Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Danh gia chat luong nuoc ho tuyen lam tp da lat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CLN
HTL - THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT NĂM 2014, 2015
DỰA TRÊN VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

SVTH: DƯƠNG NGỌC DUNG
GVHD: ThS. TRẦN CÔNG TẤN
KHÓA HỌC: 2012 – 2016

TP. Hồ Chí Minh – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CLN
HTL - THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT NĂM 2014, 2015
DỰA TRÊN VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

Ngành: Khoa học môi trường


CHUYÊN NGÀNH: Khoa học môi trường

Sinh viên thực hiện: DƯƠNG NGỌC DUNG
Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRẦN CÔNG TẤN
Khóa học: 2012 – 2016

TP. Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, bạn
bè và gia đình. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn của em – ThS. Trần Công Tấn, thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ
bảo và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô khoa Môi trường, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Em xin cảm
ơn thầy cô đã quan tâm, giúp đỡ em trong suốt 4 năm tại trường; cảm ơn những hoạt
động ngoại khóa giúp em được trưởng thành hơn trong những năm tháng trên giảng
đường; cảm ơn những giờ lên lớp, những kiến thức quý báu, thực tế mà thầy cô đã
truyền đạt cho em từ những môn cơ sở ngành đến kiến thức những môn chuyên ngành.
Xin cảm ơn tất cả các bạn – Tập thể lớp 12KMT. Tôi xin cảm ơn tất cả những tình
cảm chúng ta đã dành cho nhau suốt những năm tháng tại trường; cảm ơn các bạn trong
những giờ học đã đóng góp ý kiến cho nhau, trong những giờ làm việc nhóm đã hộ trợ
nhau làm báo cáo; cảm ơn những hoạt động ngoại khóa đã đưa chúng ta lại gần nhau,
hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Cảm ơn những ngày tháng Đại học đã
cho chúng ta cơ hội phát triển, hoàn thiện lẫn nhau.
Con xin cảm ơn gia đình của chính mình, đặc biệt là cha, mẹ. Gia đình đã bên con
22 năm, mà đôi khi lời cảm ơn thật khó nói ra. Nên nhân đây, con xin cảm ơn gia đình,
cha, mẹ đã luôn bên con, quan tâm và động viên con, không phải trong quá trình thực
hiện đề tài mà trong suốt cuộc đời con.

Xin chân thành cảm ơn

Dương Ngọc Dung

i


TÓM TẮT
Ngày nay, có nhiều cách để đánh giá CLN: dựa trên các thông số hóa lý và vi sinh,
chỉ số hóa lý, chỉ số sinh học,… Tuy nhiên, trong thực tế, do nhu cầu và điều kiện riêng
mà hầu như mọi người chỉ áp riêng lẻ từng phương pháp mà chưa kết hợp các phương
pháp với nhau. Nghiên cứu này đã đánh giá CLN HTL dựa trên việc kết hợp chỉ số
WQI và các chỉ số H’ (TVN, ĐVN, ĐVĐKXSCL, ĐVKXSCLVB). Các kết quả của chỉ
số WQI và chỉ số H’ trong nghiên cứu cho thấy: Tại TL1 CLN hóa lý trong vùng rất ô
nhiễm, CLN sinh học dao động trong vùng ô nhiễm; Tại TL3: CLN hóa lý trong vùng ô
nhiễm rất nhẹ và không ô nhiễm, CLN sinh học dao động trong vùng rất ô nhiễm và ô
nhiễm trung bình. Kết quả nghiên cứu tạo thêm dữ liệu cho việc kết hợp các chỉ số
trong việc đánh giá tổng hợp CLN.
Từ khóa: CLN, chỉ số, WQI, H’.

ii


ABSTRACT
Today, there are many methods to assess water quality: use physical, chemical,
biological parameter; physicochemical index; biological index,… however, in the truth,
because of our demand, condition, almost people use one of many methods to assess
water quality and not combine it together. This thesis assess water quality in Tuyen
Lam reservoir depend on WQI index, H’ index (Phytoplankton, Zooplankton, Benthic
macro-intervebrate, Littoral macro-intervebrate) and combination of two methods. This

thesis find out: in TL1: physicochemical quality is high pollution, biological quality is
pollution; in TL3: physicochemical quality is from very low pollution to non pollution,
biological quality is from average pollution to high pollution. Thesis’s result add more
data for indexes combination in general assessment of water quality.
Key word: water quality, index, WQI, H’, Tuyen Lam reservoir.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
TÓM TẮT.....................................................................................................................ii
ABSTRACT................................................................................................................. iii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
Chương I: TỔNG QUAN.............................................................................................3
1.1.1.Vị trí địa lý....................................................................................................3
1.1.2.Lịch sử hình thành HTL..............................................................................3
1.1.3.Đặc điểm công trình.....................................................................................4
1.1.4.Đặc điểm địa hình........................................................................................5
1.1.5.Chế độ thủy văn...........................................................................................6
1.1.6.Hệ động thực vật..........................................................................................7
1.1.7.Đặc điểm dân sinh........................................................................................8
1.1.8.Vai trò HTL..................................................................................................9
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................17
Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................32
3.3.1.TVN............................................................................................................. 52

3.3.2.ĐVN............................................................................................................. 57
3.3.3.ĐVĐKXSCL...............................................................................................62
3.3.4.ĐVKXSCLVB.............................................................................................67
KẾT LUẬN.................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................75
PHỤ LỤC....................................................................................................................... i
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh liên quan.....................................................................i
iv


......................................................................................................................................... i
PHỤ LỤC 2: Phương pháp lấy mẫu và phân tích các mẫu thủy sinh.........................ii
PHỤ LỤC 3: Phương pháp tính toán chỉ số CLN WQI (theo hướng dẫn Quyết định
879/QĐ-TCMT của TCMT – Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01/7/2015)...vi
PHỤ LỤC 4: Kết quả quan trắc các thông số hóa lý và vi sinh 2014 – 2015.............x
PHỤ LỤC 5: Danh mục thành phần loài TVN ở HTL năm 2014, 2015...................xii
PHỤ LỤC 6: Danh mục thành phần loài ĐVN HTL năm 2014, 2015.....................xix
PHỤ LỤC 7: Danh mục thành phần loài ĐVĐKXSCL ở HTL năm 2014, 2015...xxvi
PHỤ LỤC 8: Danh mục thành phần loài ĐVKXSCLVB HTL năm 2014 và 2015xxix

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
Chỉ số H’
Chỉ số WQI
CLN
COD
DO

ĐVĐKXSCL
ĐVKXSCLVB
ĐVN
HTL
LƯT
TCMT
TSS
TVN
UBND

Nhu cầu oxy sinh học
Chỉ số Shannon – Wiener
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)
Chất lượng nước
Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan
Động vật đáy không xương sống cỡ lớn
Động vật không xương sống cỡ lớn ven bờ
Động vật nổi
Hồ Tuyền Lâm
Loài ưu thế
Tổng cục môi trường
Tổng chất rắn lơ lửng
Thực vật nổi
Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
HTL là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất Đà Lạt và sẽ được tỉnh
Lâm Đồng quy hoạch thành khu du lịch bền vững, có quy mô mang tầm khu vực và
quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở đây đang bị đe dọa nghiêm
trọng và chưa được quan tâm, xử lý kịp thời. Điển hình vào ngày 9/4/2013, ông
Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Ban quản lý Khu du lịch HTL cho biết: “Qua khảo sát
của ngành chức năng, tảo lam đã xuất hiện cục bộ tại khu vực Suối Tía và phía gần khu
dân cư phường 3, thành phố Đà Lạt.” (Nguyễn Dũng, 2013). Mặc khác, theo ông
Nguyễn Hòa (30/6/2015), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Môi Trường Xanh chia sẽ:
“Sau mỗi cơn mưa, HTL hứng khoảng hơn 50 khối rác. Ngày nào chúng tôi cũng thu
gom, trục vớt rác, nhưng rồi rác lại ùn ùn kéo đến sau mỗi cơn mưa. Tảo lam cũng
đang xâm lấn HTL.” (Dương Minh, 2015). Bên cạnh mục đích phục vụ du lịch, nước
HTL còn được sử dụng để tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong
khu vực.
Với tình hình ô nhiễm môi trường ở HTL càng trở nên nghiêm trọng, CLN HTL
càng cần phải được các cơ quan chức năng và người dân quan tâm nhiều hơn. Trong
những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm ở HTL như thế nào? CLN HTL có được đảm
bảo cho mục đích sử dụng của người dân? Từ đó, đề tài “Đánh giá CLN HTL – Thành
phố Đà Lạt năm 2014-2015 dựa trên việc sử dụng kết hợp các chỉ số” được thực hiện.
Đề tài bước đầu kết hợp chỉ số CLN (WQI) – được tính toán từ các thông số lý hóa và

chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) – được tính toán từ các thông số sinh
học để có cái nhìn tổng quan nhất về CLN HTL. Hy vọng rằng đề tài có thể góp thêm
một phần dữ liệu để công tác quản lý môi trường nơi đây hiệu quả hơn và có thêm
nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài sau. Ngoài ra, đề tài mong rằng có thể đem lại
cho người dân nơi đây một số nhận thức về HTL, bởi họ là đối tượng tác động trực tiếp
vào HTL và cũng sẽ là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng nếu CLN của HTL không được
đảm bảo.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được CLN HTL để xác định phải chăng CLN HTL đảm bảo cung cấp cho
các hộ sử dụng.

3. Nội dung nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: các thông số hóa lý và sinh học của CLN HTL.
− Phạm vi nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu HTL, thành phố Đà Lạt.
Nghiên cứu sẽ được tổng hợp từ các thông tin và số liệu của HTL.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: các thông số hóa lý và sinh học của CLN HTL.
− Phạm vi nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu HTL, thành phố Đà Lạt.
Nghiên cứu sẽ được tổng hợp từ các thông tin và số liệu của HTL.

5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài ứng dụng các chỉ số đánh giá CLN vào việc đánh giá CLN, góp phần đưa
việc sử dụng các chỉ số quen thuộc hơn, làm nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài
đánh giá CLN. Bên cạnh đó, đề tài hy vọng góp thêm tư liệu để công tác quản lý môi
trường HTL hiệu quả hơn, cung cấp cho người dân địa phương một số kiến thức tổng

quan về CLN HTL. Tuy nhiên để đưa lý thuyết vào thực tế không phải là một chuyện
đơn giản, hy vọng rằng tất cả chúng ta cùng chung tay vì một môi trường đảm bảo nhu
cầu của mỗi cá nhân.

2


Chương I: TỔNG QUAN
Nội dung chính của chương này bao gồm tổng quan về HTL, tổng quan về các
phương pháp đánh giá CLN và tổng quan về các nghiên cứu trong nước và ngoài nước
có liên quan.

1.1. Tổng quan hồ HTL
Với diện tích mặt nước khoảng 350 ha, HTL là hồ nhân tạo lớn nhất của thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Hồ này được khởi công xây dựng năm 1982 và đưa vào sử
dụng tháng 01 năm 1987 để phục vụ cho mục đích chính là cấp nước cho nông nghiệp
trong khu vực. Kể từ đó đến nay, HTL đã trải qua một lần tu sửa và nâng cấp vào năm
2005 để đáp ứng nhu cầu về cấp nước và du lịch của hồ (UBND Thành phố Đà Lạt,
2008). Sau đây là những thông tin chi tiết về công trình thủy lợi này.

1.1.1. Vị trí địa lý
HTL thuộc địa phận Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Hồ nằm ở hạ
nguồn suối Tía, thượng nguồn sông Đa Tam, có tọa độ vị trí địa lý: 11053’00” –
11055’00” vĩ độ Bắc, 108025’00” – 108028’00” kinh độ Đông. Vị trí này cách trung tâm
thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía Nam thành phố và cách thác Đa Tam La 2km về
phía thượng nguồn.

1.1.2. Lịch sử hình thành HTL
Mặc dù diện tích lưu vực chỉ 32,8 km2, HTL vẫn là hồ nhân tạo lớn nhất với diện
tích mặt nước khoảng 350ha. Sau 86 năm kể từ lúc thông tin đầu tiên về hồ được lưu

lại và 29 năm với vai trò là hồ chứa, HTL đã gắn bó với cuộc sống người dân nơi đây.
Các cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của HTL được trình bày
trong Bảng 1.1.

3


Bảng 1.1: Lịch sử hình thành HTL
Thời gian
Năm 1930

Sự kiện
Ông Farraut (một người Pháp sinh sống lâu năm ở Đà Lạt) đã thuê

Năm 1982

gần 3.000ha đất khu vực HTL bây giờ làm nông trại.
Ty Thủy lợi Lâm Đồng đã xây dựng một đập dài 235m, chắn ngang
suối Tía tạo thành hồ Quang Trung. Sau này, hồ được đổi tên thành

HTL.
Năm 1987
Công trình hoàn thành, hồ được đưa vào sử dụng.
Ngày 30/8/1998 HTL được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá theo quyết định
số 1811/QĐ/BT.
Năm 2005
Hồ được tu sửa, nâng cấp.
Nguồn: UBND Thành phố Đà Lạt, 2008

1.1.3. Đặc điểm công trình

Sau sự cố tràn hồ năm 2005, HTL được tu bổ nâng cấp. Do đó, các thông số kỹ
thuật của hồ có sự thay đổi. Chiều dài đập tăng 40m, chiều cao lớn nhất của đập tăng
1,5m. Từ đó dung tích hồ chứa tăng 36,42%, diện tích mặt hồ tăng 17,96%. Sự thay
đổi của các thông số đặc điểm công trình HTL này được trình bày trong Bảng1.2.
Bảng 1.2: Đặc điểm công trình HTL
Giá trị
TT

Thông số

Trước năm 2006

Từ năm 2006

1

Diện tích lưu vực

32,80 km2

32,08 km2

2

Chiều dài đập

200,00 m

240,00 m


3

Chiều cao lớn nhất của đập

32,00 m

33,50 m

4

Cao trình đỉnh đập

1.382,00 m

1.382,00 m

5

Mực nước chết

1.363,00 m

-

6

Mực nước dâng bình thường

1.377,50 m


1.379,00 m

7

Mực nước gia cường

1.380,04 m

1.380,23 m

8

Dung tích hồ chứa

10,6 triệu m3

14,46 triệu m3

4


9
10

Dung tích hiệu dụng
Diện tích mặt hồ khi mực nước
dâng bình thường

9,6 triệu m3


12,72 triệu m3

296,7ha

350 ha

Nguồn: Ban quản lý KDL HTL, 2007

1.1.4. Đặc điểm địa hình
Địa hình chủ yếu của HTL là các đồi núi có độ cao trung bình xen kẻ với các thung
lũng sâu, làm địa hình có mức độ phân cắt dọc và ngang lớn. Địa hình phức tạp của
khu vực do nơi đây thuộc vùng rìa chuyển tiếp từ cao nguyên Lâm Viên (độ cao trung
bình 1.500m) xuống cao nguyên Đức Trọng – Đơn Dương – Lâm Hà (độ cao trung
bình 1.200m). Ven hồ là những đồi thấp có độ cao tương đối 20 – 70m. Các sông suối
bổ cập vào hồ theo các đứt gãy – thung lũng giữa núi nên bờ rất sâu, dốc, đây là những
ghềnh thác có giá trị du lịch (Ban quản lý khu du lịch HTL, 2013). Hình 2.1 mô tả hai
mặt cắt điển hình tại khu vực hồ.

(a) Mặt cắt theo hướng Đông Bắc – Tây Nam

5


(b) Mặt cắt theo hướng Đông Nam – Tây Bắc
Hình 1.1: Mặt cắt địa hình (Ban Quản lý Khu du lịch HTL, 2007)
Hướng Đông Bắc – Tây Nam có độ cao dao động từ 1301 – 1411m. Hướng Đông
Nam – Tây Bắc có độ cao dao động từ 1371 – 1451m. Trãi dài khắp khu vực là những
rừng thông và rừng rậm thường xanh xen kẻ với tầng cây bụi.

1.1.5. Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của HTL phụ thuộc nguồn nước mưa và dòng chảy theo lưu vực
vào hồ. Tùy theo mùa, lượng mưa và chế độ dòng chảy sẽ khác nhau rõ rệt:
+ Vào mùa khô, nguồn cấp nước chủ yếu của hồ là suối Tía (chiếm 30% tổng lượng
nước bổ cập vào hồ) và một phần nước sinh hoạt của người dân từ địa bàn khu
vực Phường 3 và Phường 4 của thành phố Đà Lạt.
+ Vào mùa mưa, nguồn nước bổ cập vào hồ tăng do nước mưa chảy trực tiếp vào
hồ và lưu lượng các dòng chảy bổ cập vào hồ cũng tăng, lượng nước này trở
thành lượng nước dự trữ cho mùa khô.
Sự thay đổi trên được minh họa bằng số liệu tại Bảng 1.3.

Bảng 1.3: Lưu lượng dòng chảy trung bình năm tại HTL với tần suất 75%
6


Đặc

Tháng

trưng
Lưu
lượng
75%

1

2

3

4


5

6

7

Năm
8

9

10

11

12

0,47 0,26 0,23 0,23 0,42 0,65 0,48 0,59 0,57 1,30 0,81 0,54 0,55

(m3/s)
Tổng
lượng
75%

1,26 0,63 0,63 0,58 1,12 1,72 1,30 1,58 1,48 3,48 2,10 1,46 17,35

(106m3)
Nguồn: Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng, 2005
Lưu lượng dòng chảy bình quân năm với tần suất 75% tại HTL là 0,55 m3/s và tổng

lượng dòng chảy là 17,35 triệu m3. Có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa khô và mùa mưa.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, lượng dòng chảy chiếm 66% tổng
lượng dòng chảy năm. Trong đó, tháng 10 có lượng dòng chảy lớn nhất, chiếm
19% tổng lượng dòng chảy năm.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng dòng chảy chiếm 34%
tổng lượng dòng chảy năm. Trong đó, tháng 3 có lượng dòng chảy thấp nhất,
chiếm 3% tổng lượng dòng chảy năm.

1.1.6. Hệ động thực vật
Ban đầu, theo Quyết định số 41/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày
24/1/1977, rừng thông Đà Lạt được thành lập và là 1 trong 10 khu rừng đặc dụng đầu
tiên ở nước ta; khu vực HTL thuộc rừng đặc dụng Lâm Viên. Sau đó, theo quyết định
số 882/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 12/8/2004, khu vực HTL
đã được chuyển đổi mục đích thành rừng phòng hộ môi trường cảnh quan. Hiện nay,
theo quyết định số 450/QĐ-UBND do ông Huỳnh Đức Hòa, chủ tịch UBND tỉnh Lâm
Đồng ký ngày 19/2/2008, khu vực HTL là rừng phòng hộ cấp xung yếu (Kim Quy,
2010).
Trong khu vực rừng phòng hộ HTL, đất có rừng chiếm 70,7% (1.999 ha) với rừng lá
kim thuần loại và rừng rậm thường xanh chiếm ưu thế. Loài thông ba lá (Pinus Kesiya)
chiếm ưu thế ở rừng lá kim thuần loại, xen kẻ với các loài thuộc họ Dẻ, Đỗ Quyên,
7


Chẹo,… Rừng rậm thường xanh với các họ phổ biến như: họ Dẻ, họ Côm, họ Ngọc
Lan, họ Xoài, họ Xoan, học Kim Giao, họ Thông đỏ, họ Đỉnh tùng, họ Hoàng đàn, …
(Ban Quản lý Khu du lịch HTL, 2007). Sự đa dạng, phong phú của hệ thực vật rừng
nơi đây kéo theo sự đa dạng về số lượng cá thể trong quần thể và số lượng quần thể
trong khu vực.
Sinh cảnh khu vực HTL là môi trường sống cho 847 loài động vật (hơn 10% tổng số
loài động vật ở Việt Nam). Lớp côn trùng đa dạng nhất với 539 loài thuộc 97 họ, 11 bộ.

Lớp thú ít đa dạng nhất cũng đã có 33 loài thuộc 18 họ, 7 bộ. Trong tổng số 847 loài
trong khu vực, động vật quý hiếm chiếm 12,98% (110 loài); lớp côn trùng vẫn dẫn đầu
với 61 loài quý hiếm trong tổng số 110 loài quý hiếm (Ban Quản lý Khu du lịch HTL,
2007). Sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật nơi đây sẽ đem lại giá trị sử
dụng và giá trị kinh tế cao nếu được người dân trong khu vực khai thác và bảo tồn hợp
lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong mối tương tác giữa môi trường và con người
trong khu vực HTL.

1.1.7. Đặc điểm dân sinh
Khi chưa được khai thác, khu vực HTL là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt,
người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc K’Ho sinh sống và làm rẫy. Sau này, khi du
lịch bắt đầu được quan tâm và phát triển ở HTL, người dân Phường 3, Phường 4 và rải
rác các phường khác tập trung về đây để tham gia phát triển các dịch vụ du lịch. Tính
đến năm 2007, khu vực này đã tập trung 500 hộ dân cư (Ban Quản lý Khu du lịch
HTL, 2007).
Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người dân nơi đây còn hạn
hẹp và chưa ổn định, nguồn thu nhập của các hộ dân còn thấp, đời sống người dân còn
khó khăn, một vài hộ đánh bắt cá và sống ngay trên hồ. Thu nhập từ lâm nghiệp, nông
nghiệp, đánh bắt hải sản không đáng kể, vì thế du lịch trở thành lĩnh vực tiềm năng và
thu hút người dân nhiều nhất. Du lịch là ngành phát triển mũi nhọn ở HTL, nhưng quy
hoạch phát triển chưa hợp lý và vẫn còn trì truệ. Tính đến ngày 28/2/2014, chỉ mới có
7/37 dự án đầu tư được đưa vào hoạt động (Ban quản lý Khu du lịch HTL, 2014). Nhìn
chung, người dân trong khu vực vẫn chưa hiểu rõ được vai trò của HTL đối với đời
8


sống bản thân và xã hội nên còn sử dụng HTL chưa đúng mục đích quy hoạch và
không có những biện pháp bảo vệ hồ trước những mối nguy hiểm.

1.1.8. Vai trò HTL

Kể từ khi được xây dựng năm 1982 đến nay, HTL đã chứng minh được vai trò rất
quan trọng của nó ở nhiều mặt. Trong đó, hồ này có ba vai trò quan trọng:
+ Cấp nước cho hoạt động nông nghiệp: đây cũng chính là nguyên nhân sơ khai
hình thành nên hồ này. Diện tích đất nông nghiệp sử dụng nước hồ để tưới vào
khoảng cho 2.400 ha thuộc huyện Đức Trọng.
+ Cấp nước cho sinh hoạt: nước hồ là nguồn cấp nước cho khoảng 18.000 người
dân ở hạ nguồn hồ và là nguồn đầu vào của Nhà máy cấp nước Tuyền Lâm – Đà
Lạt (công suất 10.000 – 15.000 m3/ngày đêm) để cung cấp cho một phần thành
phố Đà Lạt.
+ Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng: đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng
của Đà Lạt. Hàng năm, HTL đón tiếp rất nhiều du khách trong nước và quốc tế
viếng thăm để ngắm cảnh, đi thuyền, ăn uống, nghỉ ngơi… Khu vực bờ hồ có rất
nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn đã được xây dựng và số lượng sẽ tăng lên trong
tương lai.
Ngoài ra, nước HTL là nguồn nước dự trữ cho hoạt động chữa cháy rừng phòng hộ
khu vực này.

1.1.9. Thực trạng của HTL
Tuy giữ vai trò quan trọng, nhưng HTL vẫn chưa được các cơ quan chức năng, các
nhà đầu tư và người dân quan tâm hợp lý. Năm 2013, tảo lam lần đầu tiên xuất hiện tại
hồ do nước thải sinh hoạt của người dân phường 3, phường 4 chưa qua xử lý, theo suối
Tía chảy trực tiếp vào hồ (Nguyễn Dũng, 2013). Năm 2015, sau mỗi cơn mưa, HTL lại
hứng chịu 50 khối rác thải (Dương Minh, 2015). Hiện nay, Nước thải từ các khu du
lịch, làng biệt thự, các nhà hàng ven hồ và các hộ dân sinh sống trên hồ vẫn được xã
vào hồ. Tại sao lại xã thải vào hồ, trong khi nước hồ được xem như nguồn nước cấp?
Trong tương lai, theo quy hoạch phát triển của tỉnh Lâm Đồng, khu vực HTL sẽ trở
thành khu du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng cao cấp. Nguồn lợi từ việc phát triển du lịch
đem lại không nhỏ, tuy nhiên theo sau đó là hàng loạt các hệ lụy. Diện tích rừng phòng
9



hộ suy giảm, nhường chỗ cho các dự án phát triển du lịch. Số lượng khách du lịch đến
khu vực HTL tăng lên cũng đồng nghĩa với chất lượng môi trường bị suy giảm nhiều
hơn nếu không có các biện pháp phát triển du lịch bền vững. Vậy hiện nay, CLN HTL
diễn biến như thế nào? Liệu nước HTL có còn đảm bảo cho nhu cầu của người dân?

1.2. Tổng quan về các phương pháp đánh giá CLN
1.2.1. Phương pháp đánh giá dựa vào các thông số vật lý và hóa học
Là phương pháp đánh giá riêng từng thông số vật lý và hóa học để đánh giá tình
trạng ô nhiễm, diễn biến của từng thông số. Do có số liệu đầy đủ, phương pháp này
đánh giá chính xác và chi tiết tình trạng ô nhiễm (tại thời điểm quan trắc) nhưng lại tốn
nhiều kinh phí, phức tạp và chỉ có chuyên gia mới hiểu rõ.

1.2.2. Phương pháp đánh giá dựa vào chỉ thị và chỉ số sinh học
Sự đa dạng của quần xã sinh vật nơi đây được quyết định bởi sự thay đổi các yếu tố
môi trường, trong đó có CLN. Khi môi trường nước trở nên ô nhiễm hơn, tỷ lệ các sinh
vật chịu đựng sẽ cao, tỷ lệ các sinh vật nhạy cảm sẽ thấp hơn hoặc không có. Do đó,
phương pháp quan trắc sinh học sẽ đánh giá tổng hợp các yếu tố ô nhiễm trong thời
gian dài và có giới hạn phát hiện thấp hơn giới hạn phát hiện của phương pháp quan
trắc lý hóa. (Trương Quốc Phú, 2015; M.Meybeek et al., 1996).
Đi cùng với sự phát triển của phương pháp quan trắc sinh học là các chỉ số sinh học.
Các chỉ số sinh học được sử dụng phổ biến tại các quốc gia Nhật, Hàn Quốc,
Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Maylaysia, Châu Âu,… và cả Việt Nam như:
+

Chỉ số sinh học Family Biotic Index (FBI) của Hilsenhoff (1988): Chỉ số sử
dụng sinh vật chỉ thị chịu đựng, cho điểm theo mức độ họ, mỗi họ được quy ra
một số điểm phù hợp. Có 7 thang CLN.

+


Chỉ số sinh học Belgian Biotic Index (BBI) của M De Pauw & Vanhooren
(1983): Chỉ số sử dụng sinh vật chỉ thị nhạy cảm, cho điểm theo khung số cá thể
của số họ. Có 5 thang CLN.

+

Chỉ số sinh học Biological Mornitoring Working Party (BMWP): Chỉ số sử dụng
sinh vật chỉ thị nhạy cảm, cho điểm theo mức độ họ (trừ Oligochaeta theo lớp).

10


+

Chỉ số sinh học Average Score Per Taxon (ASPT) của Armitage và cộng sự
(1983): Chỉ số trung bình bậc họ. Bằng tổng số điểm BMWP chia cho số họ hiện
diện trong mẫu.

+

Chỉ số sinh học Quality Rating System (Q) của M Flanagan & Toner (1972): Chỉ
số dựa trên tính nhạy cảm của các nhóm ĐVKXSCL đối với sự ô nhiễm. Chỉ số
Q chia ra 5 nhóm tương ứng với 5 mức CLN khác nhau (Q1 đến Q5).

+

Các chỉ số khác như: Chỉ số đa dạng Margalef, chỉ số Simpson (1949), chỉ số
Berger và Parker (1970), chỉ số tỉ lệ chất lượng sinh thái,…


Mỗi chỉ số sinh học sẽ sử dụng những loài sinh vật chỉ thị, cách tính điểm và thang
điểm riêng. Do nghiên cứu muốn đánh giá tổng quát CLN về mặt sinh học ở HTL nên
nghiên cứu sẽ áp dụng chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’). H’ đã kết hợp
được hai yếu tố thành phần số lượng loài và số lượng cá thể, xác suất xuất hiện của các
cá thể trong mỗi loài (Shannon, C. E. and W. Wiener., 1963).

1.2.3. Phương pháp đánh giá dựa vào các chỉ số CLN
So với dữ liệu thô của kết quả quan trắc các thông số môi trường, các chỉ số có độ
tích hợp cao hơn do được tính toán từ các thông số với trọng số thích hợp (Chế Đình
Lý, 2006). Do vậy, càng ngày càng có nhiều nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chỉ
số trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực đánh giá CLN nói riêng. Trong
việc đánh giá CLN, chỉ số CLN WQI tính toán dựa trên các thông số lý hóa đã được sử
dụng rộng rãi và phổ biến ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mỗi mô hình sẽ có
những thông số, trọng số tương ứng và công thức tính khác nhau để phù hợp với khu
vực nhất định (Bảng 1.4). Khóa luận này sử dụng chỉ số WQI do TCMT ban hành
trong quyết định 879/QĐ-TCMT. Đây là chỉ số WQI được các chuyên gia nghiên cứu
lựa chọn các thông số, trọng số và công thức để phù hợp nhất với hệ thống sông ngòi
kênh rạch ở Việt Nam.

11


Bảng 1.4: Các phương pháp tính toán chỉ số CLN trong và ngoài nước (Lê Minh Bảo, 2013)
Phương pháp
Quỹ Vệ sinh Quốc gia
Mỹ - NSF/WQI
(Brown et al, 2001)

Thông số (trọng số tương
Công thức tính

ứng)
DO (0,17); F.Coliform (0,15);
- Dạng tổng:
pH (0,12); BOD5(0,1);
NO3(NO3-) (0,1); PO4(PO43-)
(0,1); Biến thiên nhiệt độ (∆T) - Dạng tích:
(0,1); Độ đục (0,08); Tổng chất
rắn TSS (0,08)

Ghi chú

Bang Oregon (QWQI –
Oregon Water Quality
Index)

Nhiệt độ; DO; BOD; pH; Tổng
chất rắn; Tổng N, Tổng P và
F.Coliform (FC)

n: Số lượng thông số tính
toán;
SIi2: Chỉ số phụ của các
thông số tính toán

Một số quốc gia Châu
Âu (Universal Water
Quality Index)

BOD; Nitrat; Asen; DO; Flo;
Tổng Photpho; Hg; SE; CN-;

Cd; Tổng Coliform; pH

wi: trọng số của thông số I;
Ii: chỉ số phụ của thông số
I;
n: số thông số.
Các thông số lựa chọn để
tính toán chỉ số và công
thức tính chỉ số phụ Ii

Hội đồng Bộ Môi trường
Canada – CCME/WQI
(Canadian Council of
Ministers of the
Environment 2001)

- F1 (Phạm vi) = (số lượng
thông số không đạt/tổng số
lượng thông số)x100
- F2 (Tần suất) = (số lần đo
không đạt / tổng số lần đo đạc)
x 100
12


Thông số (trọng số tương
ứng)

Phương pháp


Công thức tính

Ghi chú

-

British Columbia (BC
Index)

D.S. Bhargava
(University of Roorkee,
India)

excursion(i) = (giá trị lần đo
không đạt(i) / giới hạn chuẩn) 1
F1 = (n/N)*100
F2 = (m/M)*100
F3 = Max[{(XMMi,j – Stdj)
/XMMi,j}*100]
BOD; DO; N-NH3; T.Coli;
Clo; TDS; Bo; Tỉ số SAR; độ
cứng; nhiệt độ (tùy theo mục
đích sử dụng mà chọn nhóm
thông số để tính)

Giá trị chỉ số sử dụng trong
phương pháp BC
Theo từng mục đích sử dụng:

Tổng quát:


13

XMMi,j: giá trị lớn nhất
hoặc nhỏ nhất của thông số
thứ j trong mẫu thứ I, trừ
DO và pH đã sử dụng; Stdj:
giá trị giới hạn có thể chấp
nhận được của thông số j
Fi: Giá trị “hàm nhạy” của
thông số thứ i, nhận giá trị
trong khoảng 0,01-1
n: Số lượng thông số CLN
lựa chọn (n=3-5 tùy thuộc
vào mục đích sử dụng
nước)
k: Số mục đích sử dụng
nước


Phương pháp
Lê Trình (kết hợp Mỹ và
Ấn Độ) áp dụng cho các
sông tại Hồ Chí Minh

Thông số (trọng số tương
ứng)
DO (0,17); Tổng Coliform
(0,15); pH (0,12); BOD5 (0,1);
Tổng Nitơ (0,1); Tổng Photpho

(0,1); ∆T(0,1); Độ đục (0,08);
TS (=TDS+SS) (0,08)

Tôn Thất Lãng áp dụng
cho sông Đồng Nai

BOD5 (0,23); DO (0,18); SS
(0,16); tổng Nitơ (0,15); pH
(0,15), Coliform (0,13)

Ủy hội sông Mê Công

DO; Amoni; COD; Tổng P

Công thức tính

Ghi chú
qi: Chỉ số phụ đối với các
thông số lựa chọn
wi: Trọng số tương ứng với
các thông số lựa chọn

qi: Chỉ số phụ đối với các
thông số lựa chọn
wi: Trọng số tương ứng với
các thông số lựa chọn
p: điểm số của của mỗi
mẫu, (nếu DO, NH4, COD
và tổng P đáp ứng được
mức ứng dẫn sẽ được 2

điểm; nếu chỉ có NH4 và
tổng P đáp ứng được mức
hướng dẫn sẽ được 1 điểm,
các trường hợp còn lại sẽ
được 0 điểm.
n: số mẫu trong 1 năm
M: Số điểm tối đa có thể
đạt được của các mẫu trong
1 năm.
14


Phương pháp
TCMT theo Quyết định
879/QĐ-TCMT

Thông số (trọng số tương
ứng)
Nhiệt độ; DO; pH; BOD5;
COD; N-NH4, P-PO4; TSS;
Coliform; Độ đục

Công thức tính

Ghi chú
WQIa: Giá trị WQI đã tính
toán đối với 05 thông số:
DO, BOD5, COD, N-NH4,
P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính

toán đối với 02 thông số:
TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính
toán đối với thông số Tổng
Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính
toán đối với thông số pH.

15


×