Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bộ đề đáp án thi giáo viên giỏi 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.55 KB, 18 trang )

UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

A. PHẦN CHUNG (2,0 điểm)
Đồng chí Hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
giáo viên theo 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông?
B. PHẦN CHUYÊN MÔN (8.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Chứng minh vị trí địa lí là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành khai
thác thủy sản ở nước ta.
3. Tại sao đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là một chủ trương lớn của ngành thủy sản
nước ta?
4. Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có tính tất yếu?
Câu 2. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24 và trang 29, kết hợp với hiểu biết của bản
thân, thầy (cô) hãy:
1. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta
hiện nay?
2. Nhận xét và giải thích cán cân xuất, nhập khẩu của vùng Tây Nguyên?
Câu 3. (2,0 điểm) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1. Nếu học sinh hỏi về sự kiện APEC 2017, thầy (cô) sẽ trả lời như thế nào?
2. Tại sao trên Trái Đất trong năm sinh ra các mùa?


3. Tại sao ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số vẫn
tăng?
4. Tại sao miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh và không quá khô?
Câu 4. (1,0 điểm)
Theo thầy (cô), loại biểu đồ nào thể hiện được rõ nhất sự thay đổi cơ cấu của đối
tượng địa lí qua nhiều năm? Thầy (cô) hãy nêu những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng
loại biểu đồ đó.
----- Hết ----Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ……………………..

Số báo danh: ……………


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
MÔN ĐỊA LÍ
Câu
1

Ý
1

2

3

4

2


1

2

Nội dung
Điểm
Chứng minh vị trí địa lí là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan
0,5
trọng.
- Vị trí địa lí bao gồm: vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế, chính trị, vị trí địa
0,25
lí giao thông. Tạo điều kiện để trao đổi, tiếp cận, giao lưu hay cùng phát triển
giữa các quốc gia với nhau
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, vị trí địa lí là một nguồn lực định hướng
0,25
phát triển có lợi nhất trong phân công lao động thế giới, xây dựng các mối quan
hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành khai
1,5
thác thủy sản ở nước ta.
* Thuận lợi
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn với 0,25
diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu 0,25
tấn, cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn 0,25
thể và hơn 600 loài rong biển, nhiều loại đặc sản (dc)
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm (dc)
0,25
* Khó khăn

- Biển Đông là vùng biển có nhiều thiên tai (dc)
0,25
- Ở 1 số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
0,25
Tại sao đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là một chủ trương lớn của ngành thủy sản
0,5
nước ta?
- Nguồn lợi hải sản ven bờ gần như đã bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
0,25
biển ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy đánh bắt xa bờ góp phần khai thác hợp lí tài
nguyên hải sản phong phú và đa dạng của nước ta
- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
0,25
Tại sao nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có tính tất yếu?
0,5
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các
0,25
vùng và các thành phần. Hay nói cách khác là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với xu thế và môi trường phát
triển (Ví dụ giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành dịch vụ...)
- Cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) chịu tác động của các nhân tố vị trí 0,25
địa lí, nguồn lực tự nhiên (dc) và nguồn lực kinh tế - xã hội (dc). Các nhân tố này
luôn thay đổi -> nên cơ cấu kinh tế sẽ bị thay đổi theo dẫn đến sự chuyển dịch.
Giải thích vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước
1,0
ta hiện nay?
- Đông Nam Bộ gồm 06 tỉnh thành, hội tụ nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều
0,25
kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
- Vị trí: Giáp Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, 0,25

giáp biển Đông. Các vùng trên vừa cung cấp nguyên nhiên liệu, vừa là thị trường
tiêu thụ.
- Tự nhiên: Có nhiều thế mạnh về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, lâm nghiệp,
0,25
khoáng sản, biển (dc).
- Kinh tế - xã hội: Dân cư đông có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng hoàn
0,25
thiện. Thu hút nhiều vốn đầu tư, Nhà nước ưu tiên phát triển....
Nhận xét và giải thích cán cân xuất nhập khẩu của vùng Tây Nguyên
1,0
- Nhận xét: Các tỉnh trong vùng có giá trị xuất nhập khẩu không đều (dc).
0,25
- Giá trị xuất khẩu (cột xanh) cao hơn giá trị nhập khẩu (cột đỏ) -> Xuất siêu
0,25
- Giải thích:


3

1

2

3

4

4

+ Đây là vùng kinh tế kém phát triển nhất nước ta

+ Giá trị xuất khẩu cao hơn vì: Chủ yếu với các mặt hàng nông sản, lâm sản: cà
phê, rau, hoa...(là vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ 2, rừng giàu nhất...)
+ Giá trị nhập khẩu ít hơn vì: (do kinh tế nông nghiệp là chính, công nghiệp nhỏ
bé (nhu cầu nguyên liệu ít); Thưa dân, mức sống thấp (sức mua ít)...
Nếu học sinh hỏi về sự kiện APEC 2017, thầy (cô) sẽ trả lời như thế nào?
- APEC 2017: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25,
thời gian từ ngày 6 - 11/11/2017, tại Đà Nẵng.

0,25

- Mục đích: Thúc đẩy phát triển về kinh tế, tài chính và xã hội, tăng
cường chất lượng giáo dục, tạo những động lực mới cho tăng trưởng
bền vững, thúc đẩy thương mại, đầu tư tự do và mở ở châu Á - Thái
Bình Dương, APEC đang nỗ lực hoàn tất các mục tiêu Bogor vào năm
2020 ....

0,25

Tại sao trên Trái Đất trong năm sinh ra các mùa?
- Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết
và khí hậu
- Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt
năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì Bắc
Bán cầu ngả về mặt trời, có thời kì Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời. Điều đó
làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay
đổi trong năm.
Tại sao ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số
vẫn tăng?
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện các chính sách dân số.
- Dân số đông, cơ cấu dân số đang chuyển tiếp từ cơ cấu trẻ sang cơ cấu già

- Tỉ lệ gia tăng số giảm nhưng vẫn ở mức dương (1,32% - 2005; 1,03% - 2017)
sinh vẫn lớn hơn tử, nên tổng dân vẫn tăng.
Tại sao miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh và không quá khô?
- Mùa đông lạnh vì chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
- Không quá khô vì gió mùa đông bắc cuối mùa đông (tháng 2,3) khi di chuyển bị
lệch hướng qua biển Đông vào đất liền mang theo hơi nước gây ra hiện tượng
mưa phùn.
Theo thầy (cô), loại biểu đồ nào thể hiện rõ được rõ nhất sự thay đổi cơ cấu
của đối tượng địa lí qua nhiều năm? Thầy (cô) hãy nêu những ưu điểm và
hạn chế khi sử dụng loại biểu đồ đó.
- Đó là biểu đồ miền
(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm)
- Ưu điểm: thể hiện được rõ nhất sự thay đổi cơ cấu của đối tượng trong nhiều
năm.
- Hạn chế:
+ Không thể hiện được sự thay đổi của quy mô
+ Phức tạp khi vẽ cơ cấu có từ 4 thành phần trở lên.
Tổng câu I + Câu II + Câu III + câu IV

0,5
0,25

0,25
0.5
0,25

0,25

0,5

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
8,0


UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: GDCD
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

A. PHẦN CHUNG (2,0 điểm)
Đồng chí Hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
giáo viên theo 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông?
B. PHẦN CHUYÊN MÔN (8.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Thầy (cô) hãy cho biết để dạy tốt bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ

đóng thuế (chương trình môn GDCD lớp 9) người giáo viên cần nắm vững những nội
dung cơ bản nào?
Câu 2. (2.5 điểm)
Sau tiết thao giảng của cô giáo Minh, một đồng nghiệp nhận xét: “Mặc dù giờ
học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng giáo viên vẫn chưa đổi
mới phương pháp dạy học vì không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương
tiện dạy học hiện đại” . Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình.
Câu 3. (1,0 điểm)
Tình huống: Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ và đã đâm vào xe mãy của chị D đang
đi đến từ đường có tín hiệu đèn xanh. Xe máy của chị D bị hỏng nặng. sau khi thoả
thuận, anh B đã nhận lỗi thuộc về mình và đến bù thiệt hại chi chị D. Ngoài ra anh B
còn bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền vì vi phạm luật lệ anh toàn giao thông.
1. Hãy xác định vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của anh B trong tình
huống trên
2. Nêu các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
Câu 4. (2.5 điểm)
Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về pháp luật, kỉ luật? là giáo viên dạy
môn Giáo dục công dân, anh (chị) xác định trách nhiệm của bản thân như thế nào trong
việc giáo dục học sinh thực hiện đúng pháp luật và tôn trọng kỉ luật?
----- Hết ----(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………..

Số báo danh: ……………


PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC


(Đáp án gồm có 03 trang)
Câu
1

2

Nội dung
Anh (chị) hãy cho biết để dạy tốt bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ
đóng thuế (chương trình môn GDCD lớp 9) người giáo viên cần nắm vững
những nội dung cơ bản nào?
Cần nắm được các kiến thức:
- Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục
đích thu lợi nhuận
- Nắm được Điều 3 Luật Doanh nghiệp: Kinh doanh là việc thực hiện một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ
chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh....
- Ở nước ta hiện nay, quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng: có
nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh tế rất phong phú, đa
dạng...tạo điều kiện cho công dân có khả năng lựa chọn thích hợp để tự tổ
chức sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm, nâng cao đời sống...
- Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của
nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi
trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như
thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm...
- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ
nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung như: an
ninh, quốc phòng....

- Cần nắm được một số loại thuế cơ bản hiện nay: thuế nhà đất, thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...
- Ý nghĩa, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường: ổn định thị trường,
điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo đúng định
hướng của Nhà nước
Sau tiết thao giảng của cô giáo A, một đồng nghiệp nhận xét: “Mặc dù giờ học
đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng giáo viên vẫn
chưa đổi mới phương pháp dạy học vì không sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm và phương tiện dạy học hiện đại”.
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình.
- Khẳng định: không đồng ý.
Lý giải:
- Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả, phát huy
được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
HS và từng lớp học, môn học.
- Đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền
thống và tuyệt đối hoá các PPDH hiện đại ...
- Khi giờ học đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh... có nghĩa
là GV đã ĐMPPDH
- Không sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương tiện dạy học hiện

Điểm
2.0
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25


0.25
0.25
0.25

2.5

0.25
0.5
0.25
0.25
0.25


3

1.

2.

4

đại không có nghĩa là chưa ĐMPPDH ...
- PP thảo luận nhóm là một PPDH hiện đại, có nhiều ưu điểm trong việc phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhưng không phải là một
PPDH vạn năng ...
- Chỉ sử dụng PPDH thảo luận nhóm nếu phù hợp nội dung bài dạy học, trình
độ HS ...
- Phương tiện dạy học hiện đại không phải là PPDH ... chỉ là công cụ hỗ trợ
cho GV và HS trong quá trình dạy học ...
- Sử dụng PTDH như thế nào phải phù hợp nội dung bài dạy học ..., PTDH

môn GDCD hiện nay có nhiều loại, không chỉ sử dụng PTDH hiện đại mới là
ĐMPPDH
Tình huống: Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ và đã đâm vào xe máy của chị D
đang đi đến từ đường có tín hiệu đèn xanh. Xe máy của chị D bị hỏng nặng.
Sau khi thoả thuận, anh B đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho
chị D. Ngoài ra anh B còn bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền vì vi phạm luật
lệ an toàn giao thông.
1. Anh (chị) hãy xác định vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của anh B
trong tình huống trên.
2. Nêu các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.
- Anh B đã vi phạm pháp luật hành chính vì vượt đèn đỏ và phải chịu trách
nhiệm hành chính, phải nộp phạt theo quy định xử phạt hành chính ...
- Anh B đã vi phạm pháp luật dân sự vì làm thiệt hại tài sản của chị D, vì vậy
phải chịu trách nhiệm dân sự qua việc đền bù thiệt hại cho chị D ...
Nêu được 4 dấu hiệu cơ bản sau
- Đó phải là một hành vi ...
- Các hành vi đó trái với quy định của pháp luật ...
- Người thực hiện hành vi đó có lỗi ...
- Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lý ...
Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về pháp luật, kỷ luật? Là giáo viên
dạy học môn Giáo dục công dân, anh (chị) xác định trách nhiệm của bản thân
như thế nào trong việc giáo dục học sinh thực hiện đúng pháp luật và tôn trọng
kỷ luật?
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà
nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
- Pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm; những việc phải
làm; những việc không được làm.
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những
hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt
chẽ của mọi người

- Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong cả nước,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo...
- Kỷ luật là những quy ước, quy định ở phạm vi hẹp trong một tập thể, một
cộng đồng ...
- Tuy nhiên, nhưng quy ước ... của kỷ luật không được trái quy định của pháp
luật ...
- Những quy định của PL và KL giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung
để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động ...
- ... Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người...
- Góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân và xã hội ...

0.25
0.25
0.25
0.25

1.0

0.25
0.25
0.125
0.125
0.125
0.125
2.5
0.25
0.25
0.25
0.125
0.125

0.25
0.25
0.25
0.25


Liên hệ bản thân trong dạy học:
- Dạy học đảm bảo các kiển thức chuẩn, nâng cao trình độ, nhận thức, kỹ năng
sống cho HS...
- Không ngừng nâng cao trình độ, gương mẫu thực hiện PL, KL ...

0.25
0.25


UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

A. PHẦN CHUNG (2,0 điểm)
Đồng chí Hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
giáo viên theo 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông?
B. PHẦN CHUYÊN MÔN (8.0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)
Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Hiện nay,
Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giải
quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc như thế nào?
Câu 2. (1,5 điểm)
Nêu bản chất của toàn cầu hoá và những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu
hoá. Vì sao toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát
triển?
Câu 3. (2,0 điểm)
Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế
kỷ X-XV ? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 4. (2,5 điểm)
Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu
nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh
hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 5. (2,5 điểm)
Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giải quyết quan
hệ với Pháp bằng con đường hòa bình trong những năm 1945- 1954 thể hiện như thế
nào ? Trình bày những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về
Đông Dương.
----- Hết ----(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………..

Số báo danh: ……………


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1 (1,5 điểm) Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Hiện
nay, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giải

quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc như thế nào ?
1. Mục đích:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa
0,5
các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc…
2. Nguyên tắc hoạt động:
0,5
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
0,1
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
0,1
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
0,1
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
0,1
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và
0,1
Trung Quốc)
3. Việt Nam vận dụng nguyên tắc…
0,5
- Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang có sự tranh chấp về lãnh thổ ở vùng
Biển Đông trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế hai quần đảo này 0,25
là của Việt Nam, có những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi.
- Việt Nam đã kiên trì thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc,
nhất là nguyên tắc thứ tư và thứ năm: giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện 0,25
pháp hòa bình và chung sống hòa bình. Việt Nam đã kiên trì đối thoại, tránh xung
đột vũ trang với Trung Quốc để tìm con đường giải quyết đúng đắn nhất.
Câu 2 (1,5 điểm). Nêu bản chất của toàn cầu hoá và những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn
cầu hoá. Vì sao toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát

triển ?
Nội dung
* Bản chất của toàn cầu hóa :
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới...
*Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá.
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế... Sự phát triển và
tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (có khoảng 500 công ty xuyên
quốc gia kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những
công ty này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu)...
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn... nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước...
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực (IMF, WB, WTO, EU,...). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới và khu vực...
*Toàn cầu hoá vừa là thời cơ…
- Xu thế hòa bình, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy
kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh

Điểm
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25



kinh tế khu vực và quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công
nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để
có thể « đi tắt đón đầu » rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
*Toàn cầu hoá vừa là thách thức …
-Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ
dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế. Sự cạnh 0,25
tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều
bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
-Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
-Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại…
Câu 3 (2 điểm) Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các
thế kỷ X-XV ? Nguyên nhân của sự phát triển đó ?
1. Sự phát triển.
- Giáo dục
+ Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí, các nhà nước đương thời
0,2
đều quan tâm đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.
+ Nhà Lý lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long (1070), đắp tượng Khổng Tử, …
Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, đặt lệ lấy "Tam khôi" quy
định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám... Nhà Lê quy chế thi cử được 0,2
ban hành rõ ràng, ba năm có kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ, dựng bia ghi tên Tiến sĩ…
- Văn học
+ Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng
như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo,…vừa thể hiện tài năng 0,2
văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.
+ Thế kỷ XI-XII, chữ Nôm ra đời…Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ
Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê

0,2
Thánh Tông…
- Nghệ thuật
+ Cung điện, tháp, đền đài, thành được xây dựng…;những công trình kiến trúc
Phật giá xây dựng khắp nơi như: chùa Một cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, Phổ 0,2
Minh...
+ Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như chân
bệ cột hình hoa sen, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề…
0,2
+ Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc: chèo, tuồng, múa rối phát triển. Âm
nhạc với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm...
0,2
2. Nguyên nhân phát triển:
- Sự phát triển về các mặt chính trị, kinh tế...của các triều đại Lý, Trần, Lê tạo
tiền đề cho các mặt giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển.
0,2
- Các triều đại phong kiến đều có những chính sách tạo điều kiện cho các hoạt
động này phát triển...
0,2
- Sự sáng tạo của nhân dân ta trong sản xuất, trong đấu tranh nhằm gìn giữ, bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc...
0,2


Câu 4 (2,5 điểm). Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào
yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh
hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Nội dung
1. Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện…
a) Phong trào yêu nước chống Pháp cuối TK XIX diễn ra theo khuynh hướng

phong kiến, biểu hiện là các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (khởi
nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê…)
b) Phong trào yêu nước đầu TK XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản, biểu hiện
ở 2 xu hướng chủ yếu:
+ Xu hướng bạo động ( đại biểu là Phan Bội Châu) với việc lập Hội Duy Tân, tổ
chức phong trào Đông Du, thành lập Việt Nam quang phục hội
+ Xu hướng cải cách ( đại biểu là Phan Châu Trinh) với việc thành lập trường học
mới ( tiêu biểu là Đông Kinh nghĩa thục), cuộc vận động Duy tân, biến thành bạo
động trong phong trào chống thuế ở Trung kỳ.
c) Phong trào yêu nước từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 có
hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng tư sản: biểu hiện qua những cuộc đấu tranh chống độc quyền
cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì, thành lập Đảng Lập
hiến, thành lập các tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng
Nam… ; lập các nhà xuất bản (Nam đồng thư xã, Cường học thư xã…) ; ra báo
tiến bộ (Chuông rạn, người nhà quê, An nam trẻ..), đấu tranh đòi thả Phan Bội
Châu, truy điệu và để tang Phan Châu Trinh… ; Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc
khởi nghĩa Yên Bái
+ Khuynh hướng vô sản : biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân
theo hướng từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc, gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên và cuộc vận động thành lập Đẩng cộng sản Việt Nam
2. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, rút ra kết luận…
+ Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản
đều thất bại, chứng tỏ các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức giúp
nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế độc lập dân tộc không gắn liền
với chủ nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản dành được thắng lợi với sự ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách
mạng Việt Nam, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội.

Điểm
2,0
0,2 5
0,75

0,5

0, 5
0,5
0,25

0,25


Câu 5 (2,5 điểm). Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giải quyết
quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình trong những năm 1945- 1954 thể hiện như thế
nào ? Trình bày những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông
Dương.
1. Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giải
quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình…
- Từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (9/1945), với thiện chí nhân
đạo và hòa bình, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng biện pháp đàm
phán và nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, thể hiện rõ nhất qua
việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946…Trái ngược
với thiện chí của Việt Na, thực dân Pháp nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân
sự. Vì thế, thiện chí của chính phủ và nhân dân Việt Nam không đem lại kết quả
mong muốn.
- Đến Đông- Xân 1953-1954, cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược,

Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh đấu tran ngoại giao để kết thúc cuộc
kháng chiến. Tháng 11- 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: « … nếu Chính
phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi
đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt
Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và Chinhs phủ Việt Nam Dân chủ cộng
hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó »
2. Những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông
Dương.
- Thắng lợi về quân sự của nhân dân Việt Nam tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại
giao : Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam liên tiếp giành nhiều thắng lợi to
lớn và toàn diện. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 19531954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là
cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp với sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ, làm xoay
chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh
ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến
- Về phía thực dân Pháp : Cuộc chiến tranh xâm lược Đong Dương trở thành một
gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn đi đến một giải pháp
thương lượng tên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ sự viện trợ của Lĩ
nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Na va với hi vọng tìm lối thoát trong danh dự.
Nhưng nỗ lực cuối cùng này bị thất bại. Pháp cần tới đàm phán để kết thúc chiến
tranh.
- Về mặt quốc tế : Nguyện vọng của nhân dân tế giới là hòa bình. Cuộc chiến
tranh Triều Tiên (1950- 1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe kết thúc
mà không phân thắng bại. Xu thế hòa hoãn xuất hiện. Các nước lớn đều cho rằng
tương quan lực lượng quốc tế đang ở thế cân bằng. Tháng 1-1954, Hội nghị ngoại
trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ở Béc lin thỏa thuận về việc triệu tập
một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Đông Dương.

1,0


0,5

0,5

1,5
0,5

0,5

0,5


Câu 1: (2,0 điểm)
Anh (chị), Hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên theo
30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ
sở và giáo viên trung học phổ thông ? (2,0 điểm)
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị (0,5 điểm)
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp (0,5 điểm)
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của
ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh (0,5 điểm)
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để
học tập và rèn luyện tốt.
Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp (0,25 điểm)
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện
mục tiêu giáo dục.
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong (0,25 điểm)

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác
phong mẫu mực, làm việc khoa học.


UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

A. PHẦN CHUNG (2,0 điểm)
Đồng chí Hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
giáo viên theo 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông?
B. PHẦN CHUYÊN MÔN (8.0 điểm)
Câu 1. (1,5điểm)
Ca dao có câu:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Trong “Truyện Kiều”, câu 1603, 1604, Nguyễn Du viết:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Đồng chí hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu trên.
Câu 2. (1,5điểm)
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”
(Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống - NXB Thanh niên, 2006)

Trình bày suy nghĩ của đồng chí về câu danh ngôn trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
“ Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Đồng chí hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy nói về “ánh sáng riêng” mà
truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã “rọi vào” tâm hồn đồng chí.
----- Hết ----(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ……………………..

Số báo danh: ……………


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT GVG CÁC MÔN KHXH
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: (1,5điểm)
GV có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể những ý kiến,
cảm thụ riêng nhưng phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Cụ thể cần nêu được các ý
sau:
- Chỉ có 14 chữ, câu cao dao gợi lên trước mắt người đọc cảnh đẹp của người lao động
tát nước giữa đêm trăng, giữa cánh đồng tràn ngập ánh trăng lung linh như vàng như
bạc. Tâm hồn người nghệ sĩ dân gian đã thực sự rung động khi bắt gặp cảnh đẹp thơ
mông ấy và cũng chỉ có một chữ trăng mà người đọc thấy như cả 14 chữ đều nhuốm
ánh trăng. Nhưng cái đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đây người nghệ sĩ dân gian chỉ
bằng mấy nét phác họa đã gợi được cái thần trong bức tranh tát nước đêm trăng đặc sắc.
Nếu ở câu lục người đọc chưa thấy có sự miêu tả mà mới chỉ là lời hô, gọi “hỡi cô…”
thì ở câu bát thật tài tình chỉ bằng 4 chữ “múc ánh trăng vàng” trong câu “Sao cô múc
ánh trăng vàng đổ đi” thì người đọc như thấy cả một trời trăng, cả một cánh đồng đầy
trăng. Ánh trăng như xuyên thấm vào con người, vào cảnh vật, vào cả công việc rất đỗi
bình dị kia nữa. Hình ảnh cô thiếu nữ tát nước bên đàng đâu còn thấy cô đơn, một mình
lẻ loi mà chỉ thấy đẹp rực rỡ kì lạ. Chỉ có 4 chữ trong câu ca dao 14 chữ, miêu tả gián

tiếp mà gợi nên bao ấn tượng đẹp đẽ về cảnh sắc làng quê yêu dấu trong mỗi người.
- Câu 1603, 1604 trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành công nghệ
thuật hội họa cổ điển “Vẽ mây nẩy trăng” để tạo ra bức phác thảo mùa thu đặc sắc. bức
tranh ấy không vẽ trời, không vẽ thành, không vẽ núi non… nhưng người đọc thấy cả
bầu trời trong xanh, lung linh nơi đáy nước, thấy thành quách trong khói sương mùa
thu, thấy núi non trong nắng thu vàng. Tất cả như mơ màng, huyền ảo… gợi cho người
đọc liên tưởng kì diệu như chốn bồng lai.
- Đây còn là cảnh Thúc Sinh được trở lại Lâm Tri với Thúy Kiều, Nguyễn Du đã
diễn đạt thật tinh tế tâm trạng vui sướng của chàng Thúc Sinh. Trong mắt chàng giờ đây
đất trời như dệt bằng hoa bằng gấm, đẹp đẽ đầy hạnh phúc như cảnh tiên giới.
Cũng chỉ bằng 14 chữ, người đọc như được xem một bức tranh mùa thu đẹp, sống
động có trời mây, non nước, thành quách, sương khói và cả nắng vàng mùa thu. Tất cả
thật lung linh huyền diệu. Câu ca dao “Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng
vàng đổ đi” và câu thơ “Long lanh đáy nước in trời - Thành xây khói biếc, non phơi
bóng vàng” là những tuyệt bút của văn học dân gian và văn học bác học Việt Nam về
nghệ thuật miêu tả.
Câu 2: (1,5điểm)
Yêu cầu giáo viên làm nổi bật được các ý chính sau:
1. Giải thích( 0,5 điểm)
- Mặt trời: Ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp; hướng về phía mặt trời: Hướng về những
điều tốt đẹp.
- Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng về những
điều tốt đẹp, những gì xấu xa, u ám, khó khăn (bóng tối) sẽ lùi lại phía sau.
- Đây là lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan.


2. Chứng minh( 1,0 điểm)
- Những điều tốt đẹp: Là lý tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện…
- Khi hướng về những điều tốt đẹp: Con người có động lực, có mục đích, sự phấn
chấn, niềm tin… đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó

khăn, đôi khi là sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng…
- Liên hệ thực tế để chứng minh.
Khẳng định, đánh giá, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cho bản thân:
- Câu danh ngôn bao hàm một triết lý, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời
khuyên đúng đắn: Phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích tốt đẹp.
- Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không giám bước tới để hướng về phía
mặt trời - những điều tốt đẹp. Họ dẽ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ
hãi, trì trệ…
- Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, kiến thức… để có thể luôn hướng về
phía mặt trời.
Câu 3: (5,0điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải đáp ứng
được những nội dung sau:
1. Giải thích nhận định (0,5điểm)
- “Tác phẩm lớn”: Tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kỳ, mở ra
trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội, con người, hướng
con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái
tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- “Ánh sáng” của tác phẩm: Là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời
đại… mà nhà văn đã chuyển hóa vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu
trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu tỏa, soi rọi vào sâu
thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn,
từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang
nét riêng độc đáo.
2. Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa” (4,0điểm)
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giài chất thơ của
Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật.
Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí
tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao đọng xây

dựng quê hương, đất nước.
- Trước hết, về giá trị nội dung, có thể xem Lặng lẽ Sa Pa như một bài thơ về vẻ
đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những
mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong
sáng, đẹp đẽ.


+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp
gỡ giữa họa sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người
này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo
đức trong sáng, cao cả chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công
cuộc xây dựng xã hội mới. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc
sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật. Cuộc sống của mỗi người chỉ
thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con
người, yêu mến, tự hào về mảnh đất mình đang sống. Con người cần phải biết sống có lí
tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật, thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc
cảm nhận được tỏa ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh
thiên nhiên. Mỗi câu, mỗi chữ khắc họa bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rự
rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho
người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một
lần được đặt chân lên Sa Pa. (Dẫn chứng và phân tích dân chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật , trong ngôn ngữ và giọng điệu kể
chuyện nhẹ nhàng , trong sáng . Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí
người đọc ,khơi gợi bao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng . ( Dẫn chứng và
phân tích đẫn chứng )
- Ánh sáng tỏa ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho

người đọc những cảm nhận mới mẻ, thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa- mới đọc tên,
ngỡ nhà văn nói về một điều gì… im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong
cái Lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc
màu lung linh, lan tỏ hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin
yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương, đất
nước.
3. Đánh giá, nâng cao: (0,5điểm)
- Tác phẩm nghệ thuật - tác phậm nghệ thuật lớn, là con đẻ tinh thần của nhà văn.
Nó được tạo ra bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo.
- Tác phẩm lớn sẽ chiếu tỏa, soi rọi; có khả năng giáo dục, cảm hóa sâu sắc tới
nhận thức và hành động của bạn đọc nhiều thế hệ.




×