Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của
Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

Họ và tên sinh viên
Giáo viên hướng dẫn:

: Hoàng Thị Uyên
ThS. Ngô Đức Anh

HÀ NỘI, NĂM 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở
du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy

Họ và tên sinh viên

: Hoàng Thị Uyên

Chuyên ngành


: QTKD Du lịch & Khách sạn

Lớp

: Du lịch 46B

Khóa

: 46

Hệ

: Chính quy

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Đức Anh


HÀ NỘI, NĂM 2008


Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6

7
8

Viết tắt
TW
UBND
QHTTPTDL
Công ty TNHH
QLNN
WTO
HĐND
QH

Hoàng Thị Uyên

Viết đầy đủ
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Quản lý nhà nước
Tổ chức du lịch thế giới
Hội đồng nhân dân
Quy hoạch

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kế hoạch đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2006 - 2010............30
Bảng 2.2: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy..............43
Biểu đồ 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy.........43
Bảng 2.3: Dự báo doanh thu khu du lịch Chùa Thầy................................44
Biểu đồ 2.2: Dự báo doanh thu khu du lịch Chùa Thầy............................45
Bảng 2.4: Dự báo GDP và nhu cầu đầu tư cho phát triển khu du lịch
Chùa Thầy......................................................................................................45
Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu lao động.............................................................46
Bảng 2.6: Hiện trạng khách khu du lịch Chùa Thầy.................................53
Biểu đồ 2.5: Hiện trạng khách khu du lịch Chùa Thầy.............................54
Bảng 2.7: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy..................................55
Biểu đồ 2.6: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy..............................56

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Đặt vấn dề....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC DU LỊCH.....................................................................................5
1.1. Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch..................5
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước.................................................5

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước.........................................6
1.1.3. Các chức năng của quản lý nhà nước...................................................7
1.1.4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch..............................................8
1.1.4.1. Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du
lịch.....................................................................................................................8
1.1.4.2. Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch...........................10
1.2. Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây
.........................................................................................................................10
1.2.1. Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển 10
1.2.2. Vị trí, chức năng...................................................................................14
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn...........................................................................14
1.2.4. Cơ cấu tổ chức, nội dung quản lý của sở du lịch Hà Tây..................16
1.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây...........19
1.2.6. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch tại Hà Tây
.........................................................................................................................21

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ DU
LỊCH HÀ TÂY ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH CHÙA THẦY.......................26
2.1. Giới thiệu về quy hoạch du lịch Hà Tây giai đoạn 2006 - 2010..........26
2.1.1. Giới thiệu một số quy hoạch, dự án đầu tư trọng điểm vào Hà Tây
giai đoạn 2006 - 2010.....................................................................................26
2.1.2. Kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn
2006 - 2010......................................................................................................29
2.1.3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch Hà Tây năm 2008........31

2.1.4. Vị trí Chùa Thầy trong tuyến điểm quy hoạch du lịch Hà Tây..........32
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy.............................................33
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................34
2.2.2. Vị trí địa lý............................................................................................34
2.2.3. Địa hình................................................................................................34
2.2.4. Khí hậu.................................................................................................35
2.2.5. Địa chất.................................................................................................35
2.2.6. Lễ hội Chùa Thầy.................................................................................35
2.2.7. Khả năng gắn kết giữa du lịch Chùa Thầy với cụm, khu, điểm du lịch
khác trong tỉnh và huyện...............................................................................36
2.2.7.1. Trong huyện........................................................................................36
2.2.7.2. Với các khu, điểm du lịch trong tỉnh..................................................37
2.3. Chiến lược phát triển du lịch của Hà Tây, huyện Quốc Oai và khu du
lịch Chùa Thầy đến 2010 - 2020...................................................................39
2.3.1. Chiến lược phát triển...........................................................................39
2.3.1.1. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hà
Tây...................................................................................................................39
2.3.1.2. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện
Quốc Oai.........................................................................................................39
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp
2.3.2. Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020......41
2.3.2.1. Định hướng chung..............................................................................41
2.3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển............................................................43
2.3.2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở...................................................46
2.3.3. Đánh giá chung....................................................................................51

2.4. Thực trạng khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
.........................................................................................................................52
2.4.1. Thực trạng về nguồn khách và doanh thu..........................................52
2.4.1.1. Khách du lịch.....................................................................................52
2.4.1.2. Doanh thu du lịch...............................................................................55
2.4.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.....................................57
2.4.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú.............................................57
2.4.2.2. Giao thông..........................................................................................57
2.4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, bãi để xe.......................................60
2.4.3. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại Chùa
Thầy................................................................................................................61
2.4.3.1. Các hoạt động đã triển khai theo quy hoạch.....................................61
2.4.3.2. Một số quy hoạch ảnh hưởng tới du lịch............................................63
2.4.4. Thực trạng về nguồn nhân lực............................................................64
2.4.5. Thực trạng công tác quản lý Chùa Thầy............................................66
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy.......................67
2.5.1. Những mặt được...................................................................................67
2.5.2. Những mặt hạn chế..............................................................................68
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................72
2.6. Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại
Chùa Thầy......................................................................................................75

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp
2.6.1. Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt
động du lịch tại Chùa Thầy...........................................................................75

2.6.1.1. Về tổ chức quản lý..............................................................................75
2.6.1.2. Về công tác quy hoạch.......................................................................76
2.6.1.3. Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch.............................................76
2.6.1.4. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch........................77
2.6.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực....................................................77
2.6.2. Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân........................78
2.6.3. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khi sát nhập Sở du lịch Hà
Nội và Sở du lịch Hà Tây..............................................................................79
2.6.3.1. Những ảnh hưởng tích cực.................................................................80
2.6.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực.................................................................81
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.....................................83
3.1. Các giải pháp..........................................................................................83
3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình đầu tư phát triển du lịch....................................................83
3.1.1.1. Công tác xây dựng quy hoạch............................................................83
3.1.1.2. Hiệu quả của phương pháp quy hoạch, quy trình quy hoạch............84
3.1.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch.......................................................................86
3.1.3. Xây dựng mô hình quản lý về du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ban ngành liên quan và dân cư địa phương...........................................91
3.1.3.1. UBND huyện Quốc Oai......................................................................92
3.1.3.2. Phòng chuyên môn quản lý về du lịch................................................93
3.1.3.3. Các phòng liên quan..........................................................................93
3.1.3.4. UBND cấp xã, thị trấn........................................................................93
3.1.3.5. Ban quản lý các khu điểm du lịch......................................................94
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B



Luận văn tốt nghiệp
3.1.4. Giải pháp về thị trường........................................................................94
3.1.5. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy........95
3.1.6. Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh...................95
3.1.6.1. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quản
lý, kinh doanh..................................................................................................95
3.1.6.2. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanh
nghiệp..............................................................................................................96
3.1.6.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch..............................................................96
3.2. Kiến nghị.................................................................................................97
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................102

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn dề
Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của
nền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu
của con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác động
ngày càng tăng đối với con người.
Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trở

thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngành
kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới.
Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những
bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế,
hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong
phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc
độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích
cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng
kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạn chế các
vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc
phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển...hệ thống cơ sở hạ tầng
được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch. Theo dự báo, đến
năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượt khách,
thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD.
Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủ
đô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du
lịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

2

dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn
việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân

dân.
Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút
nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của
loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị
văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng,
tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du
lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Nét
văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như
các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong
đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du
lịch. Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầy
được tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sự
phát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Mỗi năm thu hút
gần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt khách
quốc tế. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần
1.000 năm. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành và
tôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa,
Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiều
hang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa
thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của Chùa
Thầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các hạng mục công trình đầu
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B



Luận văn tốt nghiệp

3

tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch
vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn
uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao...
Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy”. Phương
hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội
Chùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khai
thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng với
tầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu
vực phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Thấy rõ vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du
lịch Chùa Thầy
- Tìm hiểu về khu du lịch Chùa Thầy và thực trạng công tác quản lý của
Sở du lịch Hà Tây
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
khu du lịch Chùa Thầy, phát triển khu du lịch Chùa Thầy thành một địa điểm
du lịch lớn của tỉnh Hà Tây, thành một trọng điểm kinh tế của huyện
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch Chùa Thầy trên các lĩnh vực:
sử dụng đất, nguồn khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Chùa
Thầy
- Xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy và
các giải pháp để thực hiện quy hoạch

4. Phạm vi nghiên cứu
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

4

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu hoạt động
du lịch, các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch tại Chùa Thầy và các
hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý du lịch tại Chùa Thầy
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát điều tra
- Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có
- Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC DU LỊCH
1.1. Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước
Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp
luật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do trình độ phát
triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống
chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung
mang lại. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội
không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay
đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân
công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình
thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia
giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có
khă năng có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà
nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một
lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực
hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi
ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định. Sự phát triển của
cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng
tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát
triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác. Do đó
quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động rất
lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiện nay
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp


6

nước ta đang trong quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm xây dựng một
nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh thì công tác quản lý
Nhà nước lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà
nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về
quản lý nhà nước như sau:
“Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà
nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước
đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Hoạt động quản lý nhà
nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến
hành.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lý
tương ứng. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy.
“Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du
lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh
thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công
cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế
du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển định
hướng chung của tiến trình phát triển đất nước”.
Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo
nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản
lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

7

- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao.
Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng
chủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật.
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch
để thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài
hạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện
- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp,
huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản
xuất và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân
cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và
người bị quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động
quần chúng chống quan liêu cửa quyền…
- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý
nhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối
chiến dịch hoặc phong trào. Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự
thay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách
nhiệm của nhà nước đối với dân.
1.1.3. Các chức năng của quản lý nhà nước
- Trấn áp sự chống đối của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, phản cách mạng
nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa, an ninh trật tự,

an toàn xã hội
- Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù. Phải phân
biệt rõ và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan
quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị
kinh doanh

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

8

- Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất
lượng công tác văn hóa và nghệ thuật, đẩy mạnh văn hóa quần chúng, nâng
cao chất lượng cải cách giáo dục, đào tạo. Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức
khỏe của nhân dân, coi đó là tương lai của giống nòi, là mối quan tâm thường
xuyên của Đảng, nhà nước.
- Xã hội: Là chính sách về con người mà nhà nước phải chăm lo gồm
vấn đề kế hoạch hóa gia đình, dân số, việc làm, bảo trợ xã hội…có chính sách
đối với nhân viên, công nhân, tri thức….
- Bảo vệ tài sản nhà nước và bảo đảm quyền tự do của cá nhân, lối sống
có văn hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của
đời sống, xã hội, bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người.
- Quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường củng cố
tinh thần hữu nghị, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, bảo vệ hòa bình thế
giới.
1.1.4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

1.1.4.1. Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực
du lịch
Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh
tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển
theo những quy luật phát triển riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý
các hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các
mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch
phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu
cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở
các mặt:
Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất
nước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

9

phần tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là không có tác động tiêu cực. Có
sự quản lý của nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển
theo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ rất chặt chẽ với
các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện…Mối quan hệ
giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy
các ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển các ngành khác góp phần
không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là
nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống

nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ
giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc
đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do
hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua
việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch (Sở du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan, ban ngành liên
quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế một cửa
trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với du lịch và các hoạt động liên quan.
Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong
khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh
tranh không lành mạnh hoặc đơn thuần chạy theo lợi nhuận phá hoại môi
trường sinh thái, môi trường xã hội gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với
xã hội
Cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

10

nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp được phát triển
hoạt động kinh doanh của mình
Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng. Nhà

nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành
khác thông qua các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh
doanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch theo đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh,
các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể.
1.1.4.2. Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về du
lịch
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch
- Qui định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối
hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên
du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ
tộc của dân tộc trong hoạt động du lịch
- Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du
lịch
- Cấp, thu hồi giấy phép chứng nhận trong hoạt động du lịch
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch
1.2. Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây
1.2.1. Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp


11

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tây
được tổ chức hoạt động từ năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Thời
gian đầu có công ty du lịch Hà Tây trực thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hà
Tây. Tháng 6/1976 sau khi tỉnh Hòa Bình sát nhập vào Hà Tây thành tỉnh Hà
Sơn Bình và phòng ngoại vụ Hòa Bình nhập vào công ty du lịch Hà Tây thành
công ty du lịch Hà Sơn Bình trực thuộc UBND tỉnh. Đến năm 1988 có thêm
công ty du lịch Ba Vì thuộc UBND huyện Ba Vì, năm 1989 có công ty du lịch
Sơn Tây thuộc UBND xã Sơn Tây. 9/1991 chức năng quản lý nhà nước về du
lịch được giao cho Sở thương mại - du lịch Hà Tây. 11/7/1994 Sở Du lịch Hà
Tây đã được thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn. Lúc đầu cơ sở vật chất còn thiếu thốn, số lượng
và chất lượng lao động còn hạn chế, toàn ngành chỉ có khoảng 300 lao động
hầu hết thiếu việc làm, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ đọng.
Tuy gặp nhiều khó khăn và thiếu sót nhưng Sở Du lịch Hà Tây vẫn luôn nỗ
lực và cố gắng để thực hiện chức năng tham mưu của mình quản lý các hoạt
động du lịch trên toàn tỉnh. Với sự nỗ lực hết mình cùng với sự ủng hộ của
các ban ngành địa phương. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và
tổng cục du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Hà Tây đã đạt được nhiều kết quả
Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng được 43 qui hoạch và dự án đầu tư
phát triển du lịch. Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 - 2005 thực hiện 13 dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồng
tại một số khu du lịch trọng điểm như Chùa Hương, Chùa Thầy, Hồ Suối Hai,
Hồ Đồng Mô, Vạn Phúc, Phú Vinh…từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương.
Năm 2007, Sở du lịch Hà Tây đã tham gia góp ý kiến, thẩm định 4 dự án đầu
tư du lịch trên địa bàn tỉnh như: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Tuần Châu
- Hà Tây, dự án khu du lịch làng ven sông Đáy, dự án cải thiện môi trường
khu du lịch Chùa Hương, dự án đầu tư khu du lịch quốc tế Ba Vì và 7 quy

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

12

hoạch phát triển du lịch: quy hoạch chi tiết hạ tầng khu du lịch hồ Đồng Mô,
quy hoạch khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn của công ty cổ phần D&S,
quy hoạch khu du lịch, dịch vụ sân golf Phú Mãn (Quốc Oai), quy hoạch 3
điểm: Ao Vua, Đầm Long - Bằng Tạ, Thung lũng sườn tây Ba Vì, quy hoạch
phát triển du lịch Hồ Suối Hai, quy hoạch chung khu du lịch Hồ Quan Sơn Mỹ Đức, quy hoạch khu đô thị và du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Nhiều dự
án đã triển khai xong đang hoạt động có hiệu quả. Ngành đang tiếp tục hoàn
chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010
Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm: bản đồ du lịch Hà Tây
đã được lập, sa bàn và các tuyến điểm du lịch, xây dựng nhiều tập gấp du lịch
Hà Tây, phát hành sách du lịch Hà Tây bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nối tour
tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Đã 3 lần tổ chức thành công Hội du lịch
làng nghề truyền thống Hà Tây.Tham gia nhiều hội chợ toàn quốc và địa
phương, triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Hà Tây, tổ chức nhiều trang báo
tiêu đề, các chương trình của trung ương và địa phương, xây dựng trang Web
để giới thiệu về du lịch của tỉnh, đặc biệt là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ
chức thành công hội du lịch làng nghề truyền thồng Hà Tây năm 2001
Mạng lưới kinh doanh của tỉnh ngày càng phát triển, số đơn vị kinh
doanh và lao động ngày càng tăng
Các di tích văn hóa, lịch sử, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đã được tu
sửa và được chú trọng, quan tâm
Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đã được quan tâm.Sở phối hợp cùng

công ty TNHH đào tạo cung ứng nhân lực và tư vấn hỗ trợ du lịch mời giảng
viên của các trường Đại học chuyên ngành du lịch bồi dưỡng, nâng cao
nghiệp vụ thuyết minh viên cho 30 thuyết minh viên tại các điểm du lịch trên
địa bàn tỉnh, tập huấn bồi dưỡng kiến thức QLNN về du lịch cho cán bộ văn
phòng Sở, cán bộ phòng Công nghiệp khoa học thương mại của 14 thành phố,
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

13

huyện thị xã, lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lãnh đạo một
số xã trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá,
hướng dẫn bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Quy chế thanh tra, kiểm ta, thi đua, khen thưởng đã được xây dựng.
Quy chế phối hợp liên ngành công an du lịch, văn hóa du lịch tạo điều kiện du
lịch phát triển theo pháp luật Việt Nam
Phổ biến quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước về du lịch tới các cơ sở. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ kỹ
thuật, công tác thanh tra kiểm tra dần đi vào nề nếp. Bộ máy văn phòng sở
từng bước được kiện toàn, cơ sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Tại
các huyện, thị xã có cán bộ chuyên theo dõi công tác phát triển du lịch ở địa
phương, bước đầu hoạt động có chuyển biến tốt
Sở Du lịch Hà Tây đã được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm
2000, được nhận cờ thi đua xuất sắc của chính phủ năm 2001. Được tổng cục
du lịch Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm 1998, 1999 mười năm đổi mới,
6 năm liền được tổng cục du lịch Việt Nam tặng bằng khen cùng những danh

hiệu thi đua cho tập thể & cá nhân, 4 năm liền được UBND tỉnh tặng bằng
khen và nhiều danh hiệu thi đua. Năm 2004 đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc
trong phong trào thi đua do tổng cục du lịch trao tặng
Tuy nhiên, trong hoạt động của mình thì Sở Du lịch Hà Tây cũng có
những nhược điểm: Sự nhận thức về du lịch ở một số ngành, cấp và một bộ
phận nhân dân còn hạn chế. Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư về du lịch
chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển, sản phẩm
du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh…
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch Hà
Tây được nêu rõ trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Du lịch Hà Tây ban hành 8/6/2006 của UBND tỉnh Hà Tây
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

14

1.2.2. Vị trí, chức năng
Sở du lịch Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức
năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong
phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật, thực hiện 1 số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của
pháp luật
Sở du lịch tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh về tổ
chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục du lịch Việt Nam

1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực
du lịch thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và phân cấp của Tổng cục du lịch, chịu
trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình
- Xây dựng và trình bày UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5
năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù
hợp với quy hoạch
- Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ du lịch của Sở
- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp, ủy quyền
quản lý nhà nước về du lịch đối với UBND huyện, thị xã và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật
- Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân, các thành phần kinh tế, hội, tổ chức phi chính phủ
hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và qui định của
pháp luật

Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


Luận văn tốt nghiệp

15

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được
phê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo quy định pháp luật
- Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế,
cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu
trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng
ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, văn bằng, chứng chỉ khác
thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật
- Thực hiện chương năng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của tỉnh,
tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; cung cấp thông
tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất
với UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi
trường tại các khu, tuyến và điểm du lịch trên đại bàn tỉnh
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được UBND tỉnh giao, thẩm định
hoặc tham gia các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du
lịch của tỉnh theo quy định của pháp luật
- Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá, phân loại tài
nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài
nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh
- Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và chuyên môn
nghiệp vụ về du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên
địa bàn tỉnh; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội
Hoàng Thị Uyên

Du lịch 46B


×