Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tuần 10 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 giáo án cô thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.83 KB, 21 trang )

Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

TUẦN 10
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TẬP

Toán:
I.Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng kiến thức vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song
song, hình vuông, hình chữ nhật có trong cuộc sống
*HSKT: Em đọc được các góc đã học, về cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai
đường thẳng song song, vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học: thước, ê ke
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em nắm lại cách đọc
tên các góc, vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, vẽ hình chữ
nhật, hình vuông để hoàn thành các bài tập
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh xác định đúng góc vuông, góc nhọn, góc tù và đọc đúng tên các góc.
+ HS nêu nêu đúng tên các cặp cạnh vuông góc, các cặp cạnh song song với nhau.
+ Xác định đúng đường cao của hình tam giác.
+ HS vẽ được hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước; vẽ được hình vuông và tính
được diện tích hình vuông.
+ HS trình bày to, rõ ràng.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.


- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, n/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh vẽ được ngôi nhà theo yêu cầu.
- Phương pháp: Quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10A: ÔN TẬP 1(T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác học tập.
- NL: Nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện trí nhớ có chủ định.
*HSKT: - Học thuộc lòng được các bài tập đọc đã học, phát âm to, rõ ít nhất một bài.
- Trả lời được các câu hỏi trong SHD, hiểu được nội dung bài đọc.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

1


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

II. Đồ dùng dạy học: SHD.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành
HĐ1. Thi đọc thuộc lòng (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 3 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc thuộc lòng được ít nhất một bài
thơ; đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: thực hiện tốt các yêu cầu, hỗ trợ bạn còn hạn chế trong nhóm.

- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc thuộc lòng được lần lượt các bài thơ đã học; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+ HS đọc trơn toàn bài, to, rõ.
+ HS tích cực thi đua học thuộc lòng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ2. Viết lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ bài 1A đến bài
3C vào bảng theo mẫu sau (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm được những bài tập đọc như thế
nào là truyện kể và liệt kê cho đúng theo mẫu.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nêu được to, rõ: Những bài tập đọc là những bài truyện kể gồm những bài kể một
chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều
có ý nghĩa.
+ HS điền đúng thông tin vào bảng theo mẫu:
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò Dế Mèn, Nhà Trò,
kẻ yếu
bị bọn nhện ức hiếp, đã bọn nhện
ra tay bênh vực.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép Sự thông cảm sâu sắc Tôi (chú bé), ông
giữa cậu bé qua đường lão ăn xin
và ông lão ăn xin.

+ HS tự tin, trả lời mạch lạc, rõ ràng.
- PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: thang đo, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện theo tài liệu )
- Đọc thuộc lòng một bài thơ cho người thân nghe .
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS đọc to, rõ, trôi chảy toàn bài.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

2


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10A: ÔN TẬP 1 (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Cẩn thận trong viết bài.
- NL: Vận dụng sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép để viết đúng chính tả.
*HSKT: Thực hiện được các bài tập về cách viết tên riêng, cách sử dụng dấu hai chấm,
dấu ngoặc kép. Nghe, viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, phiếu học tập.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành
HĐ3. Lập bảng tổng kết cách viết tên riêng theo mẫu: (Thực hiện như tài liệu)
HĐ4. Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu: (Thực hiện như tài liệu)

- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho HĐ3,4:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nhớ lại cách viết tên riêng, cách sử
dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép để hoàn thành các bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Tìm thêm một vài danh từ riêng và viết vào vở.
- Tiêu chí ĐGTX cho HĐ3,4:
+ HS hệ thống hóa được các quy tắc viết hoa tên riêng, hoàn thành đúng bảng:
Các loại tên riêng
Cách viết
Ví dụ
1. Tên người, tên địa lí Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo - Đặng Thùy Trâm
Việt Nam
thành tên đó.
- xã Cam Thủy
2. Tên người, tên địa lí - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ - Lu-I Pa-xtơ
nước ngoài
phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận - Xanh Pê-téc-bua
tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa
các tiếng có gạch nối.
- Những tên riêng được phiên âm theo - Lỗ Tấn
âm Hán Việt, viết như cách viết tên - Nhật Bản
riêng Việt Nam.
+ HS nhớ và điền được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Dấu câu
Tác dụng
a) Dấu hai chấm - Được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người
nào đó.
-Dùng để đánh dấu những từ ngữ được trích dẫn.
b) Dấu ngoặc kép - Dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một
nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp.

- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời.
HĐ5. Nghe – viết (Thực hiện như tài liệu)
GV: Trương Thị Thanh Thanh

3


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Tiêu chí ĐGTX:
+ Ngồi viết đúng tư thế, viết đúng tốc độ, đúng chính tả.
+ Trình bày khoa học, sạch đẹp.
+ HS tìm và giúp nhau sửa lỗi.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm hiểu và đọc được những thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Địa lí:
BÀI 3: TÂY NGUYÊN (T3)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho người thân về Tây Nguyên.
*HSKT: Trình bày to, rõ một số đặc điểm về dân cư và một số cảnh quan thiên nhiên
của Tây Nguyên.

* Tích hợp: Giáo dục học sinh yêu quý các vùng đất trên đất nước Việt Nam; có ý thức xây
dựng quê hương giàu đẹp, gìn giữ nét riêng trong văn hóa của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động học:
B. Hoạt động thực hành
HĐ1: Làm bài tập (thực hiện theo SHDH)
HĐ2: Liên hệ thực tế (thực hiện theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nắm được một số đặc điểm về tự
nhiên và dân cư ở Tây Nguyên, hoàn thành được bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên:
+ HS đọc nhanh, trả lời đúng câu hỏi và viết nhanh vào vở: a1-S, a2-Đ, a3-S, a4-Đ, a5Đ, a6-S.
+ HS liên hệ thực tế và kể tên được các loại rau, quả được trồng ở Đà Lạt, giải thích
được lí do: VD- dâu tây, ớt chuông, súp lơ, bắp cải… (vì khí hậu ở đây quanh năm mát
mẻ, ôn hòa)
+ HS trả lời to, rõ ràng, trôi chảy.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ3: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (theo SHDH)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nối đúng tên các dân tộc ở Tây Nguyên theo yêu cầu:
GV: Trương Thị Thanh Thanh

4


Trường Tiểu học Cam thủy


Năm học: 2018 - 2019

Các dân tộc sống lâu năm ở Tây Nguyên: Ê-đê, Xơ-đăng, Gia-rai, Ba-na.
Các dân tộc từ nơi khác đến Tây Nguyên xây dựng kinh tế: Mông, Kinh, Nùng,
Tày.
+ HS tích cực tham gia chơi; hợp tác nhóm hiệu quả.
- Phương pháp: trò chơi.
- Kĩ thuật: trò chơi.
HĐ4: Làm hướng dẫn viên du lịch (theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cả 3 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ HS nêu được một số đặc điểm về vị trí và tự
nhiên của thành phố Đà Lạt.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Thực hiện tốt các yêu cầu.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS có sự chuẩn bị về nội dung và tranh ảnh về một trong sáu chủ đề theo SHD trang
73.
+ HS tự tin, mạnh dạn trình bày nội dung đã chuẩn bị, lời nói rõ ràng, mạch lạc, có sức
truyền cảm.
+ HS hợp tác nhóm tích cực, hiệu quả.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin giới thiệu cho người thân về Tây Nguyên.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
----------------***----------------Ngày dạy: Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
Toán:
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
I. Mục tiêu:

- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan trong cuộc sống.
HSKT: Em - Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp. Đặt tính và thực hiện tính
cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian đã học;
thực hiện phép tính với số đo đại lượng. Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai
đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học: ê ke, phiếu kiểm tra
III. Hoạt động học: HS làm phiếu kiểm tra: Thực hiện như tài liệu
- Nội dung ĐGTX:
+ HS làm đúng, hoàn thành các bài tập.
- Phương pháp: Quan sát, viết.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

5


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

Khoa học: BÀI 12: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, hào hứng trong học tập.
- NL: Vận dụng được các tính chất của nước vào thực tế đời sống.
* HSKT: Nêu được các ứng dụng từ tính chất của nước.
*Tích hợp: GDHS ý thức bảo vệ nguồn nước; tránh cách hành vi làm ô nhiễm nguồn
nước nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, vở.
III. Các hoạt động học:

A. Hoạt động thực hành
HĐ1: Quan sát và thảo luận (theo SHD)
HĐ2: Thảo luận và hoàn thành bảng (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nắm lại các tính chất của nước và
hoàn thành được các bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2 HĐ trên:
+ HS quan sát các hình và liên hệ với thực tế, trả lời đúng các câu hỏi: hình 5- nước không
thấm qua một số vật, H6- nước chảy từ cao xuống thấp, H7- nước thấm qua một số vật,
H8- nước hòa tan một số chất.
+ HS liên hệ một số hoạt động khác như: hòa tan xà phòng trong nước để giặt đồ…
+ HS thảo luận và hoàn thành được bảng:
Tính chất của nước
Ứng dụng trong thực tế
Chảy từ cao xuống thấp
- Bình chứa nước thường đặt trên cao; lát sân, đặt
máng nước thường là dốc để nước chảy nhanh…
Thấm qua một số vật
- Khăn tắm bằng vải bông…
Không thấm qua một số vật - dù đi mưa, mui xe bằng nhựa hoặc bằng sắt,…
Hòa tan một số chất
- Nước muối, nước đường, pha sữa bột…
+ HS hoạt động nhóm tích cực, hiệu quả.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng
- Nói cho bố mẹ những gì em được học.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nêu lại được những ứng dụng về tính chất của nước.

- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10A: ÔN TẬP 1 (T3)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác học tập.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

6


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- NL: Vận dụng mở rộng vốn từ theo các chủ điểm đã học.
*HSKT: Thực hiện tốt các hoạt động; trả lời câu hỏi to, rõ.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, BN.
III. Các hoạt động học
A. Hoạt động thực hành:
HĐ6. Viết các từ ngữ đã học theo chủ điểm (Thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nhớ lại các từ ở các chủ điểm Nhân
hậu- đoàn kết; Trung thực – tự trọng; Ước mơ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế làm bài.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liệt kê được các từ ngữ phù hợp với từng chủ điểm.
Nhân hậu – Đoàn kết

Trung thực – Tự trọng


Ước mơ

nhân ái, nhân đức, nhân từ, trung thực, trung thành, ước muốn, ước ao, ước
nhân nghĩa, nhân ái; đùm trung nghĩa, ngay thật; tự mong, ước nguyện…
bọc, tương trợ, nâng đỡ…
trọng, tự tôn…
độc ác, hung ác; bất hòa, dối trá, gian xảo, gian lận,
hành hạ, áp bức…
lừa đảo, lừa bịp…
+ Trình bày khoa học, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ7. Tìm thành ngữ, tục ngữ và đặt câu (Thực hiện theo tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS tìm được một thành ngữ hoặc tục ngữ
ứng với mỗi chủ điểm Nhân hậu- đoàn kết; Trung thực – tự trọng; Ước mơ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế làm bài.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nắm được yêu cầu tìm được thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng:
Nhân hậu- đoàn kết: Máu chảy ruột mềm, Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm
lại nên hòn núi cao.
Trung thực – tự trọng: Thẳng như ruột ngựa; Đói cho sạch, rách cho thơm.
Ước mơ: Ước sao được vậy.
+ HS đặt được câu hay, phù hợp theo mẫu.
+ HS tự tin chia sẻ ý kiến.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện như tài liệu)
GV: Trương Thị Thanh Thanh


7


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Em tìm được 10 từ theo yêu cầu.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nói đúng các từ theo yêu cầu.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10B: ÔN TẬP 2 (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tích cực, tự giác học tập.
- NL: Nâng cao tình yêu thương, đoàn kết, chính trực.
*HSKT: Thực hiện được các bài tập; trả lời to, rõ.
II. Đồ dùng dạy học: BN.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động thực hành
HĐ1: Chơi trò chơi: Giải ô chữ (thực hiện theo SHDH)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tích cực tham gia chơi; giải được ô chữ nhanh và chính xác.
(1) chân, (2) hiền, (3) nâng, (4) ngựa, (5) rách, (6) điều; nhân ái.
+ HS tự tin trình bày kết quả, hào hứng học tập.
- Phương pháp: Tích hợp.
- Kĩ thuật: tích hợp.
HĐ2: Viết những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ bài 4A đến bài 6C

vào bảng theo mẫu (thực hiện theo tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm lại nội dung chính các bài tập đọc
(Bài 4A- Bài 6C).
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: nêu được nội dung chính các bài tập đọc (Bài 4A- Bài
6C).
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liệt kê đúng tên bài, nội dung chính, nhân vật theo mẫu:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Cậu bé Chôm,
Chôm được vua truyền cho ngôi báu.
nhà vua
3. Nỗi dằn vặt của An- Thể hiện tình yêu thương, ý thức trách An-đrây-ca và
đrây-ca
nhiệm với người thân, lòng trung thực, mẹ
sự nghiêm khắc với bản thân.
4. Chị em tôi
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã Cô chị, cô em,
được em gái làm cho tỉnh ngộ.
người cha.
+ HS trình bày rõ ràng, khoa học.
+ HS tự tin trả lời, mạch lạc, to, rõ.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

8



Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Đọc những bài em vừa ôn tập cho bố mẹ nghe.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin đọc lại bài; đọc to, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Khoa học:
BÀI 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng thực hành làm cho nước chuyển thể từ thể này sang thể khác an toàn.
*HSKT: Trình bày to, rõ các thể của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu; một cốc nước nóng, một cái đĩa.
III. Các hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Liên hệ thực tế và trả lời (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liên hệ thực tế nhanh và nêu được những ví dụ: thể lỏng – nước lọc, thể rắn –
nước đá, thể khí – nước nóng.
+ HS tự tin đưa ra ý kiến của bản thân.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HĐ2: Làm thí nghiệm và trả lời (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho từng đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ HS quan sát, nêu được hiện tượng trên mặt

trong của đĩa.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS chú ý quan sát thí nghiệm và trả lời đúng các câu hỏi:
Mặt trên của đĩa có những giọt nước đọng.
Nước trong cốc biến thành hơi nước bốc lên. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt
nước li ti gặp đĩa lạnh và ngưng tụ lại.
+ HS tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến.
- Phương pháp: quan sát , thí nghiệm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ3: Liên hệ thực tế và trả lời (theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho từng đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ HS liên hệ thực tế kết hợp quan sát hình để
nêu được hiện tượng.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

9


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát hình, liên hệ với thực tế, nêu được hiện tượng:
a) Nước trong khay đông lại thành nước đá. (thể lỏng sang thể rắn)
b) Nước đá đã chảy ra thành nước ở thể lỏng.(thể rắn sang thể lỏng)
+ HS trả lời to, rõ ràng, trôi chảy.

- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ4: Đọc và trả lời (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc và nắm được các thể của nước và sự chuyển thể của nước.
+ HS trả lời đúng các câu hỏi theo cách hiểu của mình:
Nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn, khí.
Các hiện tượng đó gọi là sự chuyển thể của nước.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin thực hiện làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác và nêu lại được
cách làm. Ví dụ: để nước lọc vào tủ lạnh – có nước đá uống vào ngày nóng (nước
chuyển từ thể lỏng sang thể rắn).
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Tiếng Việt:
TUẦN 10
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng kể được câu chuyện theo ý của mình.
*HSKT: Đọc trơn, to, rõ câu chuyện; nhắc lại được ý nghĩa của câu chuyện. Hoàn thành
được các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
ÔN LUYỆN
HĐ 1,2,3,4,5:(Thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :

+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc trơn toàn bài và trả lời đúng các
câu hỏi, hoàn thành các bài tập 1,2,3,4,5 trong Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực lớp 4 trang 56-60.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho phần Ôn luyện:
GV: Trương Thị Thanh Thanh

10


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ HS đọc trôi chảy, to, rõ câu chuyện và trả lời được các câu hỏi.
Câu a: (1) Có lừa không cưỡi, lại đi bộ - người con ngồi trên lưng lừa; con trai ngồi
ngất ngưởng trên lưng lừa để người cha già cả đi bộ - người con nhảy xuống để cha
ngồi; ông lão nhẫn tâm để con trai đi bộ - 2 người cùng ngồi trên lưng lừa; hai người
bắt con lừa chở nặng – hai cha con nhảy xuống, buộc chân lừa lại rồi dùng đòn gánh
khênh trên vai.
Câu b: Họ dễ bị lay động bởi những ý kiến của người khác, ba phải, không có chính
kiến riêng của mình.
Câu c: Đúng.
Câu d: Mỗi người đều có một ý kiến riêng của mình, chúng ta cần biết chọn lọc và có
chính kiến riêng.
+ HS tìm và viết đúng các từ láy có trong câu chuyện: ngất ngưởng, ngặt nghẽo, ầm ĩ,
giãy giụa.
+ HS ôn lại kiến thức về danh từ, động từ, tìm đúng từ theo yêu cầu:
Các danh từ: cha con, chân lừa, đòn gánh, lừa, vai.
Các động từ: nhảy, buộc, dùng, khênh.

+ HS nhớ lại tác dụng của dấu ngoặc kép và chọn đúng câu a.
+ HS kể tiếp được câu chuyện và đặt tên phù hợp với nội dung.
+ HS tự tin trình bày kết quả; trả lời to, rõ ràng; trình bày sạch đẹp.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời.
VẬN DỤNG: Đọc cho bố mẹ nghe câu chuyện em viết tiếp được.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS tự tin kể lại được câu chuyện, cùng người thân sửa lỗi để câu chuyện hay hơn.
+ PP: Vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Toán:
TUẦN 9,10
I. Mục tiêu: HSKT, HSHT làm bài tập 8 trang 50; bài 1,2 trang 52; bài 6 trang 54.
HSHTT làm tất cả các bài tập trên và làm thêm phần vận dụng trang 50- Vở Em tự ôn
luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
II. Chuẩn bị ĐDDH: BP
GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động học:
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài
tập 8 trang 50; bài 1,2 trang 52; bài 6 trang 54
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. Giúp đỡ các bạn còn hạn chế.
*KHỞI ĐỘNG: Thực hiện như tài liệu trang 51
- Nội dung ĐGTX:
GV: Trương Thị Thanh Thanh

11


Trường Tiểu học Cam thủy


Năm học: 2018 - 2019

+ HS nắm và vận dụng được tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân.
+ HS có ý thức tự giác học tập, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
*ÔN LUYỆN:
- Nội dung ĐGTX:
+ HS biết dùng thước để vẽ hình chữ nhật, hình vuông với kích thước cho trước ở BT8
trang 50, BT2 trang 51.
+ HS nhận biết đúng các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt BT2.
+ Giải đúng bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó(BT6 trang 54)
+ HS có ý thức tự giác học tập, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
*VẬN DỤNG: Thực hiện như phần vận dụng
- Nội dung đánh giá:
+ HS làm được đồ chơi theo yêu cầu.
- Phương pháp: quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
---------------***----------------Ngày dạy: Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018
Toán:
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số để giải
toán có liên quan trong cuộc sống.
HSKT: Em biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu

III.Các hoạt động học:
*Tìm hiểu mục tiêu bài học:
Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì?
Việc 3: CTHĐTQ Mời 2-3 bạn đọc mục tiêu
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết được mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài học.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
A. Hoạt động cơ bản

GV: Trương Thị Thanh Thanh

12


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

1.Chơi trò chơi “ Hái hoa toán học” Ôn lại phép nhân số có năm chữ số với số có
một chữ số đã học.
Việc 1: Em ôn lại phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số theo thẻ số
Việc 2 : Em trao đổi kết quả với bạn
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ bài làm trong nhóm
CTHĐTQ mời đại diện các nhóm chia sẻ bài làm và cách làm, nhận xét, đánh giá nhau.

2.Em nói cho bạn nghe cách đặt tính và cách tính 136204 x 4
Việc 1 : Em đọc nội dung trong sách HDH trang 3
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi nội dung

Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ
CTHĐTQ mời đại diện các nhóm trình bày, nêu cách thực hiện bài toán

3.Đặt tính rồi tính
Việc 1 : Em làm bài vào vở
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi,nhận xét, sửa sai cho nhau.
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, đọc kết quả trong nhóm, nhận xét,
sửa sai cho bạn.
CTHĐTQ mời đại diện nhóm đọc kết quả bài làm của mình.
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài trước lớp,đánh giá, nhận xét sửa sai.
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết được cách đặt tính nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số.
+ HS biết thực hiện tính nhân theo thứ tự từ phải sang trái.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.

3.HĐƯD: Nói với bố mẹ cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một
chữ số mà em được học hôm nay.
Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh nói được cho bố mẹ nghe cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có nhiều
chữ số với số có 1 chữ số.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

13


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019


- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10B: ÔN TẬP 2 (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Hào hứng học tập.
- NL: Vận dụng tìm được tiếng có cấu tạo theo yêu cầu; từ đơn, từ phức; danh từ, động
từ trong đoạn văn ngắn.
*HSKT: Thực hiện được các hoạt động; trình bày to, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, BN.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động thực hành
HĐ3. Đọc đoạn văn sau (thực hiện theo tài liệu)
HĐ4. Tìm tiếng (thực hiện theo tài liệu)
HĐ5. Sắp xếp các từ vào ba nhóm (thực hiện theo tài liệu)
HĐ6. Thi tìm nhanh 3 danh từ, 3 động từ (thực hiện theo tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho 4 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS nhớ về cấu tạo tiếng; từ đơn, từ láy, từ
ghép; danh từ, động từ
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: phân biệt rõ từ đơn, từ láy, từ ghép; danh từ, động từ.
- Tiêu chí ĐGTX cho 4 hoạt động trên:
+ HS đọc nhanh đoạn văn ở HĐ3 và thực hiện lần lượt các hoạt động từ 4-6:
(HĐ4) a) Tiếng chỉ có vần và thanh: ao; tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh: tất cả các
tiếng còn lại.
b)nhờ các kĩ sư nông nghiệp đưa về một giống lúa mới mà quê bạn luôn được mùa,
ấm no.
(HĐ5) Từ đơn: tre,bay; từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng; từ ghép: khoai nước,
tuyệt đẹp, đất nước, ngược xuôi.
(HĐ6) 3 danh từ: cánh, chú, chuồn chuồn; 3 động từ: rì rào, rung rinh, bay.
+ HS tự tin nêu ý kiến; trả lời to, rõ ràng.

+ Trình bày rõ ràng, khoa học.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp .
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm hiểu và tìm được các từ, thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
----------------***----------------Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018
Lịch sử:
BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (T1)
I. Mục tiêu
GV: Trương Thị Thanh Thanh

14


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

- TĐ: Tích cực học tập.
- NL: Nhớ ơn công lao dựng nước và giữ nước của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
*HSKT: Nêu được to, rõ tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất, công lao của Đinh
Bộ Lĩnh, sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua.
II. Đồ dùng dạy học - SHD, vở.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1. Tìm hiểu tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất (thực hiện như SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:

+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em đọc và nắm được tình hình đất nước
sau khi Ngô Quyền mất.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc nhanh thông tin và trả lời đúng: Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục,
tranh giành ngai vàng, xảy ra “loạn 12 sứ quân”, 20 năm liên tiếp loạn lạc, đất nước
bị chia cắt, làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù ngoài bờ cõi lăm le xâm lược.
+ HS tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ2. Tìm hiểu hoạt động và đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS chú ý nghe thầy/ cô giáo kể chuyện và thảo luận nhóm, trả lời đúng các câu hỏi:
Dưới thời “loạn 12 sứ quân” ông xây dựng lực lượng ở Hoa Lư, kết hợp với một số sứ
quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác và giành được thắng lợi. Công lao của
Đinh Bộ Lĩnh là đã dẹp loạn 1 sứ quân, thống nhất đấtnước, lập nên nhà Đinh.
HĐ3. Tìm hiểu sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nân nhà Tiền Lê
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nắm được nguyên nhân dẫn đến sự
kiện Lê Hoàn lên ngôi.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc đoạn hội thoại và nắm được hoàn cảnh dẫn đến sự kiện Lê Hoàn lên ngôi, lập
nên nhà Tiền Lê.
+ HS tự tin trình bày lại sự kiện Lê Hoàn lên ngôi theo cách hiểu của mình.
+ HS hợp tác nhóm hiệu quả; chia sẻ, góp ý cho bạn khi trình bày sự kiện Lê Hoàn lên
ngôi.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng:

- Nói cho bố mẹ những gì em được học hôm nay.
- Tiêu chí ĐGTX:

GV: Trương Thị Thanh Thanh

15


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ HS tự tin nêu lại các sự kiện lịch sử chính từ sau khi Ngô Quyền mất đến sự kiện Lê
Hoàn lên ngôi.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Toán:
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số để giải
toán có liên quan trong cuộc sống.
HSKT: Em biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số
II. Đồ dùng dạy học: BP
III. Các hoạt động học:
B. Hoạt động thực hành: Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em biết thực hiện
phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số, vận dụng hoàn thành các bài
tập1,2,3,4-HĐTH.

+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh đặt tính và tính đúng các phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số.
+ Tính đúng giá trị của các biểu thức
+ Giải được bài toán có lời văn.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH
- Nội dung ĐGTX:
+ Tính được lượng đường sản xuất được của Việt Nam sau 3 năm.
- Phương pháp: Quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt
BÀI 10C: ÔN TẬP 3 (T1)
I.Mục tiêu:
- KT: Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; hiểu nội dung chính của các bài
tập đọc. (Bài 7A - Bài 9C).
- KN: Hệ thống được các bài tập đọc theo thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách.
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng nói lên suy nghĩ của mình về các bài tập đọc đã được học.

GV: Trương Thị Thanh Thanh

16


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019


*HSKT: Kể được rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc theo thể loại, nêu được nội
dung chính.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, BN.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động thực hành
*Tìm hiểu mục tiêu bài học:
Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì?
Việc 3: CTHĐTQ Mời 2-3 bạn đọc mục tiêu.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nắm được mục tiêu bài học ở tiết 1; trình bày to, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
1: Chơi trò chơi “Giải ô chữ”
Việc 1: NT tổ chức cho nhóm giải ô chữ trong SHD/107.
Việc 2: HĐTQ tổ chức các nhóm trình bày trước lớp.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS hợp tác nhóm hiệu quả, điền nhanh và đúng các từ để giải ô chữ.
(1) đồng, (2) ngoan, (3) giàn, (4) non, (5) kết, (6) kết, (7) thương.
Hàng dọc: Đoàn kết.
+ HS tích cực, hào hứng tham gia chơi.
- Phương pháp: quan sát, trò chơi, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
2. Viết những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ
Việc 1: Cá nhân kể tên những bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ từ bài 7A đến bài 9C.
Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm, chốt kết quả.
Việc 3: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nhớ và liệt kê được các bài tập đọc theo mẫu từ bài 7C đến bài 9C.
Tên bài

Thể loại
Nội dung chính
2. Ở vương quốc tương lai
Kịch
Mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy
đủ, hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát
minh, góp sức phục vụ cuộc sống.
3. Nếu chúng mình có phép
Thơ
Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để
lạ
làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

17


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

4. Đôi giày ba ta màu xanh

Văn xuôi Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ
trách đã làm cho câu xúc động, vui sướng vì
thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.
5. Thưa chuyện với mẹ
Văn xuôi Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống
giúp gia đình nên đã thuyết phục mẹ đồng tình
với em, không xem nó là nghề hèn kém.

6. Điều ước của vua Mi-đát Văn xuôi Vua Mi-đát muốn mọi vật mình chạm vào đều
biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những
ước muốn tham lam không mang lại hạnh
phúc cho con người.
+ HS tự tin trình bày kết quả trước lớp; nói to, rõ ràng.
+ HS hợp tác nhóm tích cực, hiệu quả.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ3. Viết về các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể đã học theo mẫu sau:
Việc 1: HS thảo luận nhóm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể từ bài 7A đến bài
9C theo mẫu.
Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liệt kê đúng nhân vật và tính các nổi bật theo từng bài tập đọc.
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm
để kiếm tiền giúp mẹ.
- mẹ
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi-đát
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thần Đi-ô-ni-dốt
- Thông minh. Biết dạy cho vua Miđát một bài học.
+ HS tự tin trình bày kết quả; trả lời to, rõ ràng theo cách hiểu của mình.
* HĐTQ tổ chức chia sẻ cuối tiết học.

C. Hoạt động ứng dụng(Thực hiện như SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm đọc nhiều thành ngữ, tục ngữ về chủ đề Đoàn kết.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10C: ÔN TẬP 3 (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, hào hứng học tập.
- NL: Vận dụng nâng cao tình yêu quê hương đất nước.
*HSKT: Đọc to, trôi chảy bài Quê hương và trả lời được các câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, bảng nhóm.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

18


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thực hành
HĐ4: Đọc thầm bài văn sau (theo SHD)
HĐ5: Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng (theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc trôi chảy toàn bài và hiểu được nội
dung của bài đọc.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn học còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho 2 hoạt động trên:

+ HS đọc và hiểu được nội dung bài đọc, trả lời đúng các câu hỏi ở hoạt động 5.
1) Chọn b
2) Chọn c
3) Chọn c
4) Chọn b
5) Chọn b
6) Chọn a
7) Chọn c
8) Chọn c: chị Sứ, Hòn Đất, Ba Thê.
+ HS tự tin nêu ý kiến; trả lời to, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm và tự tin đọc thành ngữ, tục ngữ về chủ để Đoàn kết.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
----------------***----------------Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018
Toán:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN.
NHÂN VỚI 10,100,1000,… CHIA CHO 10,100, 1000,…(T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân. Cách nhân một số với 10,100,
1000,...; chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,... để giải các bài
toán có liên quan trong cuộc sống.
* HSKT: Em biết tính chất giao hoán của phép nhân. Nhân một số với 10,100, 1000,...;
chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,...
II. Chuẩn bị ĐDDH: máy chiếu
III. Hoạt động học:

GV: Trương Thị Thanh Thanh

19


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

Hoạt động cơ bản: Thực hiện như tài liệu
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em biết tính chất
giao hoán của phép nhân; cách nhân một số với 10,100, 1000,...; chia số tròn chục, tròn
trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,..., hoàn thành các bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm.
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết tính chất giao hoán của phép nhân: a x b = b x a
+ Biết cách nhân một số với 10,100, 1000,...
+ Biết cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,...
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Nói với bố mẹ các kiến thức em học được ngày hôm nay
- Nội dung ĐGTX:
+ HS nói được với bố mẹ về tính chất giao hoán của phép nhân; cách nhân một số với
10,100, 1000,...; chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,....
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 10C: ÔN TẬP 3 (T3)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tích cực, hứng thú học tập.

- NL: Vận dụng viết thư cho người thân nói lên mong muốn, ước mơ của mình.
*HSKT: Nghe – viết đúng chính tả; viết được một bức thư theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học: SHD.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thực hành
HĐ6: Nghe – viết: Chiều trên quê hương (theo SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ Ngồi viết đúng tư thế, viết đúng tốc độ, đúng chính tả.
+ Trình bày khoa học, sạch đẹp.
+ HS tìm và giúp nhau sửa lỗi.
- Phương pháp: quan sát.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn.
HĐ7: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em (thực hiện
theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS viết được bức thư đúng yêu cầu.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế hoàn thành bài tập.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc đề bài, xác định đúng yêu cầu.
GV: Trương Thị Thanh Thanh

20


Trường Tiểu học Cam thủy

Năm học: 2018 - 2019

+ HS viết được một bức thư đúng nội dung; trình bày đúng theo hình thức của một bức
thư; rõ ràng.

- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
SHTT:
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu
- Nhận xét hoạt động trong tuần qua, đề ra phương hướng trong tuần tới.
II. Các hoạt động:

- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động.
- CTHĐTQ chia sẻ mục tiêu buổi sinh hoạt trước lớp
1. Đánh giá lại tình hình hoạt động trong tuần qua.
- CTHĐTQ đánh giá, lớp lắng nghe.
- CTHĐTQ mời đại diện các ban phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu và đề xuất ý kiến cá nhân.
- CTHĐTQ nhận xét hoạt động của lớp
2. Đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- CTHĐTQ đưa ra một số kế hoạch trong tuần tới:
+ Chăm chỉ học tập hơn, tích cực, tự giác trong các hoạt động.
+ Không nói chuyện trong giờ học, xếp hàng ra vào lớp nhanh chóng.
+Thực hiện trang phục đi học đúng quy định.
+ Tích cực rèn chữ viết.
+ Giúp đỡ các bạn học tập để cùng tiến bộ.
- GV đưa thêm một số kế hoạch trong tuần tới.
- Các ban cùng bàn đưa ra phương án để thực hiện kế hoạch.
3.Sinh hoạt văn nghệ.
- CTHĐTQ mời trưởng ban văn nghệ lên tổ chức cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ.
- GV dặn dò, nhắc HS thực hiện tốt luật giao thông.
---------------***--------------

GV: Trương Thị Thanh Thanh


21



×