Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số giống diêm mạch nhập nội trên hai mật độ trồng trong điều kiện đất nhiễm mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.56 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG ĐẠI LONG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG DIÊM MẠCH NHẬP NỘI
TRÊN HAI MẬT ĐỘ TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN
ĐẤT NHIỄM MẶN
Chuyên nghành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Việt Long

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Đại Long

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Nguyễn Việt Long đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân xã
Nam Điền – huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định và Ủy ban nhân dân xã Trấn Dương –
huyện Vĩnh Bảo – tỉnh Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Hoàng Đại Long

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục đồ thị ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu

.............................................................................................................. 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 3
2.1.

Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm cây diêm mạch .............................................. 3

2.1.1.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây diêm mạch ...................................................... 3

2.1.2.

Phân loại cây diêm mạch ......................................................................................... 4

2.1.3.

Đặc điểm thực vật học của cây diêm mạch ............................................................. 5

2.1.4.

Yêu cầu về sinh thái cây diêm mạch ....................................................................... 6

2.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch trên thế giới và Việt Nam .............. 8

2.2.1.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch trên thế giới ..................................... 8


2.2.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch ở Việt Nam ................................... 10

2.3.

Tình hình tiêu thụ hạt diêm mạch trên thế giới và Việt Nam.............................. 13

2.4.

Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng cây diêm mạch ...................................... 14

2.5.

Cơ sở khoa học về khả năng chịu mặn của cây diêm mạch ................................ 15

2.5.1.

Sự hình thành và đặc tính của đất mặn .................................................................. 15
iii


2.5.2.

Diện tích đất mặn ở Việt Nam ............................................................................... 16

2.5.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu mặn của cây diêm mạch ...................... 16


2.5.4.

Nghiên cứu về khả năng chịu mặn của cây diêm mạch ......................................... 18

2.5.5.

Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của cây diêm mạch. ............................................................................................... 19

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 22

3.2.

Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 22

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22


3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................. 22

3.5.2.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................... 24

3.5.3.

Các biện pháp kỹ thuật. ......................................................................................... 26

3.5.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ..................................................................................... 29
4.1.

Diễn biến điều kiện thời tiết và độ mặn trong thời gian nghiên cứu.................... 29

4.1.1.

Diễn biến điều kiện thời tiết ............................................................................ 29

4.1.2.

Diễn biến độ mặn trong đất và nước tưới ......................................................... 30

4.2.


Sinh trưởng của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ trong điều kiện
đất mặn tại Nam Định và Hải Phòng ................................................................ 32

4.2.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ trong
điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng ........................................................... 32

4.2.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống diêm mạch trồng trên hai
mật độ trong điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng...................................... 35

4.2.3.

Động thái tăng trưởng số lá của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ
trong điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng.................................................. 39

4.2.4.

Động thái tăng số nhánh của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ trong
điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng ........................................................... 42

iv


4.3.

Các chỉ tiêu sinh lý của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ trong

điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng....................................................... 45

4.3.1.

Khối lượng chất khô tích lũy của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ
trong điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng.................................................. 45

4.3.2.

Chỉ số diện tích lá của các giống diêm mạch trồng trên hai mật độ trong điều
kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng ................................................................... 48

4.4.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống diêm mạch
trồng trên hai mật độ trong điều kiện mặn tại Nam Định và Hải Phòng .............. 50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 56
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 56

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 57
Phụ lục ...................................................................................................................... 58

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

FAO:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

TB:

Trung bình

CP:

Chính phủ

EC:

Độ dẫn điện

dS/m:

Đơn vị độ dẫn điện

NĐ:

Nam Định


HP:

Hải Phòng

TGST:

Thời gian sinh trưởng

CCCC:

Chiều cao cây cuối cùng

SNCC:

Số nhánh cuối cùng

NST:

Ngày sau trồng

NSCT:

Năng suất cá thể

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:


Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng diêm mạch hằng năm tại một số quốc gia Nam Mỹ
(Số liệu TB hằng năm từ 2003-2013) ............................................................... 10
Bảng 2.2. Sản lượng diêm mạch sản xuất trên thế giới giai đoạn 1961-2013 ................... 10
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tại ven biển Nam Định vụ xuân 2015 .................... 29
Bảng 4.2. Nhiệt độ và độ ẩm tại khu vực Vĩnh Bảo – Hải Phòng vụ xuân 2015 .............. 30
Bảng 4.3a. Thời gian sinh trưởng của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng tại
Nam Định .......................................................................................................... 33
Bảng 4.3b. Thời gian sinh trưởng của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng tại
Hải Phòng.......................................................................................................... 34
Bảng 4.4a. Động thái tăng trưởngchiều cao cây của các giống diêm mạch trên hai
mật độ trồng tại Nam Định ............................................................................... 35
Bảng 4.4b. Động thái tăng trưởngchiều cao cây của các giống diêm mạch trên hai
mật độ trồng tại Hải Phòng ............................................................................... 37
Bảng 4.5a. Động thái tăng trưởng số lá của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Nam Định ........................................................................................... 40
Bảng 4.5b: Động thái tăng trưởng số lá của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Hải Phòng ........................................................................................... 41
Bảng 4.6a. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Nam Định ........................................................................................... 43
Bảng 4.6b. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Hải Phòng ........................................................................................... 44
Bảng 4.7. Khối lượng chất khô tích lũy của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng ..... 48
Bảng 4.8. Chỉ số diện tích lá của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng ................. 50

Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng.. 52
Bảng 4.10. Năng suất cá thể, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các giống
diêm mạch trên hai mật độ trồng ...................................................................... 53

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống diêm mạch trên hai mật
độ trồng tại Nam Định ....................................................................................... 388
Đồ thị 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống diêm mạch trên hai mật
độ trồng tại Hải Phòng ....................................................................................... 38
Đồ thị 3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng
tại Nam Định ....................................................................................................... 42
Đồ thị 4. Động thái tăng trưởng số lá của các giống diêm mạch trên hai mật độ trồng
tại Hải Phòng ....................................................................................................... 42
Đồ thị 5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Nam Định ............................................................................................ 455
Đồ thị 6. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng tại Hải Phòng ........................................................................................... 455

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Đại Long
Tên luận văn: Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số giống diêm mạch nhập nội
trên hai mật độ trồng trong điều kiện đất nhiễm mặn.
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống diêm mạch
nhập nội trên hai mật độ khác nhau trong điều kiện đất nhiễm mặn tại Trấn Dương, Hải
Phòng và Nghĩa Hưng, Nam Định.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm gồm 6 giống diêm mạch cung cấp bởi Đại học Wageningen Hà Lan,
trong đó 3 giống diêm mạch không có saponin có nguồn gốc từ Hà Lan và 3 giống nguồn
gốc Chi Lê. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split- plot (ô lớn ô nhỏ) với 4 lần nhắc lại.
Mỗi khối nhắc lại được chia làm 2 ô lớn tương ứng với hai mức mật độ. Mỗi ô lớn được
chia làm 6 ô nhỏ tương ứng với 6 giống.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả độ mặn cao làm giảm các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tại Nam
Định so với Hải Phòng; Mật độ trồng thấp hơn làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất tại
cả hai vùng.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Dai Long
Thesis title: Study on growth and yield of quinoa varieties growing under saline soil
conditions.
Major: Crop science

Code: 60.62.01.10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Evaluate the growth, development and yield of some varieties of exotic quinoa on
two different densities in saline soil conditions in Tran Duong, Hai Phong and Nghia Hung,
Nam Dinh.
Materials and Methods
The experiment consisted of 6 quinoa seeds provided by the Dutch Wageningen
University, in which 3 seed saponin quinoa may not originate from the Netherlands and 3
varieties originating in Chile. The experiment was arranged in Split- plot style (big box
small box) with 4 replicates. Each block is divided into 2 reiterated big box corresponding
to the two levels of density. Each cell is divided into 6 large small box corresponding to 6
seeds.
Main findings and conclusions
Results of high salinity reduces the yield component factors and productivity in Hai
Phong, Nam Dinh considering; Lower density increases the yield components in both
regions.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trên thế giới có hơn 6% diện tích đất bị nhiễm mặn trong đó 20%
diện tích đất canh tác nông nghiệp có tưới đang bị ảnh hưởng bởi mặn (FAO 2008).
Ở Việt Nam diện tích đất nhiễm mặn chiếm khoảng 1 triệu ha (Hoàng Kim và cs.,
2003) chiếm gần 3% diện tích tự nhiên cả nước. Trong khi đó, những vấn đề về sản
xuất lương thực hiện tại của Việt Nam hiện nay chỉ ra tiềm năng cho những bất ổn
nghiêm trọng về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến ổn
định chính trị xã hội cần phải được quan tâm và ưu tiên giải quyết. Hầu hết các loại
cây lương thực chính như lúa, lúa mỳ và ngô… đều phát triển kém trong điều kiện

đất bị nhiễm mặn. Trước vấn đề đó, Việt Nam cần tìm ra giải pháp canh tác bền
vững, các loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng, có khả năng chịu mặn tốt, có
thể canh tác được tại những nơi đất bị nhiễm mặn để đáp ứng nhu cầu lương thực và
dinh dưỡng của con người.
Cây diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd) là một cây trồng giàu dinh
dưỡng có thể đáp ứng được các tiêu chí trên. Cây diêm mạch, tên tiếng Anh là
Quinoa, có nguồn gốc và được trồng phổ biến làm lương thực chính cho con người ở
các nước Nam Mỹ do có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, sử dụng đa mục đích
và thân thiện với môi trường. Tổ chức Nông lương thế giới từ năm 1996 đã thông
báo cây diêm mạch sẽ là cây trọng tâm trong việc đảm bảo an ninh lương thực của
thế kỷ 21. Cây diêm mạch có nhiều đặc điểm ưu việt như: hạt cây diêm mạch ngon
và có giá trị dinh dưỡng cao nhất so với bất kỳ cây trồng nào khác (FAO, 2011) hạt
cây diêm mạch được sử dụng làm thức ăn chính cho con người có hàm lượng
protein từ 13,8 đến 21,9% tương đương với trứng và thịt, gấp 2 lần so với các loại
ngũ cốc khác như gạo và ngô…, có đầy đủ các axit amin cần thiết cho con người
(theo tiêu chuẩn của FAO) với hàm lượng cao tương đương với sữa và cao hơn hẳn
so với lúa gạo, lúa mỳ và đậu tương. Đặc biệt có hàm lượng lysine cao. Hạt cây
diêm mạch có hàm lượng các chất khoáng, chất xơ và vitamin cao, nhưng không
chứa gluten - chất gây chứng coeliac (chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của
cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mỳ và những ngũ cốc khác).
1


Cây diêm mạch có khả năng thích ứng rất rộng rãi ở hầu hết các vùng sinh thái
trên thế giới, ngay cả những nơi mà các cây trồng khác không thể canh tác được
(FAO, 2011). Cây diêm mạch trồng trọt được ở điều kiện -40C đến 380C, chịu hạn
(có thể trồng trên đất cát với lượng mưa 200 mm/năm), chịu mặn (canh tác trên đất
mặn có hàm lượng muối tương đương với nước biển), phù hợp với canh tác nhờ
nước trời, canh tác tối thiểu và cần ít phân bón. Những đặc điểm này cho thấy cây
diêm mạch có thể phát huy tiềm năng to lớn của chúng tại Việt Nam bởi chúng có

thể canh tác trên diện tích đất rộng lớn đang bị bỏ hoang (7 triệu hecta) có điều kiện
canh tác khó khăn vùng đồi núi và vùng đất cát ven biển, nơi đây đồng thời có
nguồn nhân lực nông nghiệp dồi dào.
Diêm mạch là cây trồng mới tại Việt Nam, ngoài những nghiên cứu về thời vụ
(Đinh Thái Hoàng và cs., 2015, Trịnh Ngọc Đức, 2011), hiện chưa có những nghiên
cứu xác định mật độ trồng và khả năng thích ứng của diêm mạch trong điều kiện đất
nhiễm mặn tại Việt Nam.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sinh trưởng và năng suất
của một số giống diêm mạch nhập nội trên hai mật độ trồng trong điều kiện đất
nhiễm mặn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống diêm
mạch nhập nội trên hai mật độ khác nhau trong điều kiện đất nhiễm mặn tại Trấn
Dương, Hải Phòng và Nghĩa Hưng, Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xác định khả năng sinh trưởng của một số giống diêm mạch trên hai mật độ
trồng khác nhau trong điều kiện đất nhiễm mặn tại Hải Phòng và Nam Định.
Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống diêm
mạch trên hai mật độ trồng khác nhau trong điều kiện đất nhiễm mặn tại Hải Phòng
và Nam Định.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÂY DIÊM MẠCH
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây diêm mạch
Cây diêm mạch có tên khoa học là Chenopodium quinoa được người dân vùng
Andes gọi với cái tên khác nhau như Quinoa, Quinua hoặc kinwa. Đó là một trong
ba loại lương thực cùng với ngô và khoai tây của nền văn minh Inca. Quinoa là loại

cây thuộc vùng núi Andes, có nguồn gốc ở khu vực xung quanh hồ Titicaca ở Pêru
và Bolivia, được trồng và sử dụng bởi nền văn minh tiền Columbia. Hiện có bằng
chứng lịch sử cho thấy rằng các dân tộc của Mỹ đã thuần hóa diêm mạch vào
khoảng giữa 3.000 đến 5.000 năm trước công nguyên. Một số khai quật về khảo cổ
học được tiến hành trong các thập kỷ gần đây cũng đã phát hiện cây và hạt diêm
mạch bên cạnh một số cây trồng quen thuộc. Trong số những khai quật này, đáng
chú ý nhất là việc phát hiện một số di vật hóa thạch của cây và hạt diêm mạch tại
vùng Ayacucho, gần hồ Titicaca thuộc Pêru. Những di vật này được xác định có
niên đại 5.000 năm trước công nguyên (Tapia, 1979). Tại Chinchorro, một tỉnh
thuộc nước cộng hòa Chile, di vật hóa thạch của cây diêm mạch cũng đã được tìm
thấy và xác định có niên đại 3.000 năm trước công nguyên (Candozo và Tapia,
1979). Ngoài ra, hạt cây diêm mạch hóa thạch cũng được tìm thấy rải rác trong các
khai quật khảo cổ tại Bolivia, Chile, Pêru… và được xác định là có niên đại từ 7.500
năm trước công nguyên (Are và Alencastre, 1979). Theo các tài liệu lịch sử, từ thế
kỷ thứ 15, 16 khi người Tây Ban Nha phát hiện và xâm chiếm Châu Mỹ, khai khẩn
đất đai, lập đồn điền… Diêm mạch đã trở thành một cây trồng quan trọng, được gieo
trồng ở hầu khắp các nước Nam Mỹ và là cây lương thực chủ yếu của các bộ tộc da
đỏ Inca, Maya… ở những nơi họ sinh sống (Alandia, S., Otozu, V., và Salas, 1979).
Diêm mạch đã được trồng ở vùng cao nguyên Andean hơn 5.000 năm trước công
nguyên, được phát hiện đầu tiên ở Chile và bắc Colombia. Diêm mạch là nguồn
lương thực chính suốt 5.000 năm của những người sống trên các cao nguyên và các
thung lũng của Peru, bolivia, Ecuado và Chile. Diêm mạch được coi là “hạt vàng”
bởi giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và giá trị tâm linh của nó. Trong ngôn ngữ Inca
Quinoa có nghĩa là “mẹ của các loại hạt”, cây trồng này là lương thực chủ yếu của
người dân Inca và nhiều dân tộc hiện nay.
3


2.1.2. Phân loại cây diêm mạch
Theo Lescano (1994) cây diêm mạch (Quinoa) được phân bố khắp toàn bộ

vùng Andes, từ Columbia đến bắc Angentina và chile. Hiện nay cây diêm mạch
được phân loại theo vị trí địa lý của Viện nghiên cứu khả năng phát triển trên đất đai
của Nam Mỹ, theo đó cây diêm mạch gieo trồng tại Nam Mỹ được chia thành 5
nhóm giống cơ bản sau:
1 - Nhóm giống diêm mạch thung lũng:
Nhóm này gồm tất cả các giống diêm mạch được gieo trồng trong các thung
lũng ở vùng Andes. Các giống trong nhóm này được gieo trồng ở độ cao từ 2.000 –
4.000 m so với mực nước biển, phổ biến được gieo trồng tại các thung lũng vùng núi
thuộc trung tâm và phía bắc Peru. Hầu hết các giống diêm mạch trong nhóm diêm
mạch thung lũng khi thu hoạch, cây có chiều cao từ 2 - 3 m, thân phân nhiều nhánh
cấp 1, cấp 2,… thời gian sinh trưởng dài, từ 210 - 220 ngày.
2 - Nhóm diêm mạch Salar:
Nhóm này gồm các giống diêm mạch được gieo trồng tại phía nam Altiplano
thuộc Bolivia và phát triển trên nền đất kiềm (PH>=8). Hầu hết các giống trong
nhóm có hạt màu đen. Hạt chứa Saponin cao. Nhóm diêm mạch Salar có nhiều khả
năng có nguồn gốc từ nhóm Quinoa Altiplano. Trong nhóm Quinoa Salar có một số
hạt trắng, hàm lượng Saponin thấp, có vai trò quan trọng trong thực tế sản xuất.
3 - Nhóm diêm mạch Atiplano:
Nhiều giống trong nhóm này hiện được gieo trồng tại nhiều nước Nam Mỹ,
Peru, Bolivia, Colombia… Nhóm này có xuất xứ xung quanh hồ Titicaca, trên độ
cao 4000 m so với mực nước biển. Khi thu hoạch cây cao từ 1,8 - 2,0 m. Hầu hết các
giống trong nhóm không phân nhánh, có thời gian sinh trưởng từ 120-210 ngày.
4 - Nhóm diêm mạch cận nhiệt đới:
Năm 1982, Tapia - một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về diêm mạch
đã phát hiện tai vùng Yungas (cận nhiệt đới) thộc Bolivia một số giống diêm mạch
mới, hạt màu xanh khi chín chuyển màu vàng da cam, cây có hạt rất nhỏ.

4



5 - Nhóm diêm mạch ven biển:
Nhóm diêm mạch này phổ biến ở vùng ven biển Nam Chile. Phân bố xung
quanh 40 vĩ độ Nam (400 S). Một số trong nhóm này đã được sưu tập và gieo trồng
tại Cambridge – Anh. Khi thu hoạch có chiều cao khoảng 2 m (Johanson, 1983), cho
hạt màu vàng nhạt, hạt bé, hàm lượng Saponin cho hạt cao, cây hầu như không phân
nhánh.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây diêm mạch
Diêm mạch là cây trồng hằng năm, cây mọc thành bụi rộng và thuộc họ rau
muối, tùy theo từng giống mà cây có chiều cao từ 0,7 - 3,0 m, cây có nhiều màu sắc
khác nhau. Thân chính có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh, lá mọc xen kẽ kế
tiếp nhau trên thân và nhánh. Nhìn chung thời gian sinh trưởng từ 130 -220 ngày.
- Rễ:
Rễ cọc, phân nhiều nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 … độ ăn sâu của rễ có liên quan
chặt, tỷ lệ thuận với chiều cao của cây. Theo Gardarill and Lecscano (1976) các
giống có chiều cao cây từ 1,7 – 2 m rễ ăn sâu 1,2 – 1,5 m. Cây diêm mạch có bộ rễ
tập trung chủ yếu ở độ sâu 10 - 30 cm, sức chống chịu hạn của cây tỷ lệ thuận với độ
sâu và bán kính hoạt động của rễ (Duran, 1980). Các giống diêm mạch có bán kính
hoạt động của rễ từ 20-60 cm.
- Thân:
Thân do nhiều đốt hợp thành, phần gốc có hình tròn, có góc cạnh ở những nơi
có lá và nhánh xuất hiện. Thân có chiều dài từ 0,5 - 2 m phụ thuộc vào giống và môi
trường. Số nhánh trên thân phụ thuộc vào giống và mật độ gieo. Diêm mạch là cây
thân thảo, mềm, trương nước khi còn non, lúc chín khô và xốp (ruột rỗng). Thân có
chứa chất lignine nên có nhiều màu sắc: Xanh, đỏ, vàng, hồng… hoặc màu xanh với
nhiều sọc có màu khác nhau, khi chín thân có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ ở một số
giống.
- Lá:
Theo Gandarillas (1979) cuống lá dài và hẹp nối liền phiến lá và thân. Phiến lá
mỏng, trên bề mặt có hệ thống gân lá nối liền với cuống, hệ thống gân lá có nhiều
hình dạng. Hình dạng lá rất khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng hình thoi

5


hoặc hình tam giác ở bên dưới, trong khi các lá phía trên xung quanh bông thì lại có
dạng hình mũi mác.Trên bề mặt lá non thường có nhiều lông tơ nhỏ có chức năng
giữ nước, tăng độ ẩm của không khí quanh lá do đó làm giảm thoát hơi nước cho
cây. Đa số các giống diêm mạch có lá màu xanh, một số giống có lá màu tía, tía
hồng, trắng… Một số giống lại không có lông trên bề mặt phiến lá. Lá của diêm
mạch thường có từ 3 - 20 răng cưa ở rìa phiến lá, số răng cưa trên phiến lá là đặc
tính của giống. Khi chín lá chuyển sang màu vàng, đỏ hoặc hồng.
- Hoa:
Cụm hoa diêm mạch có hình dạng chùy, trên trục chính có nhiều trục cấp 1,
trên trục cấp 1 có nhiều trục cấp 2 mạng hoa (Lescano, 1976). Chiều dài bông dài từ
15 - 70 cm tùy thuộc vào giống, môi trường và thời vụ gieo trồng. Hoa diêm mạch là
hoa lưỡng tính, trên bông có cả hoa đực và hoa cái, tỷ lệ hoa đực và hoa cái phụ
thuộc vào giống. Những bông hoa rất nhỏ và dày đặc làm hạn chế sự thoát hơi nước.
Hoa không có cuống, màu sắc giống với đài hoa. Cấu tạo của hoa gồm 5 nhị ngắn đề
giữ bao phấn vào bao quanh nhụy, nhụy đặc trưng bởi có đến 2 hoặc 3 nhụy lông.
Những bông hoa vẫn nở trong 1 thời gian dài từ 5 đến 7 ngày (Heisser and Nelson,
1974; mujica,1992; Lescano, 1994).
- Hạt:
Hạt diêm mạch được mệnh danh là “Queen of Grains” hay “Supergrain”, là
món quà của thượng đế dành cho dân tộc Inca Nam Mỹ.
Hạt có cấu tạo ngoài cùng là lớp vỏ, vỏ hạt có thể màu trắng, vàng, hồng, đỏ,
đen… Trong vỏ là ngoại nhũ, có màu trắng, nâu, nâu đen. Phôi chứa 60% ngoại nhũ
và 40% nội nhũ về mặt khối lượng. Hạt có thể hình nón, hình trụ, hình elip. Đường
kính hạt từ 1,8 - 2,6 mm. Vỏ hạt và phần ngoại nhũ chứa Saponin gây đắng (Saponin
chủ yếu nằm ở vỏ, một phần nhỏ nằm ở ngoại nhũ). Vì thế, hạt thường được ngâm
nước và đãi sạch trước khi nấu ăn hoặc chế biến.
2.1.4. Yêu cầu về sinh thái cây diêm mạch

Khu vực Andes và đặc biệt là sự chia rẽ Altiplano của Peru và Bolivia là một
trong những nơi có sinh thái khó khăn nhất để phát triển nông nghiệp, nhưng cây
diêm mạch vẫn có thể tồn tại được. Cây diêm mạch là cây dễ trồng, thích nghi với
nhiều vùng sinh thái, từ vùng ven biển tới các vùng núi cao (3.000 – 4.000 m).
6


- Yêu cầu về ánh sáng:
Hầu hết các giống diêm mạch đều gieo trồng ở vĩ độ thấp vì có nguồn gốc từ
các nước Nam Mỹ nằm gần đường xích đạo, có thời gian chiếu sáng trong ngày
tương tự như ở Việt Nam, tuy nhiên có một số giống diêm mạch tại vùng ven biển
Chile sinh trưởng và phát triển vào mùa hè có thời gian chiếu sáng tới 14h/ngày như
các giống Bear, Paro, Pichaman, LiTu… Bên cạnh đó một số nghiên cứu trước đây
đã cho thấy nếu chiếu sáng liên tục thì cây diêm mạch sẽ không ra hoa. Một số nhà
khoa học cho rằng diêm mạch cần ít nhất 15 ngày trong điều kiện ánh sáng ngày
ngắn để tiến hành phân hóa mầm hoa và cần có số ngày ngắn nhiều hơn nữa để xúc
tiến việc chín hạt. Nhìn chung, diêm mạch là cây có nguồn gốc từ vùng gần xích
đạo, cần lượng ngày ngắn nhất định cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Ở vĩ độ
cao cây sẽ ra hoa muộn và thời gian chín kéo dài hơn.
- Yêu cầu về nhiệt độ:
Diêm mạch là cây có phạm vi thích ứng rộng với nhiệt độ. Diêm mạch sinh
trưởng và phát triển bình thường trong giới hạn nhiệt độ từ 7 – 350C, thích hợp nhất
là 15 - 200C với sự chênh lệch giữa ngày và đêm từ 10 – 120C (tối ưu từ 10 – 180C ).
Đối với khả năng chịu lạnh, Cahuana (1975) phát hiện ra rằng ở nhiệt độ -30C
các giống diêm mạch vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Trên độ cao 3.850
m trong Catac, Ancash, Pêru nhiều giống chịu được nhiệt độ -30C. Sức chống lạnh
trước ra hoa ở diêm mạch cao hơn sau ra hoa. Các giống diêm mạch chịu lạnh hầu
hết đều có thân màu đỏ. Một số giống của Chilê, Pêru sinh trưởng bình thường tại
Cambridge vào cuối tháng 3 khi nhiệt độ ngoài trời khoảng -50C. Nhìn chung, đa số
các giống diêm mạch chết khi nhiệt độ xuống dưới -150C.

Đối với khả năng chịu nóng ẩm (điều kiện nhiệt đới), cây có thể phát triển ở độ
ẩm tương đối từ 40 – 88 %, nhiệt độ có thể đến 380C.
- Yêu cầu về nước :
Là cây có nguồn gốc từ vùng Altiplano, vùng núi Andes, Ecuador, vùng Đông
Nam Bolivia đều là những nơi có lượng mưa rất thấp, nhưng cây diêm mạch vẫn
sinh trưởng và phát triển bình thường (Ecuador là 600 – 880 mm). Tuy nhiên, khi di
chuyển xuống phía nam Altiplano thì lượng mưa giảm xuống tới mức 50 – 100
mm/năm, trong điều kiện đó diêm mạch vẫn được sản xuất. Có thể thấy cây diêm
7


mạch là cây chịu ánh sáng mạnh trong mùa hè và sự bốc hơi nước rất cao do đó cây
diêm mạch có thể trồng trên đất có độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp về đêm. Khả năng chịu
hạn của diêm mạch chủ yếu là do khả năng phân nhánh của rễ cao, rễ ăn sâu, tỏa
rộng. Ngoài ra, lá của diêm mạch có rất nhiều lông tơ trên và dưới bề mặt phiến lá,
trên lá còn có nhiều bọng, trong bọng chứa nhiều tinh thể canxi có khả năng hút ẩm,
điều tiết sự thoát hơi nước. Trong những ngày nắng gắt, lá có khả năng thu nhỏ bề
mặt như các cây trồng thuộc họ hòa thảo, nhằm tránh mất hơi nước với cường độ
mạnh. Chính vì thế, ở Nam Mỹ diêm mạch được coi là cây trồng chính cho các năm
hạn hán.
- Yêu cầu về đất:
Do phạm vi thích ứng rộng, diêm mạch được trồng ở rất nhiều các quốc gia
Châu Mỹ và Châu Âu. Diêm mạch là cây dễ trồng, không kén đất, sinh trưởng và
phát triển tốt trên hầu hết các loại đất: đất nghèo dinh dưỡng, đất khô cằn, đất nhiều
sỏi đá, đồi gò, đất chua, đất kiềm, đất mùn, đất cát ven biển... (Narrea, 1976). Theo
Tapia (1979) ở vùng Salares thuộc Bolivia diêm mạch sinh trưởng và phát triển bình
thường trên nền đất kiềm (PHKCL = 8,5) và trên độ cao 4.000 m cũng thuộc quốc
gia này, có giống diêm mạch mọc trên vùng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng, không
được chăm bón trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU DIÊM MẠCH TRÊN THẾ

GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch trên thế giới
Trên thế giới khu vực sản xuất diêm mạch lớn nhất phải nói đến đầu tiên là
vùng Andes (Peru, Bolivia, Ecuador) ngoài ra còn có Chile, Colombia... (Becares và
Bazile, 2009). Vào những năm cuối cả thập kỷ 70, diện tích diêm mạch vào khoảng
40.000 ha, tập trung ở các nước sau Peru (25.000 ha), Bolivia (12.000 ha). Diện tích
diêm mạch vẫn giữ nguyên cho tới đầu những năm 90 và đã có sự gia tăng đáng kể
về diện tích ở Bolivia: từ 15.000 ha năm 1980 lên đến gần 40.000 ha vào năm 1990
(Laguna, 2003). Trong năm 2000, diện tích sản xuất diêm mạch trong vùng Andes
tăng lên hơn 67.000 ha với sự gia tăng đáng kể ở Peru là 20.000 ha. Theo FAO báo
cáo thì trong năm 2009, có hơn 83.000 ha diện tích diêm mạch được sản xuất trong
khu vực này (FAO, 2011). Cho tới nay diện tích diêm mạch vẫn tiếp tục gia tăng và
8


tăng nhanh từ năm 2010 đến 2013 là hơn 20.000 ha. Sản xuất Quinoa không dành
riêng cho vùng Andean, mà các vùng miền núi khác trên thế giới cũng có thể trồng
được chẳng hạn như dãy Himalaya và khu vực miền núi của châu Phi có thể có một
tiềm năng thú vị cho các đa dạng hóa các hệ thống sản xuất của các nước đang phát
triển của các khu vực (Jacobsen, 2003; Bhargava et al., 2006). Vùng xavan nhiệt đới
của Brazil trong lục địa Nam Mỹ đã thử nghiệm với các giống quinoa từ năm 1987
và có khả năng có được năng suất cao hơn so với các Andean khu vực (Spehar and
Souza, 1993; Spehar and Santos, 2005; Spehar and Santos, 2006). Kinh nghiệm của
các nước ở Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy một tiềm năng thú vị cho mở rộng của cây
trồng này, việc sử dụng các hạt và làm cỏ khô. Phần mở rộng của khu vực lớn hơn
của canh tác có thể đạt được thông qua các chương trình nhân giống từ giống thích
nghi, Quinoa là rất hấp dẫn trong vùng khác nhau trên thế giới; điều này là do nó có
khả năng thích ứng bất thường với điều kiện sinh thái cực đoan. Quinoa có nhu cầu
nước thấp, mà nó đứng ra như là một sự thay thế tiềm năng cho đất khô cằn các khu
vực trên thế giới. Một dự án gần đây kết luận tìm cách phát triển thủy lợi. Chẳng hạn

như thâm hụt tưới trong Bolivia Altiplano, cho phép thành lập và phát triển để cây
trồng được đảm bảo trong khu đất khô cằn (Garcia et al., 2011). Hơn nữa, quinoa có
thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau với một phạm vi rộng của pH (4,5 - 9,5). Một
trong những khu vực sản xuất chính của quinoa ở Bolivia giáp hai vùng mặn: vùng
muối Uyuni và Coipasa. Một yếu tố ảnh hưởng đến quinoa đó là chịu sương trước
khi ra hoa, một tính năng nổi bật cho vùng lạnh (Mujica và Jacobsen,1999). Cả
Bolivia và Peru áp dụng công nghệ quy mô nhỏ (so với các hoạt động nông nghiệp
khác) cho việc sản xuất các loại cây này. Điều này lần nữa chứng tỏ tiềm năng của
ngành này được thực hiện trong nước ít tiếp cận với cơ khí nông nghiệp.
Với diện tích như trên thì sản lượng đạt được cải thiện rõ dệt, năm 1980 sản
xuất diêm mạch trong vùng là hơn 25.000 tấn đến từ 2 nước chính là Peru và
Bolivia. Nhưng đến năm 1990 sản xuất của Peru đã giảm 60% so với năm 1980 còn
Bolivia tuy đã tăng diện tích lên nhưng sản lượng vẫn thấp chỉ đạt 507 kg/ha (Viện
Thống kê Quốc gia Bolivia, 2011). Và đến năm 2000 thì sản lượng được nhân đôi so
với các năm trước để đáp ứng nhu cầu thị trường mới. Trong những năm gần đây
(2009) sản lượng ở khu vực Andes là khoảng 70.000 tấn với gần 40.000 tấn ở Peru
và 28.000 tấn ở Bolivia và 746 tấn ở Ecuador. Cho đến nay thì sản lượng diêm mạch
vẫn tiếp tục tăng.
9


Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng diêm mạch hằng năm tại một số quốc gia Nam
Mỹ (Số liệu TB hằng năm từ 2003-2013)
Đợn vị: ha
Năm
Quốc gia
Ecuador
Bôlivia
Pêru
Tổng cộng


2003

2006

2009

2010

2011

2012

2013

1.000
38.289
28.326
67.624

950
42.431
29.947
73.328

1.100
59.924
34.026
95.050


1.176
58.496
35.313
949.851

1.277
63.307
35.475
100.059

1.250
68.495
38.498
108.243

1.250
74.205
44.868
120.323

Nguồn: FAO – Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO-2014)

Bảng 2.2. Sản lượng diêm mạch sản xuất trên thế giới giai đoạn 1961-2013
Đợn vị: nghìn tấn
Năm

1961

1970


Ecuador

0,7

0,7

Bolivia

9,2

Peru
Tổng

Nước

1980

1990

2000

2010

2011

2012

2013

0,5


0,7

0,7

0,9

0,8

0,8

0,8

9,7

8,9

16,1

23,8

36,1

38,3

45,8

50,5

22,5


7,3

16,3

6,3

28,2

41,1

41,2

44,2

52,1

32,4

17,7

25,8

23,0

52,6

78,1

80,2


90,8

103,4

Nguồn: FAO – Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO-2014)

Ngoài khu vực Andes ra thì Hoa Kỳ, Canada là các quốc gia có diện tích lớn
trên thế giới chiếm khoảng 10% tổng diện tích toàn cầu. Mỹ sản xuất 3.000 tấn/năm
chiếm 6% sản lượng của thế giới. Canada là 1.000 tấn/năm (CAF, 2001). Tiếp đó,
theo báo cáo thì cũng có một số nước Châu Âu cũng có sản xuất diêm mạch với sản
lượng 210 tấn, như ở Pháp có 200 ha với năng suất 1,08 tấn/ha (CAF, 2001).
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu diêm mạch ở Việt Nam
Diêm mạch chịu được lạnh, hạn hán có thể trồng được ở vùng cao nơi đất cằn
cỗi, rất thích hợp cho các địa phương vùng cao phía bắc ở Việt Nam. Đây là loại cây
trồng mới được Học viện nông nghiệp Việt Nam liên kết với INIA chuẩn bị đưa vào
trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Bước đầu sẽ được trồng thí điểm tại tỉnh Hà Giang, Lào
Cai,… được cho là nơi cây diêm mạch có khả năng thích nghi cao.

10


Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Ivan Matus điều phối viên quốc gia
Chương trình tài nguyên gen của INIA, đã khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Hà
Giang. Ông cho biết mục tiêu của dự án này là hỗ trợ kỹ thuật để trồng thử nghiệm hai
giống diêm mạch của Chile. Trong trường hợp cho kết quả tốt, sẽ đưa vào trồng trên diện
rộng tại các địa phương miền núi Việt Nam.
Hưởng ứng năm quốc tế cây diêm mạch ĐSQ Argentina muốn giới thiệu để phát
triển ở Việt Nam. Trong cuộc họp giữa 2 chính phủ, ĐSQ Argentina đã đề xuất dự án
hợp tác về cây diêm mạch, ký kết tại Văn phòng CP của Việt Nam năm 2012. Thông qua

thông tin quốc tế Học viện nông nghiệp Việt Nam đã liên hệ với ĐSQ Argentina đề nghị
hợp tác: xây dựng đề cương nghiên cứu, trao đổi hợp tác, trao đổi nguồn vật liệu và
chuyên gia. Kết quả sơ bộ triển khai tại Việt Nam:
Tháng 5 - 2013, Học viện nông nghiệp Việt Nam cử một đoàn cán bộ đến làm
việc tại UBND tỉnh Hà Giang về hợp tác phát triển cây diêm mạch . Trồng thử
nghiệm tại Hà Giang, kết quả cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất khô
hạn, nghèo dinh dưỡng.
Học viện nông nghiệp Việt Nam đề xuất phát triển cây trồng này tại một số
tỉnh khác như Lào Cai, Thanh Hoá…
Triển khai nhiều nghiên cứu cơ bản tại Học viện nông nghiệp Việt Nam cho
thấy: trong vụ Đông Xuân (khô hạn) cây diêm mạch sinh trưởng tốt, rút ngắn thời
gian sinh trưởng còn khoảng 95 - 120 ngày trong khi đó ở các nước Nam Mỹ là 150
ngày. Sản xuất diêm mạch có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Viện Nam: năng
suất khi trồng không tưới, không bón phân 2 tấn/ha; trong điều kiện khô hạn và bón
phân năng suất đạt 3-4 tấn (Đinh Thái Hoàng và cs., 2015).
Do những đặc tính quý giá mà các sản phẩm từ sản xuất cây diêm mạch có thể
mang lại từ một cây được sản xuất với quy mô nhỏ làm lương thực tại Nam Mỹ,
hiện nay cây diêm mạch đã phát triển mạnh mẽ sang Bắc Mỹ và Châu Âu. Các nước
khác ở Trung Quốc, Ấn độ và Australia cũng đang xây dựng chương trình phát triển
cây diêm mạch. Tại Việt Nam, sản phẩm cây diêm mạch còn mới trên thị trường
nhưng thực tế sự phát triển nhanh chóng của cây trồng này trên toàn thế giới cho
thấy chúng có thể phát triển thành sản phẩm hàng hoá tại Việt Nam làm sản phẩm
lương thực bổ dưỡng, thực phẩm chức năng và sử dụng trong y dược…. Cùng với sự
11


phát triển sản xuất diêm mạch tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, cây diêm
mạch cho thấy chúng không chỉ có tiềm năng to lớn trong việc cung cấp dinh dưỡng
cho con người mà còn mang lại giá trị kinh tế to lớn trong ngành công nghiệp chế
biến thức ăn, hoá chất, y dược và làm đẹp. Cây diêm mạch có khả năng thích ứng

rộng, chịu lạnh tốt, thích ứng trên nhiều loại đất từ đất phù sa giàu dinh dưỡng tới
đất cát ven biển, đất gò đồi, đất nhiễm mặn hay đất nghèo dinh dưỡng,… Do đó,
diêm mạch được đánhgiá là cây trồng mang tính toàn cầu. Diêm mạch được trồng
phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới với năng suất trung bình 8 - 12 tạ/ha, trong
điều kiện thâm canh cao năng suất có thể đạt 30 - 40 tạ/ha. Mặt khác, diêm mạch
hiện cũng đang là một sản phẩm hàng hoá có giá trị, do đó sẽ góp phần không nhỏ
trong xoá đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc gia. Giá bán hạt diêm mạch thô
trên thị trường thế giới trung bình 2.300 USD/tấn, với sản phẩm hữu cơ có thể đạt
3.100 - 4.000 USD/tấn, cao gấp 5 lần so với đậu tương và lúa mì, gấp 10 lần so với
lúa gạo (FAO, 2011). Tại Việt Nam, cây diêm mạch được trồng và phát triển trong
giai đoạn 1986 - 2000 với giống HV1 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, năng suất
14,0 - 20,6 tạ/ha (Trịnh Ngọc Đức, 2001). Bertero và cộng sự (2004) cũng cho biết
cây diêm mạch thích nghi khá tốt với điều kiện Việt Nam, thậm chí năng suất còn
cao hơn so với một số vùng nguyên sản. Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy tại
đồng bằng Bắc bộ có thể trồng diêm mạch trong vụ đông và vụ xuân. Lượng phân
bón phù hợp cho giống HV1 là 60 – 80 kg N + 60 – 80 kg P2O5 + 30 – 40 kg K2O +
10 tấn phân chuồng (Trịnh Ngọc Đức, 2001). Để phát triển cây diêm mạch thành
cây trồng hàng hóa, công tác tuyển chọn giống mới và nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật canh tác phù hợp là hết sức cần thiết, đặc biệt bón phân là biện pháp kỹ thuật
quan trọng góp phần tăng năng suất cây trồng. Do nhu cầu diêm mạch ngày càng
tăng nên ở Châu Âu, Bắc Mỹ diện tích sản xuất diêm mạch cũng tăng nhanh chóng
trong những năm gần đây (FAO, 2013), đồng thời sản xuất diêm mạch thu hút sự
đầu tư thâm canh. Đối với diêm mạch, bón đạm không chỉ thúc đẩy sinh trưởng,
tăng năng suất mà còn tăng chất lượng dinh dưỡng trong hạt (Basra và et al., 2004).
Mặc dù vậy, nhu cầu phân bón của các giống khác nhau là khác nhau (Betero và et
al., 2004), vì vậy nghiên cứu lượng bón phù hợp cho từng giống cũng hết sức quan
trọng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển của các giống diêm mạch nhập nội trong vụ đông xuân và xuân trên các nền
12



phân đạm khác nhau để từ đó đề xuất thời vụ và lượng phân bón phù hợp cho phát
triển sản xuất diêm mạch ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
2.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HẠT DIÊM MẠCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
Trên thế giới thị trường diêm mạch rất tiềm năng do cây diêm mạch được sử
dụng đa mục đích: từ các sản phẩm truyền thống làm thức ăn bổ dưỡng cho người
(nấu ăn như lúa gạo, làm bột, bánh, mỳ ăn liền,….); đến các sản phẩm chế biến sử
dụng công nghệ cao như chế biến bia, chiết xuất dầu, tinh bột, saponin, protein, sữa,
chiết xuất phẩm mầu tự nhiên từ hạt và lá, sản xuất xà phòng, dầu thơm….
Theo Chaquilla, O (1976); Chimpen, A (1979) tại các bộ tộc da đỏ Inca,
Maia… sống dọc theo chân dãy núi Andes vẫn sử dụng cây diêm mạch làm cây
lương thực chính theo phương thức truyền thống của bộ tộc. Hạt diêm mạch sau
khi thu về được phơi khô, làm sạch và tiến hành cất giữ, khi dùng đem ngâm nước
lạnh từ 1 – 2 giờ sau đó vò kỹ như ta vo gạo đêm nấu ăn, gần như ta thổi cơm, nấu
cháo…
Trên thế giới diêm mạch được sử dụng nhiều tại một số nước châu Mỹ: Mỹ,
Canada, Pêru, Bolivia… Ngoài ra, trong những thập kỷ gần đây, một số quốc gia
châu Âu, Châu Á như: Anh, Hà Lan, Nhật…đã tiến hành nghiên cứu, gieo trồng và
sử dụng cây diêm mạch sau khi nhận thức rõ giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng...
của cây trồng này (Johanson et al.., 1983). Năm 2011, chính phủ Tây Ban Nha đã
tài trợ một dự án “Hạt Andes” phát triển cây diêm mạch tại Peru trong thời gian 3
năm với số tiền lên đến gần 1,5 tỷ USD (Vùng: Puno, Ayacucho và Huanuco),
50.000 nông dân được hưởng lợi. Ở các nước này, diêm mạch được sử dụng chủ
yếu dưới dạng bột, bột diêm mạch phù hợp với một số bột cốc khác dùng làm
nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng cao cấp, bánh mì, bánh qui, lương khô… Gần
đây, một số nước tiên tiến có nền công nghiệp phát triển thuộc Bắc Mỹ và Tây Âu
còn sử dụng hạt diêm mạch chế biến lương thực, thực phẩm cao cấp dùng cho vận
động viên điền kinh, bơi lội, leo núi… hoặc sử dụng với mục đích y học cho các
sản phụ béo phì mang thai, những bệnh nhân kiêng thức ăn động vật trực tiếp như:

thịt, cá, trứng, sữa…và dùng cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, người già suy
giảm hệ tiêu hóa.
13


Một trong những vấn đề khó khăn gặp phải khi sử dụng hoặc chế biến hạt diêm
mạch ở quy mô lớn trong thực tế là lượng Saponin chứa trong hạt diêm mạch, vấn
đề nay đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu về cây diêm mạch.
Những nghiên cứu gần đây của Tapia (1979), Ballon, E, Telleria, W, Hutton, J
(1976)… cho kết luận: lượng Saponin trong hạt phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính
giống diêm mạch, có sự biến động rất lớn về hàm lượng Saponin trong hạt ở các
giống diêm mạch, thường biến động từ 0,08 – 0,39 mg/kg hạt, lượng Saponin trong
hạt trắng thấp hơn các giống khác. Saponin trong hạt diêm mạch chủ yếu tồn tại ở
dạng tự do, hòa tan phần lớn trong nước khi ngâm và trà kỹ, vì vậy phương thức
truyền thống của thổ dân da Đỏ vùng núi Andes là hạt sau thu đem ngâm trong nước
lã 30 – 60 phút, sau đó vớt ra vo hoặc trà sát kỹ, thay nước nhiều lần, nấu ăn ngay
hoặc phơi khô dưới ánh mặt trời, cất giữ sử dụng dần. Theo Lanilo R.I (1976) đã đề
xuất phương pháp nhằm loại bỏ Saponin trong hạt, hiện được sử dụng tương đối
rộng rãi ở vùng sản xuất diêm mạch tập trung tại hầu khắp các nước Nam Mỹ theo
phương pháp thủ công nhiệp: ngâm hạt diêm mạch trong nước lã 210C trong 30
phút, sau đó vớt ra trà xát kỹ từ 10 – 20 phút, rửa sạch, làm khô hạt ở nhiệt độ 700C
trong 160 phút.
Hiện nay các nhà khoa học Đại học Wageningen Hà Lan đã tạo ra các giống
diêm mạch ngọt (không chứa saponin) đưa vào sản xuất làm giảm chi phí sau thu
hoạch. Các giống diêm mạch ngọt được Hà Lan chuyển giao cho Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và được sử dụng trong nghiên cứu này.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ TRỒNG CÂY DIÊM MẠCH
Các nghiên cứu trên thế giới xác định mật độ gieo trồng thích hợp là một yếu
tố thành công trong việc sản xuất thương mại của cây diêm mạch, và mật độ gieo
cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, điều kiện của đất, khả năng sinh sản

của cây… (Biosci. J., 2009).
Theo Spehar và Santos (2005) khi trồng diêm mạch với mật độ thấp, thì đường
kính thân tăng, cùng nhánh và năng suất của mỗi cây. Ngoài ra, Wahli (1990) cho
rằng khoảng cách hàng có thế thay đổi từ 0,2- 0,5 m, mật độ lên đến 2x106 cây/ha,
giảm đáng kể khoảng 0,75x106 cây/ha. Tiếp đó, Carbone Risi (1986); Santos (1996),
đã cho thấy trồng diêm mạch thương mại tại Hoa Kỳ quần thể ban đầu đạt 1,5x106
14


×