Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận phân tích môi trường chiến lược và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.68 KB, 26 trang )

A. Lời mở đầu
B. Nội dung:
I.Một số khái niệm cơ bản và tổng quan về ngành thép
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Môi trường vĩ mô
1.1.2. Môi trường ngành
1.1.3. Môi trường nội tại
1.2 Tổng quan về ngành thép
1.2.1. Ngành thép trên Thế giới
1.2.2. Qúa trình hình thành và phát triển của ngành thép Việt
Nam
1.2.3. Vai trò của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân
II. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới ngành thép Việt Nam
2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước và quốc tế
2.1.1. Chính trị và luật pháp
2.1.2 Kinh tế dân cư
2.1.3. Tự nhiên và công nhệ
2.1.4. Văn hóa xax hội
2.2Môi trường ngành
2.2.1. Những vấn đề cạnh tranh của ngành thép nội địa và
ngành thép ngoại nhập,ngành thép trên thế giới
2.2.2. Những vấn đề về sản xuất và xuất khẩu thép của Việt
Nam
2.2.2.1.Tình hình sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước
2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu
2.2.3. Nhu cầu thép trong nước và quốc tế
2.2.4. Hangd hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường
2.3. Môi trường nội tại
2.3.1. Nguồn lực cơ sở vật chất kinh tế
2.3.2.Nguồn nhân lực:Trình độ đội ngũ nhân viên, chất lượng
sản phẩm,cơ cấu sản phẩm của ngành thép


2.3.3. Nguồn lực tài chính
2.3.4. Nguồn lực vô hình
2.4. Đánh giá chung
III. Một số dự báo và đề xuất các kiến nghị nhằm phát trển ngành thép
Việt Nam


3.1. Một số dự báo về ngành thép trong tương lai
3.2. Các kiến nghị nhằm phát triển ngành thép Việt Nam
C. Kết luận


A. Lời nói đầu
Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước
phát triển tương đối mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng
trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt
sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình trạng kém phát triển
so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở các mặt:
Trang thiết bị có quy mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ
công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế
(nhất là khu vực tư nhân), chỉ có hai dây chuyền cán liên tục tương đối hiện
đại thuộc khối liên doanh.
Cơ cấu mặt hàng sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở
cán thép còn phụ thuộc quá nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản
phẩm cán dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu.
Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động
quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc vào phôi thép nhập khẩu)
nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn
chế.
Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng

sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm
nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động
hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc
hậu, mới có thể bảo đảm tính cạnh tranh trong thời gian tới.
Với những vấn đề còn tồn tại trên, bài thảo luận xin đề cập đến thực
trạng về sản xuất – tiêu thụ thép trong nước và đưa ra một số phương pháp
nhằm phát triển chiến lược thương mại nội địa đối với ngành thép ở Việt
Nam.


B. Nội dung:
I. Một số khái niệm cơ bản và tổng quan về nghành thép
1.1. Một số khái niêm cơ bản
1.1.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn
mang tính khách quan, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô và ngành.
Đăc điểm của môi trưỡng vĩ mô:
+ Nhà hoạch định không có khả năng kiểm soát
+ Phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế
+ Các nhà quản trị cần phân tích các nhân tố, điều kiện rang buộc, xu thế
phát triển và dự báo tác động của môi trường đến các vấn đề như nhân sự,
hình thành tập quán, thói quen,... cách thức triển khai để thưc hiện chiến
lược.
Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có tác động tích cực hay
tiêu cực đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm biến đổi sức
mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng là làm thay
đổi tính hấp dẫn của một ngành. Tuy nhiên bản thân ngành lại không thế
kiểm soát được sự thay tác động của các yếu tố này.
Các yêu tố thuộc môi trường vĩ mô rộng lớn bao gồm sáu phân đoạn:
kinh tế - dân cư, tự nhiên - công nghệ, văn hóa - xã hội, chính trị - luật pháp

trong và ngoài nước.
- Môi trường chính trị, luật pháp: chủ trương, đường lối chính trị của
Đảng và Nhà nước...
- Môi trường kinh tế dân cư: chỉ tiêu phát triển kinh tế, lĩnh vực ngành,
mật độ dân cư, sức mua, nhân khẩu học...
- Môi trường tự nhiên và công nghệ: địa lý, khí hậu, khả năng và tốc độ
ứng dụng tiến bộ KHKT trong kinh doạnh thương mại...
- Môi trường văn hóa xã hội: nền VH, phân tầng văn hóa, ấn tượng của
KH về trình độ phát triển của kinh doanh thương mại...
1.1.2. Môi trường ngành
Môi trường ngành là những lực lượng, yếu tố thuộc ngành và tác động
đến hoạt động kinh doanh của những tổ chức trong ngành đó. Bao gồm các
yếu tố vể:
- Đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế:
+ Tiềm lực và sức mạnh cạnh tranh
+ Xu thế phát triển của các biện pháp cạnh tranh trong nước, khu
vực, và quốc tế


+ Tính linh hoạt, định hướng phát triển và cách ứng xử của đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
- Người mua trong nước và quốc tế (khách hàng):
+ Tập tính mua và sử dụng: đặc điểm, tập quán, thị hiếu
+ Phân tích và dự báo tổng hợp về các vấn đề liên quan đến luồng
tiêu thụ từng loại, nhóm sản phẩm
Từ đó, xác lập các mô hình tiêu thụ ở từng quốc gia về các nhóm hàng
.
- Người bán (nhà cung ứng):
+ Đặc điểm của người bán: khả năng sản xuất và nhập khẩu; danh
mục, cơ cấu hàng hóa lưu thông trên thị trường, tỷ trọng của hàng sản

xuất trong nước và nước ngoài,…
+ Cấu trúc và vị thế của người bán: cấu trúc sản xuất nội địa, cơ cấu
trong nước, vị thế của nhà cung ứng trong mắt khách hàng; các chí số
về mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ…
+ Khả năng và xu thế phát triển của người bán: khả năng cung ứng,
sản xuất sản phẩm; xu thế hình thành tập đoàn, mở rộng quy mô sản
xuất…
- Hàng hóa và dịch vụ đang lưu thông trên thị trường:
+ Danh mục và cơ cấu hàng hóa lưu thông trên thị trường
+ Tỷ trọng chi tiết giữa các chủng loại sản xuất trong nước và nước
ngoài…
1.1.3. Môi trường nội tại
Môi trường nội tại là những nhân tố thuộc về bản thân ngành đó, có thể
điều chỉnh nó theo mục đích chiến lược đã hoạch định.
- Hệ thống tổ chức: về cấu trúc hoạt động, mô hình tổ chức,…
- Nguồn lực:
+ Nguồn lực cơ sở vật chất và kỹ thuật: hệ thống mạng lưới của các
cơ sở kinh doanh thương mại hay kỹ thuật áp dụng trong kinh doanh
thương mại.
+ Nguồn nhân lực: quy mô, chất lượng, trình độ đội ngũ nhân sự,
quan điểm, kỹ năng…
+ Nguồn lực tài chính: ngân sách, khả năng huy động nguồn lực tài
chính trong kinh doanh thương mại…
+ Nguồn lực vô hình: hình ảnh, uy tín trên thị trường hệ thống kinh
doanh thương mại, khả năng cạnh tranh…
1.2. Tổng quan về ngành thép
1.2.1. Ngành thép trên Thế giới


Ngành công ngiệp thép là một ngành công ngiệp đang bùng nổ trên

toàn thế giới. Nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng công
trình và các dự án bất động sản đã bùng nổ mạnh ở các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng đáng kể nhất có thể được thấy trong thời gian 1960 – 1974
khi việc tiêu thụ thép trên toàn thế giới tăng gấp đôi. Thị trường giai đoạn
giảm tốc từ năm 1975 cho đến năm 1982. Sau giai đoạn này, sự giảm tốc
chậm lại và chuyển động đi lên những năm 1990.
Trong giai đoạn, những năm 1960 đến cuối những năm 1980, thị
trường thép được điều chỉnh bởi OECD (Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát
triển). Nhưng sự nổi lên nhanh chóng của các nước đang phát triển như
Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc trong lĩnh vực này đã khiến thị phần của
OECD bị giảm sút. Sự cân bằng của các dòng thương mại cũng nghiêng về
phía các nước này.
Một số công nghệ đổi mới diễn ra trong ngành công nghiệp thép để giảm
thiểu chi phí và tối đa hóa sản xuất tại cùng một thời điểm. Một số công
nghiệp như: đúc tấm mỏng, làm thép thông qua việc sử dụng các lò điện và
chân không.
Bảng dưới đây là sản lượng sản xuất thép thô lớn của các nền kinh tế
trên thế giới của năm 2004
Quốc gia
Trung Quốc
Lụa Nhật
United Nhà nước
Nga
Nam Triều Tiên
FRGermany
Ukraine
Brazil
Ấn Độ
Italy


Sản xuất thép thô (mtpa)
272,5
112,7
98,9
65,6
47,5
46,4
38,7
32,9
32,6
28,4

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thép Việt
Nam:
Quá trình hình thành:


Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960.
Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho
ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963.Song do chiến tranh và khó khăn nhiều
mặt, 15 năm sau, Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyênmới có sản phẩm
Thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây)
giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu lien hợp Gang
Thép Thái Nguyên là 100 ngàn tấn/năm. Phía Nam: Các nhà máy do chế độ
cũ xây dựng phục vụ kinh tế thời hậu chiến (VICASA, VIKIMCO…)
Năm 1976, Công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập trên cơ
sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán Thép mini của chế độ cũ để lại ở Tp
HCM và Biên Hòa, với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép/năm.
Quá trình phát triển:
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do

kinh tế đất nướclâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và
chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa
của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, năm 1990, sản
lượng Thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm.
Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất
quản lý ngành sản xuất Thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát
triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và lien doanh với nước ngoài
được thực hiện. Các ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần
Kinh tế khác đua nhau làm Thép mini.
Sản lượng Thép cán năm 1995 đã tăng gấp 04 lần so với năm 1990,
đạt mức 450.000 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng
năm trước 1990.
Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất Thép sau khi nguồn cung
cấp chủ yếu từ các nước Đông Âu không còn nữa.
Tháng 04 năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập
theo mô hình Tổng Conga ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp
nhất Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ
Thương mại.
Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục
được đầu tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt
động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến
sau cán.
Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000,
gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn
có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và
gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần


kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở

quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công
ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Sau 2000,
tỉ trọng về sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm chỉ còn 40%
so với 100% trước đó. Và đến thời điểm hiện nay thì chỉ còn khoảng <30%.
Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất
Thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm),
trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm
Năm 2007, theo thống kê sơ bộ, toàn thế giới tiêu thụ 1400 triệu tấn
Thép. Trong đó, Việt Nam tiêu thụ < 10 triệu tấn → <1%. Bình quân 100
kg/người. Bình quân khối ASEAN tiêu thụ khoảng 200 kg/người. Ở những
nước tiên tiến, sản lượng tiêu thụ đạt 1000 kg/người.
1.2.3. Vai trò của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân:
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển
của loài người. Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc
kết cấu của thép trở nên vững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều
trong các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các
nguyên liệu xây dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo
hình của thép. Hơn nữa, thép cũng là nguyên vật liệu chính cho các
ngành conga nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng
nhà máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các
quốc gia đã dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép. Bởi thép
được coi là nguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác. Với mục
tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam
đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp
ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp
khác và tăng cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm
tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát

triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

II. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới ngành thép Việt Nam
2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô trong nước và quốc tế
2.1.1. Chính trị và luật pháp:
2.1.1.1. Chính trị và luật phát trong nước


- Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh,
chính trị;
- Các nước thường có chính sách bảo hộ cho ngành Thép trong nước
mặc dù đã tham gia WTO. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ được chính
phủ Việt Nam được xem xét và đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Thép
Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế
cạnh tranh mạnh hay yếu lại tùy thuộc vào cách thức xây dựng chính sách
bảo hộ của chính phủ Việt Nam;
- Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng
trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển chung của các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép
nói riêng;
- Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề môi
trường bức xúc. Hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô
nhiễm cao với môi trường sống, các chính sách hạn chế nhập thép phế liệu
được áp dụng. Khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngành thép khi
muốn nhập phế liệu thép về tái chế trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng
cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
2.1.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đối với ngành
thép ở Việt Nam
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế các

nước ở khắp châu lục. Việc chính phủ các nước quyết định hạ lãi suất và bỏ
hàng tỷ USD để cứu các ngân hàng thương mại nhằm ngăn chặn cuộc khủng
hoảng tài chính lan rộng, kinh tế các nước đang đối phó với nạn lạm phát thì
nay lại đang chuyển sang lo ngại về suy thoái kinh tế.
Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sụt giảm
kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn ảm đạm. Giá
nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục giảm thấp. Giá phôi
thép tại thị trường Đông Nam Á chỉ còn 400 – 420 USD/tấn CFR.
Giá thép phế liệu tại thị trường Đông Nam Á cũng trên đà giảm liên tục
do không có nhu cầu. Giá chào bán thép phế loại tốt cũng ở mức 230
USD/tấn CFR. Giá chào thép phế hàng container khoảng 200 USD/tấn CFR.
Trong năm 2008, việc nhập khẩu nguyên liệu thép vào Việt Nam do thị
trường trong nước gặp khó khăn, thép tiêu thụ chậm nên khối lượng nhập
khẩu giảm rõ rệt, chủ yếu là các hợp đồng nhập khẩu ký từ tháng trước nên
về trong tháng 9 giá còn cao và lượng về không lớn:
- Phôi thép: 56.269 tấn, giá bình quân 1017 USD/tấn
- Thép phế: 84.154 tấn, giá bình quân 580 USD/tấn
- Thép lá đen:170.367 tấn, giá bình quân 1090 USD/tấn.


- Thép cuộn: 8.466 tấn, giá bình quân 1091 USD/tấn.
Do tình hình tiêu thụ trong nước giảm mạnh, liên tục 4 tháng mức tiêu
thụ chỉ còn bằng 1/3 so với lượng tiêu thụ các tháng đầu năm, nên lượng tồn
kho ứ đọng nguyên vật liệu và thành phẩm thép ở mức báo động, nhiều
doanh nghiệp đã ngừng sản xuất 3 – 4 tháng nay, các doanh nghiệp khác thì
sản xuất cầm chừng nhưng số lượng phôi tồn kho ở các nhà máy trong Hiệp
hội thép vẫn trên 500.000 tấn, sản phẩm thép tồn tính đến ngày 31/10/2008
là 332.999 tấn. Hiệp hội thép đã kiến nghị với Bộ Công thương và Bộ Tài
chính giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 0% và tăng thuế nhập khẩu thép
thành phẩm từ 8% lên 25%. Bộ Công thương đã chấp nhận ý kiến của Hiệp

hội và đã có công văn số 9989/BTC-XNK ngày 20/10/2008 gửi Bộ Tài
chính. Ngày 28/10/2008, Bộ Tài chính đã có văn bản hạ thuế xuất khẩu phôi
thép từ 5% xuống 0%, có hiệu lực cho các tờ khai hải quan từ 7/11/2008.
Ở thị trường trong nước, giá thép đã giảm mạnh, mức giảm mỗi lần từ
1-2 triệu VND/tấn. Giá thép ở thị trường trong nước tại thời điểm
03/10/2008 như sau:

Loại

Miền Bắc
GTTN

Miền Nam

Thép cuộn Φ6

9.500

Liên
doanh
9.600

Thép tròn đốt

9.700

9.900

Thép MN


Vinakyoei

10.200

10.240

10.660

10.760

(giá xuất xưởng; chưa có 5% VAT, chưa trừ chiết khấu)
Với mức giá bán trên, so với giá thành, các doanh nghiệp phải chịu lỗ
khoảng 7 – 8 triệu VND/tấn, có doanh nghiệp đã chịu lỗ tới 9 -10 triệu
VND/tấn.
Tính chung sản xuất toàn Hiệp hội thép tháng 10 đạt 113.501 tấn, so với
tháng trước giảm 5,28% , so với cùng kỳ năm ngoái giảm 66,65%. Toàn
Hiệp hội thép tháng 10 tiêu thụ đạt 141.146 tấn, so với tháng trước tăng
38,2%, so với cùng kỳ năm trước giảm 52,75%.
Tính chung 10 tháng của năm 2008:
- Toàn Hiệp hội thép sản xuất được 2.711.998 tấn, so với cùng kỳ tăng
5,97%.


- Tiêu thụ toàn Hiệp hội thép đạt 2.455.083 tấn, so với cùng kỳ giảm
6,73%.
Có thể nói ngành thép là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng
nề từ suy giảm kinh tế trong năm 2008, với lượng tồn kho đầu năm 2009 rất
lớn (cuối quý I, lượng thép thành phẩm tồn kho khoảng 220 nghìn tấn và
phôi thép khoảng 380 nghìn tấn) và phải chịu nhiều sức ép từ thép ngoại
nhập.

2.1.2 Kinh tế dân cư:
- Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng
lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam;
- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn
được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế
giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn
cho mọi ngành mở rộng hoạt động sảnnxuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở
nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dòng
vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ
khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho các
doanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển
kinh doanh của mình.
- Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và
chính sách thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để
tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính
doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận;
- Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ
nước ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với
công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và lợi
nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi
theo chiều hướng xấu;
2.1.3. Tự nhiên và công nghệ:
- Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền
hình giúp các doanh nghiệp ngành Thép có thêm nhiều kênh để quảng bá
hình ảnh của mình;
- Tự động hóa trong lĩnh vực sản xuấ ngày càng được các doanh
nghiệp ngành Thép quan tâm. Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm
ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhân
công thừa;

2.1.4. Văn hóa xã hội:


- Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây
dựng nhà ở lớn;
- Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án
đầu tư do vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng;

2.2Môi trường ngành
2.2.1. Những vấn đề cạnh tranh của ngành thép nội địa và
ngành thép ngoại nhập, thép trên thế giới
Năm 2010, áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu đối với ngành thép
ngày càng tăng do Việt Nam giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết gia
nhập WTO. Chưa hết, các doanh nghiệp ngành thép sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh khốc liệt do thừa công suất.
Do tác động của việc gia nhập WTO, mở rộng AFTA, thời gian qua,
ngành thép Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm
thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các doanh
nghiệp thép đang phải đối mặt với thách thức từ lượng thép được nhập vào
Việt Nam, với giá thành thấp hơn sản xuất trong nước vào khoảng 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng/tấn, tương đương với 10-20%
Trước sức ép của thép ngoại tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam, sau
nhiều đợt tăng giá, ngành thép xây dựng trong nước đã chính thức công bố
hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn phi 6, phi 8 xuống 200.000
đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9/2009, giữ mức 11,32 triệu đồng/tấn
(chưa tính VAT).
Trên thực tế, đầu tháng 10, giá bán thép công bố tại các nhà máy (chưa
tính VAT, chưa trừ chiết khấu) từ 11,2 triệu đồng đến 11,7 triệu đồng/tấn,
tăng 300.000 đồng/tấn so với tháng 8. Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA),
tháng 9 vừa qua, lượng thép tiêu thụ trên thị trường đã giảm khoảng 100.000

tấn so với tháng 8. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái sản lượng và tiêu
thụ thép vẫn tăng tới trên 200%. Ước tính trong tháng 9, đã có hơn 40 nghìn
tấn thép cuộn được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán rẻ hơn từ 500-700
nghìn đồng/tấn khiến thị phần của thép trong nước đã giảm đi trông thấy.
Hiện giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc…đã
giảm 10-20 USD/tấn so với cuối tháng 8, còn 490-500 USD/tấn, thậm chí có
một số lượng phôi chào với giá 480-485 USD/tấn, ước tính thép ngoại từ
Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc đã nhập khẩu về khá nhiều, trong đó thép
cuộn đã chiếm tới 70% thị phần trong nước.


Việc thép ngoại nhập khẩu tiếp tục tấn công thị trường Việt Nam đã tạo sức
ép khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước buộc phải tính toán
giảm giá bán. Đây chính là lý do mà Tổng công ty Thép Việt Nam vừa công
bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn loại phi 6, phi 8 xuống
200.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9/2009, giữ mức 11,32 triệu
đồng/tấn (chưa tính VAT). Một số doanh nghiệp thép khác cũng có mức
giảm tương ứng.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong năm 2010, ngành thép sản
xuất khoảng 2,8 triệu tấn phôi để phục vụ nhu cầu trong nước, bình quân sản
xuất mỗi tấn phôi phải tốn khoảng 600 kWh. Với giá điện tăng thêm 6,3%,
chi phí điện để sản xuất phôi thép sẽ tăng thêm khoảng 50.000 đồng/tấn,
toàn ngành thép phải chi thêm khoảng 140 tỷ đồng. Mặc dù ít tiêu hao điện
hơn sản xuất phôi, nhưng các nhà máy cán thép thành phẩm cũng phải chi
thêm khoảng 60 tỷ đồng cho kế hoạch sản xuất khoảng 5 triệu tấn thép trong
năm 2010.
Nếu tính đủ chi phí đầu vào để nâng giá bán thép trong nước thì sẽ ảnh
hưởng mạnh đến thị trường. Hơn nữa, nếu nâng giá thép trong nước cao hơn
nữa sẽ tạo điều kiện cho thép nhập khẩu tràn vào, khi đó thép Việt Nam sẽ
khó cạnh tranh. Vì thế, VSA yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thép, phôi

thép, nhất là các nhà máy sử dụng công nghệ cũ, tính toán lại chi phí sản
xuất để có phương án đổi mới công nghệ, cân bằng chi phí, tăng giá tránh
gây tác động lớn lên giá thành sản phẩm.
Theo VSA, trước đây, nếu chưa tính những chi phí đầu vào tăng cao như
hiện nay, thép nội đã phải đương đầu với thép nhập ngoại giá rẻ, nhất là thép
cuộn. Nay giá thành cao hơn, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt, đặc biệt là
nguy cơ từ thép nhập khẩu từ các nước ASEAN có thuế suất NK bằng 0% và
thép Trung Quốc có giá thành rẻ hơn thép nội khoảng 500 ngàn đồng/tấn.
Trong khi đó, các nhà phân tích nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam
phát triển không theo quy luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ngành
thép trong nước. Các nhà đầu tư bất động sản trong nước còn giữ thói quen
dùng thép ngoại, trong khi thị phần này sẽ chiếm ưu thế trong tương lai
Bên cạnh đó,năm 2009 gói kích thích kinh tế của Chính phủ hiệu quả đã
giúp nghành thép vượt qua cơn khủng hoảng trầm trọng nhưng đến năm
2010 thép VN lại gặp phải một vấn đề lớn đó là dư thừa công suất. Hiệp hội
Thép Việt Nam cho biết, quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-


2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt
Nam chỉ đặt mục tiêu sản xuất 15-18 triệu tấn thép. Nghĩa là 10 năm nữa,
Việt Nam chỉ cần xây dựng 1-2 liên hợp luyện thép là đủ. Song, chỉ trong
vòng 1 năm qua, đã có 5 dự án liên hợp luyện kim thép được cấp phép đầu
tư vào Việt Nam, trong đó có 2 dự án đã khởi công xây dựng là Nhà máy
liên hợp Thép Formosa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), công suất 15 triệu
tấn/năm và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi), vốn đầu tư trên 3
tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm.Như vậy khả năng cạnh
tranh không chỉ đối với thép ngoại nhập mà dối với các doanh nghiệp thép
với nhau cũng sẽ gay gắt hơn
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh với thép ngoại ngay trên “sân nhà”,
các doanh nghiệp sản xuất thép không còn “con đường” nào khác là đầu tư

đổi mới công nghệ ít tiêu hao năng lượng, công suất lớn, ổn định sản xuất,
củng cố hệ thống phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh giá bán
linh hoạt hơn.

2.2.2. Những vấn đề về sản xuất và xuất khẩu thép của Việt Nam
2.2.2.1.Tình hình sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước
Trong 5 tháng đầu năm 2009 tiêu thụ thép xây dựng của cả nước đạt tới
1,9 triệu ngàn tấn, bằng 50% tổng tiêu thụ trong cả năm 2008.
Cùng với gói kích cầu của Chính phủ, tranh thủ lãi suất và giá thép ở
mức thấp, đặc biệt là những tín hiệu tích cực về sự ấm lại của thị trường bất
động sản, rất nhiều công trình xây dựng đã được khởi công đặc biệt là với sự
tăng giá khá mạnh trở lại của dầu thô và các mặt hàng kim loại khác trong
thời gian vừa qua đã làm nhu cầu thép tăng trở lại.
Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam trong năm 2009 là khoảng 11
triệu tấn/năm. Năng lực sản xuất thép trong nước hiện nay mới đạt khoảng
5,5 triệu tấn, Việt Nam phải nhập khẩu 5 – 5,5 triệu tấn.
Với nhu cầu thép thành phẩm như trên, nhu cầu phôi thép dùng để sản
xuất thép trong nước năm 2009 ước khoảng trên 5 triệu tấn, trong đó sản
xuất trong nước khoảng 3 triệu tấn, còn lại là trên 2 triệu tấn là phải nhập
khẩu.
Tiêu thụ tăng mạnh đã giúp sản xuất thép và phôi thép ở trong nước
phục hồi khá mạnh trở lại. Trong tháng 5, sản lượng thép cán của cả nước
đạt tới 451 ngàn tấn, cao hơn rất nhiều so với sản lượng trung bình 347 ngàn
tấn trong 4 tháng đầu năm 2008 và tăng tới 49,5% so với tháng 5/2008. Như


vậy, sản lượng thép cán tròn 5 tháng đầu năm đạt tới 1,84 triệu tấn, tăng
13,2% so với cùng kỳ 2008.
Cùng với sản lượng thép cán, sản lượng phôi thép sản xuất ở trong nước
cũng tăng khá mạnh trong những tháng gần đây.

Tiêu thụ thép tăng đã giúp tồn kho thép giảm mạnh, tính đến cuối tháng
5 chỉ còn gần 180 ngàn tấn thép thành phẩm và khoảng 350 ngàn tấn phôi.
Nhập khẩu phôi thép cũng đã gia tăng đáng kể trong những tháng gần
đây. Trong tháng 5/2009 tổng khối lượng nhập khẩu đạt trên 300 ngàn tấn,
mức cao nhất trong vòng 1 năm qua.
Tuy vậy, khối lượng phôi thép nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2009 vẫn
giảm mạnh so với cùng kỳ 2008, giảm tới trên 51% xuống còn 840 ngàn tấn
và chỉ bằng khoảng 38% tổng khối lượng nhập theo kế hoạch cho cả năm
nay.
Giá phôi trên thị trường thế giới vẫn giữ ổn định ở mức thấp, khoảng
360 USD/tấn. Giá phôi nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 5 cũng giữ khá
ổn định ở mức 390 – 400 USD/tấn. Vời nguồn năng lực sản xuất ở trong
nước và tiến độ nhập khẩu như hiện nay, dự báo trong ngắn hạn nguồn cung
thép ở trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.
2.2 Tình hình xuất khẩu
Bẩy tháng đầu năm 2009, tổng lượng xuất khẩu thép mới đạt 150.510
tấn. Dự kiến cả năm 2009 xuất khẩu thép sẽ giảm mạnh, chỉ đạt con số
khiêm tốn là 269.523 tấn, giảm gần 15% so với năm 2008. Riêng Tổng công
ty Thép dự tính năm nay chỉ xuất khẩu được 55 triệu USD, giảm gần 10% so
với năm 2008.
Năm 2010, Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi cao về chính
sách thuế. Nhiều dự án mới của Ngành đi vào sản xuất càng làm cho sự mất
cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường cách xa thêm, dẫn
đến cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế, nhất là đối với sản
phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại,
sơn phủ màu,… Kế hoạch 5 năm của Ngành chưa tính đến các doanh nghiệp
FDI mà công suất dự kiến đã gần 20 triệu tấn, nhưng lượng tiêu thụ chỉ
khoảng 15-17 triệu tấn. Trong khi đó, Trung Quốc và một số nước ASEAN
có nhiều chính sách ưu đãi cho xuất khẩu thép, như giảm thuế suất thuế xuất
khẩu bằng 0%, hoàn thuế giá trị gia tăng thì thuế xuất khẩu thép của Việt

Nam vẫn thực hiện từ 0 đến 5%... Điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp Việt
Nam khó có điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, thị trường
xuất khẩu của Ngành vẫn còn hạn chế (chỉ mới xuất khẩu sang Cămpuchia).


Vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành Thép cần nhanh chóng tìm kiếm, mở rộng thị
trường xuất khẩu, tránh để rơi vào tình trạng bị động khi thị trường còn
nhiều diễn biến khó lường.
Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam cần nghiên
cứu, phân tích sâu hơn nữa để xây dựng kế hoạch xuất khẩu cho những năm
tiếp theo; tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí giá thành, đẩy
mạnh việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường mới như Hoa Kỳ, Úc… Bên cạnh
đó, trong những năm tới, để thực hiện mức tăng trưởng 10%/năm, cần tập
trung xử lý tốt vướng mắc của các dự án, nhất là các dự án lớn, có hiệu quả,
tạo đầu ra cho sản phẩm, đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư
mới, các thủ tục cấp giấy phép, nhất là các dự án đầu tư nằm ngoài quy
hoạch, để bảo đảm cân đối cung - cầu hợp lý.
2.2.3. Nhu cầu thép trong nước và quốc tế
Trong nước:
Hiện nay, nhu cầu thép đa dạng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tăng
với tốc độ khá cao, trong khi sản xuất thép trong nước mới đang ở giai đoạn
đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và chỉ tập trung cho các công đoạn
sản xuất ở hạ nguồn (nhập phôi để cán sản phẩm). Vì vậy, lượng nguyên liệu
và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây tăng mạnh.
Ngành thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập
siêu cao.
Quốc tế:
Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) nhận định nhu cầu thép toàn cầu đang
tăng với tốc độ nhanh hơn và sớm hơn dự kiến, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng
nhanh

chóng
của
Trung
Quốc
Theo ước tính của WSA, ngành sản xuất thép trị giá 500 tỷ USD của thế giới
đang phục hồi từ một trong những cuộc suy thoái tồn tệ nhất trong lịch sử,
vốn khiến nhu cầu giảm 6,7% trong năm ngoái.
WSA dự báo lượng thép tiêu thụ trong năm nay sẽ tăng 10,7% lên
1,241 tỷ tấn, cao hơn so với dự báo đưa ra hồi cuối năm 2009, và sẽ đạt mức
cao lịch sử 1,306 tỷ tấn trong năm 2011.
Nhu cầu thép năm 2010 của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 6,7% lên 579
triệu tấn, sau khi ước đạt 542,4 triệu tấn năm 2009. Hiện các nhà khai mỏ
vẫn chưa tiết lộ mức tăng giá họ đã đạt được trong các thỏa thuận trong năm
nay, nhưng giới phân tích ước tính mức tăng này vào khoảng 80-90% đối với
quặng sắt.


2.2.4. Hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường
Sau khi lượng tiêu thụ trong 2 tháng 9 và 10 sụt giảm, sang tháng
11,lượng thép xây dựng sản xuất và tiêu thụ đã hồi phục trở lại, xấp xỉ như
tháng 7, tháng 8- là những tháng tiêu thụ khá tốt.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tháng 11 ước mức sản xuất và tiêu thụ
thép đạt mức 300.000- 350.000 tấn, tăng trên 10% so với tháng trước.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lập tức đến thị trường trong
nước. Vì thế, trong tháng 11, giá thép xây dựng trên thị trường đã 2 lần tăng,
với mức tăng 200.000 300.000 đồng/tấn. Hiện giá bán thép đã trở lại mức
giá của 2 tháng trước, khoảng 11 triệu đến 11,5 triệu đồng/tấn (chưa tính 5%
thuế VAT).
trong 11 tháng, nếu kể cả lượng sản xuất trong nước gần 5 triệu tấn và
sản lượng trong tháng 12 ước tính là 300.000 tấn thì lượng thép lưu thông

trên thị trường Việt Nam trong năm 2009 đã vượt trên 11 triệu tấn, cao hơn
rất nhiều so với năm 2007- năm đỉnh điểm tiêu thụ là 10,2 triệu tấn thép.
Nếu so với nhu cầu dự tính là 7-8 triệu tấn thép trong năm nay thì tổng
lượng nhập và sản xuất trên “thừa” khoảng 3- 3,5 triệu tấn so với nhu cầu.
Điều này khó có thể xảy ra vì sức chứa lưu kho bãi không đủ đáp ứng ở mức
cao như vậy. Vì thế có ý kiến cho rằng, có khả năng các doanh nghiệp
thương mại kinh doanh thép đáo nợ, quay vốn đổi hàng để hưởng lãi suất
thấp trong gói kích thích kinh tế.

2.3. Môi trường nội tại
2.3.1. Nguồn lực cơ sở vật chất kinh tế
Về nguồn lực cơ sở vật chất kinh tế của ngành thép Việt Nam còn
nhiều yếu kém. Nhiều cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ ở mức độ thấp
và trung bình, chưa đạt quy mô kinh tế so với các nhà sản xuất thép tiên tiến
trên thế giới. Hiện có những doanh nghiệp thép có vốn đầu tư nước ngoài,
nhưng từ đầu năm 2006 đến nay đã ngừng sản xuất, theo đánh giá là do công
nghệ cán thép lạc hậu, tiêu hao nguyên nhiên liệu cao làm cho giá thành cao,
sản phẩm không cạnh tranh được. Quy mô của các doanh nghiệp thép Việt
Nam rất nhỏ và sức cạnh tranh yếu. Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
đầu tư và khâu hạ nguồn (nhập dây chuyền và phôi về cán thép) nên phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn phôi trên thị trường. Để tồn tại, Việt Nam cần
phải có những tập đoàn thép đủ lớn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải biết


liên kết với nhau, phân công lại sản xuất, hiện đại hóa thiết bị và cắt giảm
các chi phí, nhưng điều này lại khó thực hiện được bởi các doanh nghiệp.
2.3.2.Nguồn nhân lực:
Ngành thép là ngành sản xuất công nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ
thuật (KHKT) hiện đại, đòi hỏi nhân lực phải linh hoạt, phản ứng nhanh với
sự thay đổi của công nghệ... Tuy vậy, việc cơ cấu lại nguồn nhân lực sau cổ

phần hóa khiến cho nhiều DN trong ngành bị dôi dư lao động, nhất là nhóm
lao động phổ thông, yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 30.000 lao động
đang làm việc trong ngành, nhưng số người được đào tạo về công nghệ sản
xuất thép chỉ chiếm khoảng 5%. Điều này cho thấy chất lượng, năng lực đào
tạo nguồn nhân lực ngành thép rất yếu, chưa đạt yêu cầu; chương trình đào
tạo chưa phù hợp, nội dung còn nặng, chưa thiết thực; trang thiết bị phục vụ
giảng dạy thiếu; công tác nghiên cứu, thực tập và ứng dụng KHKT chưa
được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, tiến trình hội nhập bộc lộ rõ sự cạnh tranh quyết liệt về trình
độ chuyên môn trong giới kỹ thuật. Trong khi các chuyên gia nước ngoài thể
hiện trình độ, chuyên môn cao thì trình độ và năng lực ứng dụng KHKT của
đội ngũ cán bộ, kỹ sư đầu ngành về luyện kim, cơ khí trong nước còn hạn
chế, nhất là trong lĩnh vực luyện kim đen. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ quản
lý cấp cao là người Việt Nam trong các liên hợp luyện thép còn mỏng, ảnh
hưởng không nhỏ tới tiến độ và hoạt động của các dự án thuộc liên hợp này.
2.3.3. Nguồn lực tài chính
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai
đoạn 2007 - 2025 ước vào khoảng 10 - 12 tỷ USD, trong đó giai đoạn 2007 2015 khoảng 8 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư này, cần huy động
nguồn lực tài chính cả trong và ngoài nước. Trong thời gian qua do hạn chế
về nguồn vốn đầu tư và nhu cầu trong nước còn hạn chế ngành thép VN mới
chỉ đầu tư vào sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách
trong nước.
2.3.4. Nguồn lực vô hình


Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các
quốc gia đã dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép. Bởi thép
được coi là nguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác. Với mục
tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam

đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp
ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp
khác và tăng cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm
tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát
triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.Như vậy uy tín
và hình ảnh của ngành thép ngày càng được nâng cao góp nâng cao vị thế
của ngành thép trên thị trường.
5.

Đánh

giá.

Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát
triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng
trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt
sản lượng trên 1 triệu tấn/năm.Hội nhập kinh tế đã giúp ngành thép có những
cơ hội sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế VN đang nhận đc sự quan
tâm từ phía đầu tư nước ngoài.Biểu hiện là dòng vốn FDI vào VN ngày càng
cao,đây là yêu tố đẩy nhu cầu tiêu thụ sapr phẩm thép trong thời gian tới
Công nhiệp phụ trợ của VN đang dần được chú trọng, nhu cầu về thép
chất lượng cao tăng như thép phục vụ ngành cơ khí…
Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành thép, các doanh nghiệp sẽ
có cơ hội học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài, giúp
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Tuy nhiên, thép VN vẫn gặp phải những thách thức lớn như:
Nguy cơ khủng hoảng thừa thép
- Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ

công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn
chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có 2 dây chuyền cán liên tục tương đối
hiện
đại
thuộc
khối
liên
doanh.
- Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới cán được các phẩm dài,
cỡ nhỏ và vừa với với mác thép phổ biến là các bon thấp).


- Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép
còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt
trong
nước
chưa
sản
xuất
được,
phải
nhập
khẩu.
- Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động
quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc phôi thép nhập khẩu) nên
tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn
chế.
Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản
xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm
nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự

động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị
cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đản tính cạnh tranh trong thời gian tới
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đã dành
nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép. Bởi thép được coi là
nguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác. Với mục tiêu đưa đất
nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đã coi ngành
sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa
nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng
cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm tận dụng tối
đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế,
đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Do kinh tế thế giới có nhiều
bất ổn, mặtkhác do sức tiêu thụ thép trong nước thời gian gần đây giảm, giá
thép xây dựng giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép
gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Phôi thép và thép thành
phẩm tồn kho nhiều, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi không huy động
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có nguy cơ phá sản.
III. Một số dự báo và đề xuất các kiến nghị nhằm phát trển ngành thép
Việt Nam
3.1.Các dự báo phát triển đối với ngành thép
Triển vọng ngành


Thép không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là lương thực của các ngành
công nghiệp nặng và quốc phòng. Ngành thép luôn được Nhà nước xác định
là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển đất
nước.
Sự tăng trưởng của ngành thép đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công
nghiệp và nền kinh tế.
Chiến lược quy hoạch ngành thép

Ngày 04 tháng 09 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
145/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam
giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Trong đó mục tiêu phát triển tổng thể của ngành thép là đáp ứng tối đa nhu
cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, trong đó cụ thể các loại như sau:
(Đơn vị: triệu tấn)
chỉ tiêu
2010

2015

2020

2025

sản xuất gang 1,5 - 1,9

5,5 – 5,8

8–9

11 – 12

sản xuất phôi

6–8

9 – 11

12 – 15


6,5 – 7,0

8 – 10

11 – 13

4,5 – 5

7–8

8–9

0,7 – 0,8

0,9 – 1,0

1,2 – 1.5

3,5 – 4,5

sản xuất thép 1,8 – 2,0
dẹt
sản xuất thép 4,5
dài
xuất
khẩu 0,5 – 0,7
gang các loại

(Nguồn: Quyết định số 145/QĐ-TTg)

Nhu cầu tiêu thụ thép Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11
triệu tấn, năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 20-21
triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Bên cạnh đó quy hoạch các dự
án đầu tư cũng được xem xét với 3 dự án đầu tư lớn là dự án Liên hợp thép
Hà Tĩnh công suất dự kiến 4,5 triệu tấn, dự án Liên hợp thép Dung Quất
công suất dự kiến 5 triệu tấn và dự án nhà máy thép cuộn cán nóng công suất
2 triệu tấn liên doanh với tập đoàn ESSAR.
Nguồn cung thép dẹt sẽ dư thừa và ngành thép dần cân bằng trong cơ
cấu sản xuất và tiêu thụ thép dài, thép dẹt.


Các dự án đầu tư vào ngành thép hiện đang triển khai bắt đầu cho ra sản
phẩm từ cuối năm 2009 đến 2012 nên dự báo từ năm 2013 khả năng nguồn
cung thép trên thị trường sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ, cơ cấu ngành sẽ không bị
mất cân đối như hiện nay. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt với giữa các
doanh nghiệp sản xuất thép trong nước với nhau và cạnh tranh với các loại
thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ năm 2013 Việt Nam có khả năng
xuất khẩu thép, trong đó chủ yếu là thép dẹt do cung trong nước đã dư thừa.
Dự báo năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ thép giai đoạn 2008-2013
(Đơn vị: tấn)
chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011


2012

2013

Cung thép dài

6.000

6.000

6.350

6.350

7.733

7.733

Cầu thép dài

3.955

4.153

5000

5.500

6.000


6.500

Chênh lệch cung 2.045
- cầu thép dài
Cung thép dẹt
1.150

1.847

1.350

850

1.732

1.233

1.150

6.700

11.200

11.200

24.800

Cầu thép dẹt

4.686


5.000

5.500

6.000

6.500

4.473

Chênh lệch cung -3.323 -3.536 1.700
5.700
5.200
18.300
- cầu thép dẹt
tổng cung – tổng -1.278 -1.689 3.050
6.550
6.932
19.533
cầu
(Nguồn: Hiệp hội thép, Vinanet.com.vn, vnexpress.net, HBBS tổng hợp)

3.2Một số kiến nghị nhằm phát triển ngành thép:
Để vượt qua những khó khăn trong năm 2009, năm 2010 và tiếp tục
phát triển một cách bền vững trong những năm tiếp theo, ngành Thép Việt
Nam cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
a. Kiến nghị về vốn đầu tư:



Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn
2007 – 2025 khoảng 8 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư này, thực
hiện một số giải pháp sau:
- Đa dạng hóa vốn đầu tư cho ngành Thép từ các nguồn vốn tự có, vốn
vay ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong
và ngoài nước, vốn từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp và trái phiếu công trình, vốn đầu tư nước ngoài;
- Linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức
thuê mua thiết bị, mua thiết bị trả chậm; liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ
thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như ngành đóng tầu, sản
xuất ôtô – xe máy, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, ngành xây dựng,
giao thông,…;
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để
đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn và huy động từ các cổ đông. Khuyên khích
các doanh nghiệp cổ phần trong ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị
trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
b. Kiến nghị về hợp tác đầu tư
Định hướng về hợp tác đầu tư với nước ngoài chủ yếu tập trung trong
sản xuất gang, phôi thép và các sản phẩm thép dẹt, nhất là đối với các dự án
có quy mô công suất lớn (trên 1 triệu tấn/năm).
c. Kiến nghị về bảo đảm nguồn nguyên, nhiên liệu chính
Trước mắt, thực hiện việc xuất quặng sắt để nhập đối lưu than mỡ, than
cốc với các đối tác Trung Quốc. Về lâu dài, cần xây dựng chiến lược xuất
nhập khẩu nguyên liệu khoáng chung của cả nước để đảm bảo nguồn than
mỡ, than cốc cho ngành Thép phát triển bền vững.
d. Kiến nghị về xuất nhập khẩu, phát triển thị trường
- Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn
chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản
phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam;
- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hoàn

thiện thị trường các sản phẩm thép, tạo liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi nhuận và
cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh thép;
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện
pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị
trường, chống bán phá giá.
eKiến nghị về phát triển nguồn nhân lực
- Tiếp tục nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho các lực
lượng quản lý trẻ bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các trường
đại học trong và ngoài nước.


- Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài một cách cụ thể về vật
chất, tinh thần như chính sách về phúc lợi, thu nhập, thăng tiến, đào tạo nâng
cao..
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng đội ngũ giáo viên
cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật để có đủ năng lực đào tạo đáp
ứng nhu cầu lao động cho ngành luyện kim. Coi trọng hình thức đào tạo ở
nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đào tạo tại nhà máy.
f. Kiến nghị về phát triển khoa học – công nghệ
Tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố mối quan hệ khoa học – công
nghệ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu R&D, các trường
đại học trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào ngành Thép nước ta.
gKiến nghị về tài chính
- Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức như ODA,
ADB, IMF…
- Minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, tài chính hàng năm trước đại
hội cổ đông, nhằm tạo uy tín để có thể dễ dàng huy động nguồn lực từ các cổ
đông khi cần thiết.
- Thực hiện các hoạt động liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước
để san sẻ, bổ sung nguồn lực cho nhau, nhằm giải quyết những khó khăn về

tài chính.
h. Kiến nghị về bảo vệ môi trường
- Hạn chế, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất
luyện kim mới đầu tư xây dựng phải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến và
được trang bị các thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm đạt tiêu chuẩn
môi trường. Không cấp phép đầu tư cho dự án luyện kim chưa có hoặc
không có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường;
- Có kế hoạch di dời và đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường đối với các cơ sở luyện cán thép nằm trong diện di dời ở
các thành phố hoặc các khu vực làng nghề;
- Thực hiện kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần việc sử dụng các công
nghệ và máy móc lạc hậu như lò cao dưới 200m3 (ngoài các lò cao chuyên
dùng sản xuất gang đúc cơ khí), lò điện và lò chuyển dưới 20 tấn/mẻ (không
kể lò đúc chi tiết cơ khí), dây chuyền cán thép công suất dưới 100 tấn/ca
(không kể cán thép không rỉ và thép chất lượng cao) và các loại máy móc,
thiết bị phụ trợ lạc hậu khác;
- Các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, thép cán khởi công xây dựng
từ ngày 01/01/2011 trở đi ngoài việc phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân


thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu hao
nguyên vật liệu, năng lượng thấp, còn phải thỏa mãn điều kiện như sau:
+ Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700m3;
+ Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu là 70 tấn/mẻ;
+ Lò thổi ôxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ;
+ Dây chuyền cán thép có công suất tối thiểu từ 500.000 tấn/năm trở
lên.
- Kiểm soát chặt chẽ an toàn hóa chất, khí thải, đặc biệt là những hóa
chất có mức độ độc hại ở các cơ sở sản xuất sản phẩm thép dẹt cán nguội,

mạ tráng kim loại, sơn phủ màng hữu cơ, các phòng thí nghiệm, các cơ sở
sản xuất cốc, thiêu kết và hoàn nguyên quặng sắt.
- Giải pháp về quản lý: ban hành cơ chế, chính sách phát triển ngành
Thép Việt Nam theo hướng khuyến khích cao và bảo hộ hợp lý đầu tư sản
xuất ở thượng nguồn (khai thác, tuyển quặng sắt quy mô lớn, sản xuất các
sản phẩm hoàn nguyên, gang, phôi thép), xây dựng các liên hợp luyện kim
và các nhà máy cán sản phẩm thép dẹt quy mô lớn.
Đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để
nâng cao năng lực cạnh tranh. Khuyến khích việc thành lập công ty cổ phần
có sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, các ngành kinh tế và các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
*Các kiến nghị về marketing
-Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm
kiếm thị trường xuất khẩu ngõ hầu, giải quyết tình trạng dư thừa công suất
trong những năm sau này, tiếp cận khách hàng bằng mọi hình thức trực tiếp
hoặc gián tiếp, đặc biệt các khách hàng là đơn vị, công ty, xí nghiệp, nhà
máy có giấy phép dadàu tư sản xuất hoặc có nhu cầu xây dựng phát triển cơ
sở hạ tầng.
-Hoàn thiện chính sách sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, qui cách và chất
lượng sản phẩm bằng cách cải tiến qui trình công nghệ, thiết kế khuôn
mẫu… đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, nâng thương hiệu thép của các
doanh nghiệp lên tầm quốc gia. Các sản phẩm thép Việt Nam phải đạt các
tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9.000, ISO 9001 : 2000, ISO 14.000… Điều này
sẽ giúp cho ngành Thép Việt Nam nhiều thuận lợi khi tham gia hoạt động
xuất khẩu.
-Hoàn thiện chính sách giá cho phù hợp với mức độ cạnh tranh giá trên thị
trường trong nước và ngoài nước. Việc xác định giá bán sản phẩm phải phù



×