Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận Doanh nghiệp và kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.29 KB, 16 trang )


MỤC LỤC
1. TÊN CÔNG TY
2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
3. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP
4. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
5. NỘI DUNG KINH TẾ CỦA ĐỀ ÁN KHỞI NGHIỆP
5.1. Phương án sản phẩm
5.2. Giải pháp công nghệ:
5.3. Nhà cung cấp:
5.4. Khách hàng mục tiêu:
5.5. Thị trường mục tiêu
5.6. Địa bàn tổ chức hoạt động kinh doanh
5.7. Bộ máy tổ chức (sản xuất, phân phối sản phẩm) và lực lượng lao động
5.8. Dự trù vốn đầu tư
5.9. Dự kiến các lĩnh vực và mức độ outsourcing
5.10. Dự kiến thời gian chuẩn bị thành lập công ty và thời điểm đi vào hoạt động
6. NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
6.1 Sứ mệnh và tầm nhìn
6.2 Năng lực cốt lõi
6.3. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
7.1. Dự kiến kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ đầu:
7.2. Định hướng phát triển:
7.3. Dự kiến chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp trong tương lai:
8. KẾT LUẬN

2


1. TÊN CÔNG TY: BBFood


2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: Đồ ăn dặm dành cho trẻ em
3. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP: 7 thành viên:
Bùi Thị Thục Nguyên: Tổng giám đốc
Phạm Thùy Trang: Sản xuất
Thái Thị Kim Thương: Tài chính
Lê Hà Ngân: Marketing
Lê Nguyên Bảo Châu: Nhân sự
Phan Thị Thanh Mai: Chế biến
Nguyễn Thị Thu Hiền: Kế toán
4. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: 63 Vĩnh Viễn, phường 2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
5. NỘI DUNG KINH TẾ CỦA ĐỀ ÁN KHỞI NGHIỆP:
5.1. Phương án sản phẩm
5.1.1 Phân tích vĩ mô
a) Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
chuyển biến tích cực với đà tăng trưởng khả quan
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15% so với bình
quân cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 6/2017 tăng 0,20% so với tháng 12/2016 và tăng
2,54% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy mức tiêu dùng của người Việt Nam nói chung đã tăng lên đáng kể, tức là nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên khá cao.
b) Môi trường nhân khẩu
Việt Nam đang ở mức dân số vàng, đồng thời với sự phát triển kinh tế, trình độ học vấn
và chính sách kế hoạch hóa gia đình, bố mẹ càng quan tâm hơn đến con cái của mình.
3


Nhưng với cuộc sống bận rộn, bố mẹ không thể chăm sóc con mình 24/24 nên nhu cầu
những món ăn nhanh, ngon miệng, mà vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng và an toàn thực
phẩm là rất lớn. Đó là lý do nhóm mình chọn khởi nghiệp doanh nghiệp về đồ ăn dặm

cho trẻ em.
c) Môi trường công nghệ
Công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi cuộc sống và thay đổi xu hướng thị
trường. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi thói quen mua sắm của
người tiêu dùng, chúng ta sẽ phát huy sự phát triển này để tiếp cận gần hơn với các
khách hàng.
d) Môi trường chính trị pháp luật
Sự ổn định của chính trị pháp luật là tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu
tư mở rộng phát triển.
Những bộ luật có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của công ty (luật doanh nghiệp, luật
an toàn thực phẩm…)

5.1.2 Phân tích vi mô
a) Phân tích đối thủ cạnh tranh
 Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường:
-

Trực tiếp: cháo dinh dưỡng, bột trẻ em, sữa,…

-

Gián tiếp: các dịch vụ chăm sóc trẻ em tại nhà, người giúp việc. (Đối với các đối
thủ gián tiếp, việc thuê người giúp việc hay các dịch vụ chăm sóc trẻ e tại nhà
không thể kiểm soát được nên chúng ta không đem vào phân tích.)

Điểm mạnh: các đối thủ đã có mặt tại thị trường đã lâu nên khá là quen mặt với khách
hàng do vậy chiếm được thị trường khá lớn.
Điểm yếu: Thực đơn không được phong phú và vì là mặt hàng khá phổ biến nên các
bậc phụ huynh có vẻ chán và muốn kiếm cho con mình món ăn gì đó mới lạ.
 Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành:

Vì muốn sản xuất số lượng lớn và ước lượng phần trăm các chất dinh dưỡng thật
chính xác đáp ứng nhu cầu cân bằng dinh dưỡng của con nhỏ nên doanh nghiệp tập
trung cải tiến công nghệ, máy móc.
4


Đồng thời thực hiện các khuyến mãi, giảm giá (giảm giá với các đơn hàng đặt trọn gói 3
buổi một ngày, khuyến mãi các khách hàng mua đủ các loại thức ăn trong thực đơn…)
để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bao bì cũng là một yếu tố quan trọng, đánh vào thị hiếu không những của khách hàng
mà còn các bé. Để đảm bảo đẹp mắt, sạch sẽ và dễ chùi rửa, tái chế, bao bì sử dụng
được làm bằng các lọ thủy tinh.
b) Phân tích khách hàng
Có 3 đối tượng khách hàng mục tiêu: Bố mẹ, trường mẫu giáo, nhà trẻ, bệnh viện khoa
nhi, đại lý bán lẻ.
 Bố mẹ, ông bà,… : là những khách hàng khắt khe nhất vì họ luôn muốn đem đến
những điều tốt đẹp nhất cho con họ đồng thời cũng là khách hàng trung thành
nhất, vì vậy cách tiếp cận tốt nhất với đối tượng khách hàng này là tiếp cận trực
tiếp, tăng cường dịch vụ hỗ trợ, M2M cũng là cách tiếp cận cần được phát huy
triệt để.
 Trường mẫu giáo, nhà trẻ: đây là những đối tượng này thường được bố mẹ gửi
gắm, để tiếp cận được đối tượng này, cần phải truyền thông quảng bá tốt qua
các kênh online cũng như offline, đồng thời áp dụng các chương trình khuyến
mãi, chiết khấu vì đối tượng này thường đặt số lượng lớn.
 Bệnh viện khoa nhi: Đây cũng là đối tượng có các đơn hàng lớn và cũng yêu cầu
sự uy tín cao.

5.2. Giải pháp công nghệ:
 Chế biến thực phẩm: Vì doang nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng những
món ăn ngon bổ rẻ nên dụng cụ bếp cần hoạt động tốt và dễ dàng vệ sinh.

Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào những dụng cụ bếp đa năng để có thể nấu được
nhiều món ăn trong khoảng không gian hạn chế mà không cần phải cồng kềnh
nhiều dụng cụ. Đồng thời dùng những dụng cụ có bảo hành tốt và an toàn với
thực phẩm (có lớp chống dính).
 Giao hàng: Doanh nghiệp sẽ mua những thùng hàng mẫu mã đẹp, nhẹ, dễ dàng
di chuyển và không bị sốc mạnh trên những địa hình khó đi.
5.3. Nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp: các doanh nghiệp thực phẩm, siêu thị
(bigC), nông trại… lớn và có uy tín trong việc chất lượng cũng như an toàn thực phẩm.
5


Vì vấn đề này rất quan trọng ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp nên sẽ chị nguồn vốn
lớn vào việc kiểm định chất lượng sản phẩm.
5.4. Khách hàng mục tiêu:
Các ông bố, bà mẹ hoặc ông bà có con, cháu nhỏ đến tuổi ăn dặm; phụ nữ đang
mang thai quan tâm, muốn đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho con nhưng do công
việc bận rộn hoặc không đủ điều kiện để theo sát khẩu phần hằng ngày của bé.
Các trường mẫu giáo, bệnh viện nhi: Đây là những nơi các bậc phụ huynh tin
tưởng gửi gắm cho con mình nhận được sự chăm sóc, chế độ ăn uống tốt nhất, hợp lý
nhất.
5.5. Thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp sẽ nhắm tới những người có độ tuổi đã đi làm ( khoảng 20 – 50
tuổi), có thu nhập khá và có hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho các bé.
5.6. Địa bàn tổ chức hoạt động kinh doanh
1. Trong ngắn hạn:
Đặt địa bàn hoạt động chính ở quận 10 TP. Hồ Chí Minh vì
Đây là 1 trong 3 quận trung tâm, có thể tiếp cận được một cách thuận lợi nhất
với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất
 Tiền thuê mặt bằng không quá đắt so với quận 1 và quận 3 .

2. Trong dài hạn
Sẽ triển khai thêm các chi nhánh ở các quận khác như Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ
Đức...


5.7. Bộ máy tổ chức (sản xuất, phân phối sản phẩm) và lực lượng lao động

Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty

6


TỔNG GIÁM
ĐỐC

KẾ TOÁN

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
NHÂN SỰ

PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC
MARKETING

Sơ đồ bộ máy tổ chức tại từng cửa hàng

QUẢN LÝ

B.PHẬN
PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM

B.PHẬN
SẢN XUẤT

THU MUA
NGUYÊN
VẬT LIỆU

ST
T

BỘ PHẬN

CHẾ BIẾN
BIẾN

SỐ
LƯỢN
G


BÁN HÀNG

NHIỆM VỤ
Hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên, nâng
cao tiềm năng nhân lực
Lập các kế hoạch tương lai của cửa hàng
và suy nghĩ về các cách thực thi và nguồn
lực cần thiết
Tạo động lực cho nhân viên để đóng góp
vào thành công của doanh nghiệp
Giám sát, giảm thiểu tối đa sự chênh lệch
giữa hoạch định và thực tế
Phối hợp các bộ phận khác để thực hiện



1

Quản lý

2



2

Thu mua nguyên 3

GIAO HÀNG



7


việc thu mua, nhận phiếu yêu cầu mua
hàng từ các bộ phận có liên quan trong
cửa hàng
Liên lạc với nhà cung cấp để đặt các loại
nguyên liệu
Theo dõi quá trình giao nhận hàng của
nhà cung cấp cho các bộ phận liên quan
trong cửa hàng và xử lý các vấn đề phát
sinh
Lập hồ sơ theo dõi việc đặt hàng, mua
hàng từ các nhà cung cấp
Chủ động liên lạc với bộ phận chế biến để
nắm bắt chất lượng. Thực hiện việc đánh
giá nhà cung cấp theo định kỳ, báo cáo
cấp trên để có những thay đổi thích hợp
Đề xuất những giải pháp tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả công việc
Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn, nắm
số liệu cụ thể, tính toán rồi lên kế hoạch
đặt hàng. Đồng thời kiểm tra, chuẩn bị
đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị
cần thiết cho quá trình chế biến, đảm bảo
vệ sinh cho toàn bộ thiết bị cũng như khu
vực bếp được phân công
Kiểm tra hàng hóa trước khi nhập, đối
chiếu số lượng thực tế với số liệu kê khai

trong đơn nhập hàng. Báo cáo cho cấp
trên chất lượng hàng hóa và tình trạng
thừa, thiếu hàng hóa
Chịu trách nhiệm kiểm tra về số lượng,
chất lượng, định lượng của món ăn đã
được chuẩn bị, chế biến và trình bày theo
đúng quy trình, tiêu chuẩn theo quy định,
đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, yêu cầu của khách hàng
Chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo quản các
hệ thống máy móc, trang thiết bị, vật dụng
trong khu vực đảm nhận. Kiểm tra vào
mỗi ca trước khi giao ca. Đảm bảo mọi
thứ vẫn hoạt động bình thường
Thống kê các order trong ca, tổng hợp,
báo cáo và bàn giao cho bộ phận thu
ngân theo quy định
Đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn, phát
triển bộ phận



vật liệu










3

Chế biến

5







8


Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng
Ghi nhận thông tin order từ khách hàng
một cách rõ ràng, chính xác về tên món
ăn, số lượng,...
Chuyển order cho thu ngân và bếp
Sẵn sàng trả lời những thắc mắc của
khách
Hướng dẫn khách hàng thanh toán
Báo cáo tất cả những sự cố xảy ra với
quản lý
Thực hiện việc tiếp nhận các đơn giao
hàng
Giao hàng theo lịch phân công

Lưu giữ, vận chuyển hàng cẩn thận
Giao đầy đủ hàng cho khách hàng, sau
đó yêu cầu kí tên vào sổ ghi nhận
Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên
quan đảm bảo hàng được giao đầy đủ,
đúng thời hạn
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa
từ khi nhận cho đến khi giao trừ trường
hợp bất khả kháng




4

Bán hàng




3







5


Giao hàng

5




5.8
Tài sản
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Tổng cộng

Số tiền
300 triệu
200 triệu
500 triệu

Nguồn vốn
Vốn đầu tư chủ sở hữu
Vay dài hạn
Tổng cộng

Chi phí đầu tư ban đầu:
Khoản mục
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh
Thiết kế và xây dựng bếp nấu
Dụng cụ nấu ăn (máy xay, nồi,…)
Thuê lắp đặt
Lắp đặt hệ thống đèn điện

Chi phí quảng cáo
Tổng cộng

Giá trị (VNĐ)
5.000.000
15.000.000
12.000.000
10.000.000
5.000.000
10.000.000
57.000.000

9

Số tiền
250 triệu
250 triệu
500 triệu


Chi phí nhân công hàng tháng: (đơn vị: đồng)
Chức vụ

Số lượng

Nhân viên chế biến 5
Nhân viên thu mua 3
Nhân viên giao 5
hàng
Nhân viên thu ngân

Nhân viên quản lý
Nhân viên kế toán
Tổng

2
2
1
18

Mức lương

Thành

20.000đ/h
18.000đ/h

(tháng)
24.000.000
12.960.000
20.000.000

18.000đ/h

tiền

8.640.000
16.000.000
5.000.000
86.600.000


Chi phí thường xuyên, hàng tháng:
Khoản mục
Thuê mặt bằng
Lương nhân viên
Nguyên liệu làm đồ ăn
Tiền điện, nước, gas
Chi phí khác
Tổng cộng

Giá trị (VNĐ)
10.000.000
86.600.000
10.000.000
20.000.000
5.000.000
131.600.000

Lợi nhuận hàng tháng sẽ bằng Doanh Thu Tháng – Chi Phí Tháng
Trong đó: Doanh Thu Hàng Tháng = Số lượng đơn đặt hàng * Giá thực đơn tuần
(Khách hàng sẽ đặt thông qua web. Một đơn sẽ bao gồm 3 bữa/ ngày trong vòng 7
ngày)
Giá thực đơn tuần sẽ là:
- Cỡ nhỏ (thức ăn nhuyễn không có khối): 525.000đ/ tuần
- Cỡ vừa (thức ăn có kích thước nhỏ, lợn cợn): 630.000đ/tuần
- Cỡ lớn (thức ăn có kích cỡ lớn dành cho trẻ gần như ăn chung với gia đình):
700.000đ/tuần
10


5.9. Dự kiến các lĩnh vực và mức độ outsourcing:

Lĩnh vực outsourcing: Kế toán
Công ty sẽ thuê kế toán trưởng làm việc bán thời gian. Họ sẽ làm việc ngoài giờ và tập
trung vào những ngày cuối tháng khi phải làm báo cáo hoặc làm việc với các cơ quan
chức năng. Còn những ngày còn lại trong tháng, công ty sẽ cho một nhân viên kế toán
của mình ghi chép đầy đủ sổ sách.
5.10. Dự kiến thời gian chuẩn bị thành lập công ty và thời điểm đi vào hoạt động:
-

Thời gian chuẩn bị thành lập công ty: 1/1/2018 – 1/1/2019

-

Thời điểm đi vào hoạt động: tháng 2 năm 2019

6. NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
6.1 Sứ mệnh và tầm nhìn
 Sứ mệnh
Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, dùng loại thực phẩm ăn dặm nào cho
bé là tốt? Làm thế nào để bé lên cân theo tiêu chuẩn? Đối với các giai đoạn phát
triển của bé, các nhóm thực phẩm nào là tốt nhất? Cần chế biến đồ ăn dặm sao
cho hấp dẫn bé và đầy đủ chất dinh dưỡng?... Đó là những câu hỏi mà các bà
mẹ khi nuôi bé băn khoăn và thường xuyên đặt ra khi bé bước vào giai đoạn làm
quen với đồ ăn xay nhuyễn hay bột ăn dặm. Việc bắt đầu và đưa ra chế độ ăn
uống đúng đắn cho bé không phải là điều đơn giản. Với sứ mệnh “Uy tín, chất
lượng, hiệu quả”, đem đến cho cho các bé những điều tốt đẹp nhất và gánh vác
1 phần nỗi lo của các bà mẹ, ông bố về chế độ ăn cho bé, công ty cam kết nỗ
lực hết mình để mang đến những món ăn dặm tốt nhất từ tự nhiên, đảm bảo an
toàn và đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời việc sử
dụng sản phẩm của công ty sẽ giúp các ông bố, bà mẹ có nhiều thời gian hơn để
chơi đùa cùng các bé. Công ty của chúng tôi cũng nhận thức được rằng với vấn

nạn thực phẩm bẩn như hiện nay, việc chế biến những thức ăn dặm xanh, sạch,
đầy đủ dưỡng chất là 1 việc vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển cả
về thể chất lẫn tinh thần cho bé sau này.
Đó chính là lời hứa từ công ty đến mọi người!
 Tầm nhìn
Với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về chế biến thức ăn xay nhuyễn cho trẻ,
công ty mong muốn phát triển bền vững và nhận được sự tin tưởng, yêu mến
của mọi người trong tương lai. Và không chỉ dừng lại tại Việt Nam, công ty cũng
11


có tầm nhìn về sự vươn xa ra thế giới và đem đến cho các bé những đồ ăn dặm
siêu sạch, tự nhiên và đảm bảo dinh dưỡng.
6.2 Năng lực cốt lõi
 Tâm huyết: nỗ lực không ngừng với sứ mệnh đã đặt ra nhằm đem đến những
sản phẩm dinh dưỡng, an toàn cho các bé đồng thời tạo niềm tin, sự hài lòng
cho các ông bố, bà mẹ.
 Đồng lòng hợp tác: gắn kết cùng các đối tác, các nhà cung cấp lớn và có uy tín
trong việc an toàn thực phẩm.
 Công nghệ chế biến được đảm bảo, cải tiến; điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp
với thị trường; thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích người
mua sử dụng sản phẩm, quảng bá rộng rãi trên nhiều thị trường.
 Chú ý đến bao bì, các đồ dùng đựng thức ăn (lọ thủy tinh) sao cho hợp vệ sinh,
tạo thiện cảm với các bậc cha mẹ và sự thích thú cho trẻ nhỏ.
 Tập trung, khắt khe trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm.
 Dịch vụ giao hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng được quản lý, giám sát, điều
chỉnh phù hợp với nhu cầu khách hàng.
 Mở rộng thị trường, khách hàng mục tiêu( 3 đối tượng khách hàng mục tiêu: bố
mẹ, trường mẫu giáo, bệnh viện khoa nhi) , quảng bá bằng các phương tiện
truyền thông, có nhiều cách tiếp cận, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, …


6.3. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
 Dinh dưỡng con người
Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, cam kết mỗi sản phẩm sản
xuất ra đều là kết quả của một chu kỳ khép kín đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
nghiêm ngặt, bao gồm:
 Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm an toàn và dinh dưỡng.
 Nguyên liệu an toàn.
- Thực phẩm tươi, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Được trồng tại Việt Nam.
- Được làm từ các nguyên liệu có chất lượng cao nhât với tiêu chuẩn
xuất khẩu của quốc tế.
- Không sử dụng đường và muối trong các sản phẩm: Cơ thể và hệ tiêu
hóa của bé chưa phát triển hoàn toàn, nhất là khi thận của bé không
thể tiêu hóa được quá nhiều muối. Bên cạnh đó, dùng nhiều đường để
chế biến bữa ăn cho trẻ sẽ gây hại cho răng, làm tăng nguy cơ mắc
bệnh béo phì và các bệnh về tim mạch và đường huyết về lâu dài.

12


-

Tuyệt đối không sử dụng những thành phần có thể gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của trẻ em như chất bảo quản cho tất cả sản phẩm hiện
tại và tương lai.
 Thiết bị, công nghệ hiện đại.
 Quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quy trình quản lý và kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả các công
đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản

phẩm luôn là an toàn. Ngoài ra, hệ thống các biện pháp truy vết sản
phẩm cũng được áp dụng nhằm đảm bảo việc thu hồi, xử lý sản phẩm
có sự cố để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng có thể đến người tiêu
dùng và xã hội.
 Thông tin trung thực, đầy đủ cho người tiêu dùng.
Cam kết cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về sản phẩm
như thành phần, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn bảo quản để sử dụng
giúp người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm cho con em mình
một cách tối ưu và hài lòng.
 Môi trường và năng lượng
 Thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng ít nhất 3% sau 5 năm thực hiện.
 Giảm thiểu lượng phát thải CO2 và các chất thải gây hiệu ứng nhà kính.
 Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái
tạo.
 Tập trung nghiên cứu để cho ra đời nhiều sản phẩm về organic hơn để
thực hiện hóa việc bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm thân thiện với
môi trường.
7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
7.1. Dự kiến kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ đầu:
 Dự kiến kế hoạch sản xuất: Sản phẩm thức ăn dặm cho em bé cần được sản
xuất từ các nguyên liệu tươi sạch, bổ dưỡng, đầy đủ các vitamin và khoáng chất,
phù hợp với nhu cầu và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, bổ sung và hấp thụ tốt, giúp bé
phát triển khỏe mạnh. Quy trình chế biến hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của bộ y tế
về lượng thực - thực phẩm.
 Chiến lược: Doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ, trong lĩnh vực sản phẩm
phổ biến, sản phẩm tiêu dùng hằng ngày.
 Định giá: Nên chọn chiến lược định giá xâm nhập: đặt giá ban đầu của một
sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường (giá của đối thủ
cạnh tranh)
 Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm được định hướng đề cao chất lượng, với

thành phần dinh dưỡng đầy đủ, nguyên liệu cao cấp, quy trình chế biến hiệu
quả.
13


 Kỳ vọng: Công ty sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ
được thị trường chấp nhận rộng rãi. Sản phẩm đặt chất lượng lên hàng đầu để
chiếm được sự tin tưởng và hài lòng của người tiêu dùng.
 Khách hàng mục tiêu: Đó là những khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc
những khách hàng trung thành với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
 Nhược điểm: Định một mức giá thấp vào ban đầu (thấp hơn các mức giá của
sản phẩm tương đương trên thị trường), doanh nghiệp có thể chỉ thu được lợi
nhuận thấp hoặc hòa vốn
 Ưu điểm:
 Tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị
phần.
 Có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường.
 Tạo được sự chú ý cho sản phẩm, chiếm được thị phần lớn ngay từ đầu.
 Khả năng tồn tại của doanh nghiệp:
 Doanh nghiệp khởi nghiệp theo chiến lược này cần có khả năng duy trì trong
thời gian dài khi lợi nhuận thấp hoặc hòa vốn để tạo được hình ảnh với khách
hàng, việc sản xuất đi vào ổn định, lượng hàng hóa có tần suất khá dày đặc
trên thị trường và đã chiếm được một lượng thị phần tương đối.
 Thời gian dự tính là ít nhất 1 năm do dòng sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng
thường xuyên, nên rất mau chóng tiếp cận được với đa số khách hàng, và
cần thời gian để ổn định, cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của
công ty.
7.2. Định hướng phát triển:
 Sau khi dòng sản phầm này đã ổn định trên thị trường về doanh số bán, cũng
như chất lượng trong lòng khách hàng. Thì doanh nghiệp sẽ tăng giá bán để

nâng cao lợi nhuận. Lúc này doanh nghiệp sẽ mất đi 1 khoảng thị phần, đó là
những phân lớp khách hàng ưa chuộng sản phẩm rẻ, hay thường săn lùng
những thời cơ giảm giá. Tuy nhiên, như đã thuyết minh ở trên, với một lượng thị
phần tương đối thì doanh nghiệp vẫn còn đa số khách hàng có nhu cầu tiên
quyết là chất lượng sản phẩm.
 Sản phẩm này hướng tới việc trở thành dòng sản phẩm cao cấp trên thị trường
khi kế hoạch khởi nghiệp của công ty đã thành công. Song song với việc tăng giá
cũng cần tăng chất lượng và tính đa dạng cho sản phẩm (đảm bảo các chất dinh
dưỡng, bên cạnh đó nâng cao vị ngon và bổ sung nhiều món dinh dưỡng trong
thực đơn của thức ăn dặm). Ngoài ra, phát triển thêm những dòng sản phẩm
phụ trợ như: sữa tươi, sữa bột, váng sữa… Cung cấp sản phẩm theo kiểu gói
sản phẩm: gồm đầy đủ sản phẩm cho bữa ăn toàn vẹn giúp tiết kiệm thời gian
tìm kiếm cho những người có con nhỏ, những người bận rộn nhưng họ luôn bảo
đảm được rằng con mình được cung cấp đầy đủ nhất.
14


 Như vậy với phương hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa dòng sản
phẩm, công ty sẽ mở rộng được thị phần và tăng lợi nhuận. Từ đó nâng cao qui
mô sản xuất kinh doanh (mở rộng thêm lượng nhà máy sản xuất, kích cỡ công
ty, trình độ kinh doanh chuyên sâu). Trở thành chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản
phẩm và định hướng phát triển, hoạt động lâu dài.
7.3. Dự kiến chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp trong tương lai:
 Khi mới thành lập, doanh nghiệp nên theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân
(DNTN) vì DNTN có nhiều ưu điểm:
 Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong
phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn
 Dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên
 Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều nên việc quản lý, điều
hành công ty không quá phức tạp

 Nhưng bên cạnh đó thì DNTN cũng có những nhược điểm:
 Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay
công ty hợp danh.
 Hạn chế nguồn vốn: không có quyền phát hành cổ phiếu.
 Do có những hạn chế như vậy nên khi khởi nghiệp thành công thì doanh
nghiệp nên chuyển từ hình thức DNTN sang Công ty cổ phần (CTCP):
 CTCP thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp (cổ phần
của họ trong công ty).
 CTCP có thể dễ dàng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
 Và còn nhiều ưu điểm khác nữa. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng đã
chuyển đổi theo hình thức như thế này thành công.
8. KẾT LUẬN


Như vậy, sau khi lập rõ kế hoạch hoạt động của mình, công ty ABC cần có một
số sự hỗ trợ từ Nhà nước để có thể hoàn thành tốt sứ mệnh và tầm nhìn của
mình, đóng góp vào nền kinh tế đất nước Việt Nam.



Thứ nhất, Nhà nước cần có chiến lược ổn định lâu dài, minh bạch, cụ thể về
chủ trương chính sách. Sau khi lập các chính sách, Nhà nước cần triển khai
nhanh chóng đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp bắt kịp nền kinh tế và
có các chính sách phát triển phù hợp



Thứ hai, nhà nước cần có chính sách kiểm tra khắt khe các loại hàng nhái,
hàng giả để tránh tình trạnh ản hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.


15




Thứ ba, vì doanh nghiệp là doanh nghiệp mới nên nguồn doanh thu chưa ổn
định. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn và lãi suất trong giai
đoạn đầu. Khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng, thủ tục và điều kiện
để đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay.



Thứ tư, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm ăn liền. Giảm thuế xuất
khẩu.



Thứ năm, có kế hoạch về bảo vệ môi trường và hỗ trợ về vấn đề môi trường.



Thứ sáu, quy định lại giờ xe lưu thông để tránh các tình trạng kẹt xe. Thuận tiện
cho việc giao hàng nhanh của các doanh nghiệp.

16



×