Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Học thuyết âm dương ngũ hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.35 KB, 2 trang )

Học thuyết âm dương ngũ hành
Học thuyết âm dương ngũ hành là học thuyết luận giải về nguồn gốc của sự hình
thành của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, đây là học thuyết ít
mang màu sắc chính trị nhất, Học thuyết này nằm trong tác phẩm “kinh dịch”
* Học thuyết âm dương:
-Là học thuyết thể hiện nguồn gốc của tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan. Âm dương lúc đầu nguyên nghĩa là chỉ ánh sáng và bóng tối, về sau
khái niệm âm dương được mở rộng ra không những dùng để biểu hiện trong thế
giới hữu hình mà cả thế giới vô hình (tức là thế giới của tư duy, tâm linh, trực
giác).
-Các Âm dương gia cho rằng cõi hỗn man nguyên thủy của vũ trụ gọi là thái cực,
thái cực vận động sinh ra lưỡng nghi (2 ngôi âm dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng
(thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm), tứ tượng sinh bát quái (8 hiện tượng
lớn của vũ trụ: trời, đất, nước, lửa, núi, gió, đầm, hồ), bát quái sinh vạn vật. Đó là
quá trình sinh thành của âm dương.
-Âm dương chỉ được xác định trong những quan hệ cụ thể.
-Không có gì hoàn toàn âm và không có gì hoàn toàn dương, trong âm có dương,
trong dương có âm, khi âm thịnh thì dương suy và ngược lại, tuy nhiên đạt được
sự cân bằng âm dương là tốt nhất
-Theo các âm dương gia: chính sự liên hệ tác động qua lại của âm dương là nguồn
gốc và động lực của sự sinh thành trong vũ trụ.
Ý nghĩa:
Tuy còn ở trình độ sơ khai nhưng việc giải thích nguồn gốc biến đổi của mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ bằng nguyên lí âm dương phủ nhận vai trò của lực
lượng huyền bí lúc bấy giờ, thể hiện rõ tính chất duy vật vô thần tiến bộ và tư
tưởng biện chứng đặc sắc của họ. Nó không chỉ có ý nghĩa đời sống tinh thần của
xã hội nhằm giải phóng tư tưởng của con người khỏi thế giới quan thần quyền mà
còn góp phần phủ nhận quan điểm siêu hình, xem sự vật là vĩnh viễn không thay
đổi, một quan điểm được phổ biến rộng rãi lúc bây giờ.
-Có giá trị trong việc vận dụng giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội và
chứa đựng những tư tưởng rất vĩ đại mà hiện nay khoa học vẫn đang từng bước để


tìm hiểu, nghiên cứu về học thuyết này.
* Học thuyết ngũ hành: (nguồn gốc của sự vận động, phát triển)
-Ngũ hành là 5 yếu tố, 5 hành chất tạo nên vũ trụ: Kim (kim loại), mộc (cây, gỗ),
thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất)
- Mỗi yếu tố trong ngũ hành có những tính chất và đặc trưng riêng. Các âm dương
gia gọi các tính chất đó là 5 đức.
-Là những yếu tố căn bản và đầu tiên của vũ trụ, những tính năng của năm loại vật
chất ấy quy định những tính chất, chủng loại và nguồn gốc vạn vật trong thế giới
-Ngũ hành không chỉ biểu hiện những hiên tượng tự nhiên mà còn thể hiện tính
chất, năng lực, của con người và các mối quan hệ xã hội.
-Các yếu tố của ngũ hành không tồn tại một cách biệt lập mà tác động lẫn nhau
theo quy luật ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.


+Ngũ hành tương sinh là quá trình các yếu tố của ngũ hành liên hệ, tác động, thâm
nhập và chuyển hóa lẫn nhau. (Năm hành này tuân thủ quy luật tương sinh gồm có
thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.Kim là kim
loại khi bị nấu chảy ở dạng lỏng như nước nên sinh thủy.Mộc khi cháy sinh ra lửa
nên sinh hỏa.Thủy tưới cây cho đất nên sinh mộc. Hỏa khi cháy sinh ra tro nên
sinh thổ. Thổ có chứa các má kim loại nên sinh kim.)
+Ngũ hành tương khắc là quá trình các yếu tố của ngũ hành luôn đối lập, liên hệ
ràng buộc và chế ước lẫn nhau => vòng tuần hoàn.
KL: Thực chất của trật tự tương sinh tương khắc là kết quả phản ánh sự đúc
kết những kinh nghiệm trong đời sống của con người đối với thực tiễn xã
hội.Do vậy, quan niệm trên của các âm dương gia thường mang tính chất trực
quan và kinh nghiệm chủ nghĩa
-Ngũ hành không chỉ giải thích các hiện tượng tự nhiên mà còn quyết định
đời sống của con người và các biến cố của lịch sử
-Các âm dương gia cho rằng quá trình vân động, biến chuyển của XH loài
người cũng bị chi phối bởi 5 yếu tố của ngũ hành, cho nên con người phải

chấp nhận lịch sử như một quá trình tự nhiên, nên giai cấp thống trị phải sắp
đặt chính sách cai trị tuân theo quy luật biến hóa của ngũ hành.



×