Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT và TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 16 trang )


MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Giảng viên : Hoàng Yến


Câu hỏi nghiên cứu


Lạm phát ảnh hưởng như thế nào lên tăng
trưởng kinh tế?



Sự đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát
và tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào?



Đặt ra mục tiêu lạm phát thấp hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế có cơ sở khoa học không?


Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng
• Về mặt lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực
lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế.
• Mundell (1965) và Tobin (1965): tỉ lệ thuận giữa lạm
phát và tăng trưởng.
• Cả hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ điều
cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ


kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm
phát.
• Đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa
mục tiêu lạm phát và thất nghiệp


Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng
• Stagflation: lạm phát cao, tăng trưởng thấp
• Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng:
i) dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô;
ii) tăng sự không chắc chắn cua các hoạt động đầu tư;
iii) lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó
quá trình phân bổ nguồn lực;
iv) Lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh
vào nền kinh tế;
v) là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.


Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng
• Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không
tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào.
• Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-74
 stagflation  tìm thấy quan hệ âm giữa
lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno
và Easterly, 1995; Barro, 1998).


LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG TRÊN THẾ GIỚI



Quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và
tăng trưởng
• Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng
khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold)
• Ở mức dưới ngưỡng, lạm không nhất thiết tác
động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể
tác động dương như lý thuyết Kyenes đề cập.


Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát
• Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước,
giai đoạn 1960-98. Các nước đang phát triển,
ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm.
• Nghiên cứu của Li (2006). Số liệu cho 90 nước đang
phát triển, giai đoạn 1961-2004. Ngưỡng là
14%/năm.
• Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra
ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi.
Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14%
trở lên.


Lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam

Nguồn : CIA World Factbook


Lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam
• Hệ số tương quan (correlation) cho thấy là lạm

phát và tăng trưởng của Việt Nam trong giai
đoạn 1987-2007 có hệ số tương quan âm –
0.47 (ý nghĩa thống kê ở mức 5%).
• Giai đoạn 1992-2007, hệ số tương quan giữa
tăng trưởng và lạm phát cho hệ số dương là
0.58 (ý nghĩa thống kê ở mức 5%).


Nhận xét
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm
trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì
lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức
lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng
trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm
phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu
tác động tiêu cực lên tăng trưởng (giai đoạn trước 1992).


Mục tiêu lạm phát thấp hơn tăng trưởng ở
VN
• Không có cơ sở khoa học: không có lý thuyết
nào đề cập. Không có nghiên cứu kiểm
nghiệm.
• Ngưỡng tác động tiêu cực của lạm phát không
phải là bằng tốc độ tăng GDP.
• Tính toán tăng trưởng luôn loại trừ ảnh hưởng
của trượt giá.



Kết luận và kiến nghị
• Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng tưởng là mối quan
hệ phi tuyến tính.
• Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát
không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Thậm chí
ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn
liền với tăng trưởng cao hơn.
• Khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì
lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng.
• Ngưỡng đối với các nước đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi là dao động từ 11% đến 14%/năm.


Kết luận và kiến nghị
• Qua phân tích số liệu trong hơn 20 năm qua, dường
như mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung.
• Việc Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa
nới lõng trong những năm qua để thúc đẩy tăng
trưởng có thể là phù hợp, nhưng hiện nay, khi mà
lạm phát đã đạt ngưỡng tiêu cực, việc thắt chặt tiền
tệ và tài khóa là cần thiết để kiềm chế lạm phát.


Kết luận và kiến nghị
• Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu
kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Đây là một
quyết định khó khăn. Nhưng lạm phát hiện tại đã đạt
mức độ tiêu cực và ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm
phát là cần thiết.

• Các cơ quan lập chính sách nên từ bỏ cách đặt mục
tiêu là lạm phát thấp hơn tăng trưởng vì mục tiêu
này không có cơ sở khoa học về mặt lý thuyết cũng
như thực tiễn. Mục tiêu có thể được lựa chọn là lạm
phát dưới ngưỡng tiêu cực (từ 11% đến 14%/năm).



×