Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Truyền thông MKT Vinasoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.31 KB, 29 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, điều này đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều hướng thuận lợi phát triển. Trong môi trường kinh doanh luôn
biến động thì bên cạnh những cơ hội phát triển, nó cũng gây áp lực
buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì phải có
những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.Trong những
năm qua và hiện nay, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) là một
trong những công ty chuyên nghiệp hàng đầu trong việc sản xuất và
cung ứng ra thị trường những sản phẩm làm từ đậu nành. Với hai nhà
máy tại Việt Nam cùng 15 năm hình thành và phát triển, Vinasoy đã trở
thành thương hiệu bán chạy số 1 Việt Nam, chiếm 72% thị phần sữa
đậu nành toàn quốc – theo nguồn số liệu của công ty Nielsen khảo sát
thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2011 đến 2012.Tuy nhiên, bên cạnh
những thành công hiện tại, Vinasoy cũng phải không ngừng nỗ lực,
phấn đấu, chống chọi với sự cạnh tranh từ các Công ty sữa đậu nành
nội địa khác như Tribeco, Vfresh, Goldsoy ....cũng như tiềm năng từ
việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam tạo điều
kiện cho các Công ty nước ngoài tham gia. Do đó, Vinasoy sẽ đối phó
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và điều này cho thấy, nếu
muốn giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới thì cần phải có
những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển
mới. Xuất phát từ tình hình trên, với mong muốn phân tích, tìm hiểu và
đóng góp thiết thực vào sự phát triển, đổi mới của Công ty, tôi chọn đề
tài: “Phân tích thực trạng truyền thông marketing của công ty Vinasoy
về mục tiêu, thông điệp và chiến lược sáng tạo của công ty trong thời
gian qua. Phân tích thực trạng chương trình quảng cáo của công ty
Vinasoy từ năm 2016 đến nay và đề xuất hoàn thiện chương trình


quảng cáo của công ty nhằm phù hợp với mục tiêu và chương trình


truyền thông marketing và các công cụ truyền thông marketing khác
của công ty trong từng giai đoạn.”
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc đúc kết, tổng hợp, hệ thông hóa cơ sở lý luận thông qua
quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu trong thực trạng công tác xây dựng chiến lược truyền thông của
của Công ty và đưa ra các giải pháp Marketing truyền thông phù hợp.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Chiến dịch truyền thông cho sản phẩm Fami Canxi với thông điệp
“Ngon sánh mịn, chắc khoẻ xương
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tài kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính trong
nghiên cứu tiểu luận, các phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp phân tích tổng hợp
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Ý nghĩa khoa học được thể hiện ở sự đúc kết,
tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng,
triển khai, đánh giá chiến dịch truyên thông và chiến lược
Marketing trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá đúng thực trạng; phân tích đánh giá
+ Hỗ trợ Vinasoy trong việc xây dựng và đưa ra những nhận
định về các yếu tố tác động bên ngoài, bên trong là thuận lợi hay
khó khăn của công ty, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng
khốc liệt với môi trường cạnh tranh luôn biến đổi tại Việt Nam.
A.

Lý thuyết :
1. Truyền thông marketing
1.1. Khái niệm cơ bản

Truyền thông marketing là những phương tiện nhờ đó mà
các doanh nghiệp tìm cách thông báo , thuyết phục, và nhắc nhở


người tiêu dùng – một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về các sản
phẩm /dịch vụ/thương hiệu mà họ bán.
- Vai trò của truyền thông marketing:
Là công cụ quan trọng, vấn đề cốt tử của bất kỳ tổ chức nào thực
hiện chiến lược và chương trình marketing.
Thực hiện nhiều chức năng đối với người tiêu dùng, biết cách sử
dụng sản phẩm và nguyên nhân vì sao phải sử dụng? Ai sẽ dùng sản
phẩm đó, lúc nào và ở đâu? Doanh nghiệp đó tượng trưng cho điều gì
và người tiêu dùng có thể nhận được quà tặng khuyến mãi khi dùng
hoặc dùng thử.
Giúp cho doanh nghiệp kết nối các thương hiệu của họ với con
người, những địa điểm, sự kiện, thương hiệu khác, trải nghiệm và cảm
nhận.
Đóng góp vào giá trị thương hiệu nhờ thiết lập thương hiệu trong
tâm trí và khắc họa trên hình ảnh thương hiệu.
1.2. Các công cụ sử dụng trong truyền thông marketing
Các công cụ
Quảng cáo

Hình thức
Quảng cáo hướng đến người tiêu
dùng
Quảng cáo hướng đến các khách

Marketing trực
tiếp


Marketing tương

hàng tổ chức
Bán hàng qua internet
Gửi email trực tiếp
Quảng cáo trả lời trực tiếp
Marketing qua điện thoại
Catalogs
Kênh mua sắm
Internet


tác/internet

Xúc tiến bán

Quảng bán
/tuyên truyền

Quan hệ công
chúng

Truyền hình tương tác
Kiosks
Điện thoại di động kĩ thuật số( digital
cell phones)
CD-ROMs
Xúc tiến bán hướng đến người tiêu
dùng

Xúc tiến bán hướng đến thương mại
Các bài viết chuyên đề
Họp báo
Các sự kiện đặc biệt
Hình ảnh có chú thích
Thông cáo báo chí
Công chúng
Ấn phẩm đặc biệt
Hoạt động công vụ ( public affairs
activities)
Tài trợ sự kiện đặc biệt
Hoạt động cộng đồng ( community

Bán hàng cá

activity participation)
Gây quỹ
Tương tác trực tiếp với 1 hoặc 1

nhân

nhóm người

1.3. Quá trình lập kế hoạch truyền thông marketing:
Quá trình lập kế hoạch truyền thông marketing
Đánh giá các kế hoạch marketing


Phân tích tình thế chương trình IMC


Phân tích quá trình truyền thông và mục tiêu

Xác định ngân sách

Phát triển chương trình IMC

Quảng

xúc tiến

PR/cộng

bán

marketin

marketin

cáo

bán

đồng

hàng cá

g trực

g tương


nhân

tiếp

tác/intern
et

Phát triền các mục tiêu và chiến lược của mỗi công cụ

Phát triển thông điệp , chiến lược, và tác nghiệp truyền thông

Tích hợp và thực hiện chiến lược truyền thông marketing

Theo dõi , đánh giá và kiểm tra chương trình IMC


2.
Phân tích công cụ PR trong truyền thông marketing
2.1. Khái niệm PR
Là những hoạt động quan hệ xã hội của doanh nghiệp với các
nhóm công chúng , nhằm xây dựng thái độ tốt về doanh nghiệp
đối với công chúng (liên kết hành vi , phúc lợi của doanh nghiệp
với phúc lợi cộng đồng xã hội)
2.2. Các hoạt động PR
2.2.1. Quảng cáo tuyên truyền
2.2.2.Tổ chức sự kiện
2.2.3. Tài trợ
2.2.4. Tham gia hội chợ- triền lãm
2.2.5. Các công cụ quan hệ cộng đồng khác


2.3. Các bước xây dựng chương trình PR
B1: nghiên cứu thái độ và ý kiến của công chúng
-

Nhận biết vấn đề , vướng mắc đang diễn ra xung quanh
doanh nghiệp

-

Quan điểm của công chúng đối với doanh nghiệp (nhân
viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, báo chí,
chính quyền các cấp , cộng đồng địa phương, đối tác, nhà
phân tích)

-

Phương pháp đánh giá: định lượng, định tính

B2: lập kế hoạch hành động
-

Mục tiêu: nêu rõ mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong
truyền thông của PR

-

Nhiệm vụ và công việc: chi tiết các hoạt động cần làm

-


Lịch làm việc

-

Nhân sự

-

Ngân sách


B3: truyền thông về hoạt động của doanh nghiệp
-

Quyết định thông điệp và kênh truyền thông

-

Quyết định chiến thuật ( thời gian làm và ngân sách)

-

Kế hoạch thực thi cụ thể

B4: đánh giá hiệu quả chương trình PR
-

Số lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông

-


Sự thay đổi trong nhận biết sản phẩm, sự lĩnh hội hoặc
thái độ mà chiến dịch PR tạo ra

-

Tác động đến doanh thu bán và lợi nhuận

3. Chiến lược sáng tạo
Sáng tạo trong truyền thông là khả năng tạo ra những ý tưởng
mới mẻ, độc đáo, thích hợp hay phù hợp được coi như là giải pháp để
xây dựng và truyền tải thông điệp truyền thông tới đối tượng nhận tin
một cách hiệu quả nhất.

B.

Thực trạng chương trình truyền thông marketing của

Vinasoy:
I. Giới thiệu về công ty Vinasoy và sản phẩm sữa đậu nành
1.

Fami Canxi
Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Vinasoy:
Vào năm 1997. Một nhà máy sữa được thành lập trực thuộc

công ty Đường Quảng Ngãi với tên gọi Trường Xuân – ấp ủ hoài
bão của những người sáng lập về một mùa xuân trường tồn. Với
số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một
dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển



công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt hàng chủ lực của
công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa
đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Là một nhà máy “non trẻ” trong thị trường sữa lúc bấy giờ,
chúng tôi phải đối mặt với đầy rẫy những thách thức. Đó là cuộc
đua “không cân sức” trên thị trường sữa với các nhãn hàng có
“tên tuổi” và các hãng sữa ngoại nhập, đó là sự lúng túng trước
công nghệ sản xuất mới, đó là sự dàn trải sản phẩm ảnh hưởng
đến chất lượng. Và Vinasoy đứng trước nguy cơ “chết yểu”. Tổng
sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến
30 tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu).
Đến nay, Vinasoy là thương hiệu sữa thuộc Công ty Vinasoy
Bắc Ninh của Việt Nam. Chuyên sản xuất và cung ứng các sản
phẩm chế biến từ đậu nành. Với thiết kế nhỏ gọn, vệ sinh an toàn
thực phẩm, tốt cho sức khỏe Vinasoy là thương hiệu bán chạy số
1 Việt Nam, được chứng nhận là hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000.
Trụ sở chính: Số 2 Nguyễn Chí Thanh, TP Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi
2. Giới thiệu về sản phẩm Fami Canxi:
Được làm từ 100% đậu nành hạt chọn lọc, không biến đổi Gen
(Non - GMO), Fami canxi giàu vitamin D3 giúp hấp thu canxi tốt hơn,
cho xương chắc khỏe.
Sữa đậu nành Fami Canxi đã phục vụ hơn 1,2 tỷ sản phẩm cho
người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2017 và là thương hiệu bán chạy
số 1 Việt Nam (79,7% thị phần toàn quốc) (*).

Giá trị dinh dưỡng trung bình/100ml



Năng lượng

55.6
Kcal

Đường

9.2 g

Đạm đậu nành

2.0 g

Chất béo

1.2 g

Canxi

65 mg

Kẽm

280 mcg

Natri

25 mg


Vitamin A

140 IU

Vitamin D3

90 IU

Vitamin B6

65 mcg

Vitamin B9

20 mcg

Vitamin B12

0.18
mcg

Cholesterol

0.0 mg

(*) Nguồn: Vinasoy Corp.

II.


Thực trạng marketing về mục tiêu, thông điệp, chiến lược
sáng tạo của Vinasoy

1.

Thực trạng marketing

Nếu như cách đây hơn 20 năm, khi các doanh nghiệp lớn đua
nhau sản xuất sữa bò, thì lúc ấy Vinasoy đã chọn cho mình một ngách
đi riêng khác biệt với chiến lược chỉ tập trung vào sản xuất sữa đậu
nành.
Tập trung khai thác tiềm năng của thị trường sữa đậu nành còn
bỏ ngỏ. Giờ đây, khi xu hướng thức uống dinh dưỡng từ thực vật đang


lên ngôi trên toàn thế giới, người Việt cũng bắt đầu chú ý loại thức
uống này thì Vinasoy gần như đã chiếm lĩnh hoàn toàn phân khúc sữa
đậu nành hộp giấy màu mỡ với hơn 80% thị phần của một ngành hàng
nghìn tỷ, một con số lý tưởng đáng mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp
nào trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Nói đến các sản phẩm của Vinasoy, người dùng sẽ lập tức nhớ
đến Fami với Fami nguyên chất, Fami Canxi và Fami Kid đa dạng và hấp
dẫn. Bên cạnh đó, dòng sản phẩm Vinasoy và Vinasoy Mè Đen cũng
không kém cạnh khi tạo sự đột phá trong chất lượng, bao bì cũng như
thông điệp truyền thông.
Từ một dòng sản phẩm ban đầu là Fami, Vinasoy đã không ngừng
nghiên cứu nắm bắt nhu cầu mà mong muốn của người dùng để từ đó
đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho ra Fami Canxi. Không chỉ độc đáo
ở sản phẩm, cách thương hiệu này làm truyền thông quảng cáo cũng
tạo được nhiều tiếng vang trên thị trường và gây ấn tượng với người

tiêu dùng vì sự sáng tạo mới lạ khi vẫn trung thành với một loại sản
phẩm duy nhất là sữa đậu nành.
Không cần chạy theo xu hướng, Vinasoy từng bước hiểu rõ nhu
cầu về dinh dưỡng bổ sung canxi của người tiêu dùng Việt nhưng ở
mức giá phải chăng, cho ra đời dòng sản phẩm bình dị nhưng chất
lượng. Ngoài ra, chính định vị phù hợp và độc đáo được thể hiện qua
chiến lược truyền thông quảng cáo của Fami Canxi đã tạo nên điều
khác biệt.

2.

Mục tiêu marketing của Vinasoy


Sữa đậu nành là một ngành hàng nhỏ trong toàn bộ ngành nước
giải khát. Nhiều năm trước, Vfresh của Vinamilk cùng nhà sản xuất bao
bì Tetrapak đã rất tham vọng trong ngành hàng này với thông điệp “tốt
cho tim” nhưng không thành công lắm. Khó khăn nhất của ngành hàng
này là “bị cạnh tranh với sữa nấu tại nhà” vì người ta cho rằng sữa nấu
tại nhà tự nhiên hơn, tốt cho sức khỏe hơn. Khó khăn thứ hai trong việc
mở rộng ngành hàng này chính là việc “sữa đậu nành là một thức uống
nhàm chán, không như các loại nước ngọt khác”. Chính vì thế mà tốc
độ tăng trưởng của ngành hàng này rất thấp. Nó chỉ dành cho quý cô
muốn làm đẹp.
Nhưng từ khi Fami bắt đầu đầu tư vào truyền thông khoảng từ
2012-2013, đến 2014, sữa đậu nành là ngành hàng có tốc độ tăng
trưởng cao nhất nhì trong ngành giải khát và Fami chiếm vị trí dẫn đầu
với hơn 60% thị phần.
Mục tiêu Marketing truyền thông của công ti năm 2016 là tiếp tục
củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng, không chỉ phái đẹp mà

còn là hộ gia đình, giữ vị trí trên thị trường sữa hạt nói riêng và thị
trường sữa nói chung.
3.

Thông điệp truyền thông của Fami Canxi - Vinasoy.

Fami không cạnh tranh về tính tự nhiên và tốt cho sức khỏe với
sữa đậu nành nấu nhà. Fami chỉ định vị là “ngon sánh mịn, chắc khoẻ
xương” vì ngon – chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng mà đậu nành tự làm
thiếu hoặc không có, đúng là thứ mà Fami có được và cũng là thứ người
dùng cần ở một hộp sữa đậu nành công nghiệp. Fami cũng không làm
cho thức uống này trở nên nghiêm túc mà thổi vào trong nó thứ hài
hước bình dân và dễ thương để thức uống này đến gần hơn với mọi
người.


4.

Chiến lược sáng tạo của công ty

Vinasoy hợp tác cùng Dinosaur Vietnam là một trong những
digital advertising agency tận dụng khai thác sự đơn giản trong sáng
tạo để mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. Trong những
ngày đầu ra mắt Fami Canxi, dòng sản phẩm mở rộng của thương
hiệu sữa đậu nành Fami, Dinasour đã được Vinasoy lựa chọn và tin
tưởng trao cho trọng trách mang Fami Canxi trở thành một trong
những sản phẩm thiết yếu luôn có mặt trong mọi gia đình tại Việt
Nam.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Vinasoy và Dinosaur đã đưa Fami
Canxi “chuyển mình” với một chiến dịch quảng cáo sáng tạo ấn tượng

mang thông điệp “Fami Canxi – Ngon sánh mịn, chắc khỏe xương”.
Chất hóm hỉnh, hài hước nhưng không quá “lố” trong quảng cáo,
Dinosaur kết hợp với sự thấu hiểu về đối tượng tiêu dùng trẻ để truyền
tải thông điệp đơn giản, quen thuộc “Ngon sánh mịn, chắc khỏe
xương” thu hút người xem.
III.

Phân tích chương trình truyền thông nổi bật trong giai đoạn
năm 2017 đến nay

Không nhắm vào thông điệp tăng trưởng chiều cao mà các nhãn
hàng sữa bổ sung Canxi lâu nay vẫn nhắc tới, Vinasoy chọn cho mình
thông điệp “chắc khỏe xương” với quảng cáo hài hước dí dỏm dễ dàng
gây ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng.
- Phương pháp truyền tải thông điệp dựa trên yếu tố tâm lý. Việc
kết hợp hình ảnh ca sĩ Gin Tuấn Kiệt đập muỗi làm vỡ cả ghế đá đã


truyền tải đến công chúng thông điệp “Fami Canxi - Ngon sánh mịn,
chắc khỏe xương” cực kỳ đơn giản, gần gũi mà hiệu quả, uống Fami là
xương sẽ chắc khoẻ hơn cả đá. Được dựa trên video quảng cáo năm
2013, hình ảnh MC Hoàng Phi phấn khích vỗ nhẹ tay làm vỡ mặt bàn
đá, cho đến nay, quảng cáo này vẫn luôn được xem là một trong những
quảng cáo thành công nhất và nhắc nhớ cao nhất trong số các quảng
cáo của Vinasoy cũng như quảng cáo sữa trên thị trường.
- Sử dụng phương tiện truyền thông truyền hình (tivi), truyền
thông internet để vừa tiếp cận khách hàng hộ gia đình từ thành phố
đến nông thôn, vừa phủ sóng tới tập khách hàng trẻ – những người hay
sử dụng internet nhiều hơn là xem tivi.
IV.


Phân tích mức độ đáp ứng chương trình truyền thông của
sản phẩm Fami Canxi với mục tiêu marketing, mục tiêu
truyền thông marketing và tình thế marketing của Vinasoy

1.

Đối với mục tiêu Marketing

Thực hiện chiến lược khác biệt hoá so với các công ty sữa hiện có
trong nước nhằm dẫn đầu thị trường về ngành hàng sữa đậu nành.
- Thị phần: Tính đến cuối tháng 9/2018, Vinasoy đã duy trì thị
phần ở mức 84,5%, tương đương cuối năm ngoái. Bên cạnh đó, để đạt
tăng trưởng doanh thu cao hơn, QNS có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu
sang Trung Quốc, thị trường có thị hiếu về sữa đậu nành như Việt Nam
Thị phần của fami chiếm đa số ở nông thôn và chủ yếu là được
người cao tuổi sử dụng. Bởi qua chiến lược truyền thông cho sản phẩm
“ fami canxi” là bổ sung canxi tốt cho xương và các dưỡng chất để bổ
sung năng lượng cho ngày mới. Điều này đã đánh trúng được lý của
khách hàng người cao tuổi- là những người đang dần bị lão hóa về
xương theo thời gian, hay bị đau nhức xương cốt với 1 mong muốn là


có 1 bộ xương khỏe mạnh. Đặc biệt là người già ở dưới nông thôn, do
qua trình lao động vất vả nên bị lão hóa rất nhanh và sớm. Vì vậy mà
thị phần chủ yếu của Fami là người cao tuổi ở vùng nông thôn

- Doanh thu: Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu sữa đậu
nành của Đường Quảng Ngãi đạt 1.843 tỷ đồng, tăng trưởng 4,7% so
với cùng kỳ.

Công ty ước tính sản phẩm này

mang về khoảng 60% tăng

trưởng doanh thu của Vinasoy trong năm 2018, và khoảng 400 tỷ đồng
doanh thu vào năm 2019 theo ban lãnh đạo.
- Chất lượng sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng
hoá mẫu mã, chủng loại và bao bì sản phẩm.
Chất lượng, chủng loại sản phẩm: Việc cải tiến chất lượng sản
phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong
chính sách sản phẩm của Công ty. Công ty cần phải tiếp tục đa dạng
hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm,…cho phù hợp với từng phân
khúc thị trường, đồng thời thực hiện một số cải tiến về bao bì của sản
phẩm nhằm tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Việc cải tiến bao bì đặc biệt chú trọng tới kiểu dáng và màu sắc của
bao bì sản phẩm.
Đối với dịch vụ sau khi bán: Công ty cần nâng cao hơn nữa
chất lượng dịch vụ sau khi bán đối với khách hàng. Công ty cần xây
dựng một đường dây nóng để khách hàng có thể phản ánh về chất
lượng sản phẩm bất cứ lúc nào.


Phát triển sản phẩm mới: VinaSoy có thể phát triển mở rộng
sản phẩm mới của mình theo xu hướng tiêu dùng sữa đậu nành
VinaSoy có thể lựa chọn một số ý tưởng mới sau:
Đối với sữa đậu nành nước (đóng gói trong bịch giấy, hộp giấy):
Sữa đậu nành khoai môn; Sữa đậu nành đậu xanh; Sữa đậu nành đậu
phụng; Sữa đậu nành hạt sen.
Sữa đậu nành bột giàu dinh dưỡng, hương vị truyền thống:
Trên quan điểm rằng những người tiêu dùng khác nhau sẽ thích sử

dụng sữa đậu nành với mức độ đậm đặc khác nhau và đậu nành bột
còn có thể là nguyên liệu để chế biến bánh, kẹo.
Định hướng truyền thông ñối với dòng sản phẩm sữa đậu nành
bột: Sản phẩm mới này sẽ được định hướng truyền thông như là một
sản phẩm vì cộng đồng “Mang sữa đến mọi nhà”.
Đa dạng hóa bao bì: Kiểu dáng, mẫu mã bao bì của sản phẩm
là hình thức và dáng vẻ bên ngoài mà người mua cảm nhận được.
Với VinaSoy, bao bì chính là một trong những công cụ hỗ trợ tích
cực cho việc thực hiện định vị sản phẩm. Vì vậy, VinaSoy cần phải
cá biệt hóa bao bì của mình cho phù hợp với định lượng tiêu dùng
theo từng đối tượng, hoàn cảnh tiêu dùng khác nhau.
2.

Đối với mục tiêu truyền thông marketing

Vinasoy là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
chuyên về các sản phẩm đậu nành. Nhà máy hiện là nhà sản xuất và
cung ứng đa dạng các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường rộng lớn.
từ năm 2006 cho đến nay, nhà máy luôn chiếm trên 50% thị phần sữa
đậu nành hộp giấy trong cả nước với hai loại sản phẩm: sữa đậu nành
Fami và sữa đậu nành Mè đen Vinasoy.
Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam- Vinasoy đối đầu với các doanh
nghiệp sản xuất các loại nước giải khát nói chung và sữa đậu nành nói


riêng như Vinamilk, Công ty Cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco,
Tân Hiệp Phát,…. Các doanh nghiệp này cạnh tranh trên mọi phương
diện như cạnh tranh về nhu cầu, giá cả, chất lượng sản phẩm,…
Vinasoy đưa ra các sản phẩm tương ứng với mọi thế hệ, mọi lứa
tuổi như Dòng Fami có Fami nguyên chất với mục tiêu là các gia đình

có trẻ nhỏ, thông điệp gửi tới người tiêu dùng là Fami gắn kết gia đình;
Fami Kid có mục tiêu là trẻ em, thông điệp là Sữa đậu nành hương vị
chocola và bổ sung DHA, uống ngon cho bé khỏe mạnh chóng lớn;
Fami Canxi cới mục tiêu là thanh niên nam giới, người cao tuổi có nhu
cầu cần bổ sung thêm Canxi và thông điệp là Ngon sánh mịn- chắc
khỏe xương. Dòng Vinasoy có Soymen mục tiêu là nam giới từ 18 đến
30 tuổi, thông điệp là Sản phẩm sữa đậu nành chonn am giới, giúp săn
chắc cơ thể bản lĩnh từng ngày; Vinasoy mục tiêu là nữ giới, thông điệp
là giúp bạn có cơ thể khỏe khoắn và làn da tươi tắn rạng ngời, là bạn
đồng hành của chị em.
Công ty đã sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông khác
nhau để truyền tải những thông điệp, hình ảnh mới của Vinasoy đến
với công chúng và đã đạt được những thành quả nhất định. Về nhãn
hiệu sữa đậu nành, khách hàng thường nghe hay biết đến: 100% khách
hàng được hỏi đều biết đến nhãn hiệu Fami( Vinasoy); có 75% khách
hàng biết đến nhãn hiệu Vfresh( Vinamilk); Soya (Tribeco) được 65,2%
khách hàng biết đến và kiểm định. Như vậy cho thấy khách hàng có
khuynh hướng biết đến nhãn hiệu này nhiều hơn.
Với hành trình 18 năm tập trung chuyên biệt về sản xuất sữa đậu
nành, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã có một niềm tin kiên
định vào tiềm năng quý giá của hạt đậu nành, luôn nỗ lực bền bỉ đem
nguồn dinh dưỡng lành này tới người tiêu dùng trên mọi miền đất nước.
Tới nay, Vinasoy đã sở hữu 3 thương hiệu Fami, Vinasoy, và Soymen,
hiện đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam với tổng thị


phần lên tới 84,2% trên toàn quốc. Là người dẫn đầu về dinh dưỡng
lành, Vinasoy mong muốn lan tỏa tới người tiêu dùng niềm tin và mong
ước về cuộc sống An Lành và hạnh phúc trọn vẹn.
3.


Đối với tình thế marketing của công ty

a) Thị trường
Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều sữa đậu nành nhất
thế giới theo số liệu của Tetra Pak. Với tăng trưởng 17% trong giai đoạn
2011-2016, thị trường sữa đậu nành được đánh giá là có tiềm năng lớn
và phát triển hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, Famy đã chú trọng đẩy
mạnh các chiến dịch truyền thông mang những thông điệp ý nghĩa đến
công chúng mục tiêu để thương hiệu có thể được khách hàng biết đến
rộng rãi hơn nữa.
b) Chiến lược sản phẩm:
Là nền tảng chiến lược của Famy được dựa trên kế hoạch kinh doanh
với quy mô lớn dành cho sản phẩm mới. Trước khi tung sản phẩm mới
ra thị trường, Famy luôn thăm dò ý kiến của khách hàng xem sản phẩm
cũ có được người tiêu dùng chấp nhận hay không, người tiêu dùng
không hài lòng gì với sản phẩm hiện tại. Từ đó đưa ra những tính năng
mới cho sản phẩm như Famy bổ sung canxi, có những chương trình
marketing hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hiện nay, các
sản phẩm của Vinasoy nói chung và dòng Famy nói riêng đang cho
thấy được sự định hướng của mình, họ luôn có sự đột phá trong sản
phẩm, luôn chú trọng tăng giá trị và lợi ích cho khách hàng, luôn có
những thông điệp dành cho sản phẩm hướng đến đúng khách hàng
mục tiêu
c) Tình thế cạnh tranh
Kể từ khi thành lập đến nay, Vinasoy luôn chiếm thị phần cao nhất
với các nhãn hiệu Famy và Vinasoy . Vì Việt Nam là một trong những
nước tiêu thụ nhiều sữa đậu nành nhất thế giới, cạnh tranh trong phân
khúc này được dự báo sẽ ngày càng gay gắt. Khi mới thành lập,
Vinasoy là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất chuyên sản xuất sữa đậu



nành. Tuy nhiên, sữa đậu nành sẽ không còn là thị trường ngách với
riêng Vinasoy khi nhiều thương hiệu lớn đã bắt đầu rục rịch tham gia.
Trên thị trường sữa đậu nành hiện nay, khó khăn trong cạnh tranh
của Famy đầu tiên phải kể đến là “bị cạnh tranh với sữa nấu tại nhà” vì
người ta cho rằng sữa nấu tại nhà tự nhiên hơn, tốt cho sức khỏe hơn.
Tiếp theo, đó là sự cạnh tranh của các thương hiệu sữa đậu nành trên
thị trường. Năm 2015 thị trường chỉ có 4 nhà sản xuất chính là Vinasoy,
Vinamilk, Tribeco và Tân Hiệp Phát. Trong đó riêng Vinasoy đã chiếm
hơn 80% thị phần, 3 đơn vị còn lại chiếm 20%. Thì đến năm 2016,
Nutifood đánh dấu sự có mặt tại phân khúc này với sản phẩm Nuti
Canxi. So với Vinasoy, dù thị phần của Nutifood còn rất nhỏ nhưng
công ty cũng sở hữu vùng nguyên liệu đậu nành tại Việt Nam.
Các thương hiệu nước ngoài khác cũng rục rịch mở rộng thị trường tại
Việt Nam như Vitasoy, Homesoy hay Soy Secretz đang được phân phối
mạnh tại hệ thống các siêu thị, kênh bán hàng hiện đại
 Vinamilk cũng nhắm vào ngành này để tăng doanh thu. Công ty
này đã có sản phẩm sữa đậu nành Vfresh đã phát triển khoảng 10
năm nay và ngày càng mở rộng thị phần. Tuy nhiên, có vẻ như
chừng đó là chưa đủ đối với một nhà kinh doanh nhiều kinh
nghiệm trong ngành sữa. Vinamilk đã thể hiện rõ tham vọng khi
tiếp tục cho ra đời thêm sản phẩm sữa đậu nành mới là
Goldsoy.Khác với tuyên bố của Vinasoy về việc sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước để sản xuất thì Vinamilk chọn nguyên liệu
sữa đậu nành không biến đổi gen nhập khẩu từ Bắc Mỹ.Vinasoy
chuẩn bị có nhà máy mới còn Vinamilk thì tung ra sản phẩm mới
với điểm nhấn về nguyên liệu nhập ngoại. Điều này cho thấy khả
năng cuộc cạnh tranh trong ngành sữa đậu nành sẽ diễn ra ngày
càng quyết liệt.

 Tân Hiệp Phát với nhãn hiệu Number 1 Soya: Number 1 Soya của
Tân Hiệp Phát là sản phẩm sữa đậu nành cao cấp nguyên chất
được nhà sản xuất áp dụng công nghệ tách vỏ hiện đại của Nhật
Bản với nguyên liệu 100% đậu nành thượng hạng, bổ sung dinh
dưỡng tối ưu: giàu đạm thực vật, ít béo và không cholesterol.
Không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phong
phú của người tiêu dùng, mới đây Tân Hiệp Phát vừa tung ra 3 vị
mới cho dòng sản phẩm này. Number 1 Soya đã đáp ứng được xu
hướng này, đồng thời cũng gắn liền với mục tiêu kinh doanh của


tập đoàn Tân Hiệp Phát là nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong
phú của người tiêu dùng
 Tribbeco: Sữa đậu nành TRISOY được sản xuất với công nghệ trích
lọc tiên tiến lưu giữ hoàn hảo các thành phần dinh dưỡng và
protein trong hạt đậu nành; đồng thời vẫn đảm bảo được hương vị
sữa đậu nành thơm ngon như truyền thống.Được sản xuất từ hạt
đậu nành nhập khẩu từ Canada 100% tự nhiên. Mục tiêu chiến
lược của Tribeco là “chất lượng toàn diện”, nghĩa là hoạt động
phải đạt được hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Giữ vững vị thế là một
trong những thương hiệu sữa đậu nành hàng đầu trên thị trường
cả nước
 Nutifood với nhãn hiệu sữa đậu nành Nuti: Nutifood đã hợp tác với
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Miền Nam đầu tư vùng nguyên liệu sản xuất sữa đậu nành
quy mô lớn.Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng đậu nành với sự
hỗ trợ giống, kỹ thuật của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam và Nutifood bao tiêu sản phẩm để sản xuất "sữa đậu
nành sạch". Đây là một bước đệm rất tốt cho Nutifood bước vào
thị trường sữa đậu nành

Đối mặt với những sự cạnh tranh gay gắt như vậy, Famy đã đã có
những giải pháp cho họat động truyền thông để có thể tọ nên sự khác
biệt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường . Đầu tiên , Famy xác định
đúng chiến lược của mình cho các chương trình truyền thông . Fami
không cạnh tranh về tính tự nhiên và tốt cho sức khỏe với sữa đậu
nành nấu nhà. Chúng ta không thể thay đổi nhận thức và những gì đã
ăn sâu trong tâm trí khách hàng. Fami chỉ định vị là ngon vì ngon đúng
là thứ mà Fami có được và cũng là thứ người dùng cần ở một hộp sữa
đậu nành công nghiệp. Fami cũng không làm cho thức uống này trở
nên nghiêm túc mà thổi vào trong nó thứ hài hước bình dân và dễ
thương để thức uống này đến gần hơn với mọi người. Thứ hai, công
chúng mục tiêu mà Famy xác định là tất cả mọi người vì sản phẩm của
Famy là cho tất cả mọi người trong gia đình, đây là điểm hơn của Famy
so với các thương hiệu sữa đậu nành khác. Thứ ba, Tạo ra điểm độc đáo
và dễ nhớ cho khách hàng . Fami nhận được độ nhận biết và gợi nhớ rất
cao thông qua một hình ảnh hút “rột rột” cùng phong cách quảng cáo
phóng đại hài hước”. Người dùng không quan tâm nhiều đến khác biệt
bên trong của bạn mà chỉ nhớ đến điểm làm nên sự khác biệt bên


ngoài của bạn để từ đó dễ nhận ra bạn. Ngon đến mức hút “rột rột” là
một điểm nổi bật làm nên sức mạnh của Famy
d) Tình hình phân phối- bán hàng
Hiện nay, các sản phẩm sữa Famy được phân phối qua 2 kênh: kênh
trực tiếp và kênh gián tiếp. Hiện nay, kênh phân phối trực tiếp của
Công ty gồm có nhân viên kinh doanh của Công ty, thực hiện việc giải
quyết đơn đặt hàng qua điện thoại, bán trực tiếp cho người tiêu dùng
như: cấp phát sữa cho các cơ quan có chế độ làm việc độc hại (nhà
máy mì, trường học, nhà máy lọc dầu Dung Quất,…); và trong nội bộ
hay bán từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt trước cổng Công ty.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tiếp chỉ chiếm khoảng hơn
9% trong tổng doanh thu của công ty. Kênh phân phối gián tiếp: là
kênh phân phối chủ đạo, doanh thu tiêu thụ qua kênh này chiếm hơn
90% tổng doanh thu của Công ty.
- Cách 1: Mô hình đại lý . Theo mô hình trên, Công ty sẽ tìm kiếm, lựa
chọn các đại lý và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo
đó, các đại lý sẽ mua hàng trực tiếp từ Công ty với mức giá do Công ty
đưa ra. Sau đó, các đại lý tự nâng giá để bán cho các trung gian phân
phối. Và cuối cùng, người tiêu dùng sẽ mua hàng với mức giá trần hoặc
có thể là giá thả nổi tùy thuộc vào khu vực thị trường.
- Cách 2: Mô hình nhà phân phối. Mô hình nhà phân phối, bên cạnh sử
dụng kênh phân phối truyền thống Công ty sử dụng kênh phân phối
hiện đại qua siêu thị và hình thức Horeca (Hotel – Restaurant - Cafe).
Trong mô hình này, các nhà phân phối sẽ mua hàng trực tiếp từ Công
ty với mức giá do Công ty đưa ra đã có trừ một phần chiết khấu. Các
nhà phân phối khi phân phối lại cho các trung gian sỉ và lẻ phải thực
hiện chiết khấu theo mức mà Công ty yêu cầu. Người tiêu dùng sẽ mua
hàng với mức giá bán ra ở các điểm bán lẻ
Về xúc tiến bán, Fami đã sử dụng rất nhiều công cụ để nâng cao hiệu
quả của hoạt động bán hàng.
Quảng cáo: Ngoài những công cụ quảng cáo có sẵn như bao bì sản
phẩm, các tài liệu giới thiệu về sản phẩm còn sử dụng có hiệu quả các


hình thức quảng cáo khác như: Tại điểm bán hàng: Poster, băng-rôn,
trưng bày sản phẩm,… và trên đường phố: Panel, băng-rôn, cổng hơi,…
Khuyến mãi: Công ty đã thực hiện cả hình thức khuyến mãi cho người
tiêu dùng và khuyến mại cho điểm bán. Với khuyến mãi cho người tiêu
dùng, Fam đã có các chương trình như “ Uống Fami cào trúng thưởng”
với các phần thưởng hấp dẫn để tạo sự chú ý cho khách hàng và kích

thích họ mua sản phẩm . Với, khuyến mãi cho điểm bản có 2 hình thức:
- Khuyến mại thông thường: Đây là chương trình khuyến mãi hàng
năm của Nhà máy khi mua các sản phẩm sữa đậu nành. Khi mua 01
thùng sữa, được khuyến mại 02 hộp hoặc 02 bịch cùng loại (hầu hết
tháng nào cũng khuyến mại).
- Khuyến mại cục bộ: Bằng phiếu khuyến mại theo cơ số mua hàng
(được áp dụng vào những tháng cao điểm khi sản lượng tiêu thụ lớn).
Ví dụ như: Mua 03 thùng sữa Fami được khuyến mại 06 hộp cùng loại,
mua 05 thùng sữa Fami được khuyến mại 10 hộp cùng loại, ...
Bán hàng trực tiếp: Hàng năm tổ chức các hội nghị bán hàng, tham gia
các hội chợ và triển lãm, bán hàng qua điện thoại.
Quan hệ công chúng (PR): Hàng năm VinaSoy tham gia các cuộc nói
chuyện, hội thảo chuyên đề. Ngoài ra Nhà máy còn tham gia đóng góp
từ thiện, nhận phụng dưỡng một số Bà Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, tài trợ cho các Game Show trên truyền hình như
Hãy chọn giá đúng , Đuổi hình bắt chữ (đài Hà Nội)...

e) Tình thế môi trường marketing
 Môi trường kinh tế: Nhu cầu thị trường – khách hàng phụ thuộc
rất lớn vào khả năng mua sắm của họ. Trên thị trường tiêu dùng
nói chung và nước giải khát nói riêng, khả năng mua sắm phụ
thuộc vào thu nhập của người dân, mức giá .... Đứng trước cơn
lốc cạnh tranh của kinh tế thời kì hội nhập, các doanh nghiệp
luôn ý thức được về sự sống còn của sản phẩm là do người tiêu
dùng quyết định. Thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam những
năm gần đây sức cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng
hóa nước ngoài diễn ra hết sức quyết liệt . Các thương hiệu của


nước ngoài như Vitasoy, Homesoy hay Soy Secretz đang mở rộng

hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, tạo nên sức ép cạnh tranh rất
lớn cho Vinasoy. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày
càng tăng lên, nhu cầu của khách hàng sẽ tăng lên và phức tạp
hơn cũng tạo nên những cơ hộ và thách thức cho Famy
 Môi trường văn hóa xã hội
- Dân số: Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giớivới
hơn 90 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức
tăng hơn 1 triệu người/năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm
khoảng 1,1%/năm. Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đầy
tiềm năng và triển vọng, vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá
nhân công rẻ. Đặc biệt là ở những thành phố lớn, do mức tập
trung dân đông, mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu
giải khát tăng mạnh vào những ngày hè. Như vậy, nước ta với
dân số đông, sự đô thị hoá nhanh, dân số trẻ nên tỷ lệ giới trẻ
lớn là một là thị trường tốt với lượng khách hàng cho Vinasoy
- Trình độ văn hoá cũng có mức ảnh hưởng lớn đối với thái độ
tiêu dùng của người tiêu dùng. Hiện nay, vấn đề ý thức trong
sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe rất được quan tâm, nên
đây cũng chính là lợi thế của Vinasoykhi đã và đang cho ra
những sản phẩm tốt cho sức khỏe đến với người tiêu dùng
V.

Một số đề xuất hoàn thiện chương trình truyền thông phù
hợp với các mục tiêu Marketing

1. Gỉai pháp liên quan đến việc thiết lập hệ thống thu thập phản hồi
khách hàng hiệu quả:
-


Gửi email
Email là phương thức hoạt động tốt nhất cho việc thu thập
thông tin phản hồi từ khách hàng. Để thực hiện chiến lược
email marketing hiệu quả, bạn cần lưu ý đến mục đích và thời
gian gửi thư. Vì có thể bạn sẽ nhận được phản hồi của khách
hàng một cách nhanh chóng nếu họ quan tâm đến dịch vụ của
bạn nhưng cũng có khi họ không thèm đọc mail bạn gửi mà
cho luôn vào mục thư rác. Vì vậy, hãy cân nhắc khi bạn gợi ý ý
kiến phản hồi qua email.


Cá nhân hóa email có thể tăng tỷ lệ đọc thư lên 14% và tỷ lệ
chuyển đổi là 10%. Vì vậy, trước khi bấm nút sent gửi email,
bạn nên kiểm tra lại một lần nữa xem có đúng tên người nhận
trong các thông điệp bạn gửi đi hay không. Càng có nhiều
thông tin khách hàng để cá nhân hóa cũng như nắm bắt được
sở thích, mối quan tâm và xu hướng nhận biết thông tin, càng
tăng được tỷ lệ phản hồi ngược lại.
-

Đẩy mạnh các website đánh giá trực tuyến
Các trang web đánh giá trực tuyến là một cách tuyệt vời để
tìm hiểu xem mọi người nghĩ gì về thương hiệu của bạn. Có
như vậy, khách hàng mới nhận thấy họ cũng được quan tâm,
được lắng nghe.

-

Tin nhắn văn bản
Marketing tin nhắn văn bản được dành riêng cho các chương

trình khuyến mãi. Nhận định này không hoàn toàn chính xác.
Theo thống kê cho thấy: khoảng 90% số tin nhắn văn bản được
mở trong vòng 3 phút từ khi khách hàng nhận chúng, và tỷ lệ
phản hồi là khoảng 30%.
Những con số này cho thấy tin nhắn văn bản cũng được coi
như là một cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Vì vậy, tin
nhắn chắc chắn phải là một phần không thể thiếu của chiến
lược thu nhập phản hồi từ khách hàng.
Thu thập thông tin khách hàng qua tin nhắn, bạn có thể sử
dụng 2 cách sau:
+Gửi một hay hai câu hỏi mà người nhận có thể trả lời trực tiếp
ngay
+Đính kèm một liên kết trong khảo sát

-

Hỗ trợ trên các phương tiện truyền thông xã hội
Nền tảng truyền thông xã hội được thiết lập theo cách, bạn
vừa có thể “lắng nghe” vừa có thể trả lời phản hồi của khách
hàng một cách nhanh nhất.
Trả lời những phản hồi tích cực và tiêu cực cho các bài đăng
công khai và riêng tư, cũng như bắt đầu các cuộc thảo luận để
tìm hiểu xem mọi người nghĩ gì về thương hiệu của bạn.


Khi có rất nhiều thông tin đến cần chọn lọc và không thể đáp
ứng mọi yêu cầu đơn lẻ được gửi đến, công nghệ có thể giúp
xác định xu hướng.
2. Giải pháp liên quan đến nội dung hoạt động truyền thông;
-


Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
Để việc truyền thông marketing đạt hiệu quả như mong đợi,
các TV cần xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể trước khi
tiến hành công việc và cần thực hiện theo các bước sau:
+Bước một: TV cần xác định đối tượng NDT là ai. Việc xác định
đúng đối tượng được nhận tin có ý nghĩa rất lớn đối với những
quyết định của TV, nó sẽ chi phối tới các phương thức hoạt
động, soạn thảo nội dung thông điệp, lựa chọn phương tiện
truyền tin. Để xác định NDT nhận tin là ai, TV cần phải dựa vào
mục tiêu của hoạt động truyền thông marketing.
Bước hai: TV cần xác định NDT được nhận tin đã biết về hoạt
động, các sản phẩm của TV đến mức nào, các nhu cầu đối với
các sản phẩm của TV. Ví dụ, TV có thể nhận thấy các sinh viên
năm thứ nhất gần như chưa hiểu biết về các sản phẩm mà TV
đang cung cấp.
+ Bước ba: Lựa chọn phương tiện truyền thông: dựa vào các
thói quen, đặc điểm của NDT mà lựa chọn phương tiện truyền
thông phù hợp.
Lựa chọn và thiết kế thông điệp: Sau khi xác định được mong
muốn của người nhận tin, TV cần thiết kế một thông điệp. Việc
thiết kế thông điệp cần giải quyết 3 vấn đề: Nội dung, cấu trúc
và hình thức thông điệp. Về nội dung, cần đề cập tới các lợi ích
mà NDT sẽ nhận được. Về cấu trúc, các vấn đề cần phải logic,
hợp lý. Hình thức thông điệp phải hết sức sinh động vì thông
điệp được đưa qua các phương tiện truyền thông để tới người
nhận tin

-


Sử dụng kết hợp nhiều công cụ truyền thông marketing


Các TV cần sử dụng đa dạng các công cụ truyền thông
marketing trong hoạt động của mình. Lý do là các nhóm NDT
tại các TV đều có những thói quen, lối sống, điều kiện, thời
gian nghiên cứu và học tập khác nhau tại những giai đoạn
khác nhau. Với các đặc điểm đó, mỗi nhóm NDT sẽ có cách
tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì vậy, việc đa dạng hoá các
công cụ của hoạt động truyền thông marketing giúp TV đảm
bảo có thể hướng tới được tất cả các đối tượng NDT của mình.
Không chỉ dừng lại ở những kênh truyền thông đã có như:
thông báo, áp phích, tờ rơi, trang web, thư điện tử…, các TV
cần với tới những kênh truyền thông mới như: tham gia mạng
xã hội facebook, twitter, flickr, youtube... Việc tham gia các
mạng xã hội này rất dễ dàng với vài thao tác đơn giản, các
thông tin về TV được đưa lên sẽ được đông đảo NDT biết đến
trong thời gian ngắn. Truyền thông marketing qua các mạng xã
hội đã bắt đầu được một số TVĐH ứng dụng. Tuy nhiên, làm
thế nào để kênh truyền thông này đạt được hiệu quả thì phải
có sự tìm hiểu kỹ lưỡng.
Phát triển hình thức truyền thông bằng việc sử dụng blog cũng
là một kênh tốt vì hiện nay dịch vụ blog đã trở nên rất thân
quen với mọi người, đặc biệt các đối tượng là sinh viên. Nếu
như các TVĐH cũng có blog tham gia vào cộng đồng blog như
những trang cá nhân để giới thiệu về chính mình thì sẽ càng
trở nên thân thiện với NDT.
-

Đẩy mạnh việc sử dụng và nâng cao hiệu quả các công cụ

truyền thông
+ Quảng cáo
Quảng cáo trong hoạt động TV bao gồm các hoạt động giới
thiệu và truyền đi các thông tin về sản phẩm và hình ảnh của
TV nhằm kích thích NDT sử dụng sản phẩm và dịch vụ, nâng
cao uy tín cho TV và tăng cường khả năng cạnh tranh với các
chủ thể khác. Các TV cần chú trọng phát triển các hình thức
quảng cáo qua trang web, áp phích, tờ rơi và bản tin của TV, vì
đây là những hình thức được nhiều NDT quan tâm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×