Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.55 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 8
BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 Kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
 Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh - n/c thông tin.
 Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ quan hô hấp.
B. Phương pháp:
- Quan sát nghiên cứu tìm tòi.
- Hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
* GV: - Tranh phóng to H21.1 Sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi theo các chiều khi hít
vào và thở ra.
H21.2: Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào - thở ra bình thường và
gắng sức.
H21.3: Thiết bị đo nồng độO2 trong không khí hít vào và thở ra.
* HS: Nghiên cứu kĩ nội dung bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn đinh: Vắng(1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đ/v cơ thể.
III. Bài mới(32')
1. Đặt vấn đề(1').
GV : Hô hấp gồm những giai đoạn nào?

TaiLieu.VN

Page 1




HS:..........................
GV: Vậy các giai đoạn này có mối quan liên quan với nhau như thế nào
2.Triển khai bài(36')
a. Hoạt động 1:(15') Thông khí ở phổi.

GV: Treo tranh H21.1 + 21.2 giới thiêu
khái quát.
HS: Độc lập nghiên cứu→ thảo luận nhóm.
? Các cơ xương ở lồng ngực...để làm tăng
V lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể
tích khi thở ra.
? Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình
thường và gắng sức có thể phu thuộc vào
những yếu tố nào.
Y/c: 1, Xương sườn nâng lên, cơ liên sườn
và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng
nhô ra và ngược lại.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, rút ra KL.
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(1
lần hít vào + 1 lần thở ra)→ không khí ở phổi
thường xuyên được đổi mới.
- Cử động hô hấp được thực hiện nhờ hoạt
động của lồng ngực và các cơ quan hô hấp.
b. Hoạt động 2:(16') Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.

TaiLieu.VN


Page 2


GV: Giới thiệu thiết bị đo nồng độ O2
trong không khí khi hít vào và thở ra.
HS: Độc lập quan sát H21.4 và bảng
21→ trao đổi 2m/nhóm.
? Giải thích sự khác nhaủơ mổi thành
phần của khí khi hít vào và thở ra.
? Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2.
GV: Gọi đại diện hs trình bày, hs khác
nhận xét→ KL.

* Sự trao đổi khí ở phổi:
- O2 khuếch tán từ không khí phế nang
vào máu.
- CO2 khuếch tán từ máu vào không khí
phế nang.
* Sự trao đổi khí ở tế bào:
- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
=> Các khí trao đổi ở phổi và tế bào theo
cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao
→ nồng độ thấp

IV. Củng cố: (4')
? Nhờ hoạt động của các cơ quan , bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên
được đổi mới.
? Thực chất trao đổi khí ở phỏi và tế bào là gì.

V. Dặn dò, ra bài tập về nhà (3').
 Bài cũ: + Học bài cũ
+ Trả lời các câu hỏi ở sgk.
+ Đọc mục " Em có biết"
 Bài mới: - Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ, luyện tập đểc có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh.

TaiLieu.VN

Page 3


E. Bổ sung:
.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................

TaiLieu.VN

Page 4



×