Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

luận văn tốt nghiệp CTXH cá nhân hỗ trợ đối tượng tảo hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.75 KB, 67 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
================

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CTXH CÁ NHÂN HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG TẢO HÔN
Ở XÃ QUY MÔNG, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thy Ngọc
Sinh viên thực hiện khóa luận: Dương Văn Nam
Mã sinh viên: 716CTX030 - Lớp: 716CTX

Hà Nội – THÁNG 4/2018

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 1

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

LỜI CẢM ƠN


Cuộc sống sinh viên chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của một đời
người. Được sự dạy dỗ ân cần của thầy, cô giáo, sống trong sự giúp đỡ, chia sẻ của
bạn bè. Quãng thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để bản thân tôi trưởng thành
hơn, bản lĩnh, tự tin và thu lượm, góp nhặt cho mình một kho tàng kiến thức. Tôi
thấy yêu hơn nghề mình đã học.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con lên người, cảm ơn anh chị
đã luôn yêu thương, che chở cho em. Thầm cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được sống,
cảm ơn "nghề" đã chọn tôi để tôi có được hạnh phúc của người sẽ trở thành nhà
công tác xã hội nay mai, sẽ là người trợ giúp những mảnh đời bất hạnh có được
niềm tin.
Tôi cảm ơn ngôi trường đã là nơi tiếp sức giấc mơ tri thức, em xin cảm ơn các
thầy cô giáo khoa công tác xã hội đã tiếp thêm lòng yêu nghề trong em. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – giảng viên TS Nguyễn Thy Ngọc, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong quá trình làm khóa luận. Xin
cảm ơn các bạn sinh viên lớp 716CTX đã giúp mình vượt qua khó khăn để học tập
và gắn bó với nghề.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các vị lãnh đạo, cán bộ đoàn thể xã Quy Mông đã
giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại đại phương.
Chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 2

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc


Danh mục các từ viết tắt
ST
T

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CTXH

2

CLB

Câu lạc bộ

3

ĐH

Đại học

4

NVCTXH

5


TC

6

THPT

7

THTST

Thuyết hệ thống sinh thái

8

UBND

Ủy ban nhân dân

Sinh viên: Dương Văn Nam

Công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội
Thân chủ
Trung học phổ thông

Trang 3

Lớp: 716CTX



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng số 1: ………………………………………………………………...……………..………11
Bảng số 2: ………………………………………………………………...……………..………34
Bảng số 3: ………………………………………………………………...……………..………50
Bảng số 4: ………………………………………………………………...……………..………52

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 4

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình số 1: …………………………………………………………………………26
Hình số 2: …………………………………………………………………………35
Hình số 3: …………………………………………………………………………36
Hình số 4: …………………………………………………………………………42

Hình số 5: …………………………………………………………………………43
Hình số 5: …………………………………………………………………………48

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 5

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Mục lục
Danh mục bảng: …………………………………………………………….…… 3
Danh mục hình: ……………………………..…………………………………… 4

MỞ ĐẦU
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 6

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc


1. Lý do chọn đề tài:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi thực hiện việc kết hôn ngoài yếu
tố tự nguyện, một trong những điều kiện phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo quy
định của pháp luật. Theo quy định tài điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014, Số: 52/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015,
độ tuổi kết hôn với nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Đồng thời, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP có quy định: Điều
kiện kết hôn quy định tại Điểm 1 Điều 9 là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở
lên. Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ
phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi
hai mươi (19 tuổi + 1 ngày), nữ đã bước sang tuổi mười tám (17 tuổi + 1 ngày) mà
kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
- Tảo hôn gây tác hại đến sức khỏe: Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển
tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn. Trong giai đoạn này
nhân cách, hành vi của trẻ được hình thành, trẻ có những chuyển biến lớn về tâm
lý, thường hoang mang về thể xác, muốn tìm tòi, khám phá về giới tính của mình
và của những người khác giới. Nếu trẻ mang thai do kết hôn ở tuổi này làm cho sức
khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có
nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa
trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ
khác. Ở lứa tuổi này, cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên khi mang thai sớm
làm cho trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về thai nghén cũng như các biến chứng
khi mang thai và sinh con như: Dễ sảy thai, đẻ non, đẻ khó do khung chậu chưa
phát triển đầy đủ. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Đây chính là sự cảnh báo thầm
lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ
không được quan tâm đúng mức.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 7


Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

- Tảo hôn gây ảnh hưởng đến kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc
đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng
cao. Những đứa trẻ sinh từ người mẹ dưới 18 tuổi sẽ chậm phát triển dẫn đến sức
khỏe và nhận thức thập nên việc lao động phát triển kinh tế cũng đi xuống. Gây
ảnh hưởng tới giáo dục, văn hóa xã hội cũng đi xuống theo.
Trên thực tế các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay có tỷ lệ tảo hôn vẫn
còn rất cao. Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em có vợ, 05 em
gái thì có 01 em có chồng. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao là Lai Châu, Hà Giang,
Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, trong đó tỉnh Lai Châu có tỷ lệ
tảo hôn cao nhất là 18,6%. [18]
Theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 của Ủy
ban Dân tộc, tỷ lệ tảo hôn chung của các dân tộc thiểu số rất cao, lên đến 26,6%.
Đặc biệt, một số dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao như: Mông 59,7%, Xinh Mun 56,3%,
La Ha 52,7%, Gia Rai 42%, Raglay 38,3%, Bru-Vân Kiều 38,9%... Hôn nhân cận
huyết thống có tỷ lệ 0,65%, tồn tại chủ yếu ở một số dân tộc có điều kiện kinh tế-xã
hội đặc biệt khó khăn và sống biệt lập như Mạ (4,41%), Mảng (4,36%), M'nông
(4,02%), Xtiêng (3,67%)...
Qua khảo sát có thể thấy, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra
ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, cộng đồng cư dân sống biệt lập. Nhiều xã tỷ lệ tảo hôn lên tới trên 50%,
như tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, có tới 52% cặp vợ chồng
kết hôn ở lứa tuổi 12 - 17. Những con số trên cho thấy, mặc dù tỷ lệ hôn nhân cận

huyết thống thấp hơn so với những năm trước, tuy nhiên, tình trạng vẫn rất đáng lo
ngại đối với các tộc người sống ở những khu vực được coi là vùng lõm về trình độ
dân trí, tỷ lệ hộ nghèo cao với những hủ tục kéo dài. [4]
Trên thực tế xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mặc dù tình trạng
tảo hôn tỷ lệ không cao, nhưng tuy nhiên để so sánh với những xã ở huyện Trạm
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 8

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Tấu, Mù Cang Chải thì với mức độ dân trí cao hơn, điều kiện kinh tế cao hơn mà
vẫn có tình trạng tảo hôn. Do vậy cũng là một vấn đề đang bị bỏ qua của các cấp
chính quyền vì luôn luôn nghiên cứu chú trọng hay giải quyết ở những vùng có tỷ
lệ tảo hôn cao mà chưa giải quyết triệt để tình trạng tảo hôn ở một số đồng bào dân
tộc vùng núi ở các xã có điều kiện kinh tế, văn hóa khá hơn.
Năm 2014 ở xã Quy Mông có 4 trường hợp tảo hôn, năm 2015 có 1 trường
hợp, năm 2016 có 2 trường hợp tảo hôn. Phần lớn tảo hôn là trẻ em nữ 16 đến 17.
Như vậy vấn đề tảo hôn ở Quy Mông là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra
những giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn đã và đang xẩy ra.
CTXH cá nhân hỗ trợ đối tượng tảo hôn ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên,
Yên Bái
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua sự trợ giúp của công tác xã hội với những đối tượng tảo hôn nói
chung và đối tượng tảo hôn tại địa phương tôi nói riêng, sẽ giảm thiểu hoặc không

xẩy ra tình trạng tảo hôn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ em nam và trẻ em nữ ở độ tuổi tảo hôn ở xã Quy Mông, huyện Trấn yên,
tỉnh Yên Bái.
- Bố mẹ của trẻ em nam và trẻ em nữ đang chuẩn bị kết hôn ở tuổi tảo hôn.
- Cán bộ chính quyền địa phương, các đoàn thể: Hội phụ nữ, đoàn thanh
niên…

3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 9

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Công tác xã hội cá nhân với đối tượng tảo hôn trên địa bàn xã Quy Mông,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn tảo hôn ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái.
4.2 Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp một
trường hợp nạn nhân cụ thể là 1 trẻ em đang chuẩn bị kết hôn sớm ở xã Quy Mông,
huyện Trấn yên, Yên Bái.

4.3 Đề xuất một số biện pháp CTXH giúp đỡ các đối tượng tảo hôn và ngăn
ngừa hiện tượng tảo hôn.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Trong phạm vi của khóa luận chỉ tập trung vào việc nghiên cứu cách thức
vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp đối tượng chuẩn
bị kết hôn ở tuổi tảo hôn
- Địa điểm: xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
- Phân tích tài liệu thống kê về số lượng các trường hợp tảo hôn và các vấn đề
liên quan ở xã Quy Mông trong 3 năm liền từ 2014 đến 2017.
6.1.2. Phương pháp xây dựng mô hình:
- Xây dựng mô hình phả hệ, mô hình sinh thái.
- Phân tích các mô hình.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 10

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp phỏng vấn:
- Lập bảng hỏi về kiến thức hôn nhân và gia đình, hiểu biết về sự ảnh hưởng

của tảo hôn đến sức khỏe, kinh tế xã hội, giáo dục và đời sống của nhân dân.
- Phỏng vấn thân chủ, gia đình thân chủ và hàng xóm.
6.2.2. Phương pháp quan sát:
Qua sự quan sát tỉ mỉ mà nhân viên công tác xã hội nhận thức được về thân
chủ như: dáng vẻ bên ngoài, cử chỉ, điệu bộ ... và có phán đoán chính xác về nội
tâm bên trong của họ, những nguyện vọng, nhu cầu, vấn đề hiện có.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Mô tả một trường hợp cụ thể tại xã Quy Mông đã tảo hôn để minh chứng cho
những tác động của vấn đề tảo hôn tới các vấn đề sức khỏe, kinh tế xã hội ...
7. Kế hoạch nghiên cứu:
Bảng số 1 – Kế hoạch nghiên cứu
ST
T

NỘI DUNG

1

- Thực trạng tảo hôn tại xã
Quy Mông.
- Những nguyên nhân dẫn 6/2017
đến tình trạng tảo hôn.

- Hệ quả của tảo hôn đối với 9/2017
sức khỏe, tinh thần, kinh tế xã hội.

2

THỜI
GIAN


KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Thống kê được số lượng đối tượng
tảo hôn từ 2014 - 2017.
- Những nguyên nhân khiến trẻ em
nam, nữ độ tuổi 14 – 17 tuổi lại lấy
vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi.
- Chỉ ra được những hệ quả của việc
tảo hôn bằng các trường hợp cụ thể.

- Sử dụng phương pháp 10/201 - Tiếp cận đối tượng.
công tác xã hội cá nhân hỗ 7
- - Nhận diện vấn đề của đối tượng.
trợ đối tưởng tảo hôn ở xã 2/2018 - Thu thập thông tin.
Quy Mông, huyện Trấn Yên,
- Tìm các nguồn lực trợ giúp (Đoàn
tỉnh Yên Bái.
thể, các trường hợp đã kết hôn ở tuổi
tảo hôn, ...)

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 11

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc


- Lập kế hoạch trợ giúp.
- Thực hiện kế hoạch trợ giúp.
- Đánh giá kết quả.

3

2/2017
- Viết luận văn và hoàn thiện

luận văn.
4/2018

4

- Nộp luận văn.

5

- Bảo vệ luận văn.

- Tìm và nghiên cứu nguồn tài liệu
tham khảo.
- Viết và sửa luận văn dựa trên ý kiến
của giáo viên hướng dẫn.
- In luận văn.

4/2018

NỘI DUNG

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 12

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ TẢO
HÔN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm về tảo hôn:
a. Khái niệm về hôn nhân và gia đình:
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Xã hội nào thì sẽ có
hình thái hôn nhân đó, tương ứng với nó là sẽ có chế độ hôn nhân nhất định: xã hội
phong kiến có hôn nhân phong kiến, xã hội tư bản có hôn nhân tư sản, xã hội chủ
nghĩa có hôn nhân xã hội chủ nghĩa.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: Hôn nhân là sự liên kết giữa một
người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự
nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây
dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoàn thuận và bền vững.
Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.
Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây
dựng gia đình.
Gia đình là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của
xã hội, là tế bào của xã hội.

Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình thể hiện quan hệ bình đẳng
nam và nữ ngoài xã hội.
Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp
đỡ của Nhà nước và xã hội (Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 13

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Chức năng xã hội của gia đình: Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người);
Chức năng giáo dục; Chức năng kinh tế.
b. Khái niệm về tảo hôn:
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết
hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm
2014.
Tảo hôn còn được hiểu bằng các cách khác nhau như: Tảo hôn là việc kết hôn
trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn. Tảo hôn là việc hai bên chung sống
như vợ chồng dưới tuổi luật định. Tảo hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ
chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của
pháp luật. Các trường hợp được coi là tảo hôn:
- Kết hôn dưới tuổi luật định:
Điều kiện trở thành kết hôn dưới tuổi luật định: Hai bên đã đăng ký tại cơ

quan nhà nước có thẩm quyền; một hoặc hai bên vi phạm về độ tuổi kết hôn.
Cách thức xử lý: Nhà nước không thừa nhận việc kết hôn dưới tuổi luật định.
Việc kết hôn trái pháp luật này sẽ bị hủy. Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật
có hiệu lực trở về trước và trong tương lai. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án
giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ
các điều kiện kết hôn và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án
công nhận quan hệ hôn nhân đó. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các
bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014.

- Chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định:

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 14

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Trường hợp này, tảo hôn phải thỏa mãn hai điều kiện: Hai bên nam nữ chung
sống như vợ chồng; một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy
định.
Trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng dưới tuổi luật định là vi phạm
pháp luật. Hai bên nam nữ không được công nhận là quan hệ vợ chồng.
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình. Chịu sự điều chỉnh Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính
Phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia

đình. Nghị định 110/2013/NĐ – CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân
sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Hoặc tội tổ chức tảo hôn, tảo hôn theo quy
định tại Điều 148 Bộ luật Hình sự 1999.[10]
1.1.2. Một số cơ sở pháp lý về hôn nhân ở Việt Nam:
- Những quy định về hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam:
Việc kết hôn phải có sự đồng ý của cha, mẹ. Cả hai bộ luật đều quy định rất
chặt chẽ về nội dung này. Tại điều 314 Quốc triều hình luật quy định “ người kết
hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái ( nếu cha mẹ chết thì đem
đến người nhà trưởng họ hay nhà người trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau
một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sang hèn phải bắt nộp tiền tạ (tạ: là
xin lỗi), cho cha mẹ nếu cha mẹ chết thì nộp cho trưởng họ hay trưởng làng, người
con gái phai chịu phạt 50 roi” theo tinh thần của điều luật này thì việc kết hôn nhất
thiết phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ nếu cha mẹ đã chết thì phải được sự
đồng ý của bậc thân thuộc hoặc trưởng thôn. Điều kiện này xuất phát từ quan điểm
phong kiến cho rằng hôn nhân là một loại quan hệ phải xuất phát từ quyền lợi của
gia đình, dòng họ nhằm giao hiếu giữa hai dòng họ và kế truyền dòng dống, tông
tộc. Do đó việc hôn nhân phải được đặt dưới sự xem xét và quyết định của người
gia trưởng loại trừ sự tự do cá nhân của hai bên đương sự. Tuy vậy tại điều 94
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 15

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc


Hoàng việt luật lệ quy định trường hợp ngoại lệ pháp luật thừa nhận trường hợp
thành hôn mà chưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buôn bán hoặc làm ăn
ở xa. Quy định này phù hợp với điều kiện lãnh thổ rộng lớn đi lại khó khăn. [14; 9]
Cổ luật Việt Nam còn nghiêm cấm việc kết hôn khi đang có tang cha, mẹ
hoặc tang chồng. Có điều này là xuất phát từ việc đảm bảo đạo đức phong kiến, tại
điều 137 bộ Quốc triều hình luật quy định: “người nào đang có tang cha mẹ hoặc
tang chồng mà lại lấy vợ hoặc lấy chồng thì xử tội đồ người khác biết mà vấn cứ
kết hôn thì bị xử ba tư đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa”. Điều kiện này nhằm
đề cao đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, chữ “tiết” của vợ đối với chồng.
Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm tù tội. Điều 318 bộ Quốc
triều hình luật viết “trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấy
chồng thì đều bị xử 3 tư và đôi vợ chồng phải ly dị”. Điều kiện này cũng nhằm đề
cao chữ hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ.
Cổ luật Việt Nam cũng quy định rất rõ cấm kết hôn giữa những người trong
họ hàng thân thích; Cấm anh lấy vợ goá của em, em lấy vợ goá của anh trò lấy vợ
goá của thầy “là anh, là em, là học trò lấy vợ của anh, của em của thầy đã chết đều
xử lưu, người đàn bà bị xử giảm một bậc, đều phải ly dị. Điều này nhằm bảo vệ đạo
anh em, nghĩa thầy trò.
Cấm nô tì lấy dân tự do: Luật quy định rằng “Phàm gia trưởng cưới vợ cho nô
bộc là con gái nhà lành thì phạt 80 trượng người nô bộc tự cưới thì cũng thế. Mạo
lão nô tì và lương nhân để cùng lương nhân làm vợ chồng phạt 100 trượng”. (điều
107 bộ Quốc triều hình luật). Quy định này thể hiện rõ quan điểm phân biệt đẳng
cấp ngăn cấm nô tì có quan hệ hôn nhân với lương nhân thể hiện sự phân tần xã hội
nghiêm ngặt.
Cấm sư nam đạo sĩ kết hôn: Tăng, đạo cưới thê thiếp phạt 80 trượng, buộc
phai ly dị, chủ hôn nhà gái phai chịu tội, phải li dị. Cấm đàn bà con gái có tội đang
trốn tránh thì không được kết hôn.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 16


Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá: Mệnh phụ phu nhân (vợ quan chức ) mà
chồng chết tuy mãn tang mà tái giá phạt 80 truy thu bằng sắc vua khen trước đây,
bắt phải li dị tiền cưới cho vào quan.
Cấm quan lại lấy con gái ở địa phương mà mình đương chức, cấm con của
trấn giữ biên ải kết hôn với con của tù trưởng địa phương, cấm các quan thuộc lại,
con chaú các quan kết hôn với đàn bà con gái lam nghề hát xướng, đã kết hôn thì
đều phai li dị (những quy định này được nghi nhận tại các điều 316, 334, 323 của
bộ Quốc triều hình luật. [14]
- Những quy định về hôn nhân trong pháp luật XHCN Việt Nam:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định “Nam, nữ kết hôn với nhau
phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Như vậy luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nâng độ tuổi kết hôn của nữ
thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại luật “Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000”. Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi
trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì
nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không
thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân
sự năm 2005 người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý… Còn theo Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2004, thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có
đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18
tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người
nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 17

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Về hôn nhân đồng giới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm
kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt. Luật Hôn nhân và
gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới
tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính" (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết
hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây là sự
nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình
hình xã hội hiện nay. [10; 11]
1.1.3. Vận dụng một số lý thuyết trong khóa luận:
a. Thuyết hệ thống môi sinh:
* Thuyết hệ thống:
Hệ thống là tập hợp của một bộ những thành phần, mỗi thành phần có phần
hành riêng, khi tập chung lại một cách trật tự sẽ tạo thành hệ thống với chức năng

riêng của hệ thống. Một cá nhân, một cơ quan, tổ chức, đoàn thể, hội tương trợ… là
những thí dụ về hệ thống. Cá nhân cũng là một hệ thống vì cá nhân là kết quả tập
hợp của nhiều phần: phần tâm lý, phần sức khỏe vật chất, phần ảnh hưởng văn hóa,
tôn giáo, gia đình, xã hội, nghề nghiệp, chức vụ… mỗi thành phần này có một tác
động riêng tạo thành cá tính và cách ứng xử của cá nhân. Zasteract và KirstAshman, (2007), chọn ra những khái niệm chính sau đây của thuyết Hệ Thống:

Tương Tác/Interaction:
Là sự tác động qua lại không ngừng giữa các thành phần tạo nên cá nhân hay
giữa cá nhân và các thành phần khác trong hệ thống. Tác động qua lại này có thể
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 18

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

tiêu cực hoặc tích cực và ảnh hưởng đến an sinh của cá nhân, thí dụ quan hệ xấu
với hàng xóm gây nên sự căng thẳng, bực mình; quan hệ tốt với cộng đồng giúp
nhân viên CTXH hoàn thành hữu hiệu nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng khiến cho cả
nhân viên CTXH lẫn khách hàng đều hài lòng…
Nguyên Liệu/Input:
Là năng lượng, thông tin, truyền thông, sự hỗ trợ của các nguồn tài nguyên mà
cá nhân nhận được từ môi trường.
Sản Phẩm/Output:
Là năng lượng, thông tin, truyền thông, sự hỗ trợ của cá nhân dành cho môi
trường.

Trạng Thái Ổn Định/Homeostasis:
Diễn ra khi có sự tương tác hài hoà giữa cá nhân và môi trường, cá nhân đóng
góp cho môi trường và được môi trường hỗ trợ một cách tương xứng.
Nhiều Con Đường Dẫn Đến La Mã/Equifinality:
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cùng một vấn nạn. Thí dụ những
đứa trẻ thiếu cha mẹ, hay bị cha mẹ ngược đãi, hay trải qua áp bức về tình dục…
đều có thể mắc bệnh trầm cảm. Một vấn nạn có thể có nhiều cách giải quyết. Trong
CTXH, tùy theo lý thuyết áp dụng, nhân viên CTXH có thể tiếp cận vấn nạn của
khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, và giúp khách hàng chọn lựa giải pháp
thích hợp nhất. Thí dụ để chống trầm cảm, có thể uống thuốc, hoạt động thể thao,
tham gia sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt nhóm… tùy theo hoàn cảnh của mỗi người.
[3]
* Khoa học về Môi sinh
Tương tự như thuyết Hệ Thống (chú ý đến tác động diễn ra bên trong các hệ
thống và giữa các hệ thống với nhau), khoa học về môi sinh chú ý đến tác động qua
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 19

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

lại và sự thích ứng của vạn vật vào môi trường chung quanh. Có thể nói khoa học
này bắt nguồn từ tư tưởng triết học Đông phương (kinh Dịch), theo đó vạn vật
không ngừng chuyển động, tương tác, và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên sự quân bình
rất tinh tế của vũ trụ.

* Thuyết Hệ thống môi sinh
Phối hợp thuyết Hệ thống và khoa học về môi sinh, thuyết Hệ thống môi sinh
chú ý vị trí của cá nhân trong môi trường sống. Điều này quan trọng vì con người
không sống biệt lập mà luôn luôn sống trong cộng đồng, và tác động qua lại giữa
các hệ thống con người và môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến an sinh của cá
nhân và của xã hội.
Những khái niệm chính:
- Sự Hài Hoà Giữa Cá Nhân và Môi Trường:
Diễn ra khi môi trường có tài nguyên và phương pháp phân phối tài nguyên
một cách công bằng và hợp lý để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
Có ba trường hợp thiếu hài hoà giữa cá nhân và môi trường:
Môi trường có tài nguyên và phương pháp phân phối hợp lý nhưng cá nhân
không sử dụng, có thể vì thiếu kiến thức về tài nguyên hay không có ý chí sử dụng
tài nguyên.
Môi trường có tài nguyên nhưng không có phương pháp phân phối công bằng
và hợp lý. Đây là trường hợp xảy ra tại nhiều cơ sở xã hội ở California: Một số
đông cư dân không sử dụng dịch vụ vì cơ sở chỉ cung cấp dịch vụ bằng tiếng Anh,
tiếng Tây ban nha, tiếng Hoa, tiếng Tagalog (Phi luật tân) và tiếng Việt trong số
hơn 100 ngôn ngữ khác nhau của cư dân (có tới 39.5% cư dân California chỉ nói
một ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh hoặc nói được tiếng Anh và một hay
nhiều ngôn ngữ khác).
Môi trường không có tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 20

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Trong cả ba trường hợp trên đây, nhân viên CTXH đều có thể đóng một vai trò
tích cực trong việc tạo ra hài hoà giữa cá nhân và môi trường, đạt được an sinh cho
mọi công dân.
- Năng Lượng, Nguyên Liệu, và Sản Phẩm:
Giống như những khái niệm này trong thuyết Hệ Thống.
Điểm Giao Thoa/Interface:
Là tác động qua lại hoặc nơi chính xác diễn ra tác động qua lại giữa hai hệ
thống riêng biệt hay giữa cá nhân và môi trường. Trong quá trình lượng định theo
lý thuyết Hệ thống môi sinh, điểm giao thoa chính xác cần được xác định để tập
trung vào đó năng lực và tài nguyên nhằm tạo ra thay đổi. Trong thí dụ nhiều cộng
đồng thiểu số không sử dụng đúng mức tài nguyên xã hội ở California kể trên, điểm
giao thoa là vấn đề truyền thông. Khi giải quyết được vấn đề này sẽ giải quyết
được, hoặc góp phần giải quyết được vấn nạn ít sử dụng tài nguyên xã hội của
người thiểu số ở California. Thí dụ khác: nhiều cặp vợ chồng than phiền không có
hạnh phúc vì nhiều nguyên nhân: Bất đồng trong việc nuôi dạy con cái, đối xử với
cha mẹ hai bên, chi tiêu trong gia đình, quan hệ vợ chồng nguội lạnh, không có thì
giờ cho nhau… nhưng nhiều khi điểm giao thoa cũng chỉ là vấn đề truyền thông,
tức là không biết cách truyền đạt cho nhau những nhu cầu, quan tâm, lo lắng,
vui,buồn, một cách đúng phương pháp và hiệu quả.

Thích Ứng/Adaptation :
Là khả năng thay đổi để thích nghi với những biến động của bản thân và môi
trường, thí dụ lập gia đình, thay đổi công việc, dọn nhà, gia đình thêm người, bớt
người… Thích ứng đòi hỏi năng lượng, khi cá nhân không có đủ năng lượng để
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 21


Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

thích ứng, nhân viên CTXH sẽ giúp cá nhân huy động được năng lượng cần thiết từ
môi trường để thích ứng. Thích ứng cũng có nghĩa là tạo ra thay đổi môi trường để
thỏa mãn nhu cầu của con người.
Đối Phó/Coping:
Là một hình thức của thích ứng. Thích ứng có nghĩa rộng, bao trùm mọi
trường hợp khi cá nhân đối diện một thay đổi mới hoặc của môi trường hoặc của
bản thân. Đối phó là sự phấn đấu để thích ứng với một thay đổi, một tình huống
tiêu cực.
Liên Lập/Interdependence:
Con người không thể sống hoàn toàn biệt lập mà phải nhờ đến nhiều người
khác để được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: Ăn, mặc, nhà ở, hạnh phúc, sự an
toàn… [20]
* Ứng dụng trong CTXH:
Thuyết Hệ thống môi sinh cho phép nhân viên CTXH vừa nhìn được khách
hàng trong bức tranh tổng thể qua nhãn quan của con chim bay trên cao, vừa thấy
rõ tình trạng của những thành phần nhỏ đóng góp nên bức tranh qua nhãn quan của
con rắn bò sát đất, và nhờ vậy có thể định vị chính xác được chỗ nào cần và có thể
tác động để thay đổi, và thay đổi này sẽ giải quyết được vấn nạn hay chỉ là mục tiêu
dễ thành công nhất để tạo khí thế dẫn đến những mục tiêu thay đổi quan trọng hơn.
Thí dụ X cần được giúp đỡ vì suy giảm trầm trọng khả năng làm việc. Lượng định
theo phương pháp Hệ thống môi sinh cho thấy:
- X mất hứng thú trong công việc vì do kinh tế suy thoái, hãng phải tái phối trí

và giao cho X phần hành dưới khả năng chuyên môn với mức lương giảm 30% so
với phần hành chuyên môn cũ.
- X không tuân phục người giám thị mới, “một tên ngu dốt, không có trình độ
chuyên môn và ưa thích sử dụng quyền lực một cách lố bịch”.
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 22

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

- X đang trải qua cuộc ly dị đầy căng thẳng, hai con được toà án giao cho vợ
cũ nuôi, X được quyền thăm con nhưng vợ cũ thường xuyên gây trở ngại và tuyên
truyền để các con không muốn gặp X.
- X cũng mâu thuẫn với gia đình gốc và không có liên hệ chặt chẽ với bố mẹ
ruột và anh chị em.
- Trước đây X thường hay giao du với một người bạn thân, nhưng người này
hiện đã đi làm ở nước ngoài, mỗi năm chỉ về thăm gia đình một hoặc hai lần.
- Từ hơn một tháng nay X mất ngủ và ho nhiều vì hút thuốc gấp đôi lúc trước.
Bức tranh tổng thể cho thấy ngoài khó khăn nội bộ (sức khỏe), X gặp khó
khăn trong tất cả các mối quan hệ với các hệ thống khác trong môi trường: gia đình
(vợ cũ, con cái, cha mẹ và anh chi em), sở làm (công việc, xếp mới), cộng đồng
(bạn bè). Quá trình lượng định theo phương pháp Hệ thống môi sinh giúp nhân viên
CTXH chú trọng sự tương tác sinh động/dynamic của các thành phần trong từng hệ
thống cũng như giữa các hệ thống với nhau. Thí dụ X quyết định bỏ việc, hay cơ
quan sa thải X, hay X kiếm được một chỗ làm mới, đúng khả năng, lương cao, có

khả năng trả thêm tiền cấp dưỡng nuôi con và được vợ cũ tạo điều kiện cho thăm
con đúng theo nhu cầu của X… Tất cả những thay đổi này đều có thể tạo ra những
cơ hội cũng như rủi ro mới, đòi hỏi giải pháp thích ứng.
X đã bỏ ra rất nhiều năng lực (sản phẩm/output) để đối phó và duy trì trạng
thái ổn định cho bản thân, và nhận được rất ít sự hỗ trợ của môi trường (nguyên
liệu/input). Quan điểm chủ đạo “Nhiều con đường dẫn đến La Mã” sẽ giúp nhân
viên CTXH cùng X tái lập và thăng tiến được trạng thái ổn định qua các thay đổi ở
cả tầng vi mô/micro (cá thân), vĩ mô/macro (môi trường) và tầng trung gian/mezzo
(gia đình, bạn bè, nhóm nhỏ). Thuyết Hệ thống môi sinh cho phép sự thành lập một
hệ thống mới bao gồm khách hàng và nhân viên CTXH, trong hệ thống này, nhân
viên CTXH là tác nhân thay đổi/change agent, cung cấp sự hỗ trợ tinh thần, nối
khách hàng với các nguồn tài nguyên (tăng nguyên liệu), và giúp khách hàng có
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 23

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

được những thay đổi cần thiết (sản phẩm) để giải quyết vấn nạn và đạt được trạng
thái ổn định.
b. Thuyết trị liệu nhận thức:
Trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận
thức tiêu cực của họ. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy”
trong hoạt động giúp thay đối tượng. Bao gồm các yếu tố sau:
Giúp thân chủ nhận thức được các duy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các

hoạt động chức năng của thân chủ.
Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm và thay vào là những tư duy xác thực và hành
động có tính chất tích cự để tăng cường hoạt động chức năng của thân chủ.
Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức là chương trình
“lí luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về quản chế và
những môi trường tư pháp khác.
Tái tạo nhận thức là thình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức.
Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý thức
của thân chủ.
Một số phương thức trị liệu nhận thức đã kết hợp với phương thức thay đổi
hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi,... [20]

c. Thuyết nhu cầu của Maslow:
Theo thuyết A. Maslow nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các
thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối
với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một
thực thể xã hội.

Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 24

Lớp: 716CTX


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thy Ngọc

Hình số 1 – Tháp nhu cầu Maslow


d. Lý thuyết hệ thống sinh thái:
- Thuyết hệ thống sinh thái là gì?
Giải thích con người bằng cách mô tả các khía cạnh của cá nhân môi trường
Thuyết hệ thống sinh thái cho rằng con người chủ động tham gia vào quá trình
phát triển và môi trường của họ luôn luôn thay đổi, bản thân thay đổi.
Cách thức, con người thuyết sinh thái nhận thức về kinh nghiệm sống sẽ ảnh
hưởng đến an sinh
Thuyết sinh thái nhấn mạnh đến môi trường cuộc sống, những tương tác của
môi trường, vật chất đã ảnh hưởng đến con người ra sao.
- Cấp độ THTST:
+ Hệ thống vi mô
+ Hệ thống trung mô
+ Hệ thống ngoài ( exosystem)
Sinh viên: Dương Văn Nam

Trang 25

Lớp: 716CTX


×