Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Biện pháp thi công hạng mục kết cấu phần trên cầu; lắp dựng dầm cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.36 KB, 11 trang )

Biện pháp thi công hạng mục kết cấu phần trên cầu, lắp đặt dầm cầu
Trình tự thi công:
- Chuẩn bị mặt bằng thi công cầu
- Thi công bệ kê gối cầu, dầm cầu
- Đổ bê tông tấm bản mặt cầu
- Bố trí hệ thống thoát nước mặt mầu
- Tiến hành lắp gép lan can tay vịn
- Thi công đường dẫn
- Hoàn thiện
I. Thi công dầm cầu:
Chuẩn bị mặt bằng:
Dùng máy ủi san dọn mặt bằng để làm bãi đúc dầm tại vị trí mặt bằng bên cạnh cầu
Dùng máy ủi kết hợp nhân công làm đường tạm thi công phục vụ lao lắp dầm.
Đường không được lún, lầy, trơn trượt và pải đảm bảo trong suốt quá trình thi công
* Lắp dựng bệ kê gối cầu, dầm cầu:
Dùng cần cẩu lắp đặt cầu dẫn lao dầm bằng dàn thép. Dầm được nhấc lên đường
sàng ngang bằng cần cẩu và dung Palăng kéo dầm da đường lao dọc. Dùng xe
goong chạy trên đường lao dọc chở dầm ra vị trí cầu.Sàng ngang dầm vào vị trí
nhịp và hạ dầm xuống gối cầu và tiếp tục tiến hành lao lắp các dầm tiếp theo
1. Phương pháp thi công lao kéo dầm
- Phương pháp thi công dầm ta làm đường vận chuyển trên đường, dựng giá
long môn trên mố và trụ, trên giá bố trí 2 palăng xích để nâng hạ, sàng ngang dầm
bằng phương pháp sâu đo. Do dầm dài nên ta bố trí thêm trụ tạm ở vị trí giữa mố


và trụ, giữa trụ và trụ để đón dầm, giảm thiểu độ võng của dầm dẫn. Tăng cường
độ ổn định khi lao kéo dầm.
2. Trình tự thi công lao kéo dầm.
+ Thi công trụ tạm
+ Lắp đặt hệ thống đường lao, dầm dẫn, giá long môn
+ Nâng hạ dầm bằng kích thuỷ lực đặt lên xe goòng chạy trên đường lao


+ Kéo dọc dầm trên đường lao ra vị trí
+ Dùng giá long môn nâng hạ, sàng dầm vào vị trí thiết kế
+ Kê chỉnh dầm hoàn thiện mối nối
3. Công nghệ thi công:
* Thiết kế thi công đường lao dọc, dầm dẫn
a) Đường lao dọc
- Đường lao dọc được bố trí một phần ở trên bờ và một phần đặt trên dầm
dẫn bắc qua mố, trụ tạm và trụ cầu.
- Sơ đồ bố trí đường lao có bản vẽ chi tiết kèm theo.
- Cấu tạo đuờng lao gồm :
+ Phần trên bờ: Xe goòng chạy trên 2 thanh ray P43, 2 thanh ray P43 được
đặt trên các tà vẹt gỗ kê trên nền đất đầm chặt có đệm 10 cm đá dăm. chiều dài
đường lao phần trên bờ là L1 = 50 m
- Liên kết giữa ray và tà vẹt bằng đinh crămpông, Tà vẹt gỗ có kích thước
20x14x180cm, khoảng cách giữa các thanh tà vẹt là 70 cm.
+Phần bắc qua sông: Xe goòng chạy trên 2 thanh ray P43, 2 thanh ray P43
được đặt trên các tà vẹt gỗ kê trên dầm dẫn. Khoảng cách giữa các thanh tà vẹt gỗ
là 0.5m, liên kết giữa tà vẹt gỗ và ray bằng đinh crămpông, liên kết giữa tà vẹt và


dầm dẫn bằng bu lông Φ20 L = 200mm. Chiều dài đường lao đặt trên dầm dẫn là
L2 = 24m
b) Dầm dẫn
- Tải trọng tác dụng lên dầm dẫn (Tính cho 1m dầm dẫn)
+ Tải trọng do trọng lượng tà vẹt:
+ Tải trọng do trọng lượng 2 ray P43
+ Tải trọng do trọng lượng xe goòng và thiết bị kê dầm lấy Pg = 300 kg
+ Tải trọng do trọng lượng dầm dẫn:
* Thi công trụ tạm
- Để tạo độ ổn định khi lao lắp, ta bố trí ở giữa nhịp một trụ tạm bằng cách

xếp rọ đá. Chiều cao trụ tuỳ theo địa hình thực tế mà tính toán, Cao độ đỉnh trụ tạm
bằng cao độ đáy dầm dẫn.
* Các bước thi công lao kéo dầm.
Sau khi dầm thép được vận chuyển đến địa điểm thi công
- Dùng kích nâng dầm đặt lên bàn trượt, liên kết các thanh chống đỡ dầm.
- Dùng tời kéo trượt dầm ra vị trí đường lao dọc.
- Nâng nổi dầm lên cao, rút bàn trượt và đưa hệ thống xe goòng, đường lao
vào 2 đầu dầm. Liên kết các thanh đỡ dầm.
- Dùng tời kéo dầm ra vị trí nhịp, dùng 2 palăng xích treo trên giá long môn
sàng dầm vào vị trí gối theo phương pháp sâu đo.
- Dầm cuối cùng (Dầm giữa) được nhấc nổi đặt tạm lên trên dầm biên, kéo
đường goòng sang nhịp tiếp theo để lao lắp nhịp tiếp sau đó mới sàng dầm giữa
vào đúng vị trí.
- Liên kết tạm các dầm ở nhịp, tiến hành nắn, hàn cốt thép chờ để thi công
dầm ngang, mối nối dọc ở bản cánh.


- Tiến hành lao lắp dầm cho nhịp tiếp theo. Đường lao dọc được đặt trực tiếp
trên nhịp thứ nhất.
- Sau khi lao lắp xong cả 3 nhịp, tiến hành tháo dỡ hệ thống giá long môn,
trụ tạm và chuyển sang làm các công việc tiếp theo.
II. Thi công đổ bê tông tấm bản mặt cầu
Biện pháp thi công cụ thể:
1/ Định vị công trình:
Trước khi tiến hành hạng mục, yêu cầu đơn vị thiết kế giao mặt bằng tim,
mốc chính của tuyến công trình.
Nhà thầu chúng tôi sẽ xác định vị trí, cao độ của các chi tiết cũng như cao
trình nền. Trên cơ sở các số liệu được cung cấp chúng tôi tiến hành khống chất và
thi công xây dựng.
2/ Công tác ván khuôn:

- Nhà thầu sẽ chọn cốp pha thép để thi công ván khuôn bản mặt cầu.
- Cốp pha được thiết kế đảm bảo độ cứng và ổn định trong suốt quá trình thi
công.
- Các thanh chống đỡ được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ
hệ thống cốp pha.
- Bố trí vệ sinh cốp pha trước khi đổ bê tông.
3/Thi công bê tông:
Bê tông tươi được trộn tại trạm trộn với hệ thống cân điện tử đảm bảo chính
xác khối lượng và chất lượng các mẻ trộn được vận chuyển đến chân công trình.
– Xe chở bê tông đến công trình là loại chuyên dụng đảm bảo bê tông không
bị phân tầng, mất nước hoặc hao hụt khi vận chuyển.


– Tại công trình bê tông được trút vào miệng của bơm và từ từ phun lên các
điểm mà công trình cần thi công.
– Lấy mẫu bê tông (lấy trực tiếp từ xe chở bê tông) mang đo độ sụt của bê
tông và sử dụng mẫu bê tông này để đổ mẫu thử trước khi tiến hành đổ bê tông (đổ
bê tông vào bơm để bơm lên công trình).
Khi thi công bơm bê tông tươi việc điều phối bơm giữa vận hành bơm và
điều khiển bơm, ra bê tông trên xe vận chuyển là rất quan trọng vì vậy chúng tôi sẽ
bố trí nhân lực phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp nhau tránh tình trạng bê tông trào
ra khỏi máng bơm…
Đổ và đầm bê tông:
- Việc thi công đổ bê tông đảm bảo các yêu cầu:
+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ
cốt thép.
+ Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha.
+ Bê tông được đổ liên tục thành từng lớp nằm ngang phù hợp với tính năng
của đầm cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế.
+ Khi đổ bê tông, tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của bê tông không

được quá 1,5m.
+ Chiều dầy mỗi lớp đổ bê tông căn cứ vào các điều kiện như thời tiết, năng
lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu không vượt các trị
số ghi trong bảng 16 của TCVN 4453-1995.
- Khi đổ bê tông, đảm bảo.
+ Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, cốt thép, phát hiện và xử lý kịp thời
nếu xảy ra sự cố.


+ Những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy thì
kết hợp đầm thủ công.
+ Khi trời mưa che chắn, không để nước mưa rơi trực tiếp vào bê tông.
Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định tuân theo TCVN 44531995, cụ thể là nếu xảy ra bất trắc ngừng đổ bê tông trong thời gian quá 60 phút
đối với nhiệt độ >30oC và 90 phút đối với nhiệt độ từ 20 oC đến 30oC thì đơị bê
tông đạt cường độ >25 daN/cm2 mới được đổ tiếp và xử lý bằng cách làm mặt
nhám. Đổ bê tông vào ban đêm đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và đổ bê tông.
- Đổ bê tông trong những ngày nắng nóng che ánh nắng mặt trời.
- Đổ dày một lớp đổ bê tông như sau:
+ Đầm bằng đầm dùi: 20cm - 30cm.
+ Đầm mặt (cốt thép đơn: áp dụng cho bản và tường là 20cm).
- Việc đầm bê tông đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đầm bê tông đảm bảo sao cho sau khi đầm bê tông được đầm chặt, không
bị rỗ và hoàn thiện bề mặt bê tông theo hình dáng cấu kiện thiết kế.
- Thời gian đầm tại mỗi vị trí, khoảng cách giữa các vị trí phù hợp với tính
năng của đầm và các vị trí của cấu kiện đều được đầm đảm bảo yêu cầu (khi vữa xi
măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa) là kết thúc công tác đầm chặt bê
tông trước khi xi măng đã bắt đầu ninh kết. Cấm không được lay cốt thép trong quá
trình đổ bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông:
- Các bề mặt bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng đúng quy trình, trong điều

kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các quá trỡnh cú hại
cho sự đóng rắn của bê tông.
- Thời gian bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng
17 của TCVN 4453-1995.


- Trong thời gian bảo dưỡng bê tông được bảo vệ chống các tác động cơ học
như: rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra các hư hại
khác.
- Tất cả các bề mặt bê tông đó hoàn thành được bảo vệ nhằm tránh hư hỏng,
hay nhuốm bẩn, các góc, cạnh kết cấu được bảo vệ chống hư hỏng bất ngờ.
- Sau khi đổ bê tông, mỗi kết cấu bê tông đều được bảo dưỡng trong điều
kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để ninh kết và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại
đến quá trình đóng rắn của bê tông.
- Trong quá bảo dưỡng, bê tông được bảo vệ để tránh các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại
khác làm giảm chất lượng bê tông. Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co
ngót dẫn đến sự hỡnh thành cỏc khe nứt.
- Bảo dưỡng ban đầu (đối với bê tông bản).
+ Sau khi đổ bê tông xong, dùng bao tải đó được làm ẩm phủ lên bề mặt bê
tông, (không tưới nước để tránh phá hoại bờ tụng).
+ Bảo dưỡng ban đầu kéo dài 5 tiếng (vào mùa hè) và 10 tiếng vào mùa
đông.
- Bảo dưỡng tiếp theo (đối với tất cả các kết cấu).
+ Tiến hành ngay sau khi bảo dưỡng ban đầu kết thúc. Bảo dưỡng tiếp theo
trong 7 ngày bằng phương pháp phun nước sạch lờn bề mặt cấu kiện bờ tụng.
+ Thời gian tưới nước dưỡng ẩm tiếp theo kéo dài trên 7 ngày đêm đến khi
bê tông đạt cường độ 50% R28.
Trong suốt quỏ trỡnh bảo dưỡng, không được để bê tông khô trắng mặt.
+ Bảo dưỡng ẩm: Thực hiện theo TCVN 5592-1991 “Bê tông nặng. Yêu cầu

bảo dưỡng ẩm tự nhiên”.


+ Thời kỳ bảo dưỡng bê tông không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng
17 của TCVN 4453 - 1995.
+ Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ
học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra các hư
hại khác.
Thi công mặt cầu
Lớp phủ
Việc bố trí một lớp bê tông phủ bằng lên mặt cầu có chức năng vừa làm áo
đường vừa cách nước, được phép đổ luôn tại chỗ cùng với các khe nối dọc giữa các
phiến dầm của kết cấu nhịp.
Bản dẫn
Việc lắp đặt các bản dẫn chuyển tiếp từ nền đường vào đầu cầu đường đi bộ
phải thực hiện theo 1 trình tự và thời gian ấn định trong thiết kế, có tính đến cấu
tạo của bản, đặc chưng của đất đắp sau mố và lớp nền đặt bản dẫn này.
Chống thấm mặt cầu
Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà,
nước đọng…
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa
ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng
bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho
sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.


- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được

định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông.
Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô
trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
Quy trình thi công chống thấm:
Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê
tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài
lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các
dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường
bao với sàn bê tông.
- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục
rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định
vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục
rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản
phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù
không co ngót.
- Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các
hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt
bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.


- Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công,
sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn
để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là
sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông
chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao
thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau
này).

- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước
sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn
cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn
bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
- Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt
trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu
thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co
giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Thoát nước mặt cầu:
Trong quá trình khai thác và sử dụng, dưới tác dụng của:
+ Tải trọng và Các yếu khác … xuất hiện vết nứt trong kết cấu.
- Nước mưa sẽ thấm qua vết nứt gây han gỉ cốt thép
- Giảm tuổi thọ công trình.


Vì vậy để đảm bảo thoát nước: Chúng tôi sẽ tiến hành bố trí 0,9m một ống
thoát nước.
Cấu tạo và cách bố trí:
- Ống thoát nước có thể làm bằng gang, chất dẽo (nhựaPVC), hoặc bê tông.
Ở đây chúng tôi lựa chọn ống nhựa PVC. Đường kính trong nhỏ nhất 15cm, đầu
thò ra ít nhất 10cm.
- Ống nước được bố trí đặt dưới lớp bê tông mặt cầu, một đầu sẽ được bố trí
vuông góc với bản cầu và liên kết với nhau bằng cút nối. Đầu còn lại sẽ thu nước ở
rãnh nhỏ được bố trí trên bản cầu để thu nước và thoát nước ra ở đầu kia
Thi công lan can cầu
Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt lan can sau khi đã tháo cốp pha nhịp và các trụ
đỡ bằng bê tông.Thi công lan can theo đúng đường thẳng và độ dốc quy định. Có

thể bao gồm cả độ vồng của từng nhịp nhưng không phép thi công theo bất kỳ bộ
phận không bằng phẳng nào của kết cấu phần trên. Trong trường hợp có hoặc
không có siêu cao, phải lắp dựng lan can trên cầu theo phương thẳng đứng.
Lan can được thiết kế bằng thép, phía dưới là dải bê tông được thi công tại
chỗ, nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành điều chỉnh lan can trước khi nao nhằm đảm
bảo khớp nối chính xác tại các vị trí tiếp xúc, đồng thời đảm bảo hướng và độ
vồng trên suốt chiều dài của lan can. Khoan các lỗ để nỗi với lan can tại đúng vị
trí và theo một độ dốc và hướng thích hợp.
Thi công khe co giãn răng lược
Khe co giãn là khoảng trống của dầm để thừa ra nhằm tránh ứng suất nhiệt
trong quá trình co giãn. Khe co giãn thường có hai loại khe co giãn rộng từ 1015cm, khe co giãn hẹp từ 2-5cm. Để cho xe chạy êm thuận và tránh hư hại cho nên
phải lắp khe co giãn. Khe co giãn có nhiều loại: Khe co giãn cao su, khe co giãn
bằng thép, khe co giãn dạng dầm thép.



×