Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống gấc tại gia lâm – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ XUÂN HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG GẤC TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã rút ra
được nhiều kinh nghiệm quý báu, mà trong cương vị công tác hiện nay tôi rất cần.
Để có được những kiến thức thực tế và kết quả như ngày hôm nay cùng với sự
lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều Thầy Cô, cán bộ,
đồng nghiệp ở cơ quan và bạn bè.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa cùng
các thầy, cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Cây công nghiệp
và cây thuốc đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi xây dựng và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp đợt này.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Ninh Thị Phíp là
người đã tận tình hưỡng dẫn tôi, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi. Cô đã cho tôi nhiều
nhận xét, kiến thức trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của mình.
Qua đây tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên của Trung Tâm Thực
nghiệm và đào tạo nghề- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi thực hiện các thí nghiệm ngay tại Trung Tâm.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu yêu cầu................................................................................................ 2


1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Giới thiệu chung về cây gấc ............................................................................... 4

2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ..................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................... 4
2.1.3. Yêu cầu sinh thái ............................................................................................... 5
2.2.

Giá trị của cây gấc ............................................................................................. 6

2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 6
2.2.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 8
2.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gấc ...................................................................... 9


2.3.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 9
2.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 12
2.4.

Một số kết quả nghiên cứu cây gấc trên thế giới và việt nam ............................ 12

2.4.1. Trên thế giới .................................................................................................... 12
2.4.2. Việt Nam ......................................................................................................... 13
2.5.

Cơ sở khoa học của các biện pháp nhân giống gấc ........................................... 15

2.5.1. Kỹ thuật nhân giống gấc bằng hình thức hữu tính............................................. 15

iii


2.5.2. Nhân giống vô tính .......................................................................................... 17
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 22
3.1.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 22

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 22

3.3.


Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 22

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 22

3.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt đến sinh
trưởng phát triển của 2 giống gấc (gấc Nếp và gấc Lai đen) ............................ 22
3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng
phát triển, năng suất của hai giống gấc............................................................ 23
3.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh
trưởng phát triển của hai giống gấc. ................................................................ 24
3.5.

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 25

3.5.1. Trong vườn ươm .............................................................................................. 25
3.5.2. Ngoài ruộng sản xuất ....................................................................................... 26
3.5.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại ............................................................... 27
3.6.

Điều kiện thực hiện thí nghiệm ........................................................................ 27

3.7.

Xử lý số liệu .................................................................................................... 27

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 28
4.1.


Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt đến sinh
trưởng phát triển của 2 giống gấc nếp và gấc lai đen ........................................ 28

4.1.1. Ảnh hưởng của các các biện pháp xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy
mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ........................................ 28
4.1.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây
con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn.................................................... 29
4.1.3. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ sống và thời gian leo
giàn, ra hoa, đậu quả và thu hoạch của các giống gấc. ...................................... 31
4.1.4. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng của các
giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa .............................................................. 32
4.1.5. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến đến chỉ số SPAD và chỉ số
diện tích lá tích lũy chất khô, tỷ lệ tươi/khô tại thời điểm bắt đầu ra hoa........... 34
4.1.6. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại .......... 36
4.1.7. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ cây cái, cây đực và các
yếu tố cấu thành năng suất ............................................................................... 38

iv


4.2.

Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng
phát triển của 2 giống gấc nếp và gấc lai đen.................................................... 42

4.2.1. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến thời gian và tỷ lệ nẩy mầm, thời gian
và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ................................................................ 42
4.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây con
trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm .................................................. 43
4.2.3. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai

đoạn sinh trưởng .............................................................................................. 45
4.2.4. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng của các
giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa .............................................................. 47
4.2.5. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến chỉ số SPAD và chỉ số diện tích lá tích
lũy chất khô, tỷ lệ tươi/khô tại thời điểm bắt đầu ra hoa ................................... 49
4.2.6. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ....................... 51
4.2.7. Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến tỷ lệ cây cái, cây đực và các yếu tố cấu
thành năng suất ................................................................................................ 53
4.3.

Thí nghiệm 3: nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh
trưởng phát triển của hai giống gấc .................................................................. 56

4.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian và tỷ lệ bật mầm, thời
gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ........................................................ 56
4.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng, phát triển của cây con
trong vườn ươm ............................................................................................... 58
4.3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống và thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng ....................................................................................... 60
4.3.4. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến chỉ tiêu sinh trưởng của các giống
gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa ........................................................................ 63
4.3.5. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khối lượng tươi, khối lượng chất
khô chỉ số SPAD và chỉ số diện tích lá tại thời điểm bắt đầu ra hoa .................. 65
4.3.6. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ........... 67
4.3.7. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất ..................................................................................................... 68
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 71
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 71


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 71

Một số hình ảnh minh họa ........................................................................................... 73
Phụ lục ........................................................................................................................ 81

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

CD

chiều dài

DK

đường kính

DT


Diện tích

G

Giống

KL

Khối lượng

NL

Nhắc lại

SL

Số lá

T/G

Thời gian

TB

Trung bình

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến thời gian và tỷ lệ nảy
mầm, thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ..............................28

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến sinh trưởng, phát
triển của cây con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm..............30

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ sống và thời gian
qua các giai đoạn sinh trưởng .................................................................31

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng
của các giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa ........................................33

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến đến chỉ số SPAD và
chỉ số diện tích lá, khối lượng tươi, tỷ lệ tươi/khô tại thời điểm bắt
đầu ra hoa ...............................................................................................35

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại ..................................................................................................36


Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ cây cái, cây đực
và các yếu tố cấu thành năng suất ...........................................................39

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến thời gian và tỷ lệ nẩy mầm, thời
gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ...............................................42

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng, phát triển của cây
con trong vườn ươm tại thời điểm xuất vườn ươm ..................................44

Bảng 4.10.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến tỷ lệ sống và thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng ..............................................................................46

Bảng 4.11.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến chỉ tiêu sinh trưởng của các
giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa.....................................................48

Bảng 4.12.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến chỉ số SPAD và chỉ số diện tích
lá tích lũy chất khô, tỷ lệ tươi/khô tại thời điểm bắt đầu ra hoa................50


Bảng 4.13.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại ..............52

Bảng 4.14.

Ảnh hưởng của khối lượng hạt đến tỷ lệ cây cái, cây đực và các yếu
tố cấu thành năng suất ............................................................................54

Bảng 4.15.

Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian và tỷ lệ bật mầm,
thời gian và tỷ lệ xuất vườn của các giống gấc ........................................57

vii


Bảng 4.16.

Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng, phát triển của
cây con trong vườn ươm .........................................................................58

Bảng 4.17.

Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống và thời gian
qua các giai đoạn sinh trưởng .................................................................61

Bảng 4.18.


Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến chỉ tiêu sinh trưởng của các
giống gấc tại thời điểm bắt đầu ra hoa.....................................................63

Bảng 4.19.

Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khối lượng tươi, khối lượng
chất khô, chỉ số SPAD và chỉ số diện tích lá tại thời điểm bắt đầu
ra hoa .....................................................................................................65

Bảng 4.20.

Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến .............................................67

Bảng 4.21.

Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất ............................................................................69

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cây gấc (Momordica Cochinchincuris), họ bầu bí (Cucurbitacece). Có giá trị
kinh tế và dược liệu cao. Hiện đang được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Tuy nhiên
công tác nhân giống ở Việt Nam chưa có kỹ thuật phù hợp để cung cấp cây giống chất
lượng cho sản xuất. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
nhân giống gấc tại Gia Lâm – Hà nội.” nhằm xác định biện pháp xử lý hạt, khối
lượng hạt và phương pháp ghép gấc thích hợp cho hai giống gấc lai đen và gấc nếp góp
phần hoàn thiện quy trình nhân giống gấc và lựa chọn giống gấc phù hợp cho sản xuất.
Thực hiện 3 thí nghiệm:

(i)Thí nghiệm 1: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt đến sinh
trưởng phát triển của 2 giống gấc, gấc Nếp và gấc Lai đen”.
(ii) Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng hạt đến sinh trưởng
phát triển, năng suất của hai giống gấc”.
(iii) Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh
trưởng phát triển của hai giống gấc”.
Thí nghiệm hai nhân tố bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD, 3 lần
nhắc lại. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại. Số liệu được xử
lý bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Exel 2003.
Kết quả thu được cho thấy công thức xử lý hạt khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ
hạt cái và sinh trưởng phát triển của cây con. Công thức bỏ vỏ để hạt trần tỷ lệ nảy
mầm cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ cây cái lại thấp hơn phương pháp đồ xôi.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khối lượng hạt lớn ở cả hai giống gấc (>3 g/hạt
đối với giống gấc nếp và >4 g/hạt đối với giống gấc lai đen) làm tăng tỷ lệ cây cái, tăng
tỷ lệ bật mầm và khả năng sinh trưởng phát triển của cây gấc so với hạt nhỏ hơn.
Phương pháp ghép khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, và sinh trưởng, phát
triển của hai giống gấc. Áp dụng phương pháp ghép nêm (CT2) thích hợp cho cả hai
giống gấc.
Trong cả 3 thí nghiệm, kết quả cho thấy, giống gấc lai đen sinh trưởng phát triển
cho năng suất cao hơn giống gấc Gấc nếp.

ix


THESIS ABSTRACT
Gac (Momordica Cochichincuris) is belong to the Cucurbitacece family, widely
used as medicinal plant. Nowadays, Gac production become more popular cause of high
economic value. However, propagation technique of Gấc are not really develop.
Therefore, we conducted experiment: “Studying of some propagation techniques in
Momordica Cochinchincuris plant in Gia Lam – Ha Noi”.

We conducted 3 experiments:
(i) Experiment 1: Studying the effect of seed treatment method to growth and
development of two varieties: Nep and Lai den varieties.
(ii) Experiment 2: Studying the effect of seed weight to growth and development,
yield of two varieties: Nep and Lai den varieties.
(iii) Experiment 3: Studying the effect of grafting method to growth and
development of two varieties: Nep and Lai den varieties.
The two – factor experiment arrange in random complete block design RCBD, 3
replicaitions. Colleting the growth and development, pest and disease data. The data is
processed by software IRRISTAT 5.0 and Excel 2003.
The data shows that different seed treatment method lead to different rate of
“female seed” and rate of growing seedling. Peeled seed reach the highest rate of
germintion, whereas heated seed are lower rate. The higher weight seed (>3g. seed-1 of
Nep varieties and >4g. seed-1 of Lai den varieties) lead to the higher rate of gynoecious,
higher rate of germination and higher rate of growing. Different grafting method effect
survival rate, growth and development of the two varieties. Apply wedge grafting
method (CT2) suitable for both varieties.
In conclusion, growth and development, yielding of Lai den varieties is higher
than Nep varieties.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây gấc (Momordica Cochinchincuris), họ bầu bí (Cucurbitacece) là một
loại dược liệu tốt, có ý nghĩa to lớn trong đời sống nhân dân. Từ xa xưa, trong
dân gian gấc đã được sử dụng để giúp sáng mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt
như nhức mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt. Ngày nay các chất có từ quả Gấc được
khoa học chứng minh, gấc còn có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, hạ

cholesterol và lipid máu cũng như ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư
vú và ung thư gan (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Hiện nay gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, Màng hạt
gấc và dầu gấc là nguồn chính cung cấp β-carotene và lycopene. Vuong et al.,
(2003) cho biết gấc trồng ở Việt Nam có hàm lượng trung bình của carotene là
83,3 ug/g và lycopene là 408 ug/g trọng lượng tươi. Hàm lượng lycopene trong
gấc cao gấp 76 lần khoai tây.
Nhiều vùng ở trung du và miền núi (như Bắc Giang, Thái nguyên, Hải
Dương...), đã đưa gấc vào canh tác đem lại thu nhập cao ổn định cho người trồng.
Gấc là cây dễ trồng, dễ phát triễn trên nhiều loại đất, ít bị nhiễm sâu bệnh, chăm
sóc tốt cây sẽ cho quả từ 15 đến 20 năm.
Trong sản xuất gấc hiện nay đang áp dụng hai hình thức nhân giống. Nhân
giống hữu tính bằng hạt có ưu điểm là tuổi thọ cao cây sinh trưởng phát triển khỏe,
tuy nhiên tỉ lệ cây đực rất cao. Hiện nay chưa có biện pháp chọn lọc hạt để nâng
cao tỷ lệ cây cái giảm chỉ phí cho người trồng. Để khắc phục hiện tượng đơn tính
ở gấc đã có những biện pháp nhân giống bằng hình thức vô tính hiện nay là
phương pháp nhân giống bằng invivo và nuôi cây mô tế bào invitro đã thành công.
Tuy nhiên cây nhân giống giâm cành còn có nhiều hạn chế như tỷ lệ sống không
cao, hệ số nhân giống thấp, cây sinh trưởng yếu, tuổi thọ không cao năng suất
giảm dần theo tuổi của cây. Hình thức nhân giống invitro chưa thể áp dụng rộng
rãi trong sản xuất do chi phí nhân giống cao nông dân khó tiếp cận được, cây con
khi đưa ra ruộng sản xuất còn nhiều hạn chế như cây sinh trưởng yếu, hay bị
nhiễm hại sâu bệnh, thời gian ra hoa ra quả dài hơn. Chính vì vậy hiện nay cây
giống gấc trên thị trường chủ yếu là cây hạt, cây giâm cành. Cây từ cành đảm bảo
được tỉ lệ cây cai nhưng khan hiếm không đủ để phục vụ cho mở rộng diện tích và
1


nhu cầu của người trồng, cây con không đồng đều chất lượng kém khó mở rộng
sản xuất theo hướng hàng hóa. Đứng trước những hạn chế đó được sự hướng dẫn

của TS. Ninh Thị Phíp tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
nhân giống gấc tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định biện pháp xử lý hạt, khối lượng hạt và phương
pháp ghép gấc thích hợp cho hai giống gấc Lai đen và gấc Nếp góp phần hoàn
thiện quy trình nhân giống gấc và lựa chọn giống gấc phù hợp cho sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm và
sinh trưởng, phát triển của hai giống gấc.
- Đánh giá ảnh hưởng của khối lượng hạt đến tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng,
phát triển và tỷ lệ đực cái của hai giống gấc.
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng tiếp hợp, sinh
trưởng, phát triển của cây ghép trên hai giống gấc.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên hai giống gấc, gấc Lai đen và gấc Nếp. Với các
biện pháp xử lý hạt, các biện pháp chọn hạt nhằm tìm ra cách xử lý hạt, chọn hạt
tốt nhất để đảm bảo tỷ lệ cây cái cao hơn. Áp dụng biện pháp nhân giống vô tính
ghép cây nhằm đảm bảo 100% cây cái giống cây mẹ.
Thời gian được thực hiện trong tháng 2 – 3 năm 2015. Tất cả các thí nghiệm
triển khai nhân giống trong nhà có mái che và ruộng sản xuất thử nghiệm tại
Trung Tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới trong kỹ thuật nhân giống cho cây
gấc nhằm khắc phục được hiện tượng đơn tính ở gấc.
- Kết quả của luận văn sẽ góp phần bổ sung lý thuyết về nhân giống vô
tính cho cây họ bầu bí.

2



1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao nhằm hoàn thiện quy
trình nhân giống và sản xuất cây giống gấc chất lượng cao giảm chi phí và tăng
năng suất cho người trồng gấc.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY GẤC
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng, thuộc
bộ Vioales, họ bầu bí Cucurbitaceae, chi Momordica L, loài Cochinchinensis.
Tên nước ngoài là Mộc Miết (Trung Quốc), Muricic (Pháp), Cochinchina
Momordica (Anh) (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Gấc có khoảng 45 loài trên thế giới, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới
Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, tại Châu Á có 5 - 7 loài trong đó Việt Nam có 4
loài (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Gấc là loại dây leo bám trên giàn, bờ tường hay các cây có tán rộng, phân
bố ở độ cao 0 - 15m. Gấc sống lâu năm nhờ rễ củ, mỗi năm tàn một lần nhưng lại
đâm chồi từ gốc cũ vào mùa xuân năm sau (Đỗ Tất Lợi, 2006).
Mỗi gốc có nhiều cây, mỗi cây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá cây gấc mọc
so le, có từ 3 - 5 thùy khía sâu đến 1/2 phiến lá, mặt trên của lá xanh lục sẫm, mặt
dưới lá có long nhám, lúc đầu lá có long ở mặt trên sau đó nhẵn. Gân lá có hình
chân vịt. Cuống lá dài từ 2-3 cm. Tua cuốn to, đơn nằm sát với gốc lá (Đỗ Tất
Lợi, 2006).
Gấc là loại cây đơn tính biệt chu, hoa đực và hoa cái riêng. Hoa đực mọc

ở kẽ lá, lá bắc hình thận to và rộng; đài có ống ngắn, các thùy hình tam giác
nhọn, màu lam sẫm; tràng có 5 cánh, màu trắng hoặc ngả vàng, hình trứng
thuôn, có long ở mặt trong, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu xù xì (Đỗ Tất
Lợi, 2006).
Quả hình bầu dục hoặc hình trứng dài từ 15-20 cm, có cuống lá mập, đáy
nhọn, vỏ ngoài có nhiều gai, khi chin vỏ có màu vàng đỏ. Trong quả có nhiều hạt
xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màu đỏ được gọi là thịt gấc. Hạt gấc dẹt, có
hình dạng gần giống con ba ba nhỏ, màu đen hoặc hơi xám, vỏ ngoài rất cứng,
mép có rang cưa dài từ 5-6 mm, trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu (Phạm
Hoàng Hộ, 1999).

4


2.1.2.1. Đặc điểm Gấc Nếp
Lá gốc hình tim, xẻ thuỳ bàn tay đường kính 15 - 20 cm, lá nhám, mặt trên
mầu xanh sẫm. Hoa đơn tính cùng gốc, cánh hoa mầu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá.
Quả mọng to, hình bầu dục tròn, dài 15 - 20 cm, đường kính quả 12 - 18 cm, vỏ
quả có gai mềm, khi chín mầu đỏ nhạt. Thịt quả mầu đỏ sẫm hay đỏ vàng. Hạt
nhiều, xếp thành hàng dọc, hạt dẹt được bao bởi lớp màng mầu đỏ sẫm, hạt mầu
đen, vỏ hạt cứng và dầy, mép có răng tù, kích thước hạt dài 25 - 35mm, rộng 19 31mm, dầy 5 - 10mm, nhân hạt (nội nhũ) chứa nhiều dầu.
2.1.2.2. Gấc Lai đen
Giống gấc Lai đen: Chủ yếu giống gấc lai tự nhiên do dân trồng bằng hạt
giữ lại các cây có đặc tính tốt nhân rộng ra. Chất lượng tốt, quả tròn, to, đường
kính quả trung bình 20- 25cm, trọng lượng quả trung bình đạt 2 – 3kg, cá biệt có
quả đạt 4-5 kg. Quả ít gai, có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỉ lệ long cùi
cao, ruột đỏ thẫm, cho năng suất cao.
2.1.3. Yêu cầu sinh thái
Gấc là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện
cường độ chiếu sáng mạnh nhưng quả phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng

giảm. Giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng chiếu trực tiếp quả rất dễ bị rám,
thối hoặc sớm rụng. Chính vì vậy trồng gấc tốt nhất lên làm giàn để nâng cao
chất lượng cũngnhư phẩm chất quả. Nhiệt độ trung bình cho gấc phát triển là từ
(25 – 27oC) hạt gấc có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13 – 15oC nhưng tốt nhất ở 25oC,
lượng nước (1500 - 2000mm/năm).
Gấc là cây có khả năng chịu được hạn khá hơn chịu được úng. Giai đoạn từ
khi mới trồng đến trước ra hoa yêu cầu độ ẩm đất đạt (65 – 70%). Giai đoạn ra
hoa kết quả yêu cầu độ ẩm đạt 75%. Gấc là cây chịu úng rất kém vì vậy khi trồng
tốt nhất nên làm vồng, ụ hay trồng ở nơi có khả năng tiêu thoát nước tốt. Nhiệt
độ dưới 15oC cây sinh trưởng chậm, ra hoa không đậu quả.
Cây gấc không kén đất, đất sỏi đá, đất pha đều trồng được, tốt nhất là đất
thịt nhẹ, đất phù sa bồi có đủ ẩm và thoát nước tốt, pH thích hợp trong khoảng
5,6 - 7. Đặc biệt cây gấc rất thích hợp với đất giàu lân do đó trên đất nghèo lân sẽ
cần phải bón lân sẽ giúp cho gấc có nhiều quả.
Trồng bằng hạt hay dâm cành vào các tháng 2 - 3, trồng một năm thu hoạch
nhiều năm, mùa thu hoạch quả từ các tháng 8 - 9 đến hết tháng 1 - 2 năm sau. Sau
đó cây lụi đi, sang xuân lại nẩy chồi, mọc mầm mới (Đỗ Tất Lợi, 2006).
5


2.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY GẤC
2.2.1. Trên thế giới
Gấc đang biết đến như một nguồn hàng đầu của carotenoids, đặc biệt là
beta-carotene và lycopene. Các kết quả nghiên cứu nghiên cứu thấy rằng
lycopene trong gấc lên đến 308 mg/g trong màng hạt, khoảng 10 lần cao hơn
so với ở các loại quả khác giàu chất lycopene và trong rau (Vuong T.L and
King J.C, 2003). Trong màng hạt (Bột) mức trung bình của lycopene thậm chí
cao hơn nữa, 2227mg/g nguyên liệu tươi. Các lớp vỏ ngoài của hạt cũng bao
gồm các cấp độ cao axit béo, dao động từ 17% đến 22% tính theo trọng lượng
(Vuong L.T et al., 2002). Dầu chiết xuất từ màng hạt gấc (dầu gấc) cho thấy

nồng độ carotenoid tổng số 5700mg/ml, với 2710mg đó là beta-carotene. Dầu
này cũng bao gồm các cấp cao của vitamin E (Vuong and King, 2003). Các
axit béo trong lớp vỏ ngoài của hạt rất quan trọng cho sự hấp thu các chất dinh
dưỡng tan trong chất béo bao gồm carotenoid. Ngoài ra, dầu gấc dùng rất tốt
cho phụ nữ và trẻ em. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng cà chua và
các sản phẩm cà chua, giàu lycopene, cũng như nồng độ trong máu cao của
lycopene, có liên quan đáng kể với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
(Deming et al., 2002). Có rât nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng betacarotene trong gấc là dạng cao sinh học.
Hạt gấc (hạt của quả gấc chín, phơi khô) được sử dụng như là vị thuốc có
tác dụng chống ung thư ở Trung Quốc. Nghiên cứu của Shen Y et al. (2015)
nhằm tìm ra vai trò của dịch chiết cồn của hạt gấc (ECMS) đến sự tăng sinh và di
căn của ung thư phổi ở người, và tìm hiểu về cơ chế phân tử của nó. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng ECMS làm giảm tỷ lệ sống của tế bào A549 và H1299 phụ thuộc
liều, và ức chế sự di căn và xâm lấn của tế bào A549. ECMS tác động đến quá
trình chết theo chương trình bằng cách làm tăng p53, Bax và làm giảm Bcl-2, con
đường tín hiệu PI-3K/Akt, từ đó dẫn đến làm mất điện thế màng ty thể và kết quả
là kích hoạt dòng tín hiệu caspase-3. Xử lý trước bằng các chất ức chế đặc hiệu
như LY294002 (chất ức chế PI-3K) và BAY11-7082 (chất ức chế NF- κB) có thể
làm tăng khả năng ức chế tăng sinh tế bào ung thư của ECMS trên dòng tế bào
A549. ECMS có thể làm tăng nồng độ của E-cadherin, giảm nồng độ của STAT3, MMP-2, và được cho là có thể ảnh hưởng đến biểu hiện của VEGF, dẫn tới ức
chế dự di chuyển và xâm lấn của tế bào ung thư. Xử lý trước bằng các chất ức
chế đặc hiệu như WP1066 (chất ức chế STAT-3) và TIMP-2 (chất ức chế MMP2) có thể làm tăng khả năng ức chế sự di chuyển của tế bào ung thư. Nghiên cứu
6


này chứng tỏ rằng ECMS có thể ức chế tăng sinh tế bào A549 bằng cách tác
động đến quá trình chết theo chương trình của tế bào theo 2 con đường: kích hoạt
p53 và bất hoạt con đường tín hiếu PI-3K/Akt. Thông qua con đường STAT-3 và
MMP-2 tác giả có thể nghĩ đến tác dụng chống di căn của ECMS.Vì vậy, ECMS
là đối tượng đầy hứa hẹn cho điều trị ung thư phối tế bào lớn theo cơ chế đa đích

phân tử.
Những tác dụng bảo vệ của lycopen, đặc biệt đáng kể đối với những bệnh
ung thư tuyến tiền liệt và dạ dày. Hai nhóm axit phenolic chính: axit
hydroxybenzoic và hydroxycinnamic đã được xác định và định lượng. Axit galic
và acid p-hydroxybenzoic đã được tìm thấy trong tất cả các phần của quả gấc.
Axit ferulic acid p-hydroxybenzoic này rõ nhất trong phần thịt vỏ của quả.
Myricetin là flavonoid chỉ được tìm thấy trong tất cả các bộ phận của quả.
Apigenin là flavonoid chiếm nhiều nhất trong bột gấc (màu đỏ), trong khi rutin và
luteolin có chứa hàm lượng cao nhất trong lớp vỏ ngoài của hạt. Các chất chiết
xuất từ các phần phân đoạn khác nhau lại thể hiện mức độ khác nhau của hoạt
động chống oxy hóa trong các hệ thống kiểm tra. Các chiết xuất từ lớp vỏ ngoài
của hạt cho thấy giá trị FRAP cao nhất. Các hoạt động chống oxy hóa tốt nhất
của vỏ và bột chiết xuất là ở giai đoạn chưa trưởng thành, trong khi đó những
chất chiết xuất từ hạt tăng từ giai đoạn trưởng thành đến giai đoạn chí sinh lý,
(Jittawan Kubola et al, 2011). Những nghiên cứu gần đây cho thấy những
carotenoid trong quả gấc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh đục thuỷ
tinh thể. Những người hấp thụ hai chất carotenoid, lutein và zeaxanthin, có thể
làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thuỷ tinh thể. Lutein và zeaxanthin có vai
trò cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ của mắt và có thể đóng vai trò trung tâm
trong việc ngăn một số bệnh chính về mắt, bao gồm thoái hoá hoàng điểm.Viện
mắt Hoa Kỳ cho biết thoái hoá hoàng điểm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù
loà cho những người trên 50 tuổi ở Mỹ. Một nghiên cứu khác sau đó kiểm tra
hiệu quả của hai carotenoid quan trọng tìm thấy nhiều trong quả gấc, lutein và
zeaxanthin. Những carotenoid này là thành phần hoạt động không thể thiếu của
hoàng điểm và võng mạc ngoại biên. Không có lutein và zeaxanthin, chúng ta
không thể nhìn thấy. Những nghiên cứu khác cho thấy sự tập trung cao của lutein
và zeaxanthin trong hoàng điểm trực tiếp dẫn đến giảm nguy cơ phát triển bệnh
thoái hoá hoàng điểm. Theo Aoki et al. (2002) nghiên cứu những chất màu có
trong gấc. Gấc chưa β-carotene, lycopene, zeaxanthin, β-cryptoxanthin. Trong đó
hàm lượng lycopene đạt 380µg/g thịt trái.


7


2.2.2. Ở Việt Nam
Gấc một loại quả gần gũi với người dân Việt Nam vì dễ trồng ăn ngon và
cho bong mát. Ruột gấc có màu đỏ rất đẹp nên thường được dùng để nấu xôi
trong các dịp lễ , tết, cưới hỏi…mặc dù vậy, có lẽ ít người biết rằng trái gấc chứa
rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Các lương y Việt Nam và Trung
Quốc từ lâu đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc: rễ cây chữa ung nhọt,
nhọt đầu đinh, viêm tuyến hạch; màng đỏ hạt gấc chữa bệnh trẻ em chậm lớn,
khô mắt, quáng gà, kém ăn, mệt mỏi; hạt gấc chữa quai bị, trĩ, làm tan khối tụ
máu do chấn thương... Ruột quả và màng đỏ hạt gấc cũng là nguyên liệu tuyệt
vời để làm thành món xôi gấc cổ truyền của dân tộc. Gần đây Đinh Ngọc Lâm và
Hà Văn Mạo (1990) tiến hành nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước tạo
ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi gấc, có tác dụng khắc phục tác hại của
dioxin đối với cơ thể con người; phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát,
giảm tác hại của những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng hóa chất và tia xạ.
Màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai,, thịt gấc
chứa nhiều vitamin A nên dùng để điều trị bệnh khô mắt cho trẻ em. Theo y học
cổ truyền Trung Quốc, hạt gấc có đặc tính làm mát nên được sử dụng trong các
bệnh lý như gan, nách, vết thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ… Và gần đây nhất
người ta đã phát hiện thêm đặc tính chống ung thư của gấc … Nhưng trong quả
gấc, dầu gấc mới là phương thức kì diệu và đáng kể nhất, dầu gấc sánh, trong,
màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, béo.dầu gấc có chức năng phòng chống thiếu
vitamin, tăng khả năng miễm dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống oxi hóa,
chống lão hóa tế bào, phòng chữa bệnh tật, loại bỏ các tác động có hại của môi
trường như hóa chất độc, tia phóng xạ… giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Năm
2014, lần đầu tiên, một nhóm nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng chống
ung thư của hạt Gấc (Momordica cochinchinensis) trên tế bào ung thư vú người

ZR-75-30. Dịch chiết nước hạt Gấc được thử ảnh hưởng đến tuổi thọ của tế bào
ung thư bằng khảo nghiệm MTT; đánh giá sự di căn và xâm lấn dựa trên khả
năng chữa lành vết thương và thử nghiệm xâm lấn; ức chế tác dụng của 2 enzym
protease là MMP-2 và MMP-9 trên phân tích Western blotting và gelatin
zymography tương ứng. Kết quả cho thấy dịch chiết hạt gấc có tác dụng: ức chế
mạnh sự tăng trưởng, sự xâm lấn di căn của tế bào ZR 75-30, hiệu quả này phụ
thuộc vào liều dùng. Phân tích Western blotting và gelatin zymography chỉ ra
dịch chiết hạt Gấc ức chế sự biểu hiện của enzym MMP-2 và MMP-9 trên tế bào
ZR-75-30. Như vậy, đã có bằng chứng chứng minh dịch chiết hạt Gấc có khả
năng ngăn chặn sự di căn và xâm lấn của tế bào ung thư vú người ZR-75-30 và

8


chỉ ra khả năng phát triển các thuốc ức chế di căn của dòng tế bào ung thư vú là
hướng đáng được quan tâm (Lei Zheng el al., 2014).
Ngoài ra dầu gấc việt nam còn có tác dụng làm da tóc mịn màng, làm
giảm sự nhạy cảm của da với tia cựu tím, chống xạm da làm mau lành vết
thương, loét. Omega – 6 trong dầu gấc giúp tăng chuyển hóa mỡ ở bụng, đùi, hạ
mỡ máu giúp giảm béo, tạo vóc dáng thon thả. Licopen là chất chống oxi hóa
sinh học, có tác dụng bảo vệ da, giúp da hồng hào và mịn màng. Đặc biệt, dầu
gấc có thể cho vào các món ăn như salad, sườn xào, gà rán, nấu xôi.. để tạo màu
thêm sinh động đẹp mắt mà không hề gây độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng
trong các món ăn cho cả gia đình. Có một số nghiên cứu phân tích hàm lượng
carotenoids trong quả gấc chỉ ra sự khác nhau đáng kể trong số các nghiên cứu
này (Vuong, L.T et al., 2002), đã chứng minh rằng, gấc có hàm lượng β-carotene
cao nhất trong các loại trái cây với hàm lượng 35,5mg/100g thịt quả.
Tác giả Hà Văn Mạo và Đinh Ngọc Lâm (1990) đã có những nhận xét về
Gacavit (chế phẩm dầu gấc) được thực hiện trên gia súc và trên người bệnh, có
khả năng sửa chữa những rối loạn của nhiễm sắc thể, các khuyết tật của phôi thai

do dioxin và khả năng phòng ngừa ung thư cho người bị bệnh xơ gan. Viện dinh
dưỡng quốc gia năm 2000, cũng đã chứng minh dầu gấc giúp tăng trưởng hồng
cầu và làm tăng sức đề kháng, β-carotene, lycopen thiên nhiên trong dầu gấc
giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của các gốc tự do, chất gây biến đổi gen
như chất độc dioxin, thuốc trừ sâu trong thực phẩm, ngăn ngừa ung thư
mạnh, chống lão hóa, Dầu gấc khá quý đối với sức khỏe con người mà hiện nay
ta chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó,với những đặc tính của quả gấc thì
trong một thời gian không xa nữa nó sẽ trở thành một thứ không thể thiếu trong
mỗi gia đình Việt nam, hơn nữa Việt Nam là đất nước rất thích hợp để gấc phát
triển, đó là một trong những lợi thế để Việt Nam có thể phát triển kinh tế trong
tương lai. Tác giả Vuong, L. T et al. (2002) đã khảo sát thực nghiệm các tác dụng
của β-carotene trong gấc đến trẻ em (ở miền Bắc Việt Nam) cho thấy lượng hồng
cầu, β-carotene , Vitamin A trong máu của nhóm ăn xôi gấc tăng lên rõ rệt so với
hai nhóm ăn dầu gấc và β-carotene tổng hợp.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GẤC
2.3.1. Trên thế giới
Gấc là sản phẩm chức năng, mỹ phẩm, thảo dược của người tiêu dùng
ngày càng cao, đặc biệt đối với các nước phát triển. Khi công nghệ chiết xuất tinh
chất ngày càng cao và hiện đại cùng với các công trình nghiên cứu khoa học đã

9


thừa nhận một số hoạt chất có trong quả gấc giúp cải thiện sức khỏe như là quả
gấc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về thành phần tác dụng của quả gấc đã
được ứng dụng sản xuất áp dụng cho sản xuất mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa
tắm); thực thẩm (bánh kẹo, bột ngũ cốc, kem, trà); Thực phẩm chức năng (dầu
gấc, viên lang dầu gấc, bột gấc); Gia vị thay thế phẩm màu (nấu xôi, chè,
bánh,..); Dược phẩm (cồn gấc, các dạng vitamin,…); Nước giải khát (nước cốt
gấc,…). Từ ứng dụng trên, trên thực tế hiện nay nhu cầu về nguyên liệu để sản

xuất và xuất khẩu vô cùng lớn, cụ thể:
+ Thị trường xuất khẩu :
Hoa Kỳ: Nhu cầu chủ yếu gấc tươi đông lạnh ở dạng puree, được người
dân sử dụng để chế biến thức ăn, thức uống hàng ngày. Sản lượng xuất khẩu vào
thị trường này bình quân 500 tấn đến 1000 tấn/năm, bình quân khoảng 150ha.
Ấn Độ: Là nước đứng đầu về công nghệ chiết xuất tinh dầu, nhu cầu
lượng gấc sấy khô tương đối lớn, bình quân 300 -500 tấn/năm, tương đương
khoảng 11.000 tấn/năm, diện tích trồng dự kiến khoảng 366ha.
Nhật Bản: Là nước tiêu thụ phần lớn lượng dầu gấc Việt Nam, nhu cầu
bình quân tại thị trường này 50.000 – 60.000kg dầu gấc nguyên chất/năm, tương
đương khoảng 4.166.660 tấn/năm, diện tích trồng bình quân khoảng 140ha.
Thái Lan: Nước tiêu thụ gấc trái và bột gấc của Việt Nam nhiều nhất,
bình quân khoảng 1.000.000 tấn/ năm, tương đương 250ha.
Thị trường Châu Âu: Nhu cầu gấc tươi đông lạnh của Việt Nam, nhu cầu
hàng năm khoảng trên 2.000.000 tấn, tương ứng diện tích canh tác khoảng 500ha.
Thị trường trong nước: Nước giải khát, thực phẩm chức năng,…với nhu cầu
khoảng trên 1.000.000 tấn/năm, tương ứng diện tích canh tác khoảng 250ha.
Quả gấc có thể được chế biến thành bột đông khô mà vẫn giữ được màu
cam và chất dinh dưỡng trong một năm, nó khẳng định những tiềm năng ứng
dụng của quả gấc trong ngành công nghiệp thực phẩm như một colourant tự
nhiên và bổ sung dinh dưỡng. Hiện nay các sản phẩm từ gấc được các công ty
đầu từ dây chuyền chế biến hiện đại từ chiết xuất tinh dầu đến chế biến màng gấc
khô, bột gấc đông lạnh các sản phẩm này được chế biến mà vẫn giữ nguyên được
màu sắc và chất dinh dưỡng. Do cây gấc chỉ cho quả vào dịp cuối năm xong rồi
tự lụi nên người dân chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn mà các tháng mùa
xuân và hè là không có, nhưng hiện nay có thể sử dụng quanh năm không giới
hạn thời gian. Đây cũng là một bước đột phá nhằm cung cấp được thường xuyên
10



chất dinh dưỡng cho con người. Một số nghiên cứu mới nhất trên thế giới như ở
Singapore, và một số đất nước ở Đông Nam Á đã dùng bột gấc tươi đông lạnh
hấp nóng sau đó pha với nước xôi như là một thức uống bổ dưỡng giải khát rất
tốt. Ngoài ra nhiều đầu bếp nổi tiếng ở Việt Nam đã lấy màu đỏ của gấc thay thế
một số màu của cà chua hay nước dùng lại tăng thêm dinh dưỡng và hương vị
đậm đà cho các món ăn. Tác giả Đỗ Tất Lợi (2006), đã nghiên cứu ra những bài
thuộc quý như sau:
Bài thuốc sử dụng các bộ phận trong quả gấc
- Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chống
oxy hóa, chống lão hóa tế bào, được sử dụng nhiều trong sản xuất dược mỹ phẩm
như kem dưỡng da, son môi, cho làn da mịn màng, chống sạm da, khô da, rụng
tóc,... sử dụng dầu gấc hoặc bôi trực tiếp lên da.
- Làm đẹp da mặt: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay
sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 - 20 phút cho thấm đều vào
da. Tránh các vùng mắt và miệng, đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với
nước ấm.
- Trị mụn trứng cá, giúp da sáng mịn: Cùi quả gấc chín lượng vừa đủ, dằm
nhuyễn, thêm vài giọt nước cốt chanh. Rửa sạch mặt, bôi hỗn hợp đó lên mặt, để
khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tác dụng dưỡng da, trị mụn trứng
cá rất tốt.
- Chữa trĩ lòi dom: Hạt gấc giã nát them một ít giấm thanh gói bằng vải đắp
vào nơi bị trĩ (hậu môn) để suốt đêm (Đỗ Tất Lợi, 2006).
- Chữa sưng vú: Gĩa nhân hạt gấc với một ít rượu (30o -40o) đắp nên nơi
sưng đau (Đỗ Tất Lợi, 2006).
- Trị quai bị: Hạt gấc 3 - 4 hạt đốt thành than, quai bị cói hoặc chiếu rách 5g
đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
Hoặc: Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, đem hạt gấc mài
vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau. Hoặc hạt gấc 3 - 4 hạt, đốt
thành than, trộn đều với dầu vừng hoặc giấm thanh hay rượu, bôi đều lên chỗ
sưng, ngày 3 - 4 lần. Tác dụng giảm đau, tiêu sưng rất tốt.

- Trị tụ huyết do chấn thương: 50 hạt gấc đốt cháy đen, giã nhuyễn cho vào
1lít rượu trắng, ngâm trong lọ thủy tinh 2 tuần. Dùng để xoa bóp ngoài. Mỗi lần
từ 5-10ml rượu, xoa bóp đều vào vùng da bị tụ máu.

11


2.3.2. Ở Việt Nam
Miền Bắc: Khoảng 18 tỉnh thành có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình,
trồng phân tán và rải rác. Tuy nhiên diện tích canh tác nhiều và tập trung ở tỉnh
Hải Dương với diện tích canh tác khoảng 500ha tận dụng; Thái Bình trên 100ha,
Bắc Giang diện tích còn lại khoàng 120ha, Hưng Yên diện tích khoảng 200ha,
các tỉnh còn lại ở Phía Bắc (Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Hà Nội, Thanh
Hóa,…) khoảng 150ha. Tuy nhiên, hầu hết diện tích canh tác Gấc ở các địa
phương này đều tận dụng, nhỏ lẻ, không tập trung. Mặt khác, thời tiết khí hậu ở
miền Bắc Gấc chỉ cho quả từ tháng 8, 9 hàng năm và thu hoạch từ tháng 11 đến
tháng 1 năm sau. Sản lượng gấc thu hoạch khu vực Miền Bắc mỗi năm không
quá 5.000 tấn.
- Miền Nam: Thông qua dự án phát triển Gấc của Công ty CP Nông
Nghiệp Đông Phương, hiện nay khu vực miền Nam gồm các tỉnh: Tây Ninh
170ha, Long An 30ha, Tiền Giang 20ha, Đồng Nai 17ha, DakNong 67ha.
Do thời tiết khí hậu ôn hòa, thuận lợi kết hợp với độ ẩm không khí cao, độ
ẩm trong đất cao là yếu tố giúp cây gấc phát triển tốt, liên tục cho nên, gấc trồng
ở khu vực này cho quả quanh năm.
2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY GẤC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.4.1. Trên thế giới
Các kết quả nghiên cứu về gấc trên thế giới và ở Việt Nam còn khá ít. Một
số kết quả nghiên cứu của các tác giả Sophie Parks et al. (2013), khi “Đánh giá
tiềm năng giống Gấc để phát triển công nghiệp sản xuất dầu gấc tại Úc”, này đã

chứng minh tính khả thi của sản xuất gấc tại Úc với công nghệ nhân giống vô
tính trong nhà kính. Việc nhân giống thành công cây từ cành giâm cũng cho thấy
sản xuất vườn ươm tại Úc đã minh chứng cây gấc có vùng thích ứng rộng và có
khả năng nhân giống bằng hom rất tốt. Ở Úc hiện nay các nhà khoa học đang
nghiên cứu tính di truyền học của gấc nhằm chọn tạo ra nhiều giống mới có chất
lượng và năng xuất cao. Đánh giá đặc điểm nông học cho thấy gấc có khả năng
thích ứng rộng trên các vùng sinh thái khác nhau.
Một thí nghiệm nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 5
giống Gấc (gấc trâu, gấc nếp tròn ta làm đối chứng, gấc nếp dài, gấc lai, gấc ta)
được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tác giả Nguyễn Viết
Hưng và cs. (2009). Kết quả cho thấy các giống gấc tham gia thí nghiệm đều có

12


khả năng sinh trưởng tốt và tốt hơn đối chứng trong đó giống gấc trâu và gấc nếp
dài có khả năng sinh trưởng tốt hơn cả.
Cải thiện năng suất gấc bằng phương pháp tăng tỷ lệ cây lưỡng tính.
Trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của AgNO3 đến việc chuyển đổi giới tính
ở gấc. Theo tác giả Sanwal et al. (2011) được dẫn theo bởi Trương Vĩnh Hải.,
(2012) cho thấy, phun AgNO3 lên cây gấc cái 30 ngày tuổi làm thúc đẩy việc
chuyển đổi giới tính hoa, trong khi cây gấc đực rất nhạy cảm với AgNO3. Sử
dụng AgNO3 với nồng độ 500 ppm đối với cây gấc cái làm tăng tối đa tỷ lệ hoa
lưỡng tính. Hoa lưỡng tính xuất hiện 17 - 21 ngày sau khi phun AgNO3 và tiếp
tục xuất hiện 8 - 17 ngày sau đó, phụ thuộc vào nồng độ AgNO3. Nghiên cứu
cũng cho thấy rằng, chỉ có cây gấc cái phản ứng và chuyển đổi giới tính khi sử
dụng AgNO3. Khi tăng nồng độ AgNO3 lên 700ppm, tỷ lệ hoa lưỡng tính giảm.
Nồng độ AgNO3 cao đẩy nhanh quá trình lão hóa cây.
2.4.2. Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có 3 giống gấc được trồng phổ biến đó là gấc Nếp,

gấc Tẻ và gấc Lai đen
1- Gấc Nếp quả hơi tròn, hạt nhỏ thưa gai, khi chín chuyển sang màu đỏ
cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cơm vàng tươi, màng bao bọc hạt có màu đỏ
tươi rất đậm (Đinh Ngọc Lâm, 1989).
2- Gấc Tẻ quả dài hơn, nhiều gai hơn, cây sai quả hơn. Trái chín bổ ra bên
trong cơm có màu vàng và màng bao hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng
không được đỏ tươi như gấc Nếp (Đinh Ngọc Lâm, 1989).
3- Gấc Lai đen quả to, ít gai, có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỷ lệ
long cùi cao, ruột đỏ thẫm cho năng suất cao.
Đây là 3 giống phổ biến trong dân gian 3 giống này có những đặc điểm
hoàn toàn khác nhau cả về hình thái quả đến chất lượng quả. Tuy nhiên trong các
vùng sinh thái khác nhau mục đích chế biến, sử dụng khác nhau nên các nhà
chọn giống đã đi sâu nghiên cứu những đặc tính của các giống khác nhau, phù
hợp cho yêu cầu đó. Cho đến nay đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu về chọn
giống gấc ở nước ta. Tác giả Dương Minh và cs. (2006) thu thập được 24 dòng
gấc tại một số địa phương trong nước. Tác giả đã chọn được dòng gấc OM3 có
các đặc điểm nông học thích hợp cho nhân giống và cung cấp nguyên liệu tốt cho
việc chế biến gấc. Trần Huỳnh Khanh và cs. (2012) đã nghiên cứu so sánh năng
suất và phẩm chất của ba dòng gấc (Momordica conchinchinesnsis) Lour.)
13


Spreng) trên đất phù sa Eutric – Haplic – Gleysol, tại khu II Đại học Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ba dòng gấc sinh trưởng tốt có thời gian phát triển
trái 82 – 109 ngày, trọng lượng quả khoảng 1,08 – 1,46 kg và năng suất đạt được
7,8 – 12,5 tấn/ha-1, trong đó dòng OMC có trọng lượng quả, năng suất cao nhất
12,5 tấn/ha-1. Dương Văn Chính (2011) đề tài “ Nghiên cứu và tuyển chọn cây
gấc cao sản”, do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện và nghiệm thu
năm 2012. Viện đã khảo sát ở 13 tỉnh và đã chọn được 5 dòng gấc cao sản cho
năng suất cao (trọng lượng quả, bề dày cơm, đường kính của ruột quả, tỷ lệ màng

bọc hạt...), phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của thành phố Cần Thơ
là: Danh Lỹ-AG, ĐHCT 1, Redbi-DVC, Redme-DVC, Thị Bài-KG. Bên cạnh đó
đề tài cũng đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân dòng gấc thông qua các
phương pháp chiết cành và nuôi cấy mô tế bào. Tác giả Phạm Hồng Minh và cs.
(2013). “Thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống gấc
(Momordica cohinchinensis (Lour) Spreng.)” được triển khai tại Trung tâm
nghiên cứu cây thuốc Hà Nội, đưa ra được bước đầu những giống có triển vọng.
Kết quả nghiên cứu khi đánh giá sự khác biệt về đặc điểm hình thái giữa
các dòng gấc khác nhau có thể dựa vào hoa cái có đầu nhụy và sắc tràng hoa
khác nhau. Hình dáng quả gấc, thân tròn hoặc chia làm ba múi, khía sâu, số
lượng gai, hình dáng gai nhọn và bén; khi chín vỏ có màu đỏ đậm. Dựa vào đặc
điểm màu sắc và độ dày cơm gấc. Kích thước và màu sắc, hình dạng hạt gấc là
một chỉ tiêu phân biệt giống (Trần Huỳnh Khanh và cs., 2012). Tác giả Nguyễn
Việt Hưng và cs. (2009) đã so sánh 6 giống gấc thu thập được kết quả đánh giá
giống gấc Nếp dài và gấc Lai có hàm lượng carotene tương đương với đối chứng
và cao hơn các giống còn lại. Như vậy giống gấc Nếp dài và gấc Lai có khả năng
phát triển bởi hàm lượng carotene ở mức khá cao.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hảo và Nguyễn Văn Bính (2011), cho
thấy việc nhân giống gấc bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào khi đưa ra vườn
ươm giá thể tốt nhất là đất: trấu hun tỷ lệ 2:1 đạt 93,3%. Đề tài vẫn chưa đánh giá
được sự sinh trưởng phát triển năng suất của cây gấc sau khi được nuôi cấy mô.
Đặc biệt thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch quả đề tài chưa đánh giá được.
Sử dụng chất kích thích ra rễ NAA với nồng độ 700-900 ppm có hiệu
quả cao trong giâm cành so với công thức đối chứng. Ngòai ra các chế phẩm
giâm cành khác như Roots, Antonic, Sea Mix cũng có hiệu lực cao. Các loại
phân bón hữu cơ sinh học có hiệu quả cao đối với sinh trưởng, phát triển của

14



×