Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử học kì i môn sinh học lớp 12 (đề 9) (moon vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.4 KB, 5 trang )

Moon.vn

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 – ĐỀ 09

Học để khẳng định mình

Môn: SINH HỌC – Lớp 12

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................

ID đề Moon.vn: 81369

Câu 1: [604497]: Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Theo lí thuyết, số nhiễm sắc
thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội thuộc loài này là
A. 36.

B. 25.

C. 72.

D. 23.

Câu 2: [622623]: Tất cả các cặp NST của tế bào sinh dưỡng không phân li khi nguyên phân sẽ tạo ra tế bào
A. lệch bội.


B. lưỡng bội.

D. đơn bội.

C. tứ bội.

Câu 3: [615998]: Một cơ thể có kiểu gen AABBddee. Theo lí thuyết, cơ thể này giảm phân bình thường
sẽ cho các loại giao tử là
A. AA, BB, dd, ee.

B. ABde, AA, BB, dd, ee.

C. ABddee.

D. ABde.

Câu 4: [613887]: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó
tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là công nghệ
A. tế bào.

B. sinh học.

C. gen.

D. vi sinh.

Câu 5: [616010]: Mạch bổ sung của một gen có trình tự nuclêôtit : 5'-ATT GAG XXX TTT XGX-3'.
Trình tự nuclêôtit của mARN được phiên mã từ gen nói trên
A. 3'-TAA XTX GGG AAA GXG-5'.


B. 5'-AUU GAG XXX UUU XGX-3'.

C. 3'-AUU GAG XXX UUU XGX-5'.

D. 5'-TAA XTX GGG AAA GXG-3'.

Câu 6: [616932]: Khi riboxom gặp bộ ba nào trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất?
A. 5'AUU3'.

B. 5'UUU3'.

C. 5'AGU3'.

D. 5'UAA3'.

Câu 7: [614064]: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.
B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.
D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Câu 8: [611362]: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba
nhiễm thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 3n.

B. 4n.

C. 2n +1.

D. 2n -1.


Câu 9: [612648]: Có 6 bộ ba gồm: UUA, UUG, XUU, XUA, XUX, XUG cùng mã hóa cho axit amin
loxin. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu.

B. Tính phổ biến.

C. Tính bộ ba.

D. Tính thoái hóa.

Câu 10: [614102]: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
A. vi sinh vật.

B. động vật.

C. cây trồng.

D. động vật bậc cao.

Câu 11: [616750]: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là
A. Các tế bào xôma tự do tách ra từ tế bào sinh dưỡng.
B. Các tế bào khác loài hòa nhập thành tế bào lai.
C. Các tế bào được xử lý làm tan màng sinh chất.
D. Các tế bào được xử lý làm tan thành tế bào.
Truy cập www.dethi.moon.vn để xem lời giải chi tiết

Trang 1/5 – Mã ID đề: 81369


Hotline: 02432 99 98 98


www.Dethi.Moon.vn

Câu 12: [616711]: Enzim giới hạn trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng
A. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. nối đoạn gen vào plasmit.
C. cắt và nối ADN của plasmits ở những điểm xác định.
D. mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN ở những điểm xác định.
Câu 13: [612912]: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ
thể không đủ hoocmôn
A. ơstrôgen.

B. testostêrôn.

C. tirôxin.

D. sinh trưởng.

Câu 14: [619253]: Cho các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến như sau:
(II) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

(I) Tạo dòng thuần chủng.

(III) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Trình tự đúng là
A. (I) → (II) → (III).

B. (I) → (III) → (II).

C. (II) → (III) → (I).


D. (II) → (I) → (III).

Câu 15: [612899]: Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng
A. đóng khí khổng, lá cụp xuống.

B. hướng động và ứng động.

C. tổng hợp sắc tố quang hợp.

D. thay đổi cấu trúc tế bào.

Câu 16: [618050]: Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng? Hoán vị gen
A. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. tạo các điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
C. được ứng dụng để lập bản đồ di truyền.
D. làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 17: [622634]: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo gồm những thành phần nào?
A. mARN và prôtêin.

B. tARN và prôtêin.

C. rARN và prôtêin.

D. ADN và prôtêin.

Câu 18: [622649]: Khi nói về hậu quả đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
B. Làm thay đổi thành phần gen trong cùng một nhiễm sắc thể.
C. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

D. Có thể gây chết hoặc làm giảm sức sống của thể đột biến.
Câu 19: [616658]: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều
này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 20: [616705]: Nói về sinh vật chuyển gen nhận định nào sai?
A. Một gen của sinh vật đó bị biến đổi.

B. Đưa thêm một gen lạ (của loài khác vào hệ gen).

C. Đã bị loại bỏ hoặc bất hoạt một gen nào đó.

D. Sinh vật đã chuyển gen sang sinh vật khác.

Câu 21: [618082]: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Thể một thuộc loài này có bộ
nhiễm sắc thể là
A. 2n – 1.

B. n + 1.

C. 2n +1.

D. n – 1.


Câu 22: [619182]: Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là
0, 4AA  0, 2Aa  0, 4aa  1. Theo lí thuyết, kết quả đúng khi cho quần thể này giao phấn qua các thế hệ là
A. tần số alen A, a không đổi.

B. kiểu gen đồng hợp tử giảm dần.

C. tỉ lệ kiểu hình không đổi.

D. tần số kiểu gen không đổi.
Trang 2/5 – Mã ID đề: 81369

Truy cập www.dethi.moon.vn để xem lời giải chi tiết


Hotline: 02432 99 98 98

www.Dethi.Moon.vn

Câu 23: [618099]: Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen là
A. F2 có hiện tượng phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
B. các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
C. quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bình thường.
D. trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Câu 24: [614091]: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn.

B. lai khác dòng.

C. lai xa.


D. lai khác thứ.

Câu 25: [617280]: Các bước trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen như sau:
(1) tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình;
(2) lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời
F1, F2 và F3;
(3) tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ;
(4) sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả;
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để phát hiện ra các quy luật di truyền cơ bản là
A. (3) - (2) - (4) - (1).

B. (3) - (2) - (1) - (4).

C. (2) - (3) - (1) - (4).

D. (2) - (1) - (3) - (4).

Câu 26: [604512]: Hoocmôn thực vật nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá?
A. Êtilen.

B. Axit abxixic.

C. Auxin.

D. Gibêrelin.

Câu 27: [614113]: Tia tử ngoại thường được dùng để gây đột biến nhân tạo trên các đối tượng
A. hạt khô và bào tử.

B. vi sinh vật, hạt phấn và bào tử.


C. hạt nảy mầm và vi sinh vật.

D. hạt phấn và hạt nảy mầm.

Câu 28: [612922]: Sự hụt khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.

B. chênh lệch nồng độ ion.

C. hoạt động thẩm thấu.

D. cung cấp năng lượng.

Câu 29: [616003]: Nếu sau đột biến, khối lượng của gen thay đổi thì dạng đột biến xảy ra với gen này là
A. Thay thế một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Mất một cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Mất và thêm một vài cặp nuclêôtit.
Câu 30: [604499]: Đối tượng chủ yếu được Menden sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra
các quy luật di truyền cơ bản là
A. đậu Hà Lan.

B. bí ngô.

C. cà chua.

D. ruồi giấm.

Câu 31: [624259]: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả

dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt : 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí
chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền:
A. Liên kết hoàn toàn.

B. Phân li độc lập.

C. Trội không hoàn toàn.

D. Tương tác bổ sung.

Câu 32: [616740]: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy
định màu trứng sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt tằm đực và
tằm cái ngay từ giai đoạn trứng?
A. XAXa x XaY.

B. XAXA x XaY.

Truy cập www.dethi.moon.vn để xem lời giải chi tiết

C. XaXa x XAY.

D. XAXa x XAY.
Trang 3/5 – Mã ID đề: 81369


Hotline: 02432 99 98 98

www.Dethi.Moon.vn


Câu 33: [624023]: Xét các phát biểu sau đây:
1. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
2. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3'-5' so với chiều
trượt của enzim tháo xoắn.
3. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin.
4. Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử
mARN.
5. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3' của mARN đến đầu 5'
của mARN.
Trong 5 phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 34: [616755]: Người ta cho 2 dòng bí quả tròn thuần chủng lai với nhau được F1 là bí quả dẹt. Cho
F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9 quả dẹt : 7 quả tròn. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:
A. Phân li độc lập.

B. Tương tác bổ sung.

C. Tương tác cộng gộp.

D. Tương tác gen.

Câu 35: [603899]: Các mô hình một chu kì tế bào khác nhau (từ A đến D) được trình bày dưới đây. Sắp
xếp chúng đúng với các loại tế bào đã cho mà chúng đại diện. Giải thích?


Các loại tế bào
I. Tế bào biểu mô người
II. Tế bào phôi dê lên đến giai đoạn 128 tế bào
III. Tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm (Drosophila)
IV. Động vật nguyên sinh
A. I : D; II : A; III : C; IV : B.

B. I : A; II : D; III : C; IV : B.

C. I : B; II : A; III : C; IV : D.

D. I : D; II : C; III : A; IV : B.

AD
đã xảy ra hoán vị gen giữa D và
ad
d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào
không xảy ra hoán vị gen giữa D và d là

Câu 36: [624021]: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen

A. 180.

B. 360.

C. 640.

D. 820.


Câu 37: [603894]: Nghiên cứu trước đây cho thấy sắc tố hoa đỏ của các loài thực vật là kết quả của một
dãy phản ứng hóa học bao gồm nhiều bước và tất cả các sắc tố trung gian đều có màu trắng. Ba dòng
thuần chủng với hoa trắng (Trắng 1, 2 và 3) của loài này đã được lai với nhau và tỷ lệ sau của màu sắc đã
thu được trong các con cháu như sau:
Truy cập www.dethi.moon.vn để xem lời giải chi tiết

Trang 4/5 – Mã ID đề: 81369


Hotline: 02432 99 98 98

www.Dethi.Moon.vn

Thứ tự

Phép lai

F1

F2 (F1 × F1)

1

Trắng 1 × Trắng 2

100% đỏ

9 đỏ ÷ 7 trắng

2


Trắng 2 × Trắng 3

100% đỏ

9 đỏ ÷ 7 trắng

3

Trắng 1 × Trắng 3

100% đỏ

9 đỏ ÷ 7 trắng

Trong các luận sau có bao nhiêu kết luận đúng
1. Những kết quả này cho thấy màu hoa được điều khiển bởi hai gen.
2. Cây F1 là tất cả các dị hợp tử đối với tất cả các gen điều khiển màu hoa.
3. Một phép lai giữa một cá thể F1 của phép lai 1 và một cá thể trắng thuần chủng 3 cho đời con 100% cá
thể trắng.
4. Một phần tư số con lai giữa một cá thể F1 của phép lai 1 và cá thể F1 của phép lai 3 được cho là có
màu trắng.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Câu 38: [622094]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn trong nhân đôi ADN.
B. Trong sao mã, enzim helicaza tham gia cắt liên kết hidro.
C. Enzim ADN polimeraza hoạt động trước enzim ARN polimeraza.
D. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn ADN và xúc tác cho việc bổ sung.
Câu 39: [622047]: Cho phép lai P: Aa

BD
BD
 Aa
biết giảm phân bình thường, không có hoán vị gen.
bd
bd

Xác định tỉ lệ kiểu gen dị hợp về tất cả các gen thu được ở F1?
A. 1/2.

B. 3/4.

C. 1/4.

D. 3/8.

Câu 40: [616735]: Giả sử có 2 cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe người ta sử dụng công nghệ tế
bào để tạo ra các cây con từ 2 cây này. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con có bao
nhiêu phát biểu đúng?
1. các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
2. nuôi hạt phấn của từng cây sau đó lưỡng bội hóa thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. các cây con được tạo ra từ nuôi dưỡng hạt phấn từng cây và lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB,
DDEE, DDee.

4. Các cây con tạo ra từ lai tế bào sinh dưỡng của 2 cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

-----HẾT-----

Truy cập www.dethi.moon.vn để xem lời giải chi tiết

Trang 5/5 – Mã ID đề: 81369



×