Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tuần 1 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 giáo án cô thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.34 KB, 21 trang )

Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

TUẦN 1
Ngày dạy:Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2018
Toán:
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu:
- KT: Ôn tập về đọc, viết, cấu tạo các số đến 100 000.
- KN: Đọc, viết, phân tích cấu tạo số đúng, thành thạo.
- TĐ: Tích cực tham gia học tập.
- NL: Vận dụng đọc, viết, phân tích cấu tạo số nhanh.
- HSKT: Đọc, viết, phân tích cấu tạo số đúng
II. Đồ dùng dạy học: Thẻ trắng
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành
* Khởi động: Trò chơi “Xem tôi có số nào?”
- Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn viết một chữ số bất kì có 5 chữ số.
- Việc 2: HS nêu cách đọc các số đã viết.
- Nội dung đánh giá:
- Viết nhanh và đọc đúng số theo yêu cầu..
- Nêu nhanh các số, nói to, rõ ràng, không bị trùng số.
- Tích cực tham gia trò chơi.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
* Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời.
* GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài học (2 lần).
+ HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu trước lớp.
HĐ 1:
- Việc 1: Tìm số lớn nhất, số bé nhất đã nêu trong trò chơi; phân tích cấu tạo số


đó.
* Nội dung đánh giá:
- Trình bày được mục tiêu và cách để đạt được mục tiêu đó.
- Nêu được số lớn nhất, số bé nhất; phân tích nhanh và chính xác cấu tạo các số
đó.
- Tự học hiệu quả, giúp đỡ bạn khác.
* Phương pháp: vấn đáp.
* Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2,3,4:
- Việc 1: HS đọc yêu cầu BT SHD trang 3, 4; thực hiện lần lượt vào vở, trong quá trình
thực hiện gặp khó khăn thì trao đổi với bạn bè hoặc cô giáo.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

1


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Việc 2: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét, đánh giá
bài làm của bạn.
- Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến cả nhóm và báo cáo với cô giáo.
- Việc 4: HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu cách đọc, viết, cấu tạo các số đến 100000.
- Việc 5: GV tương tác với học sinh để chốt kết quả cuối cùng.
* Nội dung đánh giá:
- Nêu được thứ tự các số theo yêu cầu; viết, đọc và phân tích cấu tạo số có 5 chữ số.
- Viết thành thạo các số thành tổng và các tổng thành số.
- Trả lời to, rõ và đúng.
- Tự học, tự giải quyết vấn đề hiệu quả; hợp tác tốt với bạn bè.

* Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở, phương pháp viết.
* Kĩ thuật: quan sát, phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
B. Hoạt động ứng dụng: Tìm hiểu một số giá bán một số mặt hàng quen thuộc trong
cuộc sống.
- Nội dung đánh giá:
+ Ghi đúng giá tiền một số mặt hàng như: bút, sách, vở.
+ Tự tin, mạnh dạn nêu kết quả thu thập được.
+ Tự học, tự liên hệ kiến thức được học với thực tế.
- Phương pháp: quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, phỏng vấn nhanh.
Tiếng Việt: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T1)
I. Mục tiêu:
*KT: - Đọc đảm bảo tốc độ; ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; trôi chảy
lưu loát, thể hiện được giọng đọc của bài.
- Hiểu từ: lương ăn, ăn hiếp, mai phục,...
- Hiểu ND: Trả lời được 4 câu hỏi trong tài liệu học; qua đó hiểu được ý nghĩa câu
chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất
công.
*KN: - Đọc diễn cảm toàn bài- thể hiện được giọng đọc của các nhân vật: giọng Nhà Trò
thể hiện sự yếu ớt, tội nghiệp; đọc giọng Dế Mèn mạnh mẽ, dứt khoát.
*TĐ: - Có thái độ tích cực trong học tập,....
* NL: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách
hiểu của mình; bày tỏ cảm nhận của mình về nhân vật Dế Mèn.
*HSKT: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SHD, thấy được tấm gương nghĩa hiệp của Dế Mèn, đưa
ra được nhận xét về một nhân vật trong bài.
- GDKNS: GDKN thể hiện sự cảm thông(biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp
đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn), KN xác định giá trị( nhận biết được tấm lòng
nhân hậu trong cuộc sống), KN tự nhận thức về bản thân (biết chia sẻ, giúp đỡ người
khác khi gặp khó khăn hoạn nạn)

II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Quan sát tranh và TLCH(theo tài liệu).
GV: Trương Thị Thanh Thanh

2


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ Tiêu chí đánh giá:
- Quan sát và mô tả được cảnh trong tranh.
- Trình bày được nội dung của bức tranh.
Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc.
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Nghe cô giáo(bạn) đọc bài
HĐ 3. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa
HĐ4. Cùng luyện đọc:
( Cả 3 HĐ trên thực hiện theo tài liệu)
* Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp các em luyện thêm cách ngắt nghỉ hơi.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cách đọc diễn cảm.
+ Đối với HSKT: giúp em phát âm đúng: Nhà Trò, chùn chùn.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
+ Đọc trôi chảy lưu loát; phân biệt được giọng của nhân vật: (giọng Nhà Trò thể

hiện sự yếu ớt, tội nghiệp; đọc giọng Dế Mèn mạnh mẽ, dứt khoát)
+Giải thích được nghĩa của các từ trong bài.
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: (Thực hiện theo tài liệu):
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp T. Bảo, Nhân trả lời được các câu hỏi,
nắm được nội dung của bài.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: TL tốt các câu hỏi, rút ra được nội dung bài đọc.
- Tiêu chí đánh giá: Trả lời được 4 câu hỏi,hiểu nội dung bài đọc.
+ Câu 1: Chị Nhà Trò được miêu tả rất yếu ớt. Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu,
người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, chưa
quen mở.
+ Câu 2: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa( Trước đây, mẹ NT có vay lương
ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. NT ốm yếu, kiếm không đủ ăn,
không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh NT, chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.)
+ Câu 3: Những chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn:
 Xòe càng bảo NT đừng sợ.
 Hứa sẽ không để ai ức hiếp NT.
 Dắt NT đi tìm bọn nhện.
+ Câu 4: Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích:
VD: DM dắt NT đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. (Hình ảnh này
tả: DM dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu - NT, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện.)
+ Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
4. Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện theo tài liệu )
GV: Trương Thị Thanh Thanh

3



Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Cùng người thân tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn,
hoạn nạn. Em và người thân có thể làm gì để giúp đỡ họ.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Tìm hiểu được hoàn cảnh của những người xung quanh.
- Có suy nghĩ và việc làm cụ thể để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiếng Việt: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN(T2)
I. Mục tiêu:
KT: Nhận biết cấu tạo 3 phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh
KN: Phân tích cấu tạo của tiếng chính xác và nhanh.
TĐ: Tích cực, hứng thú trong học tập.
NL: Vận dụng cấu tạo của tiếng để đọc tốt và viết đúng chính tả
*HSKT: Biết được cấu tạo 3 phần của tiếng, phân tích được cấu tạo của tiếng cụ thể.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Hoạt động 6: Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng.(thực hiện như tài liệu)
+ Tiêu chí đánh giá:
- Biết được mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. Biết được tiếng nào
cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
- Tìm được ví dụ tiếng có đủ 3 bộ phận, tiếng không có âm đầu.
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Hoạt động 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng(thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp các em nắm cách phân tích cấu tạo của tiếng.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Tìm thêm các tiếng có cấu tạo đặc biệt và phân tích được
tiếng đó.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Phân tích được chính xác cấu tạo của 6 tiếng: nhiễu, điều, phủ, lấy, giá, gương theo mẫu
vào bảng phụ.
+ PP: Quan sát,Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
*Hoạt động 2: Giải câu đố: (thực hiện như tài liệu)
+ Tiêu chí đánh giá:
- Vận dụng được cấu tạo của tiếng để giải được câu đố:
Để nguyên lấp lánh trên trời: sao
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày: ao.
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
GV: Trương Thị Thanh Thanh

4


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nói được câu có các tiếng giống nhau ở âm đầu cùng người thân.

- Câu văn rõ ý, hay.
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Địa lí:
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (T1)
I. Mục tiêu
- TĐ: Ham tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam.
- NL: Vận dụng để chung sống đoàn kết với các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
- HSKT: Nêu rõ ràng, mạch lạc về vị trí, hình dáng (phần đất liền nước ta), về một số dân
tộc ở Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Xác định nước ta trên bản đồ (theo SHD)
HĐ 2: Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp T. Bảo, Nhân trả lời được các câu hỏi, nắm
được vị trí, hình dáng, các bộ phận của lãnh thổ và các dân tộc trên đất nước ta.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: TL tốt các câu hỏi, rút ra được kết luận về vị trí , hình dáng
(phần đất liền), các bộ phận của lãnh thổ và các dân tộc ở nước ta.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát nhanh và trả lời đúng các câu hỏi.
+ HS đọc nhanh và rút ra được những kết luận cần thiết về các bộ phận của lãnh thổ nước
ta, các dân tộc – kể được tên dân tộc.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: n/x bằng lời.
HĐ 3: Tìm hiểu về thiên nhiên, đời sống, sản xuất của một số dân tộc (theo SHD)
HĐ 4: Đọc và ghi vào vở (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS trả lời được các câu hỏi, nắm được nét riêng

của các vùng trong hình, nét riêng cảu các dân tộc.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: TL tốt tất cả các câu hỏi.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát và chỉ ra được nét riêng về thiên nhiên của mỗi vùng, nét riêng của các dân
tộc, của hoạt động sản xuất ở mỗi vùng trên đất nước ta.
+ HS thao tác nhanh, đọc và hiểu được nội dung của đoạn văn để viết vào vở.
+ Trả lời lưu loát, đúng câu hỏi.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, n/x bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm hiểu và giới thiệu được về dân tộc, nơi sống, gia đình của bản thân.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

5


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: n/x bằng lời.
----------------***----------------Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2018
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000(TT)(T1)

Toán:
I.
Mục tiêu:
KT: Em ôn tập:- Phép cộng, phép trừ có đến 5 chữ số.

- Nhân(chia) số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
KN: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nhanh, chính xác.
TĐ: Hứng thú trong học tập.
NL: Vận dụng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào các vấn đề liên quan
trong cuộc sống.
*HSKT: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Tính nhẩm(thực hiện như tài liệu):
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho T.Bảo cách thực hiện tính
nhẩm. Lưu ý với các em về thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Nội dung đánh giá:
+ Làm tính nhẩm nhanh, chính xác.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Đặt tính rồi tính(thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho T. Bảo, B.Dũng. Lưu ý
với các em về cộng, trừ, nhân có nhớ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Nội dung đánh giá:
+ Thực hiện đặt tính, tính đúng các phép tính với số có năm chữ số.
+ Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HĐ 3. Tính giá trị của biểu thức(thực hiện như tài liệu)
- Nội dung đánh giá:

+ Thực hiện tính đúng giá trị của các biểu thức
+ Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân lấy ví dụ thực hiện phép cộng, phép trừ
có đến 5 chữ số. Nhân(chia) số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Nội dung đánh giá:
GV: Trương Thị Thanh Thanh

6


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ Thực hiện được các phép tính theo yêu cầu, tính đúng kết quả.
+ Thành thạo trong việc thực hiện phép cộng, trừ có đến năm chữ số, phép nhân (chia) số
có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
+ Tự học tích cự, tự giác.
- Phương pháp: quan sát sản phẩm.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Khoa học:
BÀI 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu:
- Thái độ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Năng lực: vận dụng để thích nghi được với các môi trường sống khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ trang 4/ SHD
III. Điều chỉnh hoạt động :
A. Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Liên hệ thực tế (theo SHD)
- Phương án hỗ trợ:
+ HS tiếp thu còn hạn chế: Nêu được một số thứ cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống
của mình.
+ HS tiếp thu nhanh: Kể tên được các thứ em và mọi người cần cho cuộc sống.
+ HS khuyết tật: Kể to, rõ ràng các thứ em cần cho cuộc sống.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS liên hệ với thực tế cuộc sống và trả lời đúng câu hỏi.
+ HS hứng thú, khơi gợi được động cơ học tập của các em.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Hoạt động 2, 3, 4: Quan sát bảng trang 4/SHD và trả lời: (theo SHD)
- Phương án hỗ trợ:
+ HS tiếp thu còn hạn chế: Trả lời đúng câu hỏi: Con người cần gì để duy trì sự sống?
+ HS tiếp thu nhanh: Trả lời đúng câu hỏi: Con người cần gì để sống và phát triển?
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS điền nhanh và đúng bảng trang 4/SHD.
+ Trình bày ý kiến rõ ràng mạch lạc.
+ Tự tin, mạnh dạn nhận xét, đánh giá kết quả của bạn khác.
+ Đọc to, rõ và viết nhanh vào vở kiến thức cần ghi nhớ.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành (theo SHD)
- Phương án hỗ trợ:
+ HS tiếp thu còn hạn chế: điền thông tin đúng vào sơ đồ những điều kiện con người cần
để sống và phát triển.
+ HS tiếp thu nhanh: giúp HS tiếp thu còn hạn chế thực hiện nhiệm vụ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS củng cố kiến thức vừa được học và điền đúng, nhanh thông tin vào ô trống của sơ
đồ trang 5/SHD.

+ HS tích cực tham gia chơi, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau.
- Phương pháp: quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp gợi mở,
GV: Trương Thị Thanh Thanh

7


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Kĩ thuật: N/x bằng lời, trò chơi.
C. Hoạt động ứng dụng: (theo SHD)
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS kể được một số thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng mà em được ăn hằng ngày.
- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN(T3)
I. Mục tiêu:
KT: Nghe, viết đúng đoạn văn, viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ chứa tiếng có
vần an/ang.
KN: Viết đúng chính tả, đẹp, trình bày văn bản khoa học, hợp lí.
TĐ: Rèn tính cẩn thận trong viết bài.
NL: Biết trình bày văn bản(viết đoạn văn xuôi)
*HSKT: Nghe, viết đúng đoạn văn, viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ chứa
tiếng có vần an/ang.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, giấy trong
III. Hoạt động dạy học:
HĐ3. Nghe- viết(Thực hiện như tài liệu)
*Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :

+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS cách phân tích cấu tạo các tiếng khó
trong bài: cỏ xước, gục đầu, ngắn chùn chùn. Lưu ý các danh từ riêng trong bài
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Viết đúng, đẹp đoạn viết.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Ngồi đúng tư thế viết, chú ý lắng nghe đọc.
+ Viết chính xác từ khó: cỏ xước, gục đầu, ngắn chùn chùn, tên riêng có trong bài.
+ Viết đúng tốc độ, đúng chính tả, chữ đều trình bày đẹp đoạn từ Một hôm đến vẫn khóc.
+ HS phát hiện và giúp nhau sửa lỗi.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, phân tích và phản hồi.
HĐ4.Điền vào chỗ trống (Thực hiện như tài liệu)
*Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS cách thay âm(vần) cần điền vào chỗ
trống.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt bài tập, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí đánh giá:
+Điền đúng: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, lòa xòa, làm; ngan con dàn hàng
ngang, sếu giang mang lạnh, ngang trời.
+ Trả lời nhanh, lưu loát, chính xác.
- Phương pháp: quan sát, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, phân tích và phản hồi, nhận xét bằng lời.
HĐ 5: Giải câu đố (Thực hiện như tài liệu)
*Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần gợi ý giúp HS giải được câu đố.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

8



Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt bài tập, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải được câu đố: la bàn, hoa ban; hiểu rõ hơn về 2 sự vật: la bàn, hoa ban.
+ Trả lời nhanh, lưu loát, chính xác.
- Phương pháp: quan sát, gợi mở vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, phân tích và phản hồi, nhận xét bằng lời.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cho bố mẹ xem bài viết của em ở lớp hôm nay.
Tiếng Việt:
BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG(T1)
I. Mục tiêu:
KT: - Đọc đúng văn bản,đảm bảo tốc độ; ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ; trôi chảy lưu loát, thể hiện được giọng đọc của bài.
- Hiểu từ: cơi trầu, y sĩ
- Hiểu ND: Trả lời được 2 câu hỏi trong tài liệu học; qua đó hiểu được ý nghĩa của
bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị
ốm.
KN: - Đọc diễn cảm toàn bài- đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
TĐ: - Có thái độ tích cực trong học tập,....
NL: rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách
hiểu của mình; bày tỏ cảm nhận của mình về nhân vật bạn nhỏ trong bài.
*HSKT: Đọc đúng văn bản, đảm bảo tốc độ; ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các
cụm từ; trôi chảy lưu loát, thể hiện được giọng đọc của bài
GDKNS: GDKN thể hiện sự cảm thông(biết cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người
thân), KN xác định giá trị( nhận biết được sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau trong cuộc
sống), KN tự nhận thức về bản thân(biết chia sẻ, giúp đỡ người thân)

II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ1: Quan sát tranh và TLCH(theo tài liệu).
- Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:
Quan sát và mô tả được cảnh trong tranh.
Trình bày được nội dung của bức tranh.
Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc.
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2,3,4: (theo tài liệu)
* Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS luyện thêm cách ngắt nghỉ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện đọc diễn cảm.
- Đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

9


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Đọc trôi chảy lưu loát; đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Giải thích được nghĩa của các từ trong bài

+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: (theo tài liệu):
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS trả lời được các câu hỏi
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm
+ Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Câu 1: HS chọn được ý 1,3,4 để trả lời.
- Câu 2: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua
những câu thơ: Cô bác xóm làng...đã mang thuốc vào.
HSTL thêm 2 câu hỏi:
Em đã làm được việc gì để chăm sóc cho người thân trong gia đình em?( Nêu: giúp mẹ
làm việc nhà; chăm em; ...)
Em học tập được ở bạn nhỏ trong bài thơ điều gì?( Biết ơn, thương yêu, chăm sóc
mẹ, ...)
- Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
HĐ6: Nối từng ô ở cột A với ô nêu nội dung thích hợp ở cột B: (theo tài liệu):
* Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm được nội dung từng ô để nối đúng.
Nhắc lại được nội dung của bài thơ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Nêu được nội dung bài thơ.
+ Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Nối được: a-2, b- 3, c- 4, d-1.
- Nêu được nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn
của bạn nhỏ đối với người mẹ.
- Trả lời to, rõ ràng, lưu loát và chính xác.
+ PP: Tích hợp

+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trình bày miệng
HĐ 7: Học thuộc lòng bài thơ
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp.
+ Tự tin, mạnh dạn thể hiện lại bài thơ.
- Phương pháp: tích hợp.
- Kĩ thuật: quan sát, phân tích và phản hồi, nhận xét bằng lời.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (Thực hiện theo tài liệu )
HĐ 1: Em đã làm gì khi người thân bị ốm?
+ Tiêu chí đánh giá:
- Kể được những việc đã làm khi người thân bị ốm
- Có suy nghĩ và việc làm cụ thể để giúp đỡ người thân bị ốm.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

10


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Khoa học: BÀI 2: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Hứng thú học tập.
- NL: vận dụng trình bày được quá trình trao đổi chất của cơ thể người với mọi người
xung quanh.
- HSKT: Nêu được rành mạch một số biểu hiện trao đổi chất ở người.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu

III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ 1: Liên hệ thực tế (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp các em liên hệ thực tế và nêu được những thứ em
lấy từ môi trường để sống và thải ra môi trường những gì.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liên hệ với thực tế để trả lời đúng các câu hỏi trong SHD.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HĐ 2, 3: Quan sát, viết (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào
sơ đồ trao đổi chất ở người.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS điền được chính xác các thông tin còn thiếu trong bảng rồi viết vào vở.
+ HS nối được các khung chữ với hình một số cơ quan của cơ thể người một cách hợp lí
và chính xác.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 4: Đọc và trả lời (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em đọc nội dung trong bảng và trả lời được
các câu hỏi.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
+ Đối với HSKT: Đọc rõ ràng, rành mạch nội dung và trả lời được câu hỏi.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nắm nhanh thông tin trong bảng và trả lời đúng các câu hỏi.

+ Hợp tác, hỗ trợ nhau trong học tập.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

11


Trường TH Cam Thủy
Ôn luyện Toán:

Năm học: 2018 - 2019
TUẦN 1

I. Mục tiêu:
KT: - Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số đến 100 000.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân(chia) số có 5 chữ
số với(cho) số có một chữ số.
KN: Thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia chính xác, nhanh.
TĐ: Yêu thích môn học
NL: Vận dụng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào các vấn đề liên quan
trong cuộc sống.
*HSKT: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị ĐDDH:
GV,HS: BP,Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Hoạt động dạy học:
HS thực hiện các bài tập 1,2,4,5,6 ở trang 6,7,8-Vở Em tự ôn luyện Toán theo định
hướng phát triển năng lực lớp 4 T1
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài

tập1,2,4,5,6
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập.
Bài tập làm thêm: Tìm giá trị của x, biết: 45697 < 45x97
- Nội dung đánh giá:
+ Làm tính nhẩm nhanh, chính xác.
+ So sánh, xếp thứ tự được các số đến 100 000
+ Thực hiện được các phép tính với số có năm chữ số.
+ Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
VẬN DỤNG: Thực hiện như tài liệu
- Nội dung đánh giá:
+ Thực hiện được các phép tính nhân, chia hoàn thành số liệu ở hóa đơn.
+ Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Tiếng Việt:

TUẦN 1

I. Mục tiêu:
KT:- Đọc và hiểu câu chuyện Gà Trống Choai và hạt đậu. Biết thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ khó khăn với mọi người xung quanh.
KN:- Viết đúng từ chứa tiếng có vần an/ang.
- Phân tích được cấu tạo của tiếng.
- Làm đúng các bài tập nhận diện đặc điểm của văn kể chuyện và nhân vật trong văn
kể chuyện.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

12



Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

TĐ: Yêu thích môn học
NL: Quan tâm, chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh.
*HSKT: Đọc được câu chuyện; nhắc lại được ý nghĩa của câu chuyện. Hoàn thành được
các bài tập
II. Chuẩn bị ĐDDH:
GV,HS: BN, vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt độngdạy học :
*KHỞI ĐỘNG: (thực hiện như tài liệu)
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đoán đúng sự việc được thể hiện trong tranh
- Giải thích được vì sao chúng ta phải biết quan tâm và yêu thương những người sống
quanh ta.
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
ÔN LUYỆN
*Hoạt động 3:(Thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS trả lời đúng các câu hỏi.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng câu chuyện và trả lời được các câu hỏi.
Câu a: Vì Trống Choai nuốt vội nên bị hóc, hạt đậu mắc cứng cổ họng, không thở được.
Câu b: Mọi người đều vui vẻ và sẵn sàng cứu giúp Trống Choai.

Câu c: Tùy HS lựa chọn nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao thích nhân vật đó
Câu d: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: phải biết thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn
với mọi người.
- HS diễn đạt theo ý hiểu của mình rõ ràng, mạch lạc.
+ PP:Quan sát, Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
*Hoạt động 4: (thực hiện như tài liệu)
+ Tiêu chí đánh giá: - HS chọn được dòng viết đúng chính tả(câu a: dòng 1 và dòng 4;
câu b: dòng 2,3)
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
*Hoạt động 5,6:Thực hiện như tài liệu
+ Tiêu chí đánh giá: - Nắm được 3 bộ phận của tiếng, phân tích cấu tạo của các tiếng
nhanh, chính xác.
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
GV: Trương Thị Thanh Thanh

13


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

VẬN DỤNG: Thực hiện như tài liệu
+ Tiêu chí đánh giá: - Đọc câu chuyện và trả lời đúng các câu hỏi
+ PP: Vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
----------------***----------------Ngày dạy: Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2018

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000(TT)(T2)

Toán:
I. Mục tiêu:
KT: Em ôn tập:- Phép cộng, phép trừ có đến 5 chữ số.
- Nhân(chia) số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
KN: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nhanh, chính xác.
TĐ: Hứng thú trong học tập.
NL: Vận dụng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia vào các vấn đề liên quan
trong cuộc sống.
*HSKT: Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HS thực hiện HĐ 4,5 HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong
nhóm rồi chia sẻ trước lớp.
* Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS cách tìm thành phần chưa biết
của phép tính, nhắc lại quy tắc tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật để các em vận
dụng giải toán có lời văn.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ HS còn hạn chế thực hiện các bài tập
- Nội dung đánh giá:
+ HS thực hiện bài toán tìm thành phần chưa biết một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Giải được bài toán có lời văn liên quan đến chu vi, diện tích của hình chữ nhật một
cách nhanh chóng, trình bày sạch, đẹp.
+ Tích cực học tập, giúp đỡ bạn bè. Tự tin, mạnh dạn nêu cách giải toán.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện như SHD.
- Nội dung đánh giá:

+ HS giải được bài toán liên quan đến thống kê số liệu một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Thực hiện thành thạo các phép tính đã học trong phạm vi 100000.
+ Tự tin, mạnh dạn nêu cách làm; nói to, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt: BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG(T2)
I. Mục tiêu:
KT: Hiểu thế nào là kể chuyện
GV: Trương Thị Thanh Thanh

14


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

KN: Biết theo dõi, nắm được trình tự và ý nghĩa của câu chuyện
TĐ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
NL: Phân tích và tổng hợp vấn đề.
*HSKT: -Hiểu thế nào là kể chuyện
II. Chuẩn bị ĐDDH: máy chiếu
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 8. Nghe cô kể chuyện sự tích Hồ Ba Bể
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh chăm chú nghe câu chuyện.
+ Bước đầu nêu lại được trình tự câu chuyện.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.

HĐ 9: Tìm hiểu “Thế nào là kể chuyện?”
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS hiểu thế nào là kể chuyện
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ HS còn hạn chế trong nhóm hoàn thành bài tập.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để trả lời được các câu hỏi.
Câu 1. Bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội, con giao long)
Câu 2. 1-d, 2-e, 3-b, 4-a, 5-g, 6-c.
Câu 3. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi những con người giàu lòng
nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
Câu 4. Ghi nhớ SHD/11
+ Trả lời to, rõ ràng và chính xác.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Nói cho bố mẹ nghe kiến thức em vừa học được hôm nay.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nói được với người thân thế nào là kể chuyện.
+ Trình bày mạnh dạn, tự tin.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
---------------***-------------Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2018
Lịch sử:
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Nâng cao tình yêu quê hương đất nước; vận dụng các cách để học tốt môn Lịch sử
và Địa lí.
- HSKT: Nêu được rõ ràng, mạch lạc cách để học tốt môn Lịch sử và Địa lí.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản

GV: Trương Thị Thanh Thanh

15


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

HĐ 5: Quan sát và chú ý nghe thầy/ cô giáo trình bày (theo SHD)
HĐ 6: Thảo luận về các học tốt môn Lịch sử và Địa lí (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ T. Bảo, Nhân trả lời được các câu hỏi để biết được
cách học tốt môn học này.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: TL tốt các câu hỏi, rút ra được kết luận về trách nhiệm của
bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát các hình và chú ý lắng nghe thầy, cô giáo giới thiệu về nội dung các hình
để rút ra được các kết luận có liên quan.
+ HS đọc nhanh và nêu lại được cách học tốt môn Lịch sử và Địa lí theo cách hiểu của
mình.
+ Tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến các nhân.
- Phương pháp: quan sát quá trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật: n/x bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
HĐ 1: Tập xác định trên bản đồ (theo SHD)
HĐ 2: Hội thoại trong nhóm (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: tiếp cận và hỗ trợ các em xác định được vị trí lãnh thổ
(phần đất liền) của nước ta trên bản đồ.

+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. Thực hiện
được tất cả các yêu cầu của bài tập.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát và chỉ nhanh, đúng vị trí nước ta trên bản đồ; kể đúng tên các nước láng
giềng của Việt Nam.
C. Hoạt động ứng dụng (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm hiểu về truyền thống, lịch sử của quê hương.
+ Trình bày khoa học, đúng nội dung.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: n/x bằng lời.
Toán:
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ(T1)
I. Mục tiêu:
KT:- Em nhận biết biểu thức chứa một chữ.
- Em tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.
KN: Tính giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ đúng, nhanh.
TĐ: Yêu thích môn học.
NL: Phát triển năng lực hợp tác, tự giải quyết các vấn đề toán học có liên quan
*HSKT: Nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng phụ, quân xúc xắc, thẻ số, giấy trong.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
GV: Trương Thị Thanh Thanh

16


Trường TH Cam Thủy


Năm học: 2018 - 2019

- HĐ 1,2,3-HĐCB(thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS cách thay các giá trị của biểu
thức để tính.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ HS còn hạn chế thực hiện các bài tập 2,3
- Nội dung ĐGTX:
+ HS nhận biết được thế nào là biểu thức có chứa một chữ, lấy được ví dụ tương tự.
+ HS biết giải thích về giá trị của biểu thức có chứa một chữ bằng cách hiểu của mình.
+ HS rút ra được kết luận: mỗi lần thay chữ bằng số, ta được một giá trị của biểu thức.
- Phương pháp: quan sát quá trình, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: phân tích và phản hồi, nhận xét bằng lời.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Nói cho bố mẹ biết cách em thực hiện tính giá trị biểu
thức có chứa một chữ em vừa học trên lớp.
- Nội dung ĐGTX:
+ Nêu đúng, rõ ràng cách thực hiện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
+ Tự giác ôn tập lại kiến thức vừa học về biểu thức có chứa một chữ.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG(T3)
I. Mục tiêu:
KT: Kể được câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
KN: Kể lại câu chuyện hay, hấp dẫn. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ,
điệu bộ
TĐ: Hứng thú, tích cực học tập.
NL: Tự tin, mạnh dạn thể hiện lại câu chuyện bằng lời của mình.
BVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra.

*HSKT: Biết được các nhân vật có trong câu chuyện. Kể được 1 đoạn của câu chuyện Sự
tích Hồ Ba Bể
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, tranh.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Kể lại câu chuyện hay, hấp dẫn. Thể hiện lời kể tự nhiên,
phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ.
Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để thoát nạn trong đêm lễ hội?
- Tiêu chí đánh giá:
+ Kể lại được câu chuyện theo đúng trình tự.
+ Tự nhiên, mạnh dạn trong khi kể chuyện.
+ HS chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, góp ý cho bạn.
+ Trả lời nhanh và chính các câu hỏi phụ: rắc tro xung quanh nhà, đem 2 mảnh vỏ trấu ra
đặt xuống nước, rồi chèo 2 chiếc thuyền đó đi khắp nơi để cứu mọi người.
- Phương pháp: tích hợp.
- Kĩ thuật: Quan sát, phân tích và phản hồi, nhận xét bằng lời, HS nhận xét lẫn nhau.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

17


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện như SHD.
HĐ 2. Kể cho người thân nghe câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
- Tiêu chí đánh giá:

+ Kể lại được câu chuyện theo đúng trình tự.
+ Tự nhiên, mạnh dạn trong khi kể chuyện.
- Phương pháp: tích hợp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI(T1)
I. Mục tiêu:
KT: Nhận biết nhân vật trong truyện; biết nhận xét về tính cách nhân vật; biết thể hiện
tính cách nhân vật qua lời nói, hành động, suy nghĩ
KN: - Nhận xét về tính cách nhân vật chính xác; thể hiện tính cách nhân vật qua lời nói,
hành động, cử chỉ khi kể chuyện.
TĐ: Yêu thích môn học
NL: Phân tích và tổng hợp vấn đề, tự tin đưa ra ý kiến của bản thân
*HSKT: Nhận biết nhân vật trong truyện; biết nhận xét đơn giản về tính cách nhân vật
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, phiếu
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ 1: Trò chơi: Nói về một hành động nhân ái: (Thực hiện theo tài liệu).
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu đúng tên nhân vật và hành động của nhân vật: Dế Mèn – bênh vực chị Nhà Trò, …
+ Nêu nhanh, nói to, rõ ràng theo mẫu, không lặp kết quả.
+ Tích cực tham gia chơi.
- Phương pháp: trò chơi, quan sát.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
HĐ 2, 3: Tìm hiểu “nhân vật trong truyện” (Thực hiện theo tài liệu).
- Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời nhanh và đúng được câu hỏi trong SHD.
+ Hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
+ Rút ra được kết luận về “nhân vật trong truyện”.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.

- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ 4: Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện (Thực hiện theo tài liệu).
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS viết tiếp để hoàn thành câu chuyện ở HĐ4.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Kể được câu chuyện mà em đã làm để giúp đỡ người khác.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Viết lại được câu chuyện đúng theo yêu cầu.
+ HS viết đúng chính tả, câu viết đúng ngữ pháp, phù hợp với tiến trình câu chuyện.
+ Mạnh dạn trình bày sản phẩm của mình trước lớp, HS chú ý để nhận xét, góp ý cho bạn.
- Phương pháp: tích hợp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:Thực hiện như SHD.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

18


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

HĐ 2. Tập đóng vai một nhân vật trong truyện cho người thân xem.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tự tin, mạnh dạn khi đóng vai.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
---------------***------------Ngày dạy: Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2018
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ(T2)

Toán:

I. Mục tiêu:
KT:- Em tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
KN: Tính giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ đúng, nhanh.
TĐ: Yêu thích môn học.
NL: Phát triển năng lực hợp tác, vận dụng tính chu vi các vật có dạng hình vuông.
*HSKT: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ với giá trị cho trước của chữ.
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, giấy trong.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS ở HĐ5 cách thay các giá trị vào
công thức tính chu vi.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ HS còn hạn chế thực hiện các bài tập 4,5
- Nội dung ĐGTX: đánh giá kĩ năng vận dụng của học sinh vào việc tính giá trị biểu thức
có chứa một chữ đối với các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Kĩ năng vận
dụng của học sinh vào việc tính chu vi hình vuông theo các kích thước khác nhau.
+ HS biết được cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng một số cụ thể.
+ HS nắm được cách tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
+ HS biết thay a bằng các độ dài khác nhau để tính chu vi hình vuông
+ Tính được kết quả nhanh và chính xác.
- Phương pháp: quan sát quá trình, quan sát sản phẩm, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời, đánh giá, nhận xét sản phẩm của học sinh.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện như SHD.
- Nội dung ĐGTX:.
+ HS nghĩ ra được biểu thức đúng yêu cầu.
+ HS biết thay chữ bằng các số khác nhau để tính giái trị biểu thức.
+ Tính được kết quả nhanh và chính xác.
- Phương pháp: quan sát sản phẩm, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.

Tiếng Việt:
BÀI 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI(T2)
I. Mục tiêu:
KT: Luyện tập về cấu tạo tiếng, nhận biết được hai tiếng bắt vần với nhau.
KN: Tìm nhanh được các tiếng bắt vần với nhau
TĐ: Yêu thích môn học.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

19


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

NL: Phát triển ngôn ngữ.
*HSKT: Phân tích được cấu tạo của tiếng, nhận biết được hai tiếng bắt vần với nhau
II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Phân tích cấu tạo của tiếng Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: gợi nhớ cho các em về cấu tạo của tiếng.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn hoàn thành các bài tập.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Phân tích cấu tạo của tiếng nhanh, chính xác.
+ Hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng miệng
Hoạt động 2, 3, 4: Tìm những tiếng bắt vần với nhau; giải câu đố. Thực hiện như tài

liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: HD kĩ cho các em về những tiếng bắt vần với nhau.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn hoàn thành các bài tập.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Phân tích và tìm được tiếng bắt vần nhanh, chính xác.
+ Giair được câu đố: tìm được 3 chữ: út – ú - bút
+ Hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng miệng
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện như tài liệu.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tìm nhanh, đúng các từ láy vần theo yêu cầu.
+ Nêu đúng từ, to, rõ.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐTT:
SINH HOẠT LỚP
I. Mụ tiêu:
- Nhận xét hoạt động trong tuần qua, đề ra phương hướng cho tuần tới.
II. Các hoạt động:
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động.
- CTHĐTQ chia sẻ mục tiêu buổi sinh hoạt trước lớp.
1. Đánh giá lại hoạt động trong tuần qua.
- CTHĐTQ đánh giá, lớp lắng nghe.
- CTHĐTQ mời đại diện các ban nêu ý kiến.
- CTHĐTQ mời cá nhân phát biểu ý kiến.
2. Đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới
GV: Trương Thị Thanh Thanh


20


Trường TH Cam Thủy

Năm học: 2018 - 2019

- CTHĐTQ đưa ra một số kế hoạch trong tuần tới:
+ Chăm chỉ học tập, tích cực, tự giác trong các hoạt động.
+ Không nói chuyện riêng trong giờ học, không làm việc riêng.
+ Đi học đúng giờ, thực hiện đúng nội quy lớp học.
+ Chấp hành quy định của Đội.
- GV đưa thêm 1 số kế hoạch trong tuần tới.
- Các ban cùng bàn đưa ra phương án để thực hiện kế hoạch.
3. Sinh hoạt văn nghệ
- CTHĐTQ mời trưởng ban văn nghệ bắt cho lớp một bài hát.
-GV dặn dò, nhắc HS thực hiện tốt luật giao thông.
---------------***--------------

GV: Trương Thị Thanh Thanh

21



×