Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.06 KB, 32 trang )

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU
1. Cuộc đời và sự nghiệp giáo dục
Rút- xô ( Rousseau) là triết gia, nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp. Tư tưởng
của ông có ảnh hưởng lớn đến triết học, giáo dục và cuộc cách mạng Pháp 1789.
Ông thuộc lớp những người tiên phong trong phong trào Khai sáng, người góp
phần đặt nền móng tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. Trong suốt cuộc
cách mạng (1789-1794), khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản
Pháp đều bắt nguồn từ tư tưởng của J.J Rousseau.
Rousseau chào đời ngày 28/6/1712 tại Geneva, Thụy Sĩ, trong âm thanh của
những tiếng nhạc, những nhịp điệu vĩ cầm của cha ông- Issac- một thợ đồng hồ,
nhạc sĩ vĩ cầm hết mực yêu thương con và trong vòng tay nhạy cảm của người mẹ,
Suzanne, qua đời chỉ mấy ngày sau khi sinh ông. Để bù đắp cho đứa con bất hạnh
đã mồ côi mẹ quá sớm, ông hướng con đến một niềm vui là đọc sách. Cậu bé J.J.
Rousseau khôi ngô giúp cha trong việc thờ phụng người mẹ đã mất và tập đọc hầu
hết những quyển tiểu thuyết của người cha. Rousseau không cưỡng lại được sức
hấp dẫn kỳ diệu của những cuốn sách lý thú. Ngay từ năm 1719, khi mới 7 tuổi,
Rousseau đã đọc rất nhiều sác chuyện khác nhau. Trong số đó, cậu bé tỏ ra say mê
nhất với “Truyện Danh nhân” của Plutarque- một tác giả trứ danh của Hy Lạp cổ
đại. Cuộc đời của hơn bốn mươi danh nhân Hy Lạp, La mã cổ đại với hành động
dũng cảm, cao quý, khát vọng tự do mãnh liệt đã ăn sâu vào tâm trí thơ ngây của
Rousseau. Có thể nói “Truyện Danh nhân” của Plutarque đã gieo mầm cho thế giới
quan và nhân sinh quan của Rousseau. Ông tự nhủ điều này như sau: “Nó cho tôi
một tinh thần tự do và cộng hòa, một tín nét bất khuất và kiêu căng, không chịuđeo
ách và nhận số phận nô lệ”. Tâm hồn ông nảy nở trên cơ sở cảm tính, ông nhìn đời
với con mắt mơ mộng, ông tin ở xã hội, công bằng, tốt đẹp, ở con người, cao
thượng, tràn đầy sức sống. Cho đến một ngày Issac, cha cậu buộc lòng phải trốn
khỏi quê hương để ẩn lánh do tham dự một trận đấu kiếm làm cho đối thủ bị
thương mà không thể dẫn con trai theo được. Như vậy, đến năm 10 tuổi, ông đã bị
bỏ rơi, bắt đầu sống lang thang và làm nhiều việc để kiếm sống, tự học hỏi để vươn



lên. Bởi vậy, trong cuộc đời mình, Rousseau luôn mang mặc cảm bị xã hội bỏ rơi
và có tư tưởng bất mãn.
Năm 1726, mới 13 tuổi, ông ký một hiệp ước học nghề tại nhà một người thợ
khắc đồng, Du Commun. Ông thấy mình yêu nghề, nhưng tiếc thay, người chủ ông
lại tính tàn bạo, thô lỗ, chuyên chế, khiến ông đã vấp ngay phải quan hệ chủ- thợ
làm ông đau khổ khi mới bước vào đời. Kết quả như thế nào, ông thú nhận: “ Tôi
học cách thèm khát trong im lặng, tôi học cách lẩn trốn, giấu giếm, nói dối, thậm
chí, ăn cắp nữa...”
Năm 16 tuổi, ông thấy con người mình bị xâu xé bởi các dục vọng không có đối
tượng, ông chỉ biết vuốt ve, âu yếm các hư tưởng. Ông nhận vào làm đày tớ ở nhà
bà De Vercellis. Quan hệ chủ- tớ thay thế quan hệ chủ- thợ, ông không thấy nỗi tủi
nhục trong lòng. Ông học được rằng: “Những kẻ thống trị khôn và sướng hơn các
người bị trị...và nếu có thể đọc được trong trái tim người khác, nhất định có nhiều
người muốn xuống thấp hơn là lên cao”.
Năm 1728, được sự giới thiệu của một linh mục, Rousseau đến cư ngụ trong
nhà bà De Warens vùng Annecy, người bảo hộ ông, một người đàn bà nhân từ mà
ông gọi là “mẹ”. Thời gian sống bên cạnh bà De Warens, Rousseau đã biết được
thế nào là hạnh phúc, là một giai đoạn hạnh phúc thật sự của Rousseau. Ông viết: “
Nơi đây khởi đầu một hạnh phúc ngắn ngủi của cuộc đời tôi, nơi đây những thanh
bình đến rồi cũng thoáng trôi qua nhanh nhưng nó cũng cho phép tôi được quyền
nói rằng tôi đã được sống..., là những ngày đã hứa hẹn với tôi từ rất lâu và tôi
không còn ao ước gì hơn nữa... Hạnh phúc của tôi nhờ bà mà có, chỉ xin rằng nó sẽ
không bị suy tàn từ nay trở về sau”. Trong thời gian này, Rousseau khởi sự khám
phá thiên nhiên với những buổi dã ngoại cũng như làm quen một vài thú ăn chơi
của giới thượng lưu, tập những phong cách ăn nói, cử chỉ của giới trưởng giả, được
học âm nhạc, đọc sách và khám phá bộ sưu tập cây cỏ bởi những vị khách uyên
bác, ngoài ra còn những buổi thả bộ và những giấy phút chia sẻ với bà De Warens,
tất cả tràn đầy hạnh phúc.

1



Mùa xuân năm 1740, Rousseau quyết định thay đổi cuộc sống. “ Tôi bắt đầu
một nghề mà tôi chưa bao giờ làm” : gia sư cho hai đứa con của ông De Mably ở
Lyon. Ông De Mably có hai cậu con trai, một cậu thì : ngu ngốc, hay lo xa, cứng
đầu và không học được gì cả” và cậu thứ hai “ bảnh trai, cởi mở, nhanh nhẹn, hay
phá phách, khôn ngoan, nhưng là một thứ khôn ngoan vui vẻ”. Tuy nhiên nó “ghét
cay ghét đắng việc học và không chịu chăm chú, vì vậy cần phải có nhiều thời giờ
để đánh đổ thái độ này”. Có thể nói, muốn thành công trong việc dạy học hai đứa
trẻ cá biệt này, cần phải có một ông thầy nhiều kinh nghiệm và những phương pháp
thích hợp. Rousseau đề ra những nguyên tắc giáo dục của mình và áp dụng vào hai
cậu học trò. Tuy nhiên, phần thì không có kinh nghiệm, phần thì bản tính hồn nhiên
với trẻ con, vì thế thành quả gia sư của Rousseau cũng không đạt được nhiều so
với những nguyên tắc sư phạm của chính ông đề ra. Ông viết : “ Đối với chúng, tôi
chỉ biết sử dụng có ba phương tiện, ba phương tiện này của tôi luôn luôn vô ích và
thường có hại cho trẻ: đó là tình cảm, lí luận và sự giận giữ”. Ông De Mably không
hài lòng về kết quả dạy học của Rousseau và quyết định cho Rousseau nghỉ việc từ
tháng 5/1741. Tuy nhiên, những kinh nghiệm gia sư tại Lyon này lại rất quan trọng
cho các tác phẩm về giáo dục của Rousseau sau này.
Năm 1743, ông làm thư ký cho Đại sứ Pháp ở Venise, ông lại vấp một nỗi bất
công khác. Tên đại sứ tàn ác, ỷ vào mình, gây khó khăn về lương bổng cho ông :
“Nền trật tự mà người ta cho là tốt, không cho phép tôi được hưởng cái gì là công
bằng cả.”
Ông kết luận rằng: “ Bao lời kêu ca, than phiền của tôi, mặc dầu là công bằng,
đều vô hiệu quả. Do đó, trong tâm hồn tôi nảy ra mầm mống thù ghét, đối với các
thể chế của Nhà nước ta. Các thể chế ấy, theo tôi, là dở cả. Lợi ích công cộng và
công lý chân chính bao giờ cũng bị hy sinh để duy trì tôi không biết nền trật tự nào
đó. Trật tự này thực sự phá hủy mọi trật tự và chỉ có tác dụng làm sự trừng phạt
của chính quyền nặng thêm đối với kẻ yếu bị áp bức, đồng thời thúc đẩy, kẻ nào
nắm quyền lực trong tay lộng quyền thêm” (Confessions, VII).


2


Thời kì từ năm 1750 cho tới năm 1762, ông có nhiều tranh luận gay gắt trong
nhóm các nhà triết học. Ông là một người suy nghĩ khắt khe với xã hội, một xã hội
không cho ông một địa vị xứng đáng nào, bằng cách phê phán xã hội qua nhiều tác
phẩm quan trọng, trong đó tiêu biểu là cuốn “ The Contrat Social” (Khế ước xã
hội)- một tác phẩm về lịch sử chính trị, đưa ra quan điểm về xây dựng con người
công dân, con người tập thể, phục vụ nhà nước và xã hội. Năm 1762, Rouseau cho
ấn hành cuốn “ Emile hay vấn đề giáo dục” (5 quyển)- một tác phẩm về giáo dục.
Những tác phẩm của ông đều xuất phát từ một đường lối chung: nỗ lực tìm kiếm tự
do, tự do chính trị cho công dân, tự do khám phá thiên nhiên cho trẻ em và tìm
cách xác định bản chất chân thật của con người và xã hội.
Năm 1766, ông được mời sang Anh nhưng bất đồng ý kiến với người mời và
trở về Pháp.
Từ năm 1770, Rousseau tập trung vào việc sáng tác và viết đủ thể loại trên
nhiều lĩnh vực từ triết lý đến chính trị, kinh tế, tiểu thuyết, thơ, ca nhạc kịch, âm
nhạc, phê bình,... Trong các tác phẩm của mình, Rousseau đã đưa ra những quan
điểm mới, tư tưởng triết lý về con người, về chính quyền, về quyền công dân, về
giáo dục... Triết lý của ông có thể tóm tắt trong những điểm sau: Con người tự
nhiên tốt, chính trị-xã hội làm ung thối con người; sự tiến bộ góp phần làm cho con
người đau khổ; cần phải hình thành lại nhân cách con người bằng giáo dục. Ngoài
ra người ta biết đến Rousseau bởi ông còn là tác giả đầu tiên viết về tiểu thuyết tình
cảm lãng mạn, mở đầu phong trào lãng mạn từ cuối thế kỉ XVIII đến giữ thế kỉ
XIX ở Châu Âu.
Tháng giêng năm 1766, ông chạy qua Anh trốn tránh trong nhà triết gia David
Hume, nhưng sau 18 tháng ông lại ra đi vì hoang tưởng rằng Hume đang âm mưu
hãm hại mình.
Rousseau quay về Pháp dưới tên giả “Renou”. Vì từ năm 1770, ông chính thức

bị cấm không được trở lại nước Pháp. Trong một sáng đi dạo ngày 2/7/1778 khi đi

3


dạo tại điền trang của gia đình Marquis de Giradin ở Ermenonville, Rousseau bị
xuyết huyết não và qua đời.
Rousseau được an táng trong điện Panthéon ở Paris năm 1794, mười sáu năm
sau ngày ông qua đời. Ngôi mộ được thiết kế thật giản dị, để gợi nhớ những lý
thuyết về tự nhiên của Rousseau.
Qua những sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời và sự nghiệp của ông, ta có thể thấy
ông là một người có tâm hồn cao quý, tình cảm dồi dào, tin tưởng ở xã hội và con
người, mơ ước một cuộc đời êm đềm trong công bằng, bình đẳng, bác ái. Nhưng
bước vào đời, Rousseau gặp toàn khổ nhục trong xã hội phong kiến, bị bóc lột, đàn
áp, ức hiếp. Người ấy nhất định một mặt tìm cách này, cách khác, thoát khỏi một
số mệnh điêu linh, mặt khác có người như Le Neveu de Rameau tiêu cực tiếp nhận
xã hội thối nát đó, lợi dụng các tất xấu của nó và chỉ biết châm biếm, mỉa mai nó.
Nhưng Rousseau không thế, ông có một lập trường đấu tranh, tự mình tìm kiếm,
xây dựng một nền hạnh phúc tư riêng: “ Tôi trả thù những kẻ hành hạ tôi, tôi trả
thù theo cách của tôi. Tôi không thể nào trừng phạt chúng một cách tàn ác hơn là
tìm hiểu cách nếm mùi vị hạnh phúc mặc dầu chúng không muốn tôi làm được như
vậy”.
2. Các tác phẩm tiêu biểu
Có thể nói, nhắc đến J.J Rousseau, người ta không thể không nhắc đến hai tác
phẩm Bàn về khế ước xã hội ( The Contrat Social) và Emile hay vấn đề giáo dục:
2.1 Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội
“Bàn về khế ước xã hội” là tên gọi vắn tắt của bản luận văn lớn nhan đề “Bàn
về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị” của Jean Jacques
Rousseau, xuất bản năm 1762. Cuốn sách chỉ ra định hướng xây dựng xã hội công
dân và nhà nước pháp quyền, là một trong những động lực tư tưởng dẫn đến cuộc

cách mạng tư sản Pháp 1789 và được coi là “Thánh kinh chính trị” của cách mạng
dân chủ. Toàn bộ cuốn sách được chia làm 4 quyển với 48 chương. Mục đích chính
của tác giả là “tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị
4


chính dáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người và có chăng
những luật pháp đúng với nghĩa chân thực của nó”. Để thực hiện mục đích ấy,
Rousseau đã “gắn liền cái mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy phải
làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”. Khế ước xã hội – tại sao?
Xuất phát từ luận điểm: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng
sống trong xiềng xích”, Rousseau nhận thấy phương pháp duy nhất giúp con người
tự bảo vệ mình là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng chung, được
điều khiển bằng một động cơ chung, khiến mọi người đều hành động một cách hài
hoà. Hình thức liên kết sức mạnh ấy chính là khế ước xã hội. Khi tham gia vào khế
ước xã hội, mỗi thành viên sẽ từ bỏ quyền riêng của mình để góp hết vào quyền
chung, nhưng không ai bị thiệt thòi bởi lẽ nhờ khế ước xã hội, con người mất đi cái
tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm
được, nhưng đổi lại họ thu được quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà
anh ta có với sự bảo đảm là sức mạnh chung của cả cộng đồng. Với khế ước xã
hội, con người trải qua sự chuyển biến lớn lao từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái
dân sự, trở thành người chủ thực sự của chính mình. Trên phương diện khế ước và
pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ nhưng vẫn
được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau. Lập pháp – đỉnh cao của trí tuệ loài người
Rousseau khẳng định, nguyên lý của cuộc sống chính trị nằm trong quyền uy tối
cao. “Quyền lập pháp là trái tim của quốc gia, quyền hành pháp là bộ não làm cho
các bộ phận hoạt động. Bộ não có lúc bị tê liệt mà người vẫn còn sống được một
cách đần độn, nhưng khi trái tim ngừng đập thì con người chết ngay lập tức”. Nhà
nước tồn tại không do các đạo luật mà do quyền lập pháp. Bởi vậy, ông rất đề cao
quyền lập pháp trong cơ thể chính trị quốc gia. Trí tuệ lập pháp là trí tuệ của toàn

dân. “Trí tuệ ấy thấy rõ mọi ham muốn của con người mà không thiên về một ham
muốn nào… Trí tuệ ấy xây dựng một sự nghiệp cao cả lâu dài, có thể phải làm
trong một thế kỷ và hưởng thụ ở thế kỷ sau”. Bởi vậy, theo Rousseau, người lập
pháp là một người phi thường trong quốc gia về tất cả mọi phương diện; phi
thường chẳng những là do thiên tài mà chính là do được sử dụng. Khi đứng ra xây
dựng chế độ cho một quốc gia, người lập pháp rút đi sức mạnh vốn có trong mỗi
5


người, rồi thay nó bằng một sức mạnh khác, sức mạnh này mỗi khi vận dụng thì
phải có sự giúp đỡ của đồng loại. “Nếu mỗi công dân không là gì cả và chỉ có thể
là một cái gì nhờ tất cả mọi người mà tồn tại, thì sức mạnh thu được của tất cả mọi
người phải bằng hoặc lớn hơn tổng số sức mạnh tự nhiên của mọi cá nhân cộng
lại”. Do đó, lập pháp là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện mà sức mạnh tập thể có thể
đạt tới. Tự do và bình đẳng – những giá trị làm người. Mọi thể chế tốt đẹp bao giờ
cũng hướng đến những mục tiêu chung cao cả, đặt con người ở vị trí trung tâm.
Rousseau viết: “Nếu tìm xem điều tốt nhất cho tất cả mọi người và đỉnh cao nhất
của các hệ thống lập pháp là cái gì, ta sẽ thấy điều đó quy gọn vào hai mục tiêu: Tự
do và Bình đẳng”. Ông lập luận, phải là tự do vì cá nhân bị mất tự do bao nhiêu thì
cơ thể quốc gia giảm sút sức lực bấy nhiêu; phải là Bình đẳng vì không có bình
đẳng thì không thể nào có tự do được. Tư tưởng đó của Rousseau đã mở đường cho
sự phát triển tư duy xã hội của nước Pháp và sau này, cách mạng tư sản Pháp đã hô
vang khẩu hiệu: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” như một mệnh lệnh để tiến lên. Tuy
nhiên, tác phẩm của Rousseau cũng không tránh khỏi những hạn chế do yếu tố lịch
sử. Sống trong thời điểm xã hội mà mọi tư tưởng cách tân đều bị ngăn cản, cấm
đoán và truy tố từ cả Chính phủ lẫn tôn giáo pháp đình, ông vẫn chưa hình dung ra
được một kiểu nhà nước dân chủ cộng hoà hiện đại không có vua. Bởi vậy, có
những luận điểm của Rousseau mà người thời nay có thể cho là “ngây thơ”:
“Chính phủ dân chủ thích hợp với nước nhỏ, chính phủ quý tộc thích hợp với nước
trung bình và chính phủ quân chủ thích hợp với nước lớn”. Bên cạnh đó, ông cũng

chưa chỉ ra được những nhân tố quyết định đến tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia.
Mặc dù vậy, “Khế ước xã hội” vẫn là một trong những đỉnh cao của tư tưởng khai
sáng Pháp thế kỷ XVIII.
2.2 Cuốn Emile hay vấn đề giáo dục
Emile hay vấn đề giáo dục chính là “tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ” với lý luận
đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển
tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kì niên thiếu, từ lúc mới
sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội- tư tưởng của Rousseau
6


đều nhằm vào một mục đích nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã
hội dân chủ lí tưởng, chống lại chủ trương giáo dục nhằm đào tạo ra mẫu người nô
lệ của giáo hội và tay sai của Nhà nước phong kiến.
Tác phẩm này được Rousseau viết gồm 5 quyển:
Quyển I (Kể về giai đoạn bé Émile từ lúc ra đời đến lúc tập nói, tức là khoảng
từ 0 đến 2 tuổi): Trong giai đoạn này, nhà giáo dục cần chăm sóc sức khỏe của bé,
từ việc ăn uống đến việc tập luyện cử động tay chân và sử dụng các giác quan. Cần
để ý tới các nhu cầu thiết yếu và những nhu cầu giả tạo có tính hình thức và bất lợi
của bé.
Quyển II (Giai đoạn Émile từ 3 đến 12 tuổi): Chú bé Émile đang ở lứa tuổi nhi
đồng. Sự phát triển của cậu bé luôn gắn với các trò chơi giáo dục, chơi mà học, các
hình thức giải trí, trò chơi vận động… được nhà giáo dục áp dụng. Tuy nhiên cần
để ý là trí óc của bé Émile còn non nớt, cho nên các hình thức giáo dục chủ yếu
vẫn là cho nó chơi. Chú bé Émile không chỉ học tập qua sách vở mà quan trọng
nhất là qua kinh nghiệm cuộc sống và môi trường xung quanh.
Quyển III (Giai đoạn Émile từ 12 đến 15 tuổi): Cậu bé Émile được giáo dục
chẳng những qua sách vở, qua kinh nghiệm cuộc sống, mà còn được học kiến thức
thực nghiệm hướng nghiệp cho nghề nghiệp tương lai. Cậu được học toán học, tự
nhiên học, khoa học thực nghiệm để nắm vững các tri thức và ứng dụng vào đời

sống. Cậu còn được học môn lịch sử nhân loại, môn tâm lý học ứng dụng để ứng
xử mọi tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cậu bé Émile đang đi vào tuổi
trưởng thành cho nên việc phát triển tư duy logic, tư duy lý luận, phân tích và tổng
hợp… được các nhà giáo dục coi trọng.
Quyển IV (15 đến 20 tuổi: tuổi của lý trí và những đam mê): Cậu bé cần được
hưởng nền giáo dục đạo đức (trong đó có cả giáo dục giới tính, giáo dục thẩm
mỹ…) và giáo dục tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn mà không ngỡ
ngàng, vấp váp.

7


Quyển V (Émile 20 đến 25 tuổi - độ tuổi khôn lớn và hôn nhân): Rousseau kể
chuyện về Sophie, người sẽ là vị hôn thê tương lai của Émile. Như vậy Rousseau
dành riêng quyển cuối cùng này để nói về giáo dục các em gái.
3. Bối cảnh kinh tế- chính trị-xã hội của nước Pháp đầu thế kỉ XVIII- cơ sở thực
tiễn của tư tưởng giáo dục J.J. Rousseau.
Thế kỷ XVII- XVIII được gọi là thời đại của cuộc cách mạng tư sản và sự xác
lập chế độ tư sản. Về mặt thực tiễn, tiền đề kinh tế- chính trị- xã hội cho sự xuất
hiện những chuyển biến cách mạng trong giai đoạn này đã được chuẩn bị từ thời
phục hưng (từ nửa sau thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI), khi những mầm mống của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành ngay trong chế độ xã hội cũ.
Một trong những biểu hiện đầu tiên của quá trình chuyển tiếp của lĩnh vực chính
trị- kinh tế này là sự ra đời của những công xưởng thủ công thay thế cho phường
hội, sự hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, mở rộng giao lưu trao đổi
hàng hóa, phá vỡ các quan hệ phong kiến chật hẹp, biểu hiện của nền kinh tế tự
cung tự cấp.
3.1 Tình hình kinh tế
Thế kỷ XVIII, nước Pháp lâm vào tình trạng khốn đốn. Nông nghiệp- lĩnh vực
kinh tế chính của Pháp lúc bấy giờ vẫn còn lạc hậu; công cụ và phương pháp canh

tác lỗi thời, 1/3 diện tích canh tác đất đai bị bỏ hoang, năng xuất lao động thấp đã
khiến 90% dân số nước Pháp sống bằng nông nghiệp nghèo đói. Tình trạng sút
kém đó là hệ quả tất yếu của một chế độ phong kiến lỗi thời, phản động đang thống
trị.
Về công nghiệp, tuy có sự phát triển hơn so với nông nghiệp, nhiều công trường
thủ công ra đời, máy móc được cải tiến, số lượng công nhân tăng, song nền công
nghiệp Pháp vẫn phát triển tản mạn lại bị kìm hãm bởi các phương thức sản xuất
phong kiến, chế độ thuế khóa ngặt nghèo. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
xâm nhập vào nông thôn Pháp, đẩy mạnh thêm sự phân hóa nông thôn về mặt giai

8


cấp. Địa chủ tăng thuế má, cướp bóc ruộng đất, tước mất những quyền lợi của
nông dân, đẩy những người nông dân vào tình cảnh khốn cùng.
Bối cảnh kinh tế nước Pháp đầu thế kỷ XVIII phản ánh mâu thuẫn giữa các giai
cấp trong xã hội. Một bên là giới quý tộc có cuộc sống xa hoa của cung đình và
một bên là đại bộ phận nhân dân lâm vào cảnh bần hàn và bất bình sâu sắc. Đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh đòi
quyền tự do, dân chủ cho con người, thời kỳ nở rộ của tư tưởng giải phóng con
người.
3.2 Tình hình chính trị- xã hội
Vào nửa đầu thế kỉ XVIII, nước Pháp trở thành vũ đài của cuộc đấu tranh gay
gắt giữa chế độ phong kiến đang lỗi thời và chủ nghĩa tư bản đang dần hình thành
và phát triển. Với sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư
sản đã trở thành một lực lượng kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Trong
khi đó, toàn bộ quyền lực vẫn tiếp tục nằm trong tay tầng lớp phong kiến thống trị.
Đặc quyền của đẳng cấp phong kiến và chính sách của bản thân nhà nước chuyên
chế ngày càng kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản khi ấy
là đại biểu cho lợi ích của “đẳng cấp thứ ba” đòi thủ tiêu ách áp bức của phong

kiến.
Nửa sau thế kỷ XVIII, các phong trào đấu tranh của quần chúng dâng lên mạnh
mẽ như các phong trào đấu tranh ở Nooc- măng, Paris, Ly ông... Phong trào phản
phong nhằm thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và thiết lập chế độ xã hội mới,
xã hội tư bản chủ nghĩa. Để duy trì tòa nhà cũ nát của chế độ phong kiến, chế độ
quân chủ đã thẳng tay đàn áp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân. Các chính sách đối
nội và đối ngoại được đưa ra dưới thời của vua Lút- vích XIV, XV, XVI trên thực
tế đã thúc đẩy nhanh chóng sự suy vong nền chuyên chế phong kiến.
Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVIII là điều kiện khách quan cho việc giai
cấp tư sản trở thành người lãnh đạo có khả năng tập hợp đông đảo quần chúng
nhân dân, công nhân, thợ thủ công trong cuộc đấu tranh trong chế độ phong kiến.
9


Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng tiến bộ có thể đại diện cho lợi ích của những
người bị áp bức dưới chế độ phong kiến. Để lãnh đạo được cuộc cách mạng lật đổ
chế độ phong kiến, giai cấp tư sản tất yếu cần có lý luận soi đường. Đây chính là
môi trường thuận lợi để nảy sinh các tư tưởng giải phóng con người.
Là người tiêu biểu trong phong trào khai sang Pháp. Rousseau đã nêu cao tinh
thần dân chủ và chủ nghĩa nhân văn, tôn trọng tự do và bảo vệ quyền lợi con người
trong một thực tiễn xã hội đầy rẫy những bất công.
4. Tư tưởng giáo dục của Rousseau.
4.1 Quan điểm giáo dục.
Có thể nói, giáo dục là một vấn đề Rousseau thường xuyên quan tâm và lôi
cuốn ông. Cuốn Emile hay vấn đề giáo dục thể hiện một chương trình giáo dục mới
do ông nỗ lực tìm kiếm và xây dựng, mong uốn cải tạo xã hội Pháp bằng con
đường giáo dục. Đồng thời, trong cuốn Emile hay vấn đề giáo dục, Rousseau khởi
xướng và trình bày đầy đủ quan điểm tiếp cận hướng vào người học (Learner
centred approach). Tác phẩm đã thể hiện rõ quan điểm giáo dục của ông:
(1) Phê phán những hạn chế của nền giáo dục cổ truyền

Để giải thích cho sự thất bại của mình, Rousseau viết cuốn Tiểu luận cho rằng
ông không phải là yếu kém như người ta tưởng, vì tính tình khép kín, nhút nhát,
khuynh hướng ưu sầu của ông, sở thích cô đơn và sự lãnh đạm của ông “ đối với
những gì mà người ta gọi là sáng chói” nên ông đã không thành công trong bước
đầu nghề dạy học. Trong cuốn Tiểu luận này, Rousseau dùng những lời lẽ tấn công
nền giáo dục cổ truyền:
- Thực tiễn của nền giáo dục hiện hành là do các nhà tôn giáo phụ trách, đó là
nền giáo dục cổ lỗ và lỗi thời, người ta đã lạm dụng tiếng latinh, lạm dụng
lịch sử thời cổ, lạm dụng việc học tôn giáo...
Ông viết: “ Tôi nghĩ rằng cách thức người ta dạy dỗ trẻ con hiện nay rất phi lí
và kì quái. Người ta dạy chúng rất nhiều về lịch sử Hy Lạp và La Mã, người ta để
10


cho chúng ngu dốt hoàn toàn về lịch sử đất nước của chúng; người ta ít quan tâm
đến tiếng mẹ đẻ miễn là chúng nói giỏi tiếng latinh; người ta nói với chúng về một
Thượng đế 3 ngôi, về tội lỗi nguyên thủy, về sự hiệu quả của thánh lễ, tất cả những
điều mà đứa trẻ không thể hiểu được. Ngược lại, ta lại không nói gì hết về những
nền tảng của đạo đức”.
“ Người ta không hề hiểu biết tuổi thơ... Các người sáng suốt nhất thì chú trọng
đến những gì con người cần phải hiểu biết, mà không xem xét những gì trẻ con có
thể học được. Họ luôn luôn tìm kiếm người trưởng thành trong đứa trẻ, mà không
nghĩ đến hiện trạng của nó trước khi trở thành người lớn”
Ông nói : “Người ta không biết trẻ là gì. Người ta tung ra bao ý kiến sai lầm về
vấn đề này. Càng đi xa, càng lầm đường, những kẻ tinh khôn nhất chăm chú phát
hiện những điều người lớn cần hiểu biết, nhưng không quan tâm đến những điều
mà trẻ em có thể học được. Họ luôn luôn phát hiện người lớn trong trẻ em, không
bao giờ nghĩ đến thực trạng của trẻ em trước khi chúng lớn lên thành người”. Theo
ông, việc làm trước tiên là phải loại bỏ nền giáo dục cổ truyền. Nền giáo dục này
“ràng buộc đứa trẻ rất nhiều, và bắt đầu làm cho nó khổ sở để chuẩn bị cho một

hạnh phúc giả tạo trong tương lai xa vời”; nền giáo dục này còn sử dụng những
đam mê “làm cho tâm hồn đứa trẻ ung thối: sự ganh đua, sự ganh tị, sự kiêu căng,
sự sợ hãi...”, vì vậy có thể nói nền giáo dục này đi lạc đường “Người ta vừa cho
những đứa trẻ tật xấu, vừa cấm nó có những tật này”.
Trong dạy học, Rousseau lên án việc học tất cả những môn học cổ truyền: Sinh
ngữ và Cổ ngữ, Địa lí, Lịch sử, bài học thuộc lòng và lên án luôn cả những sách vở
mà ông coi như là “ những công cụ làm khổ sở đứa trẻ”.
Rousseau nhận định rằng từ bao lâu, ai ai cũng đều đả kích chế độ giáo dục hiện
hành mà chưa ai nghĩ đến để đề nghị một chế độ tốt hơn: “ Biết bao tác phẩm nhằm
phục vụ lợi ích chung như tác giả tuyên bố, nhưng cái lợi ích chung mà ta thấy
đứng hàng đầu- nghĩa là nghệ thuật xây dựng con người- tới nay vẫn bị xao lãng”.
Ông tuyên bố rằng ông đã suy nghĩ về “ một chương trình giáo dục hoàn toàn khác
11


chương trình cũ” bởi chương trình cũ là “ một sự thí nghiệm mà người ta có quyền
làm với một đứa trẻ không phải là con của mình”. Vì vậy, ông có ý định áp dụng
chương trình mới cho học trò của ông.
(2) Tìm hiểu con đường giáo dục mới: một chương trình giáo dục toàn diện
Emile hay vấn đề giáo dục không phải là một tác phẩm có kết thúc “ngẫu
nhiên”, nó thể hiện một mơ ước, một hoài bão ấp ủ trong lòng bao chục năm trời
của Rousseau. Cần nói thêm rằng, Rousseau trong cuốn Emile hay vấn đề giáo dục
tuy thực hiện một đường lối giáo dục cá biệt song hướng cho Emile những đức tính
xã hội để khi thời cơ đến, Emile trở thành một công dân tốt.
Trong Emile hay vấn đề giáo dục, chính ông thầy dạy kèm bị đuổi bây giờ có
điều kiện áp dụng chương trình giáo dục của mình, không phải áp dụng để dạy dỗ
những đứa trẻ thật mà là để dạy Emile- một học sinh tưởng tượng không cha,
không mẹ, và vị vạy theo ông, dễ dạy hơn nhũng đứa con của các gia đình quý tộc.
Công việc giáo dục Emile kéo dài từ khi mới sinh cho tới năm lên 20 tuổi, và trải
qua 5 giai đoạn rất rõ ràng:

Từ khi mới ra đời cho tới khi biết nói (0-2 tuổi): Giáo dục cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Trong giai đoạn đầu tiên này, đứa trẻ cần nhất là được chăm sóc để phát triển
thể trạng. Việc vệ sinh thân thể, việc đi, đứng, ngồi, bò của trẻ cũng nên để trẻ
thích nghi dần với điều kiện tự nhiên nguyên thủy, tránh tối đa sự trợ giúp bằng
những phương tiện nhân tạo, có như vậy mới tạo được cho trẻ thân thể cường
tráng, thích nghi tốt với môi trường xung quanh.
Từ khi biết nói cho tới năm lên 12 tuổi: Giáo dục tiêu cực. Trẻ con chưa đủ lí trí
để suy xét, cho nên việc giáo dục nó bằng lí luận dài dòng, bằng những lí lẽ của
bổn phận sẽ không mang lại cho chúng sự am hiểu mà trái lại, chỉ làm chúng buồn
chán, cảm thấy mất tự do. Người lớn đừng bao giờ ra lệnh cho nó làm điều gì cả,
hãy hướng cho trẻ tự hiểu biết bản chất sự vật thông qua kinh nghiệm của chính nó.
Chẳng hạn, khi trẻ nghịch ngợm làm vỡ cửa kính, thay vì la mắng chúng, hãy để
chúng bị rét trong căn phòng có cửa sổ vỡ đó, bởi hình phạt duy nhất có thể ảnh
12


hưởng đến trẻ là kết quả của hành động xấu xa... Ở đây, quan niệm tự do trong giáo
dục Rousseau là: trẻ con được tự do trong hành động của nó, song đó là tự do theo
luật định, chứ không phải tự do vô độ. Đứa trẻ không bị ép buộc hành động theo
mệnh lệnh của người khác, song hành động của nó lệ thuộc vào sự vật khách quan.
Nhằm đảm bảo cho trẻ cảm thấy tự do và hứng thú cao độ trong việc học tập,
Rousseau đưa ra phương pháp giáo dục để cho trẻ khó nhọc tự tìm tòi, khám phá
thế giới giữa thiên nhiên hoang dã nhằm kích thích ở nó óc sáng tạo và tinh thần tự
chủ, đồng thời thông qua đó, trẻ tự tạo được sự thích ứng với mọi điều kiện, giúp
cho trẻ sống và làm việc sau này.
Từ năm lên 12 tuổi cho đến năm 15 tuổi: Giáo dục bằng học vấn. Nguyên tắc
căn bản của giáo dục trong giai đoạn này là dẫn cho trẻ đến với ý niệm về “ lợi
ích”. Nói cách khác, giáo dục phải xuất phát từ quyền lợi của trẻ em chứ không
phải vì mục đích cao siêu nào khác. Rousseau cũng đã chọn cho Emile nghề mộc,
một nghề lao động chân tay vất vả nhưng lại “kiếm được ít tiền hơn hết”. Cái chính

trong việc chọn nghề này là ở chỗ ông muốn Emile được “học nghề làm người”.
Từ năm 15 tuổi cho đến năm 18 tuổi: Giáo dục đạo đức và tôn giáo. Emile được
giáo dục về đạo đức và tôn giáo theo những tình cảm tự nhiên của nó, nghĩa là kích
thích ở nó lòng từ bi, lòng trắc ẩn, lòng từ thiện và tất cả những tính cách hấp dẫn,
dịu dàng mà cn người tự nhiên ưa thích, ngăn cản những thói ghen tị, tham lam,
độc ác có thể bị ảnh hưởng từ xã hội. Nói cách khác, nguyên tắc giáo dục trong
giai đoạn này là phát triển bản tính tư nhiên của con người, loại bỏ khỏi con người
những ảnh hưởng xấu của xã hội. Theo Rousseau, mọi người sinh ra đều bình đẳng
và theo bản tính tự nhiên thì không ai sinh ra là vua, là vĩ nhân, là đình thần, là
giàu có,... Phải dạy cho trẻ để nó luôn nhớ rằng, con người đều như nhau trong tất
cả các giai cấp. Do đó, tình thương yêu con người không nên chỉ bó hẹp trong một
cộng đồng nhỏ bé, mà phải mở rộng ra tinh thần nhân loại chung, nghĩa là phải dạy
cho trẻ em yêu mến tất cả mọi người.

13


Từ năm 18 tuổi cho đến năm 20 tuổi: Giáo dục chuẩn bị hôn nhân và chuẩn bị
gia nhập dời sống xã hội; giáo dục phụ nữ.
4.2 Mục đích giáo dục
Theo Rousseau : “ Tất cả đều tốt khi Thượng đế để làm ra, tất cả đều suy đồi ở
trong tay của con người”. Rousseau đề cao tác dụng của giáo dục: “ Tất cả cái gì ta
không có khi sinh ra và ta cần dùng đến khi ta trưởng thành, đều là do giáo dục cấp
cho ta cả”.
Mục đích giáo dục nhằm đào tạo những con người xã hội. Ông nói: “ Người ta
muốn hướng học trò của tôi về nghề võ, về đạo lí, về tư pháp, điều đó tôi không
cần biết. Trước khi nó làm những gì cha me nó muốn, thiên nhiên muốn nó phải
sống đời sống của con người trước. Sống là một nghề mà tôi muốn nó học. Ra khỏi
tay tôi, nó không phải là thẩm phán, cũng không phải là chiến sĩ hay tu sĩ gì cả:
trước hết nó sẽ là một con người”. Thành quả của một nền giáo dục tốt là tạo nên

một con người có lí trí. Sống là hành động, vì vậy, “sự giáo dục chân chính không
phải chỉ là những từ ngữ mà là những bài thực hành”.
Trong trường hợp tất cả đều tốt khi được Thượng đế tạo ra, tại sao chúng ta lại
không từ từ để cho sự trong trắng nguyên thủy này phát triển tự do? Rousseau nhìn
nhận không thể từ từ như vậy được, và nghĩ rằng cần phải đào tạo con người bằng
giáo dục cũng như người ta “uốn nắn cây cối bằng sự trồng trọt”.
Sự giáo dục này xuất phát từ ba nguồn gốc: Thiên nhiên, con người và sự vật.
Thiên nhiên phải ở trên hai yếu tố sau. Sứ mạng chung của con người trong trật tự
thiên nhiên là “trạng thái con người”. Và như vậy giáo dục sẽ chuẩn bị cho đứa trẻ
đầy đủ những phẩm chất để gia nhập đời sống sinh động của xã hội.
4.3 Đối tượng giáo dục
Lần này là lần đầu tiên mà một lý luận phát hiện ra đúng đối tượng giáo dục là
trẻ em và phân tích các đặc điểm của tuổi trẻ, theo dõi nó trong sự phát triển và
chuyển biến của nó trong từng giai đoạn một. Rousseau cho rằng một nền giáo dục
14


lương chính phải xuất phát từ trẻ em, theo dõi quá trình phát triển của trẻ em và
bước tiến thiên nhiên của trái tim con người.
4.4 Nội dung giáo dục
4.4.1 Thể dục
Trong lý luận giáo dục của Rousseau, vai trò của thể dục theo nghĩa rộng nghĩa
là toàn bộ con người vật chất, cơ thể và giác quan, cực kì quan trọng vì qua hoạt
động của con người vật chất, trẻ em:
+ Phát hiện ra bản thân mình, sự tồn tại của mình, cuộc sống của mình..
+ Phát hiện ra ngoại giới khách quan, cái gì khác mình,bên ngoài mình, va
chạm mình.
+ Luyện tập lý trí và trí xét đoán của mình qua cảm giác, qua tri giác, các ước
lượng mà nhờ kinh nghiệm mà uốn nắn cho hỏi tốn công, phí sức, các quan hệ giữa
các vật với mình và giữa các vật với nhau mà mình phát hiện...

Chưa thấy trong một hệ thống giáo dục nào mà vai trò của thể dục quan trọng
như vậy, biến thành cơ sở cho trí dục và đức dục. Do đó, nội dung thể dục gồm:
các động tác cơ thể, tất cả các động tác thiên nhiên, cần phải được tự do thực hành,
tùy lứa tuổi, hơn nữa cần phải được khuyến khích, các giác quan cần phải được tự
do hoạt động, phải có sự bố trí để các giác quan hoạt động đúng, không sai lệch và
phát hiện được quan hệ giữa cảm giác và các vật bên ngoài gây cảm giác và tùy
theo đà phát triển của con người, tiến từ cảm giác lên tri giác từ đó lên ý niệm, xây
dựng lý trí, trí xét đoán và trí nhớ. Trên cơ sở đó mới thực hiện được trí dục.
4.4.2 Trí dục
Trí dục phát triển trên cơ sở thể dục và có tính chất sát thực, thực tiễn. Nó nhằm
đào tạo cho trẻ em sự hiểu biết về thế giới bên ngoài (vật lý, thiên văn, địa lý), về
con người, về xã hội ( quyền, tư hữu, hệ thống trao đổi kinh tế và tiền tệ), cuối
cùng về Nhà nước và bổn phận của công dân: “Trước khi bước chân vào nhận vị trí
15


của mình trong nền trật tự Nhà nươc, anh hãy tìm hiểu nó để biết anh xứng đáng
đứng ở hàng nào. Học tập chính trị, Emile sẽ hiểu thế nào là giao ước xã hội và sự
gắn bó giữa người dân và Nhà nước như thế nào. Hiểu điểm này em sẽ tự do lựa
chọn; hoặc sống trong nước hoặc từ bỏ. Giao ước nó gắn bó em vào tập thể, bằng
cách rời bỏ nước trong đó tập thể ấy hình thành”. Có thể về điều này, người ta cho
rằng Rousseau đưa tự do cá nhân, cá nhân chủ nghĩa quá xa. Nhưng ta phải hiểu rõ
ý của ông. Theo ông, một giao ước thành hình trên cở sở 2 ý chí gặp nhau, thỏa
thuận với nhau về các điều khoản ghi trong giao ước. Nếu bị cưỡng bách tiếp nhận
giao ước thì không còn ý chí, không còn giao ước nữa mà là bạo lực. Rousseau
trung thành với bản chất của giao ước. Do đó cho phép mỗi người, tùy theo ý chí
của mình mà tiếp nhận hay khước từ giao ước. Nhưng nếu đã tiếp nhận giao ước
thì không cón lý lẽ gì mà không toàn tâm toàn ý phục vụ xã hội, Nhà nước, pháp
luật của Nhà nước. Đây là thâm ý của Rousseau nhằm đòi hỏi người nông dân mức
phục tùng và cống hiến tối đa. Với lập luận này, ông kết hợp và bảo đảm được tự

do của con người với các yêu cầu của tập thể, của Nhà nước, xã hội. Xuất phát từ
quyền lợi các nhân, ông tiến tới quyền lợi của tập thể, quyền cá nhân nhất trí với
quyền tập thể. Quyền cá nhân càng cao bao nhiêu, quyền tập thể càng mạnh bấy
nhiêu và quá trình diễn biến như vậy vẫn được tính hết sức logic.
4.4.3 Đức dục
Đức dục nhằm rèn luyện tình cảm con người. Tình cảm đối với Rousseau quan
trọng hơn lý trí : “ Tôi chỉ biết rằng chân lý ở trong các vật chứ không phải trong
trí tuệ xét đoán các vật. Trong sự xét đoán về các vật, phần chủ quan tôi càng ít bao
nhiêu, tôi càng tin mình chắc tiến gần chân lý bấy nhiêu. Vì thế nguyên tắc của tôi
là tin vào tình cảm hơn là vào lý trí. Đó là một điều mà chính lý trí xác nhận.”
Tình cảm con người đòi hỏi gì? Chính là Hạnh phúc. Đức dục nhằm trước hết
đưa con người tiến tới hạnh phúc. Hạnh phúc là đạo đức, và muốn đạt được hạnh
phúc và đạo đức phải đấu tranh chống bản thân, thực hiện tự do, tự chủ. Làm thế
nào tạo được thế thăng bằng giữa khả năng và dục vọng, áp đảo được dư luận, chỉ
muốn cái gì mình làm được, không nhờ ai giúp sức. Đối với bản thân, kìm hãm dục
16


vọng trong vòng giới hạn số phận mình, dùng lý trí chống lại dư luận. Đối với xã
hội phải lao động chân tay, tự nhận mình là một bộ phận của tập thể, thương người,
yêu chuộng công lý, thực hiện lòng từ thiện. Đối với Nhà nước, nhận thức món nợ
của mình đối với đồng bào, đất nước, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung.
4.5 Phương pháp giáo dục
Với tinh thần biện chứng, Rousseau nhìn vạn vật trong quá trình chuyển biến
của nó: “Trong cuộc đời này, mọi việc đều hỗn hợp cả. Không bao giờ người ta
nếm được mùi vị của một tính tình thuần chất, không bao giờ người ta đứng ở một
trạng thái bất di bất dịch trong hai khoảng thời gian khác nhau. Cảm tính của mỗi
tâm hồn, các chuyển biến của cơ thể đều trôi theo môt chiều liên tiếp”.
Vạn vật chuyển biến, do đó con người cũng biến chuyển. Như vậy trong mỗi
giai đoạn của cuộc đời phải có một phương pháp giáo dục thích hợp. Nhưng nếu

phương pháp giáo dục chuyển biển theo lứa tuổi, ngược lại có một nguyên tắc bất
di bất dịch là phải để thiên nhiên phát huy tác dụng của nó, không nên xên vào hoạt
động thay tự nhiên và tuyệt đối không bao giờ đấu tranh chống tự nhiên.
Giai đoạn đầu khi lọt lòng mẹ phải để thiên nhiên làm nhiệm vụ của nó. Mẹ
phải nuôi con, đừng cuốn tã lót làm gì, đừng để trẻ em dùng tiếng khóc ra lệnh cho
người lớn, đừng để em mất thói quen gì về phương diện ăn, ngủ,... Lúc này trẻ em
chưa có lí trí, mới có cảm giác thôi, dùng cảm giác tìm hiểu khách quan. Do đó
phải để các em tự sờ mó, cầm nắm mọi vật để em thấy thế nào là nóng lạnh, mềm,
cứng,... Chủ yếu làm em cảm thấy liên quan giữ cảm giác và vật gây ra cảm giác.
Đây là bước đầu tiên dạy cho em phát hiện quan hệ giữa các hiện tượng. Giáo dục
các em lúc này về căn bản do thực tiễn sinh hoạt hàng ngày đảm bảo. Tóm lại giai
đoạn đầu tiên, giáo dục dựa vào thiên nhiên, thiên nhiên con người, thiên nhiên
ngoại cảnh, để tạo cho trẻ nhận thức qua cảm giác. Các em tự học qua cảm giác,
bám sát thực tế và vật cụ thể.
Gia đoạn 2, phương pháp tự học vẫn là căn bản. Không day các em gì cả, “tự
các em học có kết quả hơn nhiều”. Tự học trong thực tiễn qua các vật, các hiện
17


tượng, tìm hiểu và nhận thức về ngoại giới. Chân, tay, mắt là những người thầy
triết lý đầu tiên, lý trí đầu tiên là do cảm tính xây dựng, sau này hình thành lý trí trí
trí tuệ, tổng hợp các kỹ năng khác. Trong giai đoạn này, phương pháp giáo dục
khoogn khác gì mấy giai đoạn đầu, căn bản để trẻ tiếp thu nhận thức qua cảm giác,
từ ngoại giới vào. Nhưng lúc này các em đã có sự hiểu biết tối thiểu nên có thể tiến
hành bước đầu đức dục.
Giai đoạn 3, phương pháp tự học vẫn là căn bản. Nhưng trước đây nhận thức
qua giác quan, trẻ em chủ động. Bây giờ nhạn thức qua lý trí dưới hình thức tự giác
và ý niệm, trẻ em thụ động, nhất là dưới sự kích thích của trí tò mò. Trẻ em phải tự
phát hiện ra cái mình muốn biết, sáng tạo lại khoa học, chỉ biết cái gì tự mình hiểu,
không nhờ ai, không dựa vào uy tín của ai. Đó là phương pháp tự học chủ động,

tích cực. Muốn phát huy tác dụng của tự học chủ động, tích cực cần gây hứng thú
cho trẻ em, khiến nó yêu chuộng khoa học, cần khoa học. Tự học chủ động, tích
cực trên cơ sở lợi ích và hứng thú chưa đủ, còn cần gắn liền hành với học.
Giai đoạn 4, cac sem đã trở thành thanh niên, đã đến lúc ra nhập xã hội. Phương
pháp giáo dục trong giai đoạn này khác hẳn trước. Vai trò của người thầy nay là
chính. Người thầy hướng dẫn, giải thích, giảng dạy. Nhưng người thầy không tiến
hành giáo dục tùy tiện, tùy ý. Trái lại, người thầy phải tuân theo những nguyên tắc,
phương châm nhất định.
4.6 Nguyên tắc giáo dục
Theo Rousseau, giáo dục cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
4.6.1 Cha mẹ cần nuôi dưỡng và giải phóng mọi xiềng xích cho đứa trẻ.
Rousseau kêu gọi các bậc cha mẹ giải phóng đứa trẻ sơ sinh. Lời kêu gọi này
được nhiều đứa trẻ nghe theo. Ông muốn giải phóng đứa trẻ sơ sinh khỏi tất cả
những gì có thể cản trở sự phát triển của nó: những quần áo bó sát tay chân nó và
làm trở ngại sự lưu thông của máu huyết, những bà vú chỉ biết lĩnh lương chứ
không yêu thương gì nó cả, những phụ nữ bay bướm không chịu săn sóc con, việc
cai sữa quá sớm,...
18


Và như vậy ai sẽ lo chăm sóc đứa trẻ sơ sinh? Bà mẹ và người cha. Người mẹ
khi nuôi nấng trẻ sẽ làm cho gia đình hạnh phúc hơn; và người cha cũng phải có
trách nhiệm nuôi trẻ vì ông là người duy nhất biết về vấn đề này. Rousseau nói : “
Có những nghề cao quý đến nỗi người ta không thể hành nghề vì tiền được, vì như
vậy là tỏ ra bất xứng với nghề: đó là nghề dạy học... Một ông thầy kèm trẻ! Ôi, thật
là một tâm hồn cao quý. Thật ra, muốn tạo nên một con người, chúng ta phải là
hoặc là của má nó, hoặc chính mình phải xứng đáng hơn người”. Do đó, các bậc
cha mẹ phải để cho con cái của mình tự do nhiều hơn, nhờ vậy chúng mới thu thập
được vốn liếng cho sự hiểu biết sau này, nhờ các giác quan của chúng.
4.6.2 Giáo dục trẻ phải thuận theo tự nhiên

Phương pháp giáo dục mà Rousseau đưa ra “ hoàn toàn trái ngược lại”, nghĩa là
phải căn cứ theo sự tiến triển của tự nhiên, “luật tự nhiên”, “quyền tự nhiên” và lấy
bản chất con người trong “ trạng thái tự nhiên” làm điểm xuất phát. Nói cách khác,
do thiên nhiên đã tạo ra con người là trẻ em trước khi trở thành người lớn, nên phải
để cho trẻ em được hưởng những quyền của trẻ em và chăm sóc, giáo dục trẻ em
cũng có những cách riêng, phù hợp với thể trạng và khả năng nhận thức trong từng
giai đoạn của lứa tuổi.
Trong quyển hai cuốn Emile hay vấn đề giáo dục , Rousseau cho rằng cuộc đời
của con người, tuổi thơ là một giai đoạn cần thiết phải tôn trọng, từ đó ông trình
bày cách thức giáo dục trẻ từ năm lên 3 tuổi cho tới năm 12 tuổi.
Theo ông, nền giáo dục cổ truyền là kết quả của một sai lầm lớn, người ta đối
xử với trẻ như là người lớn. Ông nhấn mạnh : “Thiên nhiên muốn trẻ con là trẻ con
trước khi thành người lớn... Tuổi thơ có những nhận thức riêng, những tư tưởng
riêng và những cảm giác riêng, không có gì phi lí cho bằng muốn thay thế những
cái này bằng những cái gì của chúng ta. Hơn thế nữa, khi chúng ta hiểu đứa trẻ,
chúng ta sẽ chấp nhận nó hơn. Các bạn hãy yêu thương tuổi thơ, các bạn hãy để
cho chúng chơi giỡn, vui đùa và làm bất cứ cái gì thuộc bản năng dễ thương của
chúng”. Vì vậy, giáo dục phải theo thiên nhiên đòi hỏi nhà giáo trước hết phải tìm
19


hiểu trẻ và tôn trọng sự tự nhiên của nó. Ông đề ra yêu cầu người làm giáo dục cần
phải nghiên cứu tâm lý con người; biết tâm lí của học sinh bởi đó là những hiểu
biết cần thiết để hành nghề và sự hiểu biết tâm lí đứa trẻ sẽ hướng dẫn những tác
động giáo dục của nhà giáo dục có hiệu quả.
4.6.3 Nhà giáo dục phải tìm hiểu và tôn trọng sự tự nhiên của trẻ
Theo Rousseau, tôn trọng sự tự nhiên của trẻ bao hàm sự tự do. Đây là một
trong những nguyên tắc chủ yếu của Rousseau về giáo dục: sự tự do của đứa trẻ.
Không có gì tai hại cho giáo dục tinh thần tự do bằng quyền uy.
Ông viết: “Điểm căn bản không phải là uy quyền mà là tự do... Đó là châm

ngôn căn bản của tôi. Chúng ta hãy áp dụng châm ngôn này cho tuổi thơ và tất cả
những quy tắc giáo dục sẽ xuất phát từ đó”.
Ông cho rằng: người ta phải bỏ mọi sự lệ thuộc, “Đứa trẻ không nên biết thế
nào là sự tuân lời”. Như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên làm gì cả, tác
động giáo dục chỉ là mặc kệ cho đứa trẻ muốn làm gì thì làm? Theo ông có hai cực
đoan: sự quá cứng rắn và sự quá khoan dung. Ông đưa ra giải pháp: chúng ta phải
tránh cả hai cực đoan đó và sẽ đứng ở một lập trường trung dung. Rousseau lí giải
đứa trẻ được nuông chiều, được cưng quá độ, trước sau gì cũng khổ sở, nên chúng
ta phải cứng rắn với nó, nhất là không xiêu lòng trước nước mắt của chúng. Thành
quả của một nền giáo dục tốt là tạo nên những con người có lí trí, trong lúc đó
người ta muốn dạy cho trẻ theo lí trí. Quý vị hãy sử dụng sức mạnh với trẻ và sử
dụng lí trí với người lớn: đó là trật tự tự nhiên.
Mặc dù vậy, người ta cũng không nên trừng phạt trẻ vì trừng phạt như vậy là
mâu thuẫn với sự tự do. “Chúng ta không nên trừng phạt trẻ với tính cách là một sự
trừng phạt này luôn luôn xảy đến cho trẻ như là một hậu quả tự nhiên của hành vi
xấu của nó”
4.6.4 Hãy để trẻ học bằng kinh nghiệm

20


Rousseau phê phán những hạn chế của nền giáo dục cổ truyền: tật xấu của
những nhà giáo là luôn muốn dạy trẻ tất cả những gì mà tự nó có thể học được.
Ông kêu gọi: “Hỡi những nhà giáo nhiệt tình, các bạn hãy giản dị, kín đáo, ít nói
đi. Các bạn đừng nên dạy học một cách từ chương, chỉ nên để cho học trò của các
bạn học bằng kinh nghiệm mà thôi”.
Rousseau tuyên bố rất rõ ràng : “Người ta chỉ nên để cho trẻ có một thói quen
duy nhất này thôi, đó là không có thới quen nào cả”. Đó là phương pháp hay nhất
để hình thành sự tự do trong mỗi con người khi tham gia đời sống xã hội.
4.6.5 Dạy học phải đảm bảo tính giáo dục

Đây là nguyên tắc chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Rousseau: mọi sự dạy
dỗ phải có tính giáo dục. Ông cho rằng : “Khi tôi muốn trẻ tập vẽ không phải cho
trẻ biết vẽ mà thôi, mà còn để nó tập quan sát, tập điều khiển cánh tay của nó và
nói một cách tổng quát, tôi không quan tâm nhiều đến sự việc nó biết xẽ hay không
biết làm bài tập nào đó, miễn là giác quan của nó minh mẫn và thân thể của nó có
thói quen tốt nhờ sự luyện tập này”.
Rousseau phản đối khuynh hướng muốn dạy học cho trẻ quá sớm. Bởi theo ông
khi lý trí vẫn còn “đui mù”, dạy học chỉ đưa tới những ý tưởng sai lầm mà thôi.
Như vậy, nền giáo dục đầu tiên không phải là dạy đức hạnh hay chân lí gì cả, mà là
làm cho trái tim không bị tật xấu xâm chiếm... Các bạn hãy tập luyện thân xác của
nó, nhưng các bạn hãy đểtâm hồn nó ở không trong phạm vi có thể.
4.6.6 Dạy học phải hướng dẫn bằng hứng thú
Hứng thú, đó là động cơ lớn, động cơ duy nhất thúc đẩy trẻ đi xa hơn một cách
chắc chắn. Ông phên phán gay gắt một hiện tượng thường xảy ra ở nhà giáo là gò
bó trẻ trong những khuôn khổ vạch sẵn: “Người ta đã cố gắng rất nhiều để tìm ra
những phương pháp hay nhất để tập đọc. Người ta sáng chế ra những bàn viết,
những tấm bản đồ. Người ta ngăn phòng của trẻ thành một xưởng in. Thật là đáng
thương hại! Có một phương cách mà người ta vẫn luôn luôn quên, đó là sự ham

21


học. Các bạn hãy đem đến cho trẻ sự ham muốn này và khi đó phương pháp nào
cũng tốt hết”.
Ông đề cao vai trò của việc tạo hứng thú trong dạy học. Nhờ có hứng thú mà trẻ
trẻ có động cơ tìm hiểu, lĩnh hội tri thức. Nguyên tắc hứng thú trong dạy học của
Rousseau sau này được J.Dewwey- nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ thế kỉ XX, kế
thừa và phát triển, đăt làm trọng tâm cho khoa học sư phạm của mình.
4.6.7 Kiến thức phải dựa vào sự tự mình khám phá
Rousseau theo quan điểm của triết học cảm giác luận: “Tất cả những gì tác động

vào trí tuệ con người đều vào bằng giác quan. Những ông thầy triết học đầu tiên
của chúng ta là hai chân, hai tay, hai mắt của chúng ta”. Rousseau quan niệm giai
đoạn kéo dài từ 5 cho tới 12 tuổi là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc tiếp thu nền
học vấn. Trong tác phẩm Emile hay vấn đề giáo dục, Rousseau dẫn chứng: Người
hoc trò Emile học được thiên văn học nhờ sự quan sát thường xuyên các tinh tú,
học địa lí nhờ sự nghiên cứu moi trường gần và nhờ việc làm bản đồ, học vật lý
nhờ khám phá sự riêng tư. Thay vì bắt trẻ ôm sách, nếu tôi bắt nó vào một xưởng
nào đó, chân tay của nó sẽ làm việc, làm lợi cho trí óc của nó... Nhà giáo dục cần
tạo nên cho trẻ óc tò mò, lòng lo lắng muốn biết và chú ý tự nhiên.
Người lớn lên cho trẻ tiếp xúc với thực tại cuộc sống và sự vật hơn là vào sự
nghiên cứu trong sách, bởi vì điều quan trọng bậc nhất vào tuổi này là giáo dục óc
phán đoán, tri giác và lý luận. Thực tại phải quan trọng hơn ngôn ngữ. Chính vì
vậy mà Rousseau lên án viêc giáo dục theo sách vở, “ Tôi ghét sách, chúng chỉ tập
cho chúng ta nói về những gì chúng ta không biết mà thôi”. Điều quan trọng không
phải là nhồi nhét kiến thức cho nhiều, mà là sự cố gắng cả cá nhân.
Rousseau kết luận: “Vấn đề không phải là dạy cho nó chân lí,mà là chỉ cho nó
cách phải làm sao để lúc nào cũng có thể khám phá chân lí”. Kiến thức không phải
do ta tự mang sẵn tới cho trẻ, mà phải để cho trẻ tự khám phá và tìm tòi ra nó.
5. Lý giải các nhân tố dẫn đến sự ra đời tư tưởng Rousseau

22


5.1 Bối cảnh lịch sử giai đoạn ông sống
Thấy xã hội phong kiến thối nát, ông muốn lật đổ nó. Nhưng lấy xã hội nào thay
thế vào đó? Cái xã hội tương lai mà ông cảm thấy đang hình thành- xã hội tư bản
chủ nghĩa, ông thấy nó đại diện cho lực lượng sản xuất đang lên, do đó có phần
tiến bộ. Nhưng ông cũng thấy chính giai cấp tư sản phát triển công nghiệp theo
đướng lối tư bản chủ nghĩa mang lại khổ cực cho người lao động : “ Mặt mũi hốc
hác của những người đau thương sống những ngày ê ẩm giữa các nơi hôi thối, ở

nơi hầm mỏ, các người thợ rèn đen thủi và ghê tởm, đó là quang cảnh trong lòng
đất thay thế cho cây cối xanh tươi, hoa nở dưới trời xanh, các người chăn cừu si
tình, các người cày ruộng cường tráng trên mặt đất”. Phải chăng tiêu hủy chế độ
bóc lột phong kiến để thay thế bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa? Quá khứ thì
đen tối, tương lai thì rùng rợn, xoay xở ra sao? Đó là bi kịch của tất cả các nhà tư
tưởng tiến bộ trong thế kỷ XVIII, trong đó có cả Rousseau.
Rousseau nhấn mạnh: chính nông nghiệp phát triển đòi hỏi quyền tư hữu về
ruộng đất: “người đầu tiên khoanh một khu đất, bỗng nhiên thốt lên câu: “Đây là
của tôi” và được các kẻ thơ ngây nhận là nói đúng, người đó là người sáng lập ra
xã hội. Ôi biết bao tội ác, chiến tranh, tàn sát, khổ hạnh, bao điều ghê tởm loài
người có thể tránh được nếu có một ai nhổ cọc hay lấp hố, kêu to để mọi người
nghe”. “Chớ tin tên lừa bịp ấy! Mọi người sẽ chết nếu ta quên rằng nông phẩm
thuộ quyền mọi người và ruộng đất không thuộc quyền ai cả”. Như vậy, nếu một
người tự mình chiếm đất, quyền tư hữu hình thành. Trong quá trình phát triển, khi
bọn quyền thế mở rộng tư hữu của chúng bằng cách chiếm cướp của người, tình
trạng người bóc lột người xuất hiện. Bọn chúng sống hưởng lạc, ăn bám. Bọn quý
tộc ăn không ngồi rồi, lười biếng có tiền mua gì cũng được. Xã hội có biến cố gì,
chỉ có thường dân lao mình còn bọn giàu có nhanh gót chuồn thẳng. Bất bình phát
triển theo đà của tư hữu. Xã hội hình thành để bảo vệ tư hữu. Nhà nước là công cụ
của một giai cấp đàn áp các giai cấp khác và cái gọi là “lợi ích chung” chỉ là trá
hình của động cơ duy kỷ của giai cấp thống trị. Nguy khốn hơn là con người bị duy
tha hóa, ngày càng bị xã hội thay hình, đổi dạng, biến chất, khiến phần thiên nhiên
23


của con người mai một đi. Trước tình trạng ấy Rousseau khám phá ra nhiệm vụ của
mình. Đối với con người, phải giáo dục mọi người phát hiện và khai thác các kho
tàng vô cùng quý báu của nội tâm, nơi mà ảnh hưởng tai hại của xã hội không lấn
tới, nơi dự trữ các đặc tính Thiên nhiên của con người. Đối với xã hội thì khác.
Mỗi cải cách chỉ là thỏa hiệp, không đưa tới kết quả nào. Theo Rousseau phải tiêu

hủy toàn bộ cái cũ để xây dựng cái mới hoàn toàn.
Phân tích thực tiễn xã hội, ông nhận thấy có sự phân hóa rất sâu sắc giữa người
nghèo và sự bất bình đẳng này là do quyền tư hữu tạo ra. Quyền tư hữu là nguồn
gốc cho mọi tật xấu làm cho con người sống trong xã hội bị hư hỏng. Trước đây,
khi còn sống trong trạng thái thiên nhiên, con người được hưởng tự do và bình
đẳng. Do đó sống hạnh phúc vì nhu cầu thích hợp với khả năng, mỗi người đủ điều
kiện thỏa mãn nhu cầu của mình mà không cần ai giúp. Nhưng khi quyền tư hữu
xuất hiện, các kẻ quyền thế chiếm cướp ruộng đất người khác, tự do và bình đẳng
không còn nữa. Ngay cả hạnh phúc cũng mai một đi vì nhu cầu tăng quá mức khả
năng, làm việc gì cũng phải nhờ người giúp. Vì gặp khó khăn chung, loài người
quyết định góp sức với nhau thành lập xã hội. Nhưng tiếc thay, khi gia nhập xã hội,
con người mất tự do, bình đẳng, hạnh phúc và ngày càng hư hỏng đi, do ảnh hưởng
của quyền tư hữu phát sinh mọi tật xấu. Trước thực tại xã hội đó, phương pháp sửa
chữa độc nhất theo Rousseau là trở về thiên nhiên, khôi phục bản chất thiên nhiên
của con người.
5.2 Ảnh hưởng của các nhà tư tưởng của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII.
Bối cảnh thế giới mà trực tiếp là tình hình kinh tế- xã hội nước Pháp đã khích
lệ những tư tưởng vượt thời đại của Rousseau. Ở đây không thể không nói đến ảnh
hưởng tư tưởng của các nhà triết học tiến bộ khác để phát triển tư tưởng của mình.
Rousseau chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhiều nhà triết học, trước hết là ảnh hưởng
của trường phái duy vật Anh thế kỷ XVII và các nhà triết học tiền khai sáng và
Khai sáng Pháp.

24


×