Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bảo quản và chế biến nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.38 KB, 28 trang )

Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1. Căn cứ lập dự án
2. Tình hình chung
3. Sự cần thiết phải đầu tư
Chương III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC DỰ ÁN
1. Điều kiện tự nhiên
2. Cơ sở hạ tầng
CHƯƠNG IV. QUY MÔ DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Vị trí địa điểm xây dựng
2. Mục tiêu đầu tư
3. Hình thức đầu tư
4. Nhu cầu sử dụng đất và Quy mô đầu tư xây dựng
5. Công suất dự án
6. Thiết bị
7. Công nghệ sản xuất
8. Nguồn nguyên liệu
9. Phương án kinh doanh
Chương V: PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG
1. Các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế công trình
2. Yêu cầu và giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng
3. Yêu cầu về kiến trúc công trình
4. Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình
5. Giải pháp cấp điện
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

1




Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

6. Phương án chống sét
7. Giải pháp cấp, thoát nước
8. Các giải pháp về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
9. Tổ chức thực hiện
10. Tiến độ thực hiện
Chương VI: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
1. Tổ chức sản xuất
2. Nhân lực
3. Bố trí sử dụng lao động
4. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo
Chương VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Cơ sở pháp lý
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường
CHƯƠNG VIII
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
I. Tổng mức đầu tư
1. Những căn cứ lập Tổng mức đầu tư
2. Cơ cấu Tổng mức đầu tư
II. Nguồn vốn
III. Hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
CHƯƠNG IX
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng


2


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
1. Thông tin về Chủ đầu tư
- Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng
- Địa chỉ: Ngã tư đường 21, xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam.
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Bà Nguyễn Thu Đang
- Ngành nghề kinh doanh: Chế biến và bảo quản rau quả; Mua bán đường,
sữa và các sản phẩm từ sữa, bánh kẹo...; Mua bán đồ uống: bia, nước hoa quả...;
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ lưu trú... (Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0700234483 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hà Nam cấp, đăng ký lần đầu 09/5/2005, thay đổi lần thứ 09 ngày 15/12/2014).
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).
2. Thông tin về dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Bảo quản và chế biến
nông sản.
- Địa điểm xây dựng: Xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Diện tích đất xin thuê: 23.000 m2 (bao gồm 21.890 m2 xây dựng Nhà
máy trên phần đất cũ của Trung tâm dâu tơ tằm Hà Nam và 2.110 m 2 đất làm
đường kết nối Nhà máy với đường ĐT.491).
- Thời gian thuê đất: 50 năm.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng


3


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

Chương II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1. Căn cứ lập dự án
- Luật Xây dựng (Luật số 16/2003/QH 11 thông qua ngày 26/11/2003);
- Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH 11 thông qua ngày 29/11/2005);
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của
Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Về sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của
Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng công trình;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2009 quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư;
- Quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2013;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng công trình;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ v/v Quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, Cam
kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng

dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 09/9/2009 của UBND tỉnh Hà Nam
Ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành
chính về đầu tư xây dựng đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;
- Căn cứ Văn bản số 1952/UBND-KTTH ngày 31/10/2014 của UBND
tỉnh về chủ trương cho thuê đất xây dựng nhà máy chế biến nông sản đối với
Công ty CP An Phú Hưng.
- Căn cứ nhu cầu phát triển sản xuất và năng lực của Công ty.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

4


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

2. Tình hình chung.
Tỉnh Hà Nam nằm về phía Tây-Nam của châu thổ sông Hồng, thuộc
vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Nằm cách Hà Nội 50km, do Hà
Nam là cửa ngõ của thủ đô, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía
Nam giáp tỉnh Nam Định và Thái Bình. Hà Nam nằm trên trục huyết mạch
giao thông quan trọng khác như QL21A, QL21B, QL38, đường cao tốc Cầu
Giẽ-Ninh Bình với hơn 4000km đường bộ và 200km đường thủy và hàng
nghìn km đường giao thông nông thôn đã tạo thành một mạng lưới giao thông
khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại và vận chuyển hàng hóa đi các nơi.
Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Hà Nam một lợi thế lớn trong việc giao
lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh cả nước, đặc biệt
là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Phát huy

thế mạnh do vị trí địa lý mang lại, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam đã chú trọng công tác quy hoạch sử dụng đất phục vụ công
tác thu hút đầu tư góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ
Nông nghiệp sang Công nghiệp và Dịch vụ.
3. Sự cần thiết phải đầu tư:
Phát huy thế mạnh là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng châu thổ
sông Hồng, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà
Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã triển khai nhiều đề án trọng
điểm về trồng trọt và chăn nuôi, luôn chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi nên mặc dù sản xuất
nông nghiệp cả nước gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch
bệnh, chi phí đầu vào tăng, giá cả đầu ra bấp bênh nhưng ngành Nông nghiệp
trong tỉnh vẫn có bước phát triển khá ổn định và toàn diện.
Tuy vậy, những rủi ro về được mùa thì mất giá luôn rình rập người nông
dân, sản phẩm làm ra không được lưu giữ, bảo quản đúng cách (đặc biệt là các
loại rau, củ, quả: đậu bắp,....) nên chất lượng giảm nhanh sau thời gian ngắn
dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, do đời sống nhân dân ngày một
phát triển, người tiêu dùng có xu hướng chọn mua các hàng hóa nông sản sạch,
an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng và quy trình sản xuất tiên tiến, khoa học.
Để giải quyết bài toán này, cần tạo nên mối liên kết giữa nông dân với
doanh nghiệp, liên kết từ khâu sản xuất - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ, tạo
đầu ra ổn định cho nguồn nông sản, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất
nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu về tiêu thụ hàng nông sản trong vùng
và xuất khẩu thì việc đầu tư Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản trên địa
bàn tỉnh là rất cần thiết.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

5



Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

Chương III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC DỰ ÁN
1. Điều kiện tự nhiên:
1.1 Khí hậu:
Khí hậu chủ đạo của khu vực dự án mang dấu hiệu khí hậu của khu vực
phía Bắc với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên, xét về khía cạnh hoạt động thì khí hậu
khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều bởi lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, thường có gió mùa
Đông Bắc, nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 3) trung bình là
18-220C. Các đợt gió mùa đông bắc thường mang theo mưa phùn, sau đó gây
khô hanh và sương mù.
-

Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 11. Trong mùa này hay có những
đợt mưa rào với lượng nước bề mặt lớn và nhiều trận bão. Nhiệt độ trung bình
230C- 290C .
-

- Độ ẩm tương đối trung bình: 84%
- Độ ẩm tương đối thấp nhất :11%
- Tốc độ lớn nhất: 36m/s
- Tốc độ trung bình: 2m/s
- Hướng gió chính: Mùa Hè: Đông Nam
Mùa Đông: Đông Bắc
1.2 Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm (tại trạm Phủ Lý) 483,6mm.
1.3 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ cao nhất: 39,40C, nhiệt độ trung bình: 23,40C, nhiệt độ thấp

nhất: 5,50C.
1.4 Đặc điểm địa hình, địa chất vùng dự án.
- Khu vực dự án gồm khu đất trồng dâu và một số nhà sản xuất cũ đã
xuống cấp. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng.
- Khu vực xây dựng chưa có số liệu khảo sát cụ thể. Khi xây dựng cần
khoan khảo sát địa chất cụ thể để có giải pháp móng cho phù hợp.
2. Cơ sở hạ tầng:
2.1 Giao thông: Từ khu vực dự án có thể kết nối giao thông đi ra đường
tỉnh ĐT.491 thông qua đường bê tông hiện tại nên rất thuận tiện cho vận
chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, do đường bê tông hiện tại có bề rộng nhỏ, phù
hợp với xe có tải trọng khoảng 2,5T trở xuống, không đảm bảo cho các xe
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

6


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

conterner ra vào nhà máy, Công ty đề nghị các cơ quan chức năng cho phép
Công ty được thuê thêm phần đất 2.110m 2 (ngoài phần diện tích của Trung tâm
Dâu tơ tằm) để mở đường vào phục vụ riêng cho nhà máy, kết nối trực tiếp với
đường ĐT.491.
2.2 Cấp điện và thông tin liên lạc:
- Trên địa bàn khu vực dự án đã có lưới điện 35KV chạy qua. Khi dự án
được chấp thuận, Chủ đầu tư sẽ xin phép Sở chuyên ngành xây dựng trạm biến
áp riêng cấp cho dự án, lấy từ nguồn điện của lưới 35KV để phục vụ sản xuất
thông qua việc ký hợp đồng với Công ty Điện lực Hà Nam.
- Hệ thống thông tin liên lạc đã được lắp đặt và phủ sóng toàn vùng.
Hiện có 02 nhà mạng lớn đồng thời cung cấp dịch vụ là VNPT và Viettel đảm
bảo thuận lợi cho thông tin liên lạc.

2.3 Cấp, thoát nước: Khu vực dự án đã có hệ thống cấp nước sạch. Hệ
thống thoát nước chưa có, nước thoát theo hình thức tự chảy hướng ra sông
Châu.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

7


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

CHƯƠNG IV. QUY MÔ DỰ ÁN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Vị trí, địa điểm xây dựng:
- Vị trí: Phía Đông giáp sông Châu
Phía Tây và phía Bắc giáp Khu dân cư hiện trạng thôn.
Phía Nam giáp Khu tập thể Nhà máy đường.
- Địa điểm: Xã Bình Nghiã, huyện Bình Lục.
- Diện tích xin thuê: 23.000 m2.
2. Mục tiêu đầu tư:
Đầu tư xây dựng Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản tại xã Bình
Nghĩa, huyện Bình Lục nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm nông sản
sạch (rau, củ, quả...) an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
của các tổ chức, cá nhân trong nước và xuất khẩu; Tạo thêm đầu ra cho nguồn
nông sản của bà con nông dân; Giải quyết việc làm cho lao động tại địa
phương; Tăng thu ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp, cho xã hội.
3. Hình thức đầu tư:
- Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản của Công ty cổ phần An Phú
Hưng được đầu tư mới gồm:
+ Hệ thống nhà điều hành, nhà chế biến, nhà ăn ca, hệ thống kho, nhà để

xe,...
+ Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho dây chuyền bảo quản và chế
biến nông sản.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành dự án.
- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn tự có của Công ty và vốn vay tín dụng
của các ngân hàng trong nước.
4. Nhu cầu sử dụng đất và quy mô đầu tư xây dựng
Tổng diện tích sử dụng 23.000 m2. Để tạo thuận lợi cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh cũng như sử dụng hiệu quả diện tích đất của Dự án, việc bố
trí mặt bằng các hạng mục công trình trên các nguyên tắc chính sau:
- Bố trí thuận tiện cho hoạt động, tạo thuận lợi cho việc phối hợp, liên
kết giữa các khu trong dự án.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình hoạt động.
- Bố trí hợp lý các hạng mục công trình nhằm tiết kiệm đất xây dựng. - Đảm bảo quy
phạm phòng cháy chữa cháy.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

8


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản
STT

Hạng mục công trình

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

Đơn vị
(m2)


Diện tích sàn
(m2)

9


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản
(1)

(2)

(3)

(4)

1

Nhà điều hành

m2

550,0

2

Nhà xưởng chế biến

m2


4.260,0

3

Nhà kỹ thuật hoá nghiệm

m2

250,0

4

Nhà ăn ca

m2

500,0

5

Nhà để xe

m2

540,0

6

Bể nước sinh hoạt và PCCC 01


m2

44,0

7

Bể chứa nước 02

m2

20,0

8

Nhà bảo vệ

m2

14,0

9

Nhà vệ sinh

m2

35,5

10


Bể xử lý nước thải

m2

40,0

11

Trạm biến áp (phần xây dựng)

m2

10,0

12

Vườn thực nghiệm số 01

m2

1.118,0

13

Vườn thực nghiệm số 02

m2

1.021,0


14

Cây xanh cảnh quan

m2

4.347,3

15

Sân, đường nội bộ

m2

8.415,2

Tổng cộng diện tích đất
(không bao gồm mở mới đường vào)
16

Đường mở mới đấu nối ra ĐT.491
Tổng cộng diện tích đất sử dụng

m2

20.890

m2
m2


2.110
23.
000

5. Công suất dự án:
Hiện nay, Công ty đang trồng thử nghiệm thành công giống đậu bắp trên
diện tích 02 ha tại xã Phù Vân, huyện Kim Bảng và đang chuyển giao, hướng dẫn
nhân dân mở rộng diện tích trồng cây đậu bắp trên quy mô tập trung tại các xã có
diện tích đất trồng màu lớn tại các huyện Lý Nhân, Kim Bảng...
Trên cơ sở các loại rau, củ, quả đã được quy hoạch và trồng tại địa phương
cùng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như nguồn lực tài chính, Công ty cổ phần
An Phú Hưng đầu tư Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản công suất 2.760 tấn
nông sản/năm. Trong đó bao gồm: 1.545 tấn rau/năm (đậu bắp, súp lơ..); 510 tấn
hạt/năm (đậu tương....); 345 tấn củ/năm (khoai lang..); 360 tấn quả/năm (chuối ngự,
nhãn, mít...).
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

10


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

6. Thiết bị: Nhà máy lắp ráp dây chuyền bảo quản và chế biến mới của
Nhật Bản (Máy sấy, máy cấp đông, máy rửa, máy kiểm tra sinh hoá, xe nâng –
hạ...) và một số thiết bị phụ trợ trong nước (máy đóng gói, máy bơm, hệ thống
phòng cháy...).
7. Công nghệ sản xuất:
- Toàn bộ dây chuyền sản xuất được thể hiện ở sơ đồ dưới đây bao gồm
từ khâu đưa cốt liệu vào cho đến khi ra được thành phẩm.
Sơ đồ bảo quản nông sản (rau, củ, quả)

Thu mua (kết hợp
phân loại)

Cấp đông

Sơ chế

Rửa, khử trùng
(ô zon…)

Kiểm tra chất
lượng

Đạt

Không đạt
Nhập kho,
xuất xưởng

Cân và đóng gói
thành phẩm

Sơ đồ chế biến nông sản (rau, củ, quả)
Thu mua (kết hợp
phân loại)

Cấp đông

Sơ chế


Rửa, khử trùng
(ô zon…)

Kiểm tra chất
lượng

Đạt

Không đạt

Sấy lạnh

Cân và đóng gói
thành phẩm

Nhập kho,
xuất xưởng

Các loại nông sản được thu mua và phân loại (chủ yếu là các loại rau,
củ, quả) sau đó được sơ chế và chuyển qua công đoạn rửa, sục để làm sạch.
Thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ, sản phẩm được làm sạch
được chuyển vào cấp đông nhanh ở -40 oC để làm cho nước (nước tự do và
nước liên kết) trong tế bào sống đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử (không
đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường), nên không phá vỡ cấu
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

11


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản


trúc tế bào và cũng không làm biến tính các hợp chất sinh học (như protid,
vitamin) và làm cho sản phẩm giữ nguyên được chất lượng của sản phẩm tươi
nguyên như ban đầu sau một thời gian dài.
+ Đối với loại sản phẩm cần bảo quản, sau công đoạn cấp đông sẽ
chuyển sang cân định lượng và đóng gói để xuất xưởng.
+ Đối với sản phẩm nông sản qua chế biến, sau công đoạn cấp đông
nhanh để giữ nguyên chất lượng sản phẩm tươi sẽ chuyển sang công đoạn sấy
lạnh. Bằng cách này độ ẩm sẽ tách ra khỏi nông sản nhưng vẫn giữ được
nguyên màu sắc, mùi vị, thành phần dinh dưỡng của nông sản (thất thoát dinh
dưỡng không đáng kể, khoảng 4%), đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sản phẩm sau khi sấy khô sẽ được chuyển sang cân định lượng và đóng gói để
xuất xưởng.
8. Nguồn nguyên liệu:
Hà Nam là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển nên nguyên liệu đầu
vào của nhà máy tương đối phong phú và có trữ lượng lớn.
Mặt khác, thời gian qua, tỉnh đã tập trung rà soát quy hoạch xây dựng
nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng; tập trung kinh phí xây dựng
giao thông và thủy lợi nội đồng… để hình thành phát triển các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hóa lớn, ổn định, lâu dài, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển, góp phần đưa cơ giới hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, từ đó
chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng vùng sản xuất tập trung,
chuyên canh cây trồng. Hiện nay, Công ty đang trồng thử nghiệm thành công
giống đậu bắp trên diện tích 02 ha tại xã Phù Vân, huyện Kim Bảng và thuê đất lại
của các hộ dân tại xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân) với diện tích khoảng 34ha.
Công ty đang có kế hoạch chuyển giao, hướng dẫn nhân dân mở rộng diện tích
trồng cây đậu bắp trên quy mô tập trung tại các xã có diện tích đất trồng màu lớn
tại các huyện Lý Nhân, Kim Bảng... (Dự kiến tại Lý Nhân khoảng 60ha; Kim Bảng
khoảng 37ha...).
Ngoài ra, Công ty có thể mở rộng thị trường thu mua sang một số tỉnh

lân cận (Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định...) đảm bảo luôn ổn định cho nhà
máy hoạt động tuỳ theo các mùa vụ trong năm. Nhà máy sử dụng các loại rau,
củ, quả tươi mới được thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào nhằm chế biến, biến
đổi chúng thành các loại rau, củ, quả vẫn còn nguyên giá trị ban đầu của nó
nhưng an toàn, vệ sinh hơn, thời gian bảo quản được lâu hơn và chế biến thành
các sản phẩm khác nhưng vẫn giữ được những tính chất đặc trưng của nó như:
các loại sản phẩm sấy khô...
9. Phương án kinh doanh:
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

12


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

Các sản phẩm của Nhà máy chủ yếu hướng tới phục vụ tổ chức, cá nhân
khu vực các tỉnh phía Bắc (khoảng 60% là hệ thống các siêu thị, trung tâm
thương mại và chợ đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...) và xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản (khoảng 40%).
Để đảm bảo cạnh tranh, phát triển bền vững, Công ty luôn đặt chất
lượng sản phẩm lên hàng đầu, cải tiến công nghệ và quản lý khoa học nhằm
giảm giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Đồng thời, Công ty xây dựng các mạng lưới phân phối thông qua các
siêu thị, chợ đầu mối đặt tại các tỉnh; Triển khai chính sách ưu đãi, giảm giá
theo tỷ lệ luỹ tiến tương ứng với số lượng sản phẩm bán được đối với các đối
tác có đơn hàng lớn..
- Để quảng bá, khuếch trương hình ảnh, chất lượng của các sản phẩm,
Công ty sẽ tổ chức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo
chí, đài phát thanh truyền hình tại các địa phương và Trung ương.


Chương V: PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG
1. Các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế công trình:
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

13


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCVN 3905-1984 Nhà ở và nhà công cộng.
- TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động.
- TCXD 5-78 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
- TCXD 95-83 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo cho
các công trình kiến trúc của Bộ Xây dựng.
- Quy phạm thiết kế đặt đường dây điện, thiết bị điện, chống sét cho các
công trình kiến trúc.
- TCVN 4756-89 Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện.
- TCVN 2622-1978 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 3255-1986 An toàn nổ- yêu cầu chung.
- TCVN 3254-1989 An toàn cháy- yêu cầu chung.
- ISO-14000 Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
2. Yêu cầu và giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng.
- Tuân thủ những khống chế về ranh giới khu đất, về tầng cao và mật độ
xây dựng. Đặc biệt liên quan đến hệ thống không gian, quan hệ chức năng với
các công trình lân cận trong quy hoạch chi tiết.
- Các công trình kiến trúc phải hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên, đảm
bảo tính nghệ thuật trong mỗi công trình, phù hợp với địa hình thực tế khu đất
xây dựng.
- Có các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong quá trình xây dựng không làm

ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như yếu tố mỹ quan.
Tổng mặt bằng bao gồm các hạng mục sau:
STT

Hạng mục

Đơn
vị

Diện tích
xây dựng

Tỷ lệ
(%)

1

Đất xây dựng công trình

m2

5.993,5

37,9

2

Cây xanh, bồn hoa, vườn thực nghiệm

m2


9.018,2

20,2

3

Sân đường nội bộ, bãi đỗ xe

m2

9.018,2

41,9

m2

20.890

100 %

m2

2.110

Tổng cộng
4

Đất giao thông đối ngoại
3. Yêu cầu về kiến trúc công trình:


- Hài hòa với cảnh quan môi trường thiên nhiên và các công trình lân
cận, đảm bảo sử dụng đất tối ưu và phù hợp nhu cầu sử dụng.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

14


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

- Đáp ứng được các đặc điểm khí hậu vùng, miền.
- Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực.
4. Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình
Trên cơ sở yêu cầu của công nghệ sản xuất và các yếu tố đảm bảo khác
về mỹ quan, vệ sinh công nghiệp, dự kiến các giải pháp kiến trúc và kết cấu
cho các hạng mục như sau:
4.1 Nhà bảo vệ:
- Nhà bảo vệ cao 3,0m, diện tích 14m2.
Nhà mái bằng 1 tầng, kết cấu BTCT phía trên lợp tôn chống nóng và
chống thấm bằng tôn dày 0,36mm với vì kèo thép hình chịu lực. Nền nhà lát
gạch Ceramic 400x400.
- Kết cấu thân sử dụng kết cấu tường chịu lực, dầm sàn BTCT mác 200,
đá 1x2 đổ tại chố (TCVN), cốt thép nhóm AI và AII.
- Móng xây gạch đặc VXM M75; bê tông lót móng mác 50#, giằng
móng BTCT M200#.
- Mái lợp tôn liên doanh màu xanh dày 0.36mm.
- Hệ thống điện trong nhà và chống sét thiết kế theo tiêu chuẩn hiện
hành.
4.2 Nhà để xe :
- Kích thước: diện tích: 540m2.

- Thiết kế hệ cột chịu lực bằng ống thép D75 kết hợp với vì kèo tổ hợp
bằng thép hình, mái lớp tôn màu đỏ. Lưới cột trụ là 3m/trụ, chân móng trụ
bằng bê tông M200#, liên kết bằng bu lông. Nền nhà xe đổ bê tông đá 1x2,
mác 200 dày 15cm.
4.3 Nhà điều hành:
a. Kiến trúc: 02 tầng
- Nhà có diện tích: 275m2 sàn x 02 tầng = 550 m2
- Được thiết kế liên hoàn giữa các phòng làm việc và các phòng ban
chức năng. Khu nhà hành chính được chia thành các phòng như sau:
+ Phòng giám đốc.
+ Phòng khách.
+ Phòng hành chính .
+ Phòng kế toán.
- Nhà thiết kế 02 tầng, tổng chiều cao 9,6m, có hành lang phía trước.
- Nền nhà lát gạch ceramic 400x400.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

15


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

b. Kết cấu:
- Móng băng BTCT mác 200, đá 1x2, cốt thép nhóm AI, AII. Kết cấu hệ
khung cột BTCT mác 200# chịu lực. Sàn mái BTCT M200 dày 10cm. Tường
xây gạch chỉ đặc M75, VXM M75.
- Mái BTCT dày 10cm, lợp tôn chống nóng liên doanh màu đỏ dày 0,45
trên mái tầng 2.
- Hệ thống điện trong nhà và chống sét thiết kế theo tiêu chuẩn hiện
hành.

4.4 Bể chứa nước sạch và PCCC:
- Gồm 02 bể.
- Kích thước bể 01 có diện tích: 44m 2; Kích thước bể 02 có diện tích:
20m2; Chiều cao bể 2,5m.
- Xây gạch chỉ đặc, vữa XM mác 75, trát phía trong và ngoài bằng vữa
XM M75, thành trong đánh màu XM nguyên chất để chống thấm. Kết cấu đáy
và nắp bể, tấm đan BTCT mác 200#, đá 1x2, thép AI, AII.
4.5 Trạm điện:
- Thiết kế nền bê tông cốt thép
- Bê tông lót mác 100#, bê tông mác 200#.
4.6 Nhà xưởng chế biến:
- Xưởng chế biến có diện tích 4.260m2. Công trình 01 tầng, cao 10,5m.
- Thiết kế nhà xưởng khung thép Zamin chịu lực chế tạo sẵn tại xưởng,
bước cột 6m.
- Kết cấu móng đơn đỡ cột kết hợp với giằng móng BTCT M200, đá
1x2.
- Tường xây gạch bao che kết hợp khung thép bịt che.
- Mái lợp tôn liên doanh có cửa sổ trời, xà gồ thép hình.
4.7 Nhà kỹ thuật hoá nghiệm và sửa chữa:
- Diện tích: 250m2. Công trình 01 tầng, cao 6,8m.
- Thiết kế nhà xưởng khung thép Zamin chịu lực chế tạo sẵn tại xưởng,
bước cột 6m.
- Móng đơn BTCT M200 đỡ cột kết hợp giằng móng.
- Tường xây gạch chỉ mác 75, vữa XM mác 75.
- Mái lợp tôn liên doanh chống nóng, xà gồ thép hình.
4.8 Tường rào - cổng: Chưa có thiết kế tường rào.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

16



Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

- Thiết kế xây móng bằng kè đá, tường xây gạch chỉ đặc M75#.
- Cổng thiết kế cổng sắt hộp và tôn có lắp mô tơ điện điều khiển.
5. Giải pháp cấp điện:
5.1 Nguồn cung cấp điện.
Nhu cầu cấp điện gồm cấp điện sinh hoạt và điện động lực nhằm
đảm bảo cho các thiết bị trong nhà máy hoạt động.
STT

Thiết bị

ĐVT

Định mức
(KW/giờ)

1

Hệ thống cấp đông

KW

75

2

Hệ thống sấy lạnh


KW

30

3

Hệ thống bảo quản

KW

25

4

Các thiết bị khác: máy sục rửa, quạt gió, bơm
nước...

KW

15

5

Điện sinh hoạt, văn phòng

KW

20

Công suất theo số lượng đặt thiết bị và công suất định mức:

PTT = K dt  (nPdm ) = 0,9*165 = 149 KW
Ptt: Công suất tính toán
Kđt: Hệ số đồng thời (lấy k=0,9)
n: Số lượng thiết bị cùng loại
Pđm : Công suất định mức của thiết bị
Chọn xây xựng trạm biến áp có công suất 180KWA.
Để dự kiến phát triển trong tương lai, Công ty cổ phần An Phú Hưng sẽ
xây dựng trạm biến áp công suất 180KVA phục vụ sản xuất, kinh doanh và
sinh hoạt. Nguồn điện cung cấp cho công trình lấy từ nguồn điện hiện có tại
khu vực thông qua hợp đồng với Công ty điện lực Hà Nam.
5.2 Bố trí cấp điện.
Bố trí các tủ phân phối điện hạ thế để cung cấp riêng cho từng loại phụ tải:
- Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà.
- Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà.
- Hệ thống bơm nước.
- Các hệ thống và thiết bị khác.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

17


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

Dây dẫn cung cấp điện đến các phụ tải phải được đi kín trong các hộp kỹ
thuật luồn dây trong ống thép đi ngầm trong tường, trần, sàn (đối với phụ tải
trong nhà) và đi ngầm dưới đất (đối với phụ tải ngoài nhà).
Hệ thống chiếu sáng bên ngoài dùng đèn thủy ngân cao áp lắp trên các
cột điện chuyên dùng, cáp dùng loại lõi đồng chôn trực tiếp trong đất.
Hệ thống điện trong nhà dùng đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt và các loại
đèn chuyên dùng khác, điện áp thông dụng là 220V và các thiết bị khác. Các

thiết bị đều có aptomat bảo vệ, dây dẫn dùng loại chôn trực tiếp và luồn ống
ghen đặt ngầm trong tường.
6. Phương án chống sét.
a/ Chống sét bảo vệ đường dây:
Nối đất lặp lại:
- Nối đất chôn sứ ở tất cả các tầng xà cột yêu cầu điện trở xung kích R <
30, 4 XK 0hm, cọc thép góc 50 x 50 x5 đóng cách nhau 5000mm ( mỗi cọc
dài 3000 chôn cách mặt đất 800mm) hàn với nhau bằng thép dẹt 40 x 4 dây
dẫn thép tròn ø 10.
- Nối đất cột trạm giống như nối đất lặp lại như ng khác yêu cầu R <
20hm dùng XK5 cột thép góc 50 x 50 x 5.
b/ Chống sét nhà xưởng:
Chống sét loại cấp 2: Dùng 2 loại:
- Chống sét đánh thẳng: bộ phận thu sét đặt ngay trên công trình.
- Chống cảm ứng: Dùng lưới thu sét đặt trên mái, bộ phận nối đất bằng
mạch vòng thép dẹt 40 x 4, dây dẫn sét f 10.
- Điện xung kích R < 10XK 0hm.
Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được
bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét
xuống đất an toàn và nhanh chóng. Cọc nối đất bằng thép bọc đồng #16 dài
2,5m chôn cách nhau 3m và liên kết với nhau bằng băng đồng trần 25 x 3mm.
Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 1m và băng đồng trần được đặt
trong các rãnh 0,5m sâu 1,1m. Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp
đồng thoát sét bằng bộ kẹp đặc chủng nối đất (Ground Rod Clamp) tuân thủ
theo tiêu chuẩn chống sét 20 TCVN 46 - 84 hiện hành của Bộ xây dựng.
7. Giải pháp cấp, thoát nước:
7.1 Giải pháp cấp nước.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng


18


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

Nhu cầu về nước cho dự án chủ yếu phục vụ nhu cầu rửa rau, củ, quả và
sinh hoạt, vệ sinh của cán bộ, công nhân và phục vụ phòng cháy chữa cháy.
Nguồn nước chính được lấy từ nguồn sạch hiện có ở khu vực. Ngoài ra
Công ty dùng nguồn nước ngầm được xử lý qua hệ thống giàn khử ô xít, bể
lắng, bể lọc đưa vào nước bể dự trữ.
Các đường ống sau khi lắp đặt xong đều phải thử áp lực nước và khử
trùng trước khi sử dụng.
7.2 Giải pháp thoát nước
Toàn bộ hệ thống đường ống nước trong nhà đều sử dụng ống nhựa loại
chịu được áp lực và chống ăn mòn. Nước thải WC qua các bể tự hoại để lên
men yểm khí và xử lý cặn trước khi thoát ra ngoài.
- Hệ thống thoát nước sinh hoạt được thiết kế bằng hệ thống mương xây
có nắp đan 500x600. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thu vào
các hố ga, theo hệ thống đường cống đến hệ thống bể phốt 4 ngăn và tiếp tục
được xử lý đạt Cột A, giá trị C trước khi thoát ra hệ thống chung khu vực.
8. Các giải pháp về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
- Các thiết bị máy móc đều trang bị nội quy, quy trình vận hành, nội quy
an toàn cho người và thiết bị.
- Tại các vị trí dễ cháy, nổ trang bị phương tiện cứu hoả
- Các khu vực nóng, bụi bố trí các quạt thông gió, quạt làm mát và
thường xuyên vệ sinh công nghiệp sạch sẽ tạo môi trường làm việc tốt và an
toàn cho cán bộ, công nhân viên.
9. Tổ chức thực hiện:
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng.
- Đơn vị thi công: Đơn vị có tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn

do chủ đầu tư lựa chọn.
10. Tiến độ thực hiện:
Thời gian xây dựng và lắp đặt thiết bị 10 tháng. Dự kiến tháng 11/2015
bắt đầu đi vào hoạt động.

Chương VI: TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

19


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

1. Tổ chức sản xuất:
Mô hình quản lý của nhà máy được bố trí như sau:
- Giám đốc là người chỉ đạo điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy thông qua các Phó Giám đốc các bộ phận Phòng ban và
xưởng sản xuất.
- Phó Giám đốc gồm 2 người: một người phụ trách về mặt kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, một người phụ trách kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Các
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần công việc của mình.
2. Nhân lực
Xác định nhân lực phục vụ cho nhà máy với định biên nhân lực khoảng
325 người; khi vào mùa vụ có thể tăng lên đến 400 người. Các loại sản phẩm
của nhà máy đảm bảo mùa nào thì sản phẩm đó và có kho chứa bảo quản nên
công việc được duy trì khá đều đặn cho công nhân trong năm. Tuy nhiên, khi
vào các mùa thu hoạch lớn, Công ty sẽ huy động thêm công nhân đảm nhiệm
các công việc đơn giản trong khâu sơ chế để đảm bảo nhà máy luôn hoạt động
ổn định. Chế độ làm việc được xác định tùy theo từng dây chuyền sản xuất cụ
thể trong một năm, theo tính toán làm việc 300 ngày/năm.

Các thiết bị vận chuyển và phục vụ khác căn cứ vào tình hình sản xuất
để xác định.
Có chế độ nghỉ ngơi theo ca làm việc cho công nhân nhưng vẫn đảm bảo
cho nhà máy sản xuất được liên tục.
Thời gian còn lại trong năm sẽ để duy tu, bảo dưỡng máy móc…
3. Bố trí sử dụng lao động:
STT

Bộ phận

Số người

1

Ban giám đốc (1 giám đốc, 02 phó giám đốc)

3

2

Phòng Tài chính - Kế toán

5

3

Phòng Kế hoạch kinh doanh, thị trường

5


4

Phòng kỹ thuật (Trưởng phòng, nhân viên kỹ thuật cơ
khí, điện)

8

5

Bộ phận sản xuất (05 Quản đốc; 15 lái xe, vận hành
máy và 280 lao động phổ thông)

6

Bộ phận bảo vệ
Tổng số lao động

300
4
325

4. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

20


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản


Cán bộ kỹ thuật được công ty tuyển dụng theo đúng chuyên ngành đào
tạo. Công nhân đảm nhiệm các khâu khác trong nhà máy sẽ được tuyển dụng
và được đào tạo tại Công ty 02 tháng. Lớp đào tạo sẽ do Lãnh đạo Công ty
phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản cung cấp thiết bị trực tiếp hướng dẫn
vận hành. Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng các lao động có hộ khẩu tại địa
phương để gắn bó lâu dài với Công ty.

Chương VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày9/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;
Các tiêu chuẩn về môi trường nhà nước hiện hành:
- TCVN 5937: Chất lượng không khí-tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh.
- TCVN 5939-1995: Chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước- tiêu chuẩn chất lượng mặt.
- TCVN 5944-1995: Chất lượng nước- tiêu chuẩn chất lượng nước
ngầm.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường.
2.1 Bụi
Lượng bụi phát sinh trong nhà máy không nhiều, chủ yếu là bụi trong
quá trình xe ra vào vận chuyển hàng hóa. Công ty sẽ thực hiện kiên cố hoá mặt
đường và thường xuyên vệ sinh nhằm hạn chế bụi và an toàn.
2.2 Nước thải:
Nước thải sinh hoạt: Việt thoát nước của dự án sau khi đưa vào khai thác

sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về môi trường, nước sau khi được sử
dụng sẽ được xử lý qua các hệ thống bể phốt, bể lắng lọc trước khi thoát ra hệ

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

21


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

thống thoát nước chung của khu vực. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không
để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước.
Nước thải trong sản xuất: Chủ yếu là nước rửa rau, củ, quả. Lượng nước
này tuy nhiều nhưng mức độ ô nhiễm không lớn. Nước thải sẽ được thu vào hệ
thống thoát nước mặt, nước mưa lắng lọc trước khi thoát ra ngoài.
Các loại rác thải sẽ được Công ty thu gom, thải bỏ đúng theo quy định
để tập kết trước khi đơn vị thu gom rác thải chuyển chuyển đi xử lý.
2.3 Tiếng ồn:
Các máy móc, thiết bị đều sử dụng động cơ điện và ứng dụng công nghệ
tiên tiến của Nhật Bản nên tiếng ồn trong quá trình vận hành rất nhỏ.
2.4 Phòng chống cháy nổ:
Trong quá trình hoạt động, dự án chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
về phòng cháy, chữa cháy như trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy
(bình bọt, bình khí, xây dựng đường ống cấp nước cứu hỏa, hệ thống dây điện
đi qua ống cáp và được kiểm tra thường xuyên hàng năm…) Quy định cấm hút
thuốc lá trong khu vực sản xuất, không được mang các dụng cụ gây cháy nổ
vào khu vực sản xuất, triệt để tổ chức thực hiện các quy định về PCCC.
2.5 An toàn lao động: Để đảm bảo công tác an toàn lao động, đối với
công nhân trực tiếp làm việc Công ty sẽ quan tâm đầu tư các trang thiết bị
phòng hộ như khẩu trang, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ. Tổ chức đào tạo, tuyên

truyền công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tới từng công nhân lao
động. Ngoài ra cần thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc
với các loại xe nâng, hạ… các kiện hàng chất đống cao.

CHƯƠNG VIII
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
I. Tổng mức đầu tư:
1. Những căn cứ lập Tổng mức đầu tư
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ
về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 v/v sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ
về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

22


Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản

- Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây
Dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Văn bản số 957/BXD-VP ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng
công bố định mức chi phí Quản lý dự án, định mức chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng công trình.
- Quyết định số 634/QĐ-BXD ngày 9/6/2014 của Bộ Xây dựng về việc
công bố tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ

phận kết cấu công trình năm 2013.
2. Cơ cấu Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình phù hợp với nội dung dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
2.1 Chi phí xây dựng:
Đơn vị: đồng
STT

Hạng mục công trình

(1)

(2)

Đơn
Diện tích sàn
vị
(m2)
(m2)
(3)

(4)

Đơn giá

Thành tiền (Đ)


(5)

(6) = (4) x
(5)

1

Nhà điều hành

m2

550 5.500.000

3.025.000.0
00

2

Nhà xưởng chế biến

m2

4.260 2.800.000

11.928.000.
000

3


Nhà kỹ thuật hoá nghiệm

m2

250 3.800.000

950.000.000

m2

500 3.800.000

1.900.000.0
00

m2

540 2.800.000

1.512.000.0
00

m2

44 2.100.000

92.400.000

4
5

6

Nhà ăn ca
Nhà để xe
Bể nước sinh hoạt và PCCC
01

7

Bể chứa nước 02

m2

20 2.100.000

42.000.000

8

Nhà bảo vệ

m2

14 4.200.000

58.800.000

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

23



Nhà máy Bảo quản và chế biến nông sản
9

Nhà vệ sinh

m2

35,5 3.800.000

134.900.000

10

Bể xử lý nước thải

m2

40 2.100.000

84.000.000

11

Trạm biến áp (phần xây
dựng)

m2


26.280.00
10
0

262.800.000

12
13
14

Vườn thực nghiệm số 01
Vườn thực nghiệm số 02
Cây xanh cảnh quan

m2

1.118

105.000

117.390.000

m2

1.021

105.000

107.205.000


m2

4.347,3

150.000

652.095.000

250.000

3.786.840.0
00

2.110 1.550.000

3.270.500.0
00

15

Sân, đường nội bộ

m2

16

Đường mở mới đấu nối ra
ĐT.491

m2


Cổng, tường rào

m

17

m3

18
San nền
Tổng cộng diện tích đất sử dụng:

m2

8.415,2

625
10.345

550.000

343.750.000

115.000

1.396.575.0
00
29.664.255
.000


23.000

2.2 Chi phí thiết bị:
Đơn vị: đồng

ĐVT

Số
lượng

1

Hệ thống rửa, sục diệt
khuẩn

bộ

3

340.000.000 1.020.000.000

2

Hệ thống thiết bị hoá
nghiệm

bộ

2


220.000.000

440.000.000

3

Hệ thống cấp đông nhanh

bộ

2

480.000.000

960.000.000

4

Hệ thống sấy lạnh

bộ

4

350.000.000 1.400.000.000

5

Buồng lạnh bảo quản


bộ

3

450.000.000 1.350.000.000

6

Xe nâng, hạ

bộ

2

350.000.000

700.000.000

7

Hệ thống cân, đóng gói

bộ

6

55.000.000

330.000.000


8

Thiết bị khác: Băng
chuyền, giá xếp, nồi hơi…

bộ

4

160.000.000

640.000.000

STT

Tên thiết bị

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần An Phú Hưng

Đơn giá

Thành tiền

24


Nh mỏy Bo qun v ch bin nụng sn
9


H thng thit b vn
phũng

b

ht

10

Xe vn chuyn, thu mua
hng hoỏ

xe

3

11

Thit b x lý nc thi

b

1

912.000

912.000

12


Trm bin ỏp 180KVA
(phn thit b)

chic

1

691.200.000

691.200.000

75.000.000

75.000.000

450.000.000 1.350.000.000

Tng cng

8.957.112.000

2.3 Tng mc u t:
stt

khoản mục chi phí

Cách
tính

hệ số

%

Thành tiền
(VNĐ)

29.664.25
5.000

i

Chi phí xây dựng

iI

Chi phí thiết bị

III

Chi phí quản lý dự án

IV

Chi phí t vấn đầu t

1

Chi phí Lập dự án, thiết
kế BVTC

Theo Q

957/BXD

1,95

753,116,65
7

2

Chi phí giám sát thi công
XD

Theo Q
957/BXD

2,05

609,007,15
5

3

Chi phí giám sát lắp đặt
thiết bị

Theo Q
957/BXD

0,76


68,074,051

4

Chi phí thẩm tra thiết kế
bản vẽ thi công

Theo Q
957/BXD

0,15

44,199,740

5

Chi phí thẩm tra dự toán
thi công

Theo Q
957/BXD

0,14

42,716,527

V

Giải phóng mặt bằng


TT

Ch u t: Cụng ty c phn An Phỳ Hng

8.957.112.
000
Theo Q
957/BXD

1,92

739.599.0
00
1.345.765.
000

1.500.000.
000

25


×