử chỉ tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.
Khi xét xử, Tòa án cấp trên có thể áp dụng Tòa án cấp dưới về áp dụng thống
nhất pháp luật, đường lối xét xử nhưng không quyết định trước về chủ trương xét
xử cụ thể một vụ án buộc tòa án cấp dưới phải theo, đây cũng là một biểu hiện của
5 Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Nhà xuất bản Lao động

5


nguyên tắc xét xử độc lập. Ngoài ra, trên thực tế chúng ta thấy, thông qua các công
tác tổ chức xét xử, Chánh án có thể có những tác động nhất định đến hoạt động xét
xử, nhưng vẫn phải đảm bảo không chi phối việc đưa ra ý kiến riêng của từng
thành viên trong hội đồng xét xử.
Không chỉ độc lập với các cơ quan nhà nước, mà trong xét xử, Thẩm phán và
Hội thẩm còn phải độc lập với bị cáo, với người bào chữa và những người tham gia
tố tụng. Thẩm phán cũng như Hội thẩm không thể vì yêu cầu của những người
tham gia tố tụng mà bị ảnh hưởng đến sự độc lập của mình. Ví dụ như trong phiên
tòa xét xử vụ án sà lan tông sập cầu Ghềnh, Luật sư đề nghị hoãn xử nhưng hội
đồng xét xử đã hội ý và xét thấy không cần thiết nên không chấp nhận yêu cầu. 6

Hay như trong vụ án gần đây nhất về ông Đinh La Thăng. Thời điểm xét xử, ông
Đinh La Thăng có yêu cầu xin được tại ngoại về quên ăn tết với gia đình lần cuối,
cũng như với lý do bố bị cáo cấp cứu nằm viện ốm nặng. Tuy nhiên, Hội đồng xét
xử xử đã rất độc lập khi xét xử, không vì yêu cầu của bị cáo như vậy mà cho phép
bị cáo được tại ngoại. 7
Một yếu tố nữa mà Thẩm phán và Hội thẩm cũng cần phải độc lập khi xét xử
đó chính là báo chí và dư luận xã hội. Thành viên hội đồng xét xử không thể vì
những luồng dư luận xã hội, vì những thông tin báo chí đăng tải mà lung lay ý chí,
làm trái với pháp luật. Bởi lẽ dư luận xã hội và báo chí, đối khi là những quan
điểm của các nhân hoặc một nhóm cá nhân, sẽ không thể là sự tác động đến hoạt
động xét xử của Tòa án được. Chúng ta có thể thấy điều này ngay trong vụ án diễn
ra gần đây nhất là vụ án xét xử ông Đinh La Thăng, dư luận xã hội có nhiều

6
ay/paper/vu-sa-lan-tong-sap-cau-ghenh-luat-su-de-nghi-hoan-xu-hdxx-khong-chap-thuan2569170
7 />
6


“thương cảm” dành cho bị cáo, tuy nhiên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khi
xét xử đã không căn cứ vào luồng dư luận này mà xét xử minh bạch.8
Khía cạnh thứ hai của sự độc lập trong nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét
xử độc lập mà Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 đề cập đến chính là sự độc lập giữa
Thẩm phán và Hội thẩm với nhau trong quá trình xét xử. Điều này thể hiện ngay từ
chính hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử. Tất cả thành
viên hội đồng xét xử đều phải tự mình nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ở đây, giữa Hội
thẩm và Thẩm phán có thể có sự hỗ trợ nhau nhưng không được áp đặt ý chí mà
vẫn phải có sự độc lập khi nghiên cứu, đưa ra những đánh giá, kiểm tra tài liệu
chứng cứ
Đến giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa, thì cả Thẩm phán và Hội thẩm đều có

quyền hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm
thực hiện việc hỏi theo thứ tự. Ở đây, cả Thẩm phán và Hội thẩm đều độc lập trong
việc hỏi, Hội thẩm có thể hỏi các vấn đề mà mình thấy là cần thiết đẻ giải quyết vụ
án mà không phụ thuộc vào Thẩm phán. Mặc dù Thẩm phán có thể hỏi những câu
hỏi mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ,
Đặc biệt, sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm trong xét xử được thể hiện
rõ nhất ở giai đoạn nghị án. Trong Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định
rất cụ thể về việc xét hỏi. Trong đó, khi biểu quyết thì Hội thẩm biểu quyết trước,
Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Quy định nhằm đảm bảo sự khách quan, vô tư của
Hội thẩm khi đưa ra quyết định của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của Thẩm
phán, đảm bảo Thẩm phán không lấy ý kiến của mình áp đặt lên Hội thẩm. Đồng
thời, luật cũng quy định các thành viên hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các
vấn đêg của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề.
8 />
7


b. Khi xét xử Thẩm phám, Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật
Không chỉ xét xử độc lập mà hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm và pháp
luật phải luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau. Khi
xét xử, dù độc lập nhưng hội đồng xét xử cần phải tuân theo pháp luật, chứ không
thể xét xử tùy tiện, cảm tính. Không thể vì quá căm phẫn bị cáo mà Hội đồng xét
xử áp dụng điều khoản tăng nặng cho bị cáo một cách vô căn cứ được. Ngay từ khi
nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán cũng như Hội thẩm nhân dân phải căn cứ vào
các quy định của pháp luật để đối chiếu với các tình tiết, và xem xét trên thực tế có
tội phạm xảy ra hay không. Tiếp đó, trong khi xét xử, hội đồng xét xử lúc này dựa
vào những cứ mới thu được, cùng kết quả nghiên cứu của mình và chỉ căn cứ vào
các quy định của pháp luật mà xác định tội danh, xác định hình phạt cho bị cáo;
cũng như xác định trình tự, thủ tục hoạt động của mình. Thẩm phán, Hội thẩm sẽ
căn cứ vào Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi

hành đang còn hiệu lực.
Ở đây, Hội đồng xét xử xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không có
nghĩa là tách rời đường lối chính sách của Đảng, cũng như không có sự kiểm tra,
giám sát nào. Đảng không chỉ đạo xét xử từng vụ việc cụ thể nhưng Đảng chỉ đạo
đường lối xét xử trong từng giai đoạn cách mạng đối với từng loại án. Sự giám sát
ở đây là sự kiểm soát và giám sát từ Viện kiểm sáy và Tòa án cấp trên. Tòa án cấp
trên có quyền thẩm tra những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới và hủy bỏ
chúng trong trường hợp trái pháp luật hoặc không có căn cứ.
2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc
Để nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật” được thực hiện tốt thì Nhà nước phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Bởi
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là điều kiện để đảm bảo cho Tòa án có chỗ dựa
vững chắc trong công tác xét xử. Đồng thời, Thẩm phán và Hội thẩm phải là những
8


người có trình độ chuyên môn nhất định, phẩm chất chính trị và tinh thần đấu tranh
bảo vệ pháp luật, thượng tôn pháp luật.
3. Mối quan hệ giữa xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân
Giữa yếu tố xét xử “độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” của nguyên tắc này
có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Độc lập là điều kiện cần thiết để Hội
đồng xét xử khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Ngược lại, tuân pheo pháp luật là
cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán cũng như Hội thẩm độc lập khi xét xử. Mối
quan hệ này có sự ràng buộc lẫn nhau. Nếu như khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật
thì rất dễ xảy ra tình trạng các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp quá sâu vào hoạt
động xét xử, làm mất đặc tính, bản chất của Tòa. Còn nếu như khi xét xử chỉ có
yếu tố độc lập thì sẽ dẫn đế tình trạng chủ quan, duy ý chí, cảm tính, độc đoán, tùy
tiện khi xét xử.
4. Ý nghĩa của nguyên tắc

Xét trên mặt chính tri, xã hội nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật” đảm bảo cho Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của
từng thành viên trong hội đồng xét xử; khẳng định vị trí, vai trò của Tòa án. Xét về
ý nghĩa sâu xa, nguyên tắc này cũng nhằm đảm bảo cho mọi công dân đều bình
đẳng trước pháp luật, đảm bảo quyền công dân, quyền con người cũng như tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh. Nguyên tắc này làm
tăng lòng tin trong nhân dân vào hệ thống Tư pháp, do đó nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xây dựng nhà
nước pháp quyền, thể hiện rõ bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Không
chỉ vậy, với nguyên tắc xét xử này, chúng ta đã đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng
trong một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.
9


Về ý nghĩa pháp lý, nguyên tắc trở thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện xét
xử của Tòa án đúng pháp luật, việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật. Không chỉ vậy, xét trên thực tế, việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo xét xử đúng
người, đúng tội, đúng luật.
III.

Thực tế thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật”
Về cơ bản, việc thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” đã được thực hiện trong quá trình xét xử của Tòa án,
nhìn chung, các vụ án hình sự đều đã được xét xử, áp dụng đúng pháp luật. Tuy
nhiên, trên thực tế, bên cạnh những gì đã đạt đạt, việc nguyên tắc này chưa thực sự
được đảm bảo, vẫn còn có nhiều khó khăn.
Thứ nhất là về tính độc lập khi xét xử, về nguyên tắc thì cả Thẩm phán và Hội

thẩm vừa phải độc lập với các yếu tố bên ngoài, vừa phải độc lập với chính nội bộ
thành viên của hội đồng xét xử của mình.Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng
“nghiên cứu hồ sơ” vụ án một cách độc lập trong nhiều vụ án dường như là “hình
thức”, các thành viên hội đồng xét xử dựa vào kết quả của cơ quan điều tram viện
kiểm sát làm căn cứ, thậm chí không quan tâm đến những chứ cứ mới cuất hiện ở
Tòa mà đã có sẵn quyết định dành cho bị cáo. Minh chứng thực tế chính là phiên
tòa phúc thẩm vụ án của ông Đoàn Văn Vươn, các luật sư bào chữa cho hay những
luận cứ của Luật sư không được phía viện kiểm sát tranh luận và hội đồng xext xử
cũng không lắng nghe để đưa ra bản án phù hợp. 9 Như vậy trên thực tế thì Hội
đồng xét xử chỉ làm một công việc là đọc những gì đã được “định sẵn” mà không
hề có sự độc lập, đây là sự không độc lập với các cơ quan, chủ thể tiến hành tố
tụng.
9 />
10


Ở nước ta hiện nay có 2 cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.
Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được
áp dụng cho cả 2 cấp xét xử này, nhưng có rất nhiều khi, sự độc lập giữa 2 cấp xét
xử này, thậm chí là cả với Tòa án nhân dân tối cao cũng không được đảm bảo.
Nhiều phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm dựa vào quyết định của bản
án sơ thẩm trước đó làm căn cứ, và điều này đã dẫn đến hiện tượng vi phạm
nguyên tắc.
Cũng chính trong sự tổ chức của tòa án đã có sự ảnh hưởng nhất định đến việc
thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập bởi yếu tố lãnh thổ, đơn vị hành chính. Tòa án
khi xét xử ít nhiều vẫn bị tác động từ chính quyền địa phương.
Giữa các thành viên của Hội động xét xử cũng có những sự vi phạm nguyên
tắc độc lập khi xét xử nhất định, điều đó thể hiện ở việc có khi Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa là người tổ chức phiên tòa nhưng lại gây sức ảnh hưởng với các thành
viên còn lại trong hội đồng xét xử, đặc biệt là với Hội thẩm. Bên cạnh đó thì hệ

thống pháp luật nước ta vẫn chưa thực sự đồng bộ, hoàn thiện, còn nhiều chồng
chéo và mâu thuẫn, điều này đã khiến cho Hội thẩm cũng như Thẩm phán rất khó
“tuân theo pháp luật”.
Một điều cũng đáng lưu ý nữa chính là trình độ chuyên môn của Thẩm phán
cũng như Hội thẩm ở nước ta chưa cao, do đó, khi áp dụng pháp luật vẫn chưa thực
sự độc lập và sự tuân theo pháp luật vẫn chưa hiệu quả. Đồng thời, yếu tố “phẩm
chất”, trách nhiệm của những thành viên trong Hội đồng xét xử cũng là một điều
chúng ta phải xem xét. Thực tế đã diễn ra không ít những vụ án oan sai gây chấn
động cả nước như vụ án của ông Hàn Đức Long, ông Nguyễn Thanh Chấn, ông
Huỳnh Văn Nén, ông Trần Văn Thêm,…10 Những vụ án oan sai này xảy ra là một
10 />
11


điều rất đáng tiếc. Nguyên do của vụ việc, chính là bởi sự thiếu trách nhiệm, trình
độ chuyên môn kém của chính những thành viên trong Hội đồng xét xử. Một phần
cũng do không tuân thủ nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử
mà tình trạng định tội sai đã diễn ra.
IV.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán,
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
Trước hết, để nguyên tắc này được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn thì
chúng ta cần có môt hệ thống pháp luật hoàn thiện. Chính vì vậy, việc ban hành các
văn bản pháp luật phải chặt chẽ, đảm bảo tính khả thi. Khi một đạo Luật, bộ Luật
mới ra đời, cần phải có ngay những văn bản hướng dẫn thi hành cũng như những
văn bản giải thích luật kịp thời. Các văn bản ấy không chỉ quy định một cách rõ
ràng, cụ thể về từng tội danh, mà còn cần quy định đầy đủ về quy trình, thủ tục
hoạt động của từng chủ thể, từng giai đoạn xét xử. Như thực tế hiện nay, Bộ luật tố
tụng hình sự 2015 đã ra đời và có hiệu lực hơn 2 năm, nhưng số lượng văn bản

hướng dẫn thi hành hầu như rất ít, chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Thứ hai, các Thẩm phán và Hội thẩm cần phải nâng cao hơn nữa trình độ
chuyên môn cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp để thực hiện
đúng sứ mệnh của mình. Để thực hiện tốt điều này, các cơ sở đào tạo Luật cần
nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy để đào tạo được những người cầm cân nảy
mực liêm chính, chí công vô tư. Đồng thời, trong ngay từ trong quy trình bổ nhiệm
Thẩm phán, Hội thẩm cũng cần phải chú trọng hơn, giảm bớt sự can thiệp của
chính quyền địa phương. Tránh tình trạng Thẩm phán chưa được đào tạo cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ, bộc lộ những hạn chế về năng lực.
Chế độ đãi ngộ dành cho Thẩm phán và Hội thẩm cũng cần phải được quan
tâm, nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày,
12


để từ đó thành viên Hội đồng xét xử không vì nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” mà làm
ảnh hưởng đến nguyên tắc hoạt động của mình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo trang
thiết bị, cơ sở vật chất dành cho các nhân viên ngành Tòa án cũng rất cần được ưu
tiên. Như thực tế hiện nay, nghề Thẩm phán là một nghề cao quý đồng thời cũng là
một nghề mà đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, nhưng lương một ngày của Thẩm phán mà
Nhà nước chi trả chỉ vài chục ngàn. Trong điều kiện kinh tế- xã hội như hiện nay
thì điều đó rất ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của một thành viên hội đồng
xét xử.
Vấn đề thời gian hoạt động, bổ nhiệm của Thẩm phán chúng ta nên xem xét
để không còn tình trạng thẩm phán “lo ngại” thời gian hoạt động của mình không
đủ, dẫn đến tình trạng chán nản, hoạt động không hiệu quả. Như một số quốc gia
trên thế giới, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ thì Thẩm phán sau khi được bổ nhiệm sẽ là
chế độ Thẩm phán “trọn đời” chứ không phải hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm như
ở Việt Nam. Có thể, nếu ở Việt Nam, áp dụng hình thức này thì chưa phù hợp vì
điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, và trình độ chuyên môn thẩm phán chưa cao
nhưng chúng ta cũng nên xem xét kéo dài thêm nhiệm kỳ của Thẩm phán.

Đồng thời, chúng ta cũng cần xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ
trợ tư pháp nhằm theo dõi, giám sát, hỗ trợ hoạt động tư pháp. Sự giám sát hoạt
động xét xử cũng cần phải được tăng cường. Việc tổ chức Tòa án theo thẩm quyền
xét xử cần được quan tâm để việc xét xử của hội đồng xét xử không bị ảnh hưởng,
phụ thuộc vào chính quyền địa phương.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
So với những quy định tại Điều 16 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã được quy định rõ ràng và cụ thể hơn rất
13


nhiều. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng, góp phần tạo nên đặc thù
của ngành Tư pháp nói chung và hoạt động của Tòa án nói riêng. Nguyên tắc này
cần được quan tâm và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hơn nữa để Nhà nước ta là một
nhà nước thực sự dân chủ, công bằng, văn minh, một nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp,
kinh nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn
đề và trong bài làm còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý,
nhận xét, sửa chữa của thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

14


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội, nhà
xuất bản Công an nhân dân, 2015
2. Giáo trình “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” trường Đại học Luật Hà Nội,

3.
4.
5.
6.


nhà xuất bản Công an nhân dân, 2016
Hiến pháp 2013
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Bộ luật tố tụng hình sự 2003
Các trang web:
/>
gi-119896
• />• ay/paper/vu-sa-lan-tong-sap-cau-ghenh-luat-su-de-nghi-hoan-xuhdxx-khong-chap-thuan-2569170
• />• />• />• />
15


16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×