Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu tân thanh, lạng sơn năm 2015; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài mọt đậu xanh callosobruchus chinensis linnaeus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN HIẾU

THÀNH PHẦN SÂU MỌT TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẬU, ĐỖ
NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU TÂN THANH, LẠNG SƠN
NĂM 2015; ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
CỦA LOÀI MỌT ĐẬU XANH CALLOSOBRUCHUS
CHINENSIS LINNAEUS
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô giáo
PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang – Trưởng Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học viện
nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông học, Ban đào tạo Sau đại học – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hà – Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Cục Bảo vệ thực vật, người đã giúp đỡ hết sức tận
tình, chu đáo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và tập thể
cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7– Cục Bảo vệ thực vật đã động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Văn Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .............................................................................................................v
Danh mục hình ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... vii
Thesis abstract ............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................3
Phần 2.
2.1.

2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.

Tổng quan tài liệu .........................................................................................4
Cơ sở khoa học ................................................................................................4
Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước. .................................................................5
Nghiên cứu về họ Bruchidae hại hạt trong kho bảo quản ..................................5
Nghiên cứu về mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis ...................................7
Tình hình nghiên cứu trong nước. ..................................................................18
Nghiên cứu về họ Bruchidae hại hạt trong kho bảo quản ................................19
Nghiên cứu về mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis .................................20

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................22
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................22
3.2.
Thời gian nghiên cứu .....................................................................................22
3.3.
Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ........................................................................22
3.4.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................22
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
3.5.1. Điều tra thành phần và diễn biến sâu mọt hại trên một số loại đậu đỗ nhập
khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. .............22
3.5.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt đậu xanh

Callosobruchus chinensis L. ..........................................................................24
3.5.3. Nghiên cứu tỷ lệ tăng tự nhiên của mọt đậu xanh C.chinensis trong môi
trường ký chủ đậu xanh..................................................................................25
3.5.4. Nghiên cứu tỷ lệ hao hụt trọng lượng hạt đậu xanh. .......................................25

iii


3.5.5.

Ảnh hưởng của cạnh tranh khác loài đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh
C. chinensis trong điều kiện sống cạnh tranh với mọt đậu đỏ C.

3.6.

maculatus ......................................................................................................26
Biện pháp phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis bằng thuốc hóa học
Quickphos 56% .............................................................................................26
Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật ........................................................27

3.7.

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán ....................................................28

3.5.6.

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................32
4.1.
Kết quả nghiên cứu ........................................................................................32
4.1.1. Thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và tại

chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn. ..................................................................................32
4.1.2. Diễn biến mật độ mọt đậu xanh C. chinensis gây hại trên hạt đậu xanh
nhập khẩu và tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn. ...........................................................34
4.1.3. Đặc điểm hình thái của mọt Callosobruchus chinensis L. (họ Bruchidae,
bộ Coleoptera) ...............................................................................................40
4.1.4. Một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L. ..........................................................................45
4.1.5. Tập tính đẻ trứng của mọt đậu xanh C.chinensis ............................................49
4.1.6. Mức độ hao hụt trọng lượng do mọt đậu xanh C. chinensis gây ra. .................50
4.1.7. Ảnh hưởng của cạnh tranh khác loài đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh
C. chinensis trong điều kiện sống cạnh tranh với mọt đậu đỏ C.
maculatus ......................................................................................................51
4.1.8. Biện pháp phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis bằng thuốc hóa học
Quickphos 56% .............................................................................................53
4.2.
Thảo luận.......................................................................................................53
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................56
5.1.
Kết luận .........................................................................................................56
5.2.
Đề nghị ..........................................................................................................57
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................58
Phụ lục ......................................................................................................................66

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ nhập khẩu từ tỉnh Hắc
Long Giang tại Lạng Sơn năm 2015 ..........................................................32

Bảng 4.2. Thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ nhập khẩu từ tỉnh An Huy
tại Lạng Sơn năm 2015..............................................................................33
Bảng 4.3. Thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đậu đỗ tại chợ Kỳ Lừa của tỉnh
Lạng Sơn năm 2015 ..................................................................................34
Bảng 4.4. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương từ An
Huy, Trung Quốc nhập khẩu qua Tân Thanh, Lạng Sơn, 06 tháng đầu
năm 2015. .................................................................................................35
Bảng 4.5. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương từ Hắc
Long Giang, Trung Quốc nhập khẩu qua Tân Thanh, Lạng Sơn, 06
tháng đầu năm 2015. .................................................................................37
Bảng 4.6. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương tại chợ
Kỳ Lừa, Lạng Sơn, 06 tháng đầu năm 2015. ..............................................39
Bảng 4.7. Kích thước các pha phát dục của mọt đậu xanh C. chinensis ........................40
Bảng 4.8. Thời gian phát dục các pha mọt đậu xanh C. chinensis.................................45
Bảng 4.9. Bảng sống của loài mọt đậu xanh C.chinensis ..............................................47
Bảng 4.10. Chỉ tiêu sinh học cơ bản của mọt đậu xanh C. chinensis.............................47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng sự hiện diện cá thể đực đến sức đẻ trứng của mọt đậu
xanh C. chinensis ......................................................................................48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của môi trường có ký chủ và không có ký chủ đến sức đẻ
trứng của mọt đậu xanh C. chinensis .........................................................49
Bảng 4.13. Tập tính đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis .......................................50
Bảng 4.14. Mức độ hao hụt trọng lượng do mọt đậu xanh gây ra trên đậu xanh sau
90 ngày bảo quản ......................................................................................51
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh thức ăn với loài mọt đậu đỏ
C. maculatus tới sức đẻ trứng của mọt đậu xanh C. chinensis ....................52
Bảng 4.16. Hiệu lực phòng trừ mọt đậu xanh C. chinensis của thuốc Quickphos 56% ........53

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương từ An
Huy, Trung Quốc nhập khẩu qua Tân Thanh, Lạng Sơn, 06 tháng đầu
năm 2015 ...................................................................................................36
Hình 4.2. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương từ Hắc
Long Giang, Trung Quốc qua Tân Thanh, Lạng Sơn, 06 tháng đầu năm
2015 ...........................................................................................................38
Hình 4.3. Mật độ mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu xanh, đậu tương tại chợ
Kỳ Lừa, Lạng Sơn, 06 tháng đầu năm 2015. ...............................................40
Hình 4.4. Trứng mọt đậu xanh C. chinensis trên hạt đậu ............................................41
Hình 4.5. Trứng của mọt đậu xanh C.chinensis ..........................................................41
Hình 4.6. Sâu non tuổi 4 của mọt đậu xanh C. chinensis ...........................................42
Hình 4.7. Sâu non tuổi 2 của mọt đậu xanh C. chinensis ...........................................42
Hình 4.8. Nhộng của mọt đậu xanh C. chinensis sắp vũ hóa.......................................43
Hình 4.9. Các đốt cuối của nhộng đực mọt đậu xanh C. chinensis ..............................43
Hình 4.10. Trưởng thành cái (a), Trưởng thành đực (b)

của mọt đậu xanh

C. chinensis................................................................................................44
Hình 4.11. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến nhịp điệu sinh sản của mọt đậu
xanh C. chinensis .......................................................................................46

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Văn Hiếu
Tên Luận văn: Thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu tại cửa khẩu

Tân Thanh, Lạng Sơn năm 2015; Đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài mọt
đậu xanh Callosobruchus chinensis Linnaeus.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng đậu, đỗ nhập khẩu,
mức độ phổ biến của các loài qua các tháng nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh năm
2015. Đồng thời nắm được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hạn chế sự du nhập, lây
lan của dịch hại quan trọng trên đậu đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa
khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trên đối tượng mọt đậu xanh C. chinensis. Điều tra xác định thành
phần sâu mọt hại đậu đỗ nhập khẩu tại Lạng Sơn được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia : QCVN 01- 141: 2013/BNNPTNN về phương pháp lấy mẫu Kiểm dịch
thực vật.
Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt đậu mọt C. chinensis theo Kazutaka và
Toshiharu (1989), Kiran R. (2014), Singh et al. (2015).
Ảnh hưởng của thuốc hóa học nên Callosobruchus chinensis (Linnaeus) theo các
tiêu chuẩn quốc gia QCVN 01-19: 20.103 / BNNPTNT
Kết quả chính và kết luận
Thành phần sâu hại trên một số đậu, đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam
tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn bao gồm 06 loài thuộc 2 bộ, 4 họ. Trong số đó, mọt
đậu xanh Callosobruchus chinensis (Linnaeus) là loài phổ biến nhất.
Thành phần sâu mọt hại đậu, đỗ trên chợ Kỳ Lừa tại tỉnh Lạng có 11 loài thuộc 2
Bộ, 7 họ. Trong số đó, mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis (Linnaeus) là loài phổ
biến nhất.


vii


Chu kỳ sống của C. chinensis là khoảng 22,4 ngày ở nhiệt độ 26,80C và độ ẩm
87,48%.
Ảnh hưởng của nguồn thức ăn đến sức đẻ trứng của mọt đậu xanh. Trong điều
kiện không đầy đủ thức ăn số trứng đẻ trung bình là 0,7 ± 0,4 trứng / con thấp hơn khi
cung cấp đầy đủ thức ăn, số trứng đẻ trung bình là 56,8 ± 5,14 trứng / con.
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (r) của mọt đậu xanh là r = 0,14.
Để ngăn ngừa, kiểm soát mọt đậu xanh C. chinensis trong phòng thí nghiệm,
chúng tôi đã sử dụng thuốc trừ sâu Quickphos 56% với liều lượng 2 g / m3 trong thời
gian 1 ngày sau xử lý đạt tỷ lệ chết là 100% cao hơn so với liều 1g / m3 trong thời gian 3
ngày sau xử lý.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Van Hieu
Thesis title: Composition of insects on some legumes, beans imported at Tan Thanh
border gate, Lang Son province in 2015; Biological, ecological characteristics green
bean weevil Callosobruchus chinensis Linnaeus .
Code: 60. 62. 01. 12

Major: Plant protection

Education organization:: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Study on biological, ecological characteristics green bean weevil Callosobruchus

chinensis Linnaeus to prevent their damage on some legume, bean imported at Tan
Thanh border gate, Lang Son province in 2015.
Materials and Methods
- Monitoring the composition of insect pests on bean importing from diferent
province of China country throught Lang Son, Vietnam is conducted according to the
national standard by QCVN 01 - 141: 2013 / BNNPTNT on sampling methods Plant
Quarantine.
- Biological, ecological aspects of green bean weevil C. chinensis according to
Kazutaka and Toshiharu (1989), Kiran R. (2014), Singh et al. (2015).
- Effect of insecticidal applications on Callosobruchus chinensis (Linnaeus)
according to the national standard by QCVN 01 - 19: 2013 / BNNPTNT
Main findings and conclusions
Results - The composition of stored insect pests on some legumes, beans
imported at Tan Thanh border gate, Lang Son province including 06 species belong to 2
orders, 4 families. Among them, green bean weevil Callosobruchus chinensis
(Linnaeus) were the most common species.
- The composition of stored insect pests on some market at Lang Son province
including 11 species belong to 2 orders, 7 families. Among them, green bean weevil
Callosobruchus chinensis (Linnaeus) was the most common species.
- The life cycle of C. chinensis was about 22,4 days at temperature 26,80C and
humidity 87,48%.

ix


- The number of egg laid per female was affected by food source. When the food
not suply female laid average 0.7 ± 0.4 eggs/female lower than when food suply female
adult laid average was 56.8 ± 5.14 eggs/female.
- The intrinsic rate of natural increase (r) was r = 0,14.
- To prevent green bean weevil C. chinensis in the laboratory, insecticide

Quickphos 56% with the dosage of 2 g / m3 was used 1 days after treatment record
100% higher than with the dosage of 1g / m3 was used 3 days after treatment .

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu đỗ nói chung là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có tác
dụng nhiều mặt, với hàm lượng protein cao nên chúng tạo ra nhiều sản phẩm
khác nhau có lợi cho sức khỏe của con người và động vật: bột đậu, bánh đậu, dầu
đậu nành, chè... Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại đậu đỗ
phổ biến như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu tương… được người tiêu dùng
ưa chuộng và còn được sử dụng vào một số ngành công nghiệp thức ăn chăn
nuôi, trong y học, đối với việc cải tạo đất tốt. Bởi vậy, giá trị kinh tế của đậu đỗ
trên thị trường luôn ổn định.
Hiện nay, ở nước ta ngoài nguồn đậu, đỗ sẵn có trong nước, chúng ta vẫn
phải sử dụng đậu đỗ nhập khẩu từ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung Quốc qua các
cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái… Theo số liệu báo cáo hàn năm của Chi
cục kiểm dịch thực vật vùng 7 – Lạng Sơn: lượng đậu, đỗ các loại nhập vào nước
ta qua cửa khẩu Lạng Sơn biến động khá rõ rệt: Năm 2012: 34.876.000 tấn, năm
2013: 41.360 tấn, năm 2014: 29.757,7 tấn. Trong đó, đỗ xanh nhập với số lượng
nhiều nhất. Cụ thể: Năm 2012: 26.286.000 tấn, năm 2013: 35.027 tấn, năm 2014:
24.289,2 tấn. Hạt đậu đỗ các loại chủ yếu xuất xứ ở 2 tỉnh của Trung Quốc là:
tỉnh Hắc Long Giang và tỉnh An Huy.
Qua công tác kiểm tra, phân tích giám định các lô hàng đậu, đỗ nhập khẩu
hằng năm qua cửa khẩu Tân Thanh phát hiện một số sâu mọt hại đậu
đỗ,chúng gây hại làm hao hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, giảm giá trị
thương phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Một số loài sâu mọt

gây hại như: mọt đậu, mọt đậu xanh, mọt đậu đỏ, mọt đậu tằm... Trong đó mọt
đậu xanh là đối tượng gây hại chính và nguy hiểm. Chúng không những gây hại
trên đậu đỗ nhập khẩu mà chúng còn lan truyền gây hại trên đồng ruộng. Dịch hại
này luôn mang tính tiềm ẩn, chúng không những xuất hiện, phát sinh phát triển,
và gây hại trong quá trình bảo quản, vận chuyển, buôn bán mà cả trong quá trình
sử dụng đậu đỗ. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học về
lĩnh vực côn trùng học, sinh thái học, bảo vệ thực vật trong nước đã quan tâm đến
việc nghiên cứu ảnh hưởng của sâu mọt hại đến chất lượng đậu Côn trùng gây hại
trên nông sản nhập khẩu nói chung, đậu đỗ nói riêng rất đa dạng và phong phú,

1


chúng tạo nên một hệ sinh thái đặc trưng, gần như nhân tạo và các loài sinh vật
sống trong đó xuất hiện gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội
loài người, chúng đã có cuộc sống chuyên hoá điển hình.
Mục tiêu của công tác kiểm dịch thực vật làng ăn chặn sự lây lan của các
loài sinh vật gây hại (sâu, bệnh, cỏdại, tuyến trùng…) nguy hiểm theo hàng hoá
trong quá trình xuất nhập khẩu để bảo vệ an toàn, bền vững nền sản xuất trong
nước, đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm hàng hoá Việt Nam trên trường quốc
tế, tránh thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường sinh thái và sức khoẻ của con người. Trong công tác kiểm dịch thực vật,
việc điều tra thành phần, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của
các loài dịch hại là công việc rất cần thiết, giúp chúng ta phát hiện và xử lý kịp
thời, nhanh chóng, chính xác sinh vật gây hại nói chung, côn trùng nói riêng. Đây
là cơ sở khoa học để phân tích đánh giá nguy cơ và quản lý dịch hại trên hàng
nông sản, đặc biệt là đậu đỗ nhập khẩu vào Việt Nam.
Để góp phần đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thành phần sâu mọt trên một số loại đậu, đỗ nhập khẩu
tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn năm 2015; Đặc điểm sinh vật học, sinh

thái học của loài mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis Linnaeus.”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng đậu, đỗ nhập
khẩu, mức độ phổ biến của các loài qua các tháng nhập khẩu tại cửa khẩu Tân
Thanh năm 2015. Đồng thời nắm được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của
loài mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý
hạn chế sự du nhập, lây lan của dịch hại quan trọng trên đậu đỗ nhập khẩu từ
Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thành phần sâu mọt trên đậu đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc qua của khẩu
Tân Thanh, Lạng Sơn về Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2015.
- Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch
thực vật vùng 7 - Lạng Sơn.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Những đóng góp mới
- Bổ sung thêm dẫn liệu khoa học về thành phần sâu mọt hại đậu đỗ nhập
khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn vào Việt Nam.
- Bổ sung thêm một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái của loài mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L.
* Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá sự gia tăng quần thể của mọt đậu xanh làm cơ sở cho công tác
dự tính, dự báo sự xâm nhập và là tư liệu để tập huấn cho sinh viên chuyên ngành và
cho cán bộ Kiểm dịch thực vật để quản lý các loài sâu mọt nói chung và loài mọt
đậu xanh một cách hiệu quả.

* Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả của đề tài về thành phần loài mọt mức độ xuất hiện phổ biến
xâm nhập vào Việt Nam từ các tỉnh Hắc Long Giang và An Huy của Trung Quốc
trên đậu đỗ nhập khẩu, biện pháp phòng trừ phục vụ cho việc quản lý ngăn chặn,
kiểm soát sự du nhập của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L. trên đậu, đỗ
nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, các loại
nông sản đã được bảo quản riêng để thuận lợi cho việc kinh doanh, sử dụng. Dọ
vậy, thành phần loài dịch hại trên từng loại mặt hàng nông sản chính bảo quản
trong kho cũng được quan tâm nghiên cứu. Đậu đỗ tuy không phải là loại nông
sản chủ yếu liên quan đến an ninh lương thực toàn cầu, nhưng nó cũng có vai trò
khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của nhân dân và cho các ngành công
nghiệp hế biến. Do có vai trò quan trọng đó nên đậu đỗ là nhóm nông sản được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó có các nghiên cứu về thành
phần dịch hại và phương pháp phòng trừ chúng.
Theo kết quả điều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất của
lương thực trong kho bảo quản từ 6 - 10 %, ở Mỹ là 5 % so với tổng số lương
thực sản xuất. Ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại
này là 10 %, riêng ở các nước có trình độ bảo quản nông sản còn thấp và vùng
khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất lương thực lên đến 20 %. Sự tổn thất lương
thực trong kho, phần lớn là do sâu mọt gây ra (Công ty cổ phần trừ mối khử
trùng Hà Nội, 2012).
Các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập khẩu từ Trung Quốc
vào nước ta khá lớn, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại nói

chung, sâu hại nói riêng xâm hại và lây lan. Trên hàng nhập khẩu trong những
năm vừa qua tình hình sinh vật gây hại tương đối phức tạp đa dạng như: côn
trùng, nấm bệnh, cỏ dại tuyến trùng, virus, vi khuẩn… Hầu hết các lô hàng nông
sản đều bị nhiễm sinh vật gây hại nhưng với tính chất mức độ khác nhau. Ở nước
ta, theo thực nghiệm của Bộ môn nghiên cứu côn trùng trực thuộc Tổng cục
lương thực (1957 - 1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không tốt,
hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3 - 10 % số lượng nông sản dự trữ. Tính trung
bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch khoảng 10 %. Trong số các loài
côn trùng gây hại trên đậu đỗ bảo quản, nhóm côn trùng nằm trong họ Bruchidae
thuộc bọ cánh cứng Coleoptera có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là nhóm côn trùng
nguyên phát trên đậu đỗ bảo quản. Mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis là
loài gây hại nguy hiểm trên các loại đậu đỗ đặc biệt ở giai đoạn bảo quản. Năm
2015, trong quá trình điều tra chi cục BVTV Phú Thọ đã phát hiện 03 loài mọt
hại thông thường thuộc họ mọt đậu (Bruchidae): mọt đậu xanh, mọt đậu đỏ và

4


mọt đậu nành. Trong đó phát hiện mọt đậu xanh C. chinensis có mật độ và phân
bố khá rộng trên địa bàn (Chi cục BVTV Phú Thọ, 2015).
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
nên thành phần côn trùng và nhện hại kho nông sản rất phong phú. Nguyên nhân
gây ra tổn thất trong quá trình bảo quản chủ yếu là 3 nhóm: nhóm yế tố con
người; nhóm các yếu tố phi sinh vật, như các tác nhân gây hại của thời tiết, khí
hậu (mưa, lụt…); nhóm yếu tố sinh vật, đó là những sinh vật có mặt gây hại
trong kho, chúng sử dụng vật chất ở trong kho làm thức ăn, làm nơi cư trú để
phát triển; các sinh vật gây hại thường là sâu mọt, gián, kiến, nấm mốc, chuột,…
Vì môi trường sống nên sâu mọt có những khả năng thích nghi kỳ lạ, đặc
biệt có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện thức ăn rất khô, thậm chí có loài
có khả năng sống trong điều kiện thức ăn có hàm lượng nước chỉ khoảng 1%.

Theo Nguyễn Mạnh Khải và cs. (2005) dựa vào cách tấn công và ăn hại
nông sản, côn trùng hại trong kho bảo quản có thể chia làm các loại sau:
Xâm nhiễm trực tiếp (sơ cấp): các loài côn trùng có khả năng tấn công
những hạt khỏe còn nguyên vẹn và phát triển bên trong hạt, như các loài mọt vòi
voi, mọt đục hạt nhỏ, ngài thóc, mọt đậu xanh,… Con trưởng thành thường đẻ
trứng dưới vỏ hạt, sâu non trưởng thành đục vào hạt sử dụng hạt làm thức ăn và
phát triển trong hạt.
Xâm nhiễm gián tiếp (thứ cấp) bao gồm một số loài phổ biến nguy hiểm
như mọt thóc đỏ, mọt thóc tạp, mọt răng cưa… các loài mọt này tấn công các hạt
đã bị gãy, vỡ, ẩm, gây hại các sản phẩm đã bị côn trùng khác xâm nhiễm trực tiếp
hoặc các sản phẩm đã qua chế biến. Phần lớn sâu non loài này sống tự do bên
ngoài hạt nông sản một số ít trong hạt.
Như vậy, ngoài những nghiên cứu tập chung phát triển năng suất hay những
sâu bệnh hại trên đồng ruộng với các cây trồng đậu đỗ thì việc nghiên cứu sâu hại
trong kho bảo quản hạt đậu đỗ sẽ là tư liệu quan trọng góp phần đảm bảo khối
lượng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC.
2.2.1. Nghiên cứu về họ Bruchidae hại hạt trong kho bảo quản
Theo kết quả nghiên cứu của Cresland and Dick (1987) chỉ ra rằng loài
C.maculatus F. có 3 quần thể khác nhau đều gây hại trên đối tượng đậu đỗ
(Vigna unguiculata), quần thể từ Nigeria và Brazil gây hại khoảng 4% hạt giống,

5


chủng tiếp theo từ Cộng hòa Ả Rập Yemen khoảng 11%. Những trưởng thành
cái có khả năng gây hại mạnh hơn trưởng thành đực. Khi mật độ ấu trùng cao
chúng làm thiệt hại với tỉ lệ 65% hạt giống nhưng quần thể tại Yemen chỉ gây
thiệt hại 30% hạt giống.
Lambrides and Imrie (2000) cho biết có 26 giống đậu xanh được chọn lọc

là kháng với loài mọt C. chinenesis. Ngoài ra, tìm hiểu có thêm 3 giống đậu xanh
hoang dại có khả năng kháng mọt. Các giống đậu xanh kháng mọt là do kết cấu
của vỏ hạt và kích thước hạt nhỏ làm ảnh hưởng đến sức sinh sản của mọt trưởng
thành. Theo kết quả nghiên cứu hầu hết các giống đậu xanh của Úc rất mẫm cảm
với các loài Callosobruchus maculatus, C. chinenesis và đây là 2 loài gây thiệt
hại nhiều nhất trên thế giới trong kho bảo quản đậu xanh.
Callosobruchus sp. là loài gây hại chính quan trọng một số loại đậu bao
gồm: đậu đũa, đậu triều, đậu gà, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh và thỉnh thoảng
đậu nành. Chúng ít gây hại trên đậu côve (Phaseolus spp.). Trưởng thành hoạt
động mạnh mẽ, cơ thể màu nâu, xám, cánh không hoàn toàn che hết bụng hình
thái ngoài khá giống với loài A. abtectus nhưng kích thước nhỏ hơn. Trưởng
thành cái có cánh hoa văn rõ hơn trưởng thành đực. Vòng đời của
Callosobruchus spp. Cũng tương tự như của A.obtectus, ngoại trừ trứng được đẻ
ở bên ngoài hạt, khe các vỏ. Khi nở ấu trùng đục thủng vỏ hạt và xâm nhập vào
bên trong. Một số loài điển hình bao gồm loài C.analis và loài C.chinensis không
những phổ biến ở châu Á mà còn được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, C.maculatus có nguồn gốc ở châu Phi nhưng bây giờ đã phổ biến rộng
rãi (David and Graham, 2003).
Majka and Langor (2011) khi điều tra về các loài mọt thuộc phân họ
Bruchinae tại bốn tỉnh nằm bên bờ Đại Tây Dương của Canada. Phát hiện 3 loài
mới được ghi nhận là: Bruchidius villosus (Fabricius), Callosobruchus chinensis
(Linnaeus), và Callosobruchus maculatus (Fabricius). Loài Acanthoscelides
obtectus (Say) mới được ghi nhận từ đảo Newfoundland, loài Megacerus
discoideus (Say) mới được ghi nhận từ Prince Edward Island. Trong đó, loài
Megacerus discoideus là mọt bản địa chỉ được tìm thấy trong khu vực. Có 4 loài:
Callosobruchus chinensis, Callosobruchus maculatus, Bruchus pisorum
(Linnaeus) và Acanthoscelides obtectus là loài gây hại trong kho bảo quản chúng
cũng có thể gây hại ngoài tự nhiên thỉnh thoảng còn gây hại ngoài đồng đối với
các cây họ đậu.


6


2.2.2. Nghiên cứu về mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis
2.2.2.1. Tình hình gây hại của mọt đậu xanh C.chinensis
Singal et al. (1989) nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ thiệt hại và
mật độ mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis. Nghiên cứu trên cây đậu gà với
5 cặp trưởng thành qua 2 thế hệ F1 và F2. Kết quả cho thấy chúng có mối tương
quan chặt chẽ (r=0.949) xảy ra giữa mật độ con đời F1 và F2. Với mối tương
quan r=0,921 và r=0,385 giữa phần trăm hạt bị thiệt hại và mật độ quần thể mọt
của cả 2 thế hệ F1 và F2. Mối tương quan cũng chặt chẽ giữa trọng lượng ngũ
cốc bị đục và mật độ mọt (r=0,974 của F1 và r=0,959 của F2). Từ những kết
quả nghiên cứu là: 97% (F1), 92%(F2) trọng lượng hạt mất đi do các cặp mọt
ban đầu, đã chỉ ra số lượng mọt cuối cùng và phần trăm hạt thiệt hại.
Modgil and Mehta (1996) chỉ ra rằng sự phá hoại của mọt Callosobruchus
chinensis đã ảnh hưởng đến các carbohydate và chất xơ có trong đậu gà, đậu
xanh, đậu triều ở mức độ từ 10%-60%. Sự phá hoại càng tăng thì lượng tinh bột,
đường, đường tổng số sẽ giảm kéo theo đó chất thô, chất xơ các axit,
hemicellulose, cellulose, lignin cũng giảm.
Để đánh giá sự phá hại của loài Callosobruchus chinensis đối với hạt đậu
lăng trong kho bảo quản trong thời gian 3 tháng ở Sehore bang Madhya Pradesh,
Ấn Độ. Hạt đậu được thu thập từ nhiều nơi khác nhau làm thí nghiệm. Trước khi
bảo quản những hạt giống này được làm sạch và không có mọt trong đó. Tuy
nhiên những hạt giống thu thập từ những nơi đập (15 ngày sau khi đập) có 10,8;
78,6 và 103,8 trưởng thành xuất hiên trên 100 hạt. Những hạt giống thu được từ
những của hàng đóng gói sẵn có 20,8; 125; 197,2 trưởng thành trên 100 hạt sau
lần lượt 1, 2, 3 tháng. Như vậy, thiệt hại về hạt giống nặng nhất ở cửa hàng đóng
gói sẵn (Khandwe et al., 1997).
Một cuộc khảo sát tại ruộng của những người nông dân ở vùng trồng đậu
triều lớn miền Bắc Uganda thấy rằng mọt đã gây hại với đậu triều. Trong 3 huyện

(Apac, Gulu, Lira) đầu bị phá hoại mức độ như nhau bởi loài mọt
Callosobruchus chinensis. Sau khi thu hoạch và bảo quản thì khả năng gây hại
của mọt càng lớn, gấp 4 lần khi còn ngoài đồng ruộng. Một nghiên cứu khác thấy
rằng vỏ của quả đậu triều bị phá hoại ở 7 giai đoạn sinh trưởng phát triển của mọt
C. chinensis, số trứng tăng dần từ khi hình thành quả đến khi quả ngả màu vàng.
Sau khi quả vào chắc và chuyển sang phơi khô thì lúc này xuất hiện trưởng thành
mọt gây hại. Tần suất xuất hiện trưởng thành mọt C. chinensis thay đổi theo thời

7


gian, từ khi vỏ quả màu xanh lá cây đến khi thu hoạch (Nahdy et al., 1998).
Muhammad (2007) nghiên cứu số lượng mọt đậu xanh Callosobruchus
chinensis trên 8 cây họ đậu như đậu xanh (Vigna radiata), đậu đen (Vigna
Mungo), đậu lăng (Lens culinaris), đậu gà trắng (Cicer arietinum), đậu gà đen
(Cicer arietinum), đậu tương (Glycine max), đậu dại (Pisum sativum) và đậu đũa
(Vigna unguiculata). Kết quả Callosobruchus chinensis trên cây họ đậu được
kiểm tra và thống kê có kết quả trên đậu xanh có 139 trưởng thành, đậu đũa (91),
đậu gà đen (68), đậu gà trắng (17) và đậu dại (10). Trưởng thành mọt không phát
triển trên đậu đen, đậu lăng và đậu tương.
Shailja and Meera (2011) cho thấy sự phá hoại của Callosobruchus
chinensis Linn. thông qua 2 tiêu chí định lượng (thiệt hại hạt giống) và định tính
(lỗ đục trong hạt). Cho thấy thiệt hại hạt giống đạt tối đa 96.15% trong đậu đũa
(Vigna radiata), đạt 88,44% đối với đậu xanh (V. unguiculata) và 74,22% trong
đậu bướm (Phaseolus aconitifolius). Khối lượng hạt giống giảm trong đậu xanh
là 48,13%; đậu bướm giảm 39,7% và đậu đũa giảm 18,6%. Phân tích sinh hóa
của hạt giống bị hư hỏng sau 20 và 40 ngày cho thấy sự phá hoại làm tăng dần độ
ẩm. Chất béo và chất xơ trong hạt cũng tăng cùng với mức độ phá hoại. Protein
trong hạt sau 20 ngày bị xâm nhập về sau thì giảm nhẹ, tổng hàm lượng
carbohydrate có xu hướng giảm dần.

2.2.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của mọt C.chinensis
Shinoda and Yoshida (1989) nghiên cứu về ký chủ của mọt đậu
Callosobruchus chinensis (L.). Có 2 loài đậu dại là cây ký chủ của mọt: cây đậu
hàng năm Vigna angular var. Nipponensis (Ohwi) và đậu lâu năm Dunbaria
villosa (Thumb.) Makino. Quan sát thấy Callosobruchus chinensis trên vỏ quả
đậu từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10, chúng bắt đầu sinh sản trên vỏ quả từ giữa
tháng 9 đến giữa tháng 10. Trứng nở ấu trùng tuổi 1 xâm nhập vào hạt và phát
triển trong hạt, chúng lớn lên hóa nhộng ở thời điểm vỏ quả nứt ra. Mọt sống sót
qua mùa đông trong những hạt đậu rơi rải rác trên mặt đất và xuất hiện lại vào
cuối tháng 10 và chúng hoàn thành 1 thế hệ.
Borikar and Pawar (1996) xác định sự tăng thực tự nhiên của loài
Callosobruchus chinensis ở độ ẩm 70%, nhiệt độ 27oC trên các hạt đậu xanh
(Vigna radicata). Được nuôi trong điều kiện nguồn thức ăn dồi dào, không gian
thích hợp tỉ lệ tăng tự nhiên của loài C. chinensis r m= 0.080 và λ=1.80, hệ số

8


nhân lên của 1 thế hệ là 11,34 lần, thời gian trung bình hoàn thành một thế hệ là
30,51 ngày. Tỉ lệ phân bố ổn định các pha phát dục của trứng, ấu trùng, nhộng
và trưởng thành lần lượt là: 46,11 %; 45,61%; 5,55%; 2,71%.
Khairnar et al. (1996) sử dụng 10 cặp mọt Callosobruchus chinensis cho
vào các lọ chứa 500g hạt đậu triều. Các lọ đã được bao phủ bằng vải muslin và
được bảo quản trong khoảng 3,4 hoặc 5 tháng. Độ ẩm hạt giống tăng lên cùng
với việc tăng thời gian bảo quản. Số các lỗ đục trên hạt và tỉ lệ đẻ trứng là cao
nhất kéo theo tỷ lệ hạt có thể nảy mầm là thấp nhất trong 5 tháng bảo quản cùng
với mọt. Các chất protein, chất béo, chất sơ giảm mạnh khi thời gian bảo quản
kéo dài.
Nghiên cứu về mối quan hệ của mọt đậu xanh và kích thước hạt đậu xanh
(Vigna radiata). Cho thấy giữa mọt đậu xanh và kích thước hạt có ảnh hưởng đến

số lượng trứng và thế hệ sau của mọt (Buctuanon and Morallo, 1997).
Chavan et al. (1997) cho thấy rằng sự ưa thích đẻ trứng của Callosoburchus
chinensis trên 70 dòng đậu đũa, kết quả dòng nào có bề mặt hạt khô sẽ có tỷ lệ
phần trăm nhỏ số trứng/hạt, những hạt màu đen, xám, màu đỏ thì khả năng xuất
hiện trứng/hạt sẽ nhiều hơn so với hạt màu trắng.
Lan and Horng (1999) cho biết trưởng thành cái của Callosobruchus
chinensis có tập tính đẻ trứng vào bên trong hạt đậu. Như vậy, giảm khả năng
cạnh tranh vị trí đẻ trứng vào đậu, làm tăng tỉ lệ sống sót của ấu trùng. Khi quá
trình giao phối hoàn thành thì trưởng thành cái sinh sản và việc xuất hiện trưởng
thành đực gây ảnh hưởng đến hành vi sinh sản của con cái. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng mật độ con cái, con đực chưa giao phối để kiểm tra ảnh
hưởng của con đực đối với tập tính sinh sản và tổng số lượng trứng đẻ, tuổi thọ
của con cái. Tổng số trứng đẻ trong 9 giờ của 4 cặp đực cái thấp hơn một cặp đực
cái. Khi cho đực cái chưa giao phối ghép đôi với thời gian khác nhau, con cái
được ghép đôi với 2 con đực trong thời gian 24 giờ cho thấy cao hơn nhiều so với
thời gian giao phối 2 ngày của 1 con cái với 2 con đực và không có gì khác biệt
vào ngày hôm sau. Kết quả này cho thấy sự xuất hiện của con đực ảnh hưởng đến
tập tính sinh sản của con cái thể hiện sau 1 ngày. Trái với những dự đoán trước
đó, mật độ cao của con đực cũng không thể làm tăng số lượng trứng được đẻ.
Như vậy, con cái càng ghép đôi với nhiều con đực thì sẽ giảm tuổi thọ và tổng số
trứng đẻ ra.

9


Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về
Callosobruchus chinensis Linn. (Bruchidae: Coleoptera)
hành tại Bidhan Chandra Krishi Viswavidyalaya, Nadia,
hoàn thành 8 thế hệ trong các kho bảo quản đậu gà (Cicer


vòng đời của mọt
trên đậu gà được tiến
Tây Bengal. Mọt đậu
aritinum L) trong thời

gian 7 tháng (tháng 4-10/2001). Vòng đời hoàn thành trong 19 ngày của mọt ở
nhiệt độ (29 - 31%), độ ẩm tương đối (85-90%) của tháng 8. Tháng 5 với nhiệt
độ 28-31,5oC và độ ẩm tương đối 67,5-87,2% vòng đời kéo dài đến 22 ngày.
Thời gian sống của trưởng thành cái và trưởng thành đực tối đa 9 ngày ở thế hệ 8
(tháng 9-10/2001), thời gian sống trưởng thành tối thiểu (6,8 ngày) trong thế hệ
đầu tiên (tháng 4-5/2001). Thời gian sống của trưởng thành đực trong khoảng
(5,9-9,8 ngày) và thời gian sống trưởng thành cái là (5,4 - 8,2 ngày). Một cặp
trưởng thành đực cái có thể sinh ra từ 13,7-61,9 trưởng thành thế hệ sau (Suchitra
and Amitava, 2005).
Meghwal and Veer (2005) khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt
Callosobruchus chinensis trên hạt đậu bướm trong lồng ấp B.O.D ở nhiệt độ 28 ±
1°C và độ ẩm tương đối 70 ± 5%. Số lượng trứng được thu để quan sát vào ngày
đầu tiên khi được đẻ ra. Thời gian các pha phát dục lần lượt là: 5,2 thời gian
trưởng thành cái đẻ trứng, 4,69 trứng nở, thời gian phát triển từ ấu trùng đến
nhộng là: 20,79; tổng thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành được tìm
thấy trung bình 25,49 ngày. Thời gian sống sót của trưởng thành đực và cái lần
lượt là 7,40 và 6,40 ngày.
Varma and Anandhi (2010) nghiên cứu thấy rằng loài Callosobruchus
chinensis là một loài gây hại chủ yếu ở các kho bảo quản của Ấn Độ. Nghiên cứu
sinh học của loài mọt này được thực hiện trong phòng thí nghiệm trong thời gian
2005-2006.Thời gian phát dục của sâu non (16,4 ngày) của nhộng là 4 ngày,
trưởng thành đực 11 ngày, trưởng thành cái 9,6 ngày. Vòng đời của mọt trung
bình là 25,2 ngày, giai đoạn tiền đẻ trứng (4 ngày), giai đoạn đẻ trứng (8 ngày),
giai đoạn sau sinh sản (2,2 ngày). Sức sinh sản trung bình của trưởng thành cái là
85,6 trứng và tỷ lệ trứng nở chiếm 94%. Khi sử dụng các loại nguyên liệu thực

vật (lá neem, ớt, lá hương nhu tía, lá trúc đào, lá hoa ngũ sắc, lá thuốc lá, NSK)
với lượng 4% và 8% (w/w)/ 100gram đậu xanh làm mọt C. chinensis chết trong
thời gian 2,4 và 6 ngày sử dụng. Trong số tất cả các sản phẩm thực vật, lá cây
neem (8 gm) có hiệu quả cao với tỷ lệ tử vong 38,33%, trong khi lá trúc đào (4
gm) hiệu quả thấp nhất với tỷ lệ tử vong 5,70%.

10


Yang et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa độ ẩm hạt giống đậu
tương và khả năng sinh sản, tỷ lệ trưởng thành vũ hóa, các đặc tính sinh học khác
của Callosobruchus chinensis (Linnaeus). Thí nghiệm lựa chọn ngẫu nhiên, khi
độ ẩm hạt giống đậu tương tăng từ 6,5% đến 12,5%, khả năng sinh sản tăng
85,00-352,75, số lượng trưởng thành xuất hiện tăng 14,75-230,00; tỷ lệ xuất hiện
trưởng thành vũ hóa tăng từ 17,34% lên 65,15%. Không có sự lựa chọn số thử
nghiệm, khi độ ẩm hạt giống đậu tương tăng từ 6,5% đến 12,5%, khả năng sinh
sản tăng 117,50-310,00; số lượng trưởng thành xuất hiện tăng 19,50-198,00; tỷ lệ
trưởng thành vũ hóa tăng từ 16,78% lên 63,83%. Kết quả cho thấy khả năng sinh
sản, số lượng xuất hiện của trưởng thành và tỷ lệ trưởng thành vũ hóa của C.
chinensis tăng lên khi độ ẩm hạt giống đậu tương tăng.
Theo Pankaj (2012) khả năng sống sót của trưởng thành đã giao phối và
chưa giao phối của mọt Callosobruchus chinensis đã được nghiên cứu độc lập
với trưởng thành vừa vũ hóa ở nhiệt độ trung bình 28 ± 2 ° C và nhiệt độ phòng
23,8-31,5 ° C trong phòng thí nghiệm. Cũng tại nhiệt độ đó trưởng thành đực
phát triển trong đậu xanh và đậu gà có tuổi thọ trung bình lần lượt là (11,83 và
11,33 ngày), trưởng thành cái (10,00 và 9,56 ngày), trong khi những trưởng
thành đực phát triển trong đậu nành có tuổi thọ trung bình ngắn nhất (7,50 và
7,00 ngày) và trưởng thành cái là (6,56 và 6,11 ngày). Trưởng thành đực chưa
giao phối sống lâu hơn (trung bình 11,24 ngày) so với những trưởng thành đã
giao phối (trung bình 8,79 ngày). Những trưởng thành cái khi sinh sản được cung

cấp thức ăn thì có tuổi thọ (trung bình. 9,83 ngày) cao hơn trưởng thành cái sinh
sản nhưng không có thức ăn (8,04 và 7,69 ngày).
Trong nghiên cứu về đậu thận và đậu que ở Hokkaido, trưởng thành mọt
đậu Callosobruchus chinensis bị thu hút bởi bẫy dính màu vàng. Đầu tháng 9,
trứng của mọt này đã được tìm thấy trên vỏ ngoài của hạt đậu thận, đậu đũa, đậu
đỏ. Trong khu vực điều tra, những trưởng thành mọt xuất hiện ở trong vùng lân
cận các khu dân cư (dưới 100m), không tìm thấy mọt trưởng thành ở khu vực
ngoài nông trại hơn 1km. Có thể ở Hokkaido có mùa đông rất lạnh nên mọt chỉ
tồn tại được trong nhà người dân. Giai đoạn sinh sản ước tính xuất hiện khi
trưởng thành sống trong nền nhiệt độ hơn 13,4 ° C trong 454,6 ngày bắt đầu có từ
ngày 2-18/8 (Iwasaki et al., 2013).
Kiran (2014) nghiên cứu đặc tính sinh học của Callosobruchus chinensis
trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 27 ± 2 ° C và ẩm độ tương đối 70 ± 5% trên hạt

11


đậu. Giai đoạn trứng kéo dài 3,8 ngày, thời gian phát dục của 5 tuổi ấu trùng lần lượt
là 1,6; 2,0; 3,0; 3,6 và 6,7 ngày, tương ứng với thời gian trung bình là 16,9 ngày.
Giai đoạn cuối kéo dài 1,3 ngày tiếp theo là giai đoạn nhộng là 3,2 ngày. Thời gian
phát dục của trưởng thành đực và cái tương ứng là 9,8 và 11,1 ngày. Chiều rộng các
pha ấu trùng tuổi 1, 2, 3,4, 5 lần lượt là 0,15, 0,19, 0,27, 0,38 và 0,56 mm.
Theo Mainali et al. (2015b) những ảnh hưởng lần lượt của ba nhiệt độ
20°C, 25°C và 30°C cùng 4 khoảng ẩm độ tương đối (RH) 30-35%, 50-55%, 7075% và 90-95%, đối với khả năng sinh sản và phát triển của loài Callosobruchus
chinensis (L.) (Coleoptera: Bruchidae). Sử dụng 5 cặp trưởng thành đực cái dưới
ảnh hưởng của cả nhiệt độ và ẩm độ, thí nghiệm lặp lại 10 lần. Trưởng thành cái
được quan sát đẻ trứng trong 72 giờ. Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến khả năng đẻ
trứng (số lượng trứng tăng ở nhiệt độ 30oC), độ ẩm tương đối không có ảnh
hưởng đến khả năng đẻ trứng. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm đều ảnh hưởng đến
thời gian phát triển và tỷ lệ xuất hiện của trưởng thành. Thời gian phát triển ngắn

nhất là ở 30 ° C và RH=70-75%, tỷ lệ xuất hiện trưởng thành tăng với sự gia tăng
nhiệt độ và độ ẩm (lên đến 70-75%). Kết quả cho thấy C. chinensis có khả năng
gây thiệt hại lớn nếu bảo quản đậu đỏ ở nhiệt độ 30 ° C và RH=70-75%.
Mainali et al. (2015a) nghiên cứu xác định được rằng khả năng đẻ trứng
và sự phát triển của mọt đậu Callosobruchus chinensis (L.) (Coleoptera:
Bruchidae) đối với 5 loại họ đậu khác nhau (a) đậu đũa họ Yeonbundongbu, (b)
đậu trắng họ Hwanghyubilho, (c) đậu tương họ Daepung, (d) đậu xanh họ
Seonhwanogdu, và (e) đậu đỏ họ Hongeon. Thí nghiệm điều tra ngẫu nhiên đã
được tiến hành để ghi lại số lượng trứng đẻ, vòng đời, số trưởng thành vũ hóa và
khả năng sống sót của C. chinensis trong 5 loại đậu khác nhau. Vòng đời trong
khoảng 28-31 ngày, vòng đời ngắn nhất của mọt là trên đậu đũa. Mọt C.
chinensis không hoàn thành vòng đời trên đậu nành. Tỷ lệ xuất hiện của trưởng
thành cao trên đậu đỏ và đậu xanh, tuy nhiên khả năng sống sót trưởng thành cao
hơn trên đậu đỏ và đậu đũa.
2.2.2.3. Nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa mọt đậu xanh C.chinensis và mọt
đậu đỏ C.maculatus.
Koichi (1967)đã tiến hành thí nghiệm về sự cạnh tranh giữa loài C.
chinensis và C. maculatus, kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng, trong cùng điều
kiện thí nghiệm, ở nhiệt độ 30oC và ẩm độ 70%, sự thay đổi về khoảng thời gian
bổ sung thêm thức ăn không ảnh hưởng đến kết quả của sự cạnh tranh và sự cạnh
tranh luôn luôn kết thúc khi C. maculatus chết. Nhưng chúng có xu hướng là

12


cùng tồn tại và thời gian sống được kéo dài khi có sự bổ sung thức ăn kéo dài.
Cũng ở điều kiện trên, kết quả cạnh tranh khi sử dụng 2 nguồn thức ăn khác nhau
là đậu khô (hàm lượng nước là 11%) và đậu bình thường (hàm lượng nước
khoảng 15%) thì lại không có sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, khi thí nghiệm ở
320C và ẩm độ 64% kết quả của sự cạnh tranh ngược lại.

Singh et al. (2015) đã nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa mọt đậu xanh
Callosobruchus chinensis L. và mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus F. trong
khoảng không gian giới hạn bằng cách cho các con trưởng thành của cả 2 loài
đưa vào lọ thủy tinh có thể tích 100ml có chứa 10 gram đỗ xanh với tỷ lệ của C.
chinensis và C. maculatus lần lượt là 1:1, 2:1, 3:1, 4:1, 1:2, 1:3, 1:4 ở điều kiện
nhiệt độ 28-30oC và ẩm độ 65-70% thì thấy rằng số trứng được đẻ của hỗn hợp
loài trong điều kiện ghép 5 cặp (tỷ lệ 1:4 hoặc 4:1) nhiều hơn số trứng được đẻ
trong điều kiện ghép 2 hay 3 cặp (tỷ lệ 1:1, 2:1 hoặc 1:2). Số trưởng thành C.
chinensis mới vũ hóa cao gấp đôi so với C. maculatus và thế hệ mọt trưởng thành
mới vũ hóa xuất hiện hầu hết ở tuần thứ 2 của thế hệ thứ nhất.
2.2.2.4. Biện pháp phòng trừ mọt C.chinensis
Miah et al. (1996) nghiên cứu thấy rằng bột của lá cây Amoora ruhituka,
Azadirachta indicata, Vitex negundo và dầu của A.indicata, hạt lanh (Linum
usitatissimum), vừng (Sesamum indicum) có khả năng chống lại mọt
Callosobruchus chinensis. Hạt đậu lăng khỏe mạnh được làm sạch và đặt trong
đĩa petri lấy giấy đậy hạt hoặc dùng dầu trộn với đất bột sau đó thả 3 cặp trưởng
thành mọt vào bên trong. Kết quả thu được là trọng lượng của hạt đậu lăng giảm,
các bột lá của A. rohituka và A. indica không ảnh hưởng đến mọt. Dầu hạt lăng
(0,5; 1,0 hoặc 2,0g/2g đất) là một chất bảo vệ kém hiệu quả hơn bột lá V.
negundo với P<0,05 thì bột lá V. negundo là giảm khả năng sinh sản của mọt.
Dầu của A. indica (2,0 ml/2g đất) cũng làm giảm khả năng sinh sản của mọt và
đạt hiệu quả hơn dầu vừng.
Kuroda et al. (1996) cho biết Oryzacystatin I, II là các chất ức chế Cysteine
proteinase trong hạt gạo chúng làm chậm phát triển của các loại mọt
Callosobruchus chinenesis, Riptortus clavatus gây hại hạt đậu trong kho bảo
quản, khi thí nghiệm bổ sung vào chế độ ăn của chúng với nồng độ 0,3-0,5% .
Khi nồng độ lên đến 1% hầu như tất cả các côn trùng đều chết. Kết quả này cho
thấy lợi ích của Cystatin để kiểm soát côn trùng gây hại và cũng là vai trò quan
trọng của Cysteine proteinase trong hệ tiêu hóa của côn trùng.


13


Mohamed (1996) ghi nhận rằng thân cây bông, phân tro của gia súc và
malathion là các chất bảo vệ hạt đối với 2 loài mọt Callosobruchus maculatus,
Callosobruchus chinensis ở nồng độ khác nhau. Kết quả thu được đối với hạt
giống đậu xanh (Vigna radiata) cho thấy tỉ lệ chết trung bình của C. maculatus
đạt 6,7% (thân cây bông), 16,7% (phân tro gia súc) và của C. chinensis là 16,7%
(thân cây bông), 25,6% (phân tro gia súc). Malathion đạt hiệu quả rất cao 94,4%
(C. maculatus), 93,3% (C. chinensis). Tỉ lệ chết tương ứng của C. maculatus là
34,4% và 95,6%.
Loài mọt Callosobruchus chinensis không thể phát triển trong hạt đỗ đen
(Vigna Mungo), có 2 cách thí nghiệm một là dùng nguyên hạt đỗ đen hoặc sử
dụng chất dichloromethane trong hạt. Để tiến hành thử nghiệm dùng 3 hợp chất
sinh học liều lượng tùy ý trộn với đậu lăng (Lens esculentus) hoặc đậu xanh
(Cicer airetinum) cho các loài mọt đẻ trứng lên các hạt thử nghiệm. Kết quả cho
thấy tỷ lệ phần trăm trứng nở thành công trên hạt đậu lăng thấp đáng kể (0,55)
trong dịch chiết ở liều lượng cao hơn 8,35g tương đương so với chiết xuất từ ngũ
cốc không hạt (28,5). Trong dịch chiết tỉ lệ trưởng thành đực xuất hiện là
27,43%, trưởng thành cái là 34,79%. Kết quả cũng cho tương tự trong hạt đậu
xanh với liều lượng cao hơn. Chất dichloromethane và chloroform có liên quan
đến tỉ lệ chết của ấu trùng mọt (Islam and Karim, 1997).
Islam (1997) nghiên cứu về sự lựa chọn ký chủ của ong kí sinh Dinarmus
basalis trên các giai đoạn phát dục của mọt Callosobruchus chinensis cho thấy
trứng đã bị kí sinh vào ngày thứ 2, thứ 3, 4 ,tiền nhộng và nhộng, ong kí sinh
thích nhất giai đoạn sâu non tuổi 4. Ong kí sinh có tập tính đẻ trứng bằng cách sử
dụng râu để nhận biết.
Khan and Shahjahan (1998) cho biết chiết xuất từ lá bạch đàn (Eucalyptus
tereticornis) khô và sử dụng các chất n-hexane, acetone, ethanol và methanol.
Các chất đó dùng để kiểm tra hiệu quả của chúng đối với trưởng thành của

Sitophilus oryzae và Callosobruchus chinensis. Loài S.oryzae đã bị xua đuổi và
C. chinensis bị thu hút bởi tất cả các chất chiết xuất. Kết quả cho thấy chất
hexane chống S. oryzae và chất acetone chống C. chinensis thử nghiệm bằng
cách trộn đậu xanh (Vigna radicata) với các chất chiết xuất đó.
Ahmed et al. (1999) đánh giá hiệu quả của 4 loại tinh dầu: neem, thầu dầu,
hướng dương, vừng trong phòng thí nghiệm đến sự phá hoại của loài

14


×