Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÀNH

NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN MÊ LINH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Phạm Tiến Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Phạm Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn PPTN & TKSH - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng chuyên môn
của huyện Mê Linh: Chi cục Thống kê, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Trần Thị Thành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt ............................................................................ v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ và hình ..............................................................................................vii
Phần 1. Mở đàu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
1.4.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu....................................................... 4
2.1.2. Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng..................................................... 14
2.1.3. Những căn cứ làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống cây trồng hợp lý ......... 16
2.2.
Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 24
2.2.1. Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 24
2.2.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 28
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 37
3.1.
Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .................................................. 37
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 37
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 37
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 37
3.2.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 37
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ................................. 37
3.2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng .......................................................... 37
3.2.3. Thử nghiệm các mô hình trên đồng ruộng ...................................................... 38
3.2.4. Đề xuất và giải pháp thực hiện hệ thống cây trồng thích hợp .......................... 38
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................. 38

iii


3.3.2. Điều tra nông hộ ............................................................................................ 38
3.3.3. Các mô hình thử nghiệm ................................................................................ 39
3.3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu ......................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 42
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mê Linh ......................................... 42
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 42
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Mê Linh ..................................................... 50
4.2.
Thực trạng sản xuất trồng trọt của huyện Mê Linh ......................................... 60
4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn huyện
Mê Linh qua các năm..................................................................................... 60
4.2.2. Cơ cấu cây trồng chính năm 2014 huyện Mê Linh ......................................... 62
4.2.3. Cơ cấu các loại giống cây trồng chính huyện Mê Linh ................................... 64
4.2.4. Tình hình đầu tư phân bón cho một số cây trồng chính huyện Mê Linh .......... 67
4.2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ..................................................................... 69
4.2.6. Các công thức trồng trọt phổ biến hiện nay trên địa bàn huyện huyện Mê
Linh ............................................................................................................... 70
4.2.7. Đánh giá hiệu qủa kinh tế của các công thức trồng trọt .................................. 72
4.3.
Kết quả thử nghiệm một số giống cây trồng mới trên địa bàn huyện Mê Linh ..... 76
4.3.1. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng giống lúa Gia Lộc 105 trong vụ xuân
trong công thức luân canh: Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông ......................... 76
4.3.2. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng khoai tây vụ Đông 2015, trong công
thức: Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông............................................................ 77
4.3.3. Kết quả thử nghiệm mô hình trồng giống hoa hồng Pháp ............................... 80
4.3.4. So sánh hiệu quả của một số công thức luân canh cũ và một số công thức
luân canh mới trong mô hình thử nghiệm ....................................................... 82
4.4.
Đề xuất hệ thống cây trồng huyện mê linh giai đoạn 2015-2020..................... 83
4.4.1. Cơ sở lựa chọn ............................................................................................... 83
4.4.2. Phương án chuyển đổi hệ thống cây trồng của huyện Mê Linh đến năm
2020 .............................................................................................................. 84

4.5.
Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng .............................. 88
4.5.1. Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp......................................................... 88
4.5.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 88
4.5.3. Một số giải pháp khác .................................................................................... 88
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 89
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 89
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ...................................................................................................................... 95
iv


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCCT

Cơ cấu cây trồng

CS


Cộng sự

CT

Công thức

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐVDT

Đơn vị diện tích

HTCTr

Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống nông nghiệp


HTTT

Hệ thống trồng trọt

KD18

Khang Dân 18

TB

Trung bình

VAC

Vườn, ao, chuồng

VC

Vườn, chuồng

TGST

Thời gian sinh trưởng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình 5 năm (2010-2014) ..............43

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2014 ...........................................47

Bảng 4.3.

Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế chủ yếu của huyện Mê Linh
(2010-2014)............................................................................................50

Bảng 4.4.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.............................................51

Bảng 4.5.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nghiệp huyện Mê Linh .....................52

Bảng 4.6.

Phát triển chăn nuôi huyện Mê Linh năm 2010-2014 ..............................55

Bảng 4.7.

Tình hình dân số lao động huyện Mê Linh năm 2014 ..............................56

Bảng 4.8.


Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện .............60

Bảng 4.9.

Cơ cấu diện tích, năng suất một số cây trồng chính năm 2014.................62

Bảng 4.10.

Hiện trạng sử dụng giống lúa năm 2014 ..................................................64

Bảng 4.11.

Diện tích, cơ cấu một số giống cây màu năm 2014 .................................65

Bảng 4.12.

Diện tích, cơ cấu các loại rau năm 2014 ..................................................66

Bảng 4.13.

Mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng tại huyện Mê Linh..............68

Bảng 4.14.

Các công thức trồng trọt phổ biến trên địa bàn ........................................70

Bảng 4.15.

Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt năm 2014 .........................72


Bảng 4.16.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ...............76

Bảng 4.17.

Hiệu quả kinh tế của 2 giống lúa .............................................................77

Bảng 4.18.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống khoai tây Solarra .............................................................78

Bảng 4.19.

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng tham gia mô hình..............................79

Bảng 4.20.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của giống hoa hồng Pháp .........80

Bảng 4.21.

Hiệu quả kinh tế của mô hình hoa hồng ..................................................81

Bảng 4.22.

So sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức luân canh cũ và mới trong
công thức luân canh: Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông ...........................82


Bảng 4.23.

So sánh hiệu quả giữa công thức luân canh cũ và mới .............................83

Bảng 4.24.

Phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ..................................85

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1.

Các thành phần của hệ thống canh tác.......................................................6

Sơ đồ 2.2.

Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng ..................................................7

Hình 4.1.

Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của huyện năm 2014...................................47

Hình 4.2.

Cơ cấu diện tích một số cây trồng năm 2014 ...........................................63

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thành
Tên luận văn: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện
Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu: Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất nông
nghiệp tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, phát hiện được các lợi thế và những tồn
tại trong cơ cấu cây trồng hiện tại. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống cây
trồng nhằm phát huy các thế mạnh, lợi thế, đồng thời khắc phục những tồn tại làm cơ sở
cho việc đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý cho mỗi vùng tiểu vùng sinh thái của huyện
phù hợp với xu thế phát triển.
2. Phương pháp nghiên cứu:
* Thu thập thông tin thứ cấp: Đặc điểm khí hậu thời tiết ở huyện Mê Linh; Hiện
trạng sử dụng đất; Tình hình dân số lao động, cơ sở hạ tầng; Tình hình phát triển kinh
tế của huyện giai đoạn 2010-2014; Hiện trạng cơ cấu cây trồng.
* Điều tra nông hộ
- Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh
- Chọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng trong huyện là: xã Văn Khê, Xã Liên Mạc,
xã Tiến Thắng.
- Mỗi xã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nông dân.
* Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước, thu thập thông tin từ Phòng
Kinh tế, Chi cục Thống kê, Trạm Khuyến nông huyện về các mô hình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên từng tiểu vùng sinh thái.
* Các mô hình thử nghiệm
- Mô hình thay thế giống lúa KD18 bằng giống Gia Lộc 105 vụ xuân năm 2015.

- Mô hình trồng khoai tây vụ đông, thay thế cây ngô đông.
- Mô hình thử nghiệm trồng hoa hồng trên đất bãi.
3. Kết quả chính và kết luận:
- Qua kết quả nghiên cứu đề xuất được phương án chuyển đổi cây trồng trong
những năm tới của huyện Mê Linh (bảng 4.24) trong đó giảm dần diện tích cây lúa,

viii


cây ngô, cây khoai lang và cây lạc; đồng thời tăng diện tích các loại rau, khoai tây,
hoa các loại.
- Giống lúa Gia Lộc 105 có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa
KD18 trong vụ xuân nên cần thay thế một phần giống KD18 trong công thức luân canh:
lúa xuân – lúa mùa – ngô đông.
- Thay thế cây ngô đông bằng cây khoai tây đông với giống khoai tây Solara trên
đất hai vụ lúa lợi nhuận cao hơn trồng ngô tẻ 73,10 triệu đồng/ha.
- Trồng hoa hồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây Dong riềng là
103,55 triệu đồng/ha.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Thanh
Thesis title: Research contributes to improving the system of crop in Me Linh District,
Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Purpose of the study:
Through the results assess the status of agricultural production in Me Linh
District, Hanoi City, discovered the advantages and shortcomings in the existing plant
structure. Since then offering complete system solutions that promote crop strengths and
advantages, and to overcome shortcomings as a basis for the proposed plant structure
right for each sub ecoregions consistent with the district's development trend.
2. Research Methodology:
* Collect secondary information: Characteristics of climate and weather in Me
Linh district; Current use of land; The situation of the working population,
infrastructure; Economic situation of the district development period of 2010-2014;
Current status of the plant structure.
* Farmer survey
- Use surveys combined quick interview
- Pick 3 represents 3 communes in the district sub-region are: Van Khe, Lien
Mac commune, Tien Thang commune.
- Each commune conducted a random survey of 30 farmers.
* Inherit the previous literature, gathering information from the Chamber
Economics, Department of Statistics, the District Extension Station on the model plant
restructuring on each ecological subregion.
* The test pattern
- The model replaced by similar varieties Gia Loc 105 KD18 spring 2015.
- Model winter planting potatoes, substitute frozen corn.
- Model testing grounds planted on the land commission.
3. Main results and conclusions:

x


- The result of the research was the plan proposed conversion plant in the

coming years, Me Linh district (Table 4:24), in which the reduction of rice and maize,
sweet potato and peanuts; while increasing the acreage of vegetables, potatoes, flowers
of all kinds.
- Gia Loc 105 rice varieties have the potential to yield higher economic
efficiency KD18 varieties of spring should replace a similar part in cropping patterns
KD18: spring wheat - summer rice - winter corn.
- Replacing corn with potato freezing winter potato varieties on the ground
Solara profitable crop than maize Te 73.10 million / ha.
- Growing roses for higher economic efficiency than arrowroot crop is 103.55
million / ha.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mê Linh là một huyện ven đô nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội,
cách trung tâm thành phố khoảng 25km, địa hình của Mê Linh tương đối cao và
bằng phẳng. Huyện Mê Linh có điều kiện thuận lợi đặc biệt trong phát triển
kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng như: có vị trí địa lý thuận
lợi với hệ thống giao thông đồng bộ gồm đường sắt, đường bộ, đường sông và
đường không. Đồng thời, Mê Linh là huyện có hệ thống hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp tương đối hoàn chỉnh; nông dân cần cù chịu khó, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp...
Sản xuất trồng trọt ở huyện Mê Linh được hình thành từ kinh tế hộ nông
dân với đặc điểm là ruộng đất ít, lại phân tán nên rất khó cơ giới và tổ chức sản
xuất; hậu quả là giá thành sản xuất cao. Quỹ đất sản xuất, nguồn lao động, nguồn
vốn và kỹ năng nghề nghiệp của các hộ là rất khác nhau; sản xuất của nhiều hộ
thường áp dụng cách làm theo, sản xuất không có kế hoạch, vì vậy thường gặp
hiện tượng những năm mất mùa thì được giá, những năm được mùa thì mất giá.

Bên cạnh đó, sản xuất của một bộ phận người dân còn giữ nếp nghĩ, cách làm cũ,
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn chậm, phát triển nông
nghiệp hàng hóa còn dàn trải, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất, nông sản
hàng hóa sản lượng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm có thế mạnh, chất
lượng nông sản phẩm còn thấp, sản xuất nông sản chưa gắn được với chế biến và
tiêu thụ, chưa theo kịp với cơ chế thị trường vì vậy hiệu quả sản xuất trồng trọt
trên một đơn vị diện tích còn thấp, kết quả của sản xuất không bền vững. Do đó
để xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa cần phải có hệ thống cây trồng mới phù
hợp với tiềm năng của huyện.
Đứng trước tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và việc hình thành và phát triển
các khu công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp của huyện Mê Linh ngày càng bị
thu hẹp, dân số ngày một tăng và một số lao động không nhỏ được thu hút từ các
địa phương khác về các khu công nghiệp, đô thị vừa là áp lực về lương thực, thực
phẩm, vừa là thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa
phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là hết sức
cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người dân trong huyện cũng như góp phần cung

1


cấp cho các thị trường lân cận, nhằm góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
đời sống nhân dân trong huyện.
Để thực hiện điều đó, đòi hỏi phải có những đánh giá, phân tích chi tiết,
xác thực, có tính hệ thống về hiện trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
cho từng tiểu vùng sinh thái của huyện mới có thể bố trí hợp lý cơ cấu cây
trồng, khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, khí hậu, góp phần phát triển bền
vững và nâng cao mức sống của người dân. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện Mê Linh,
Thành phố Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Thông qua kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội, phát hiện được các lợi thế và những tồn tại trong cơ cấu
cây trồng hiện tại. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống cây trồng
nhằm phát huy các thế mạnh, lợi thế, đồng thời khắc phục những tồn tại làm cơ
sở cho việc đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý cho mỗi vùng tiểu vùng sinh thái của
huyện phù hợp với xu thế phát triển.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến hệ
thống cây trồng và sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng từ đó tìm ra được các ưu điểm của
hệ thống cây trồng ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để kế thừa, các tồn
tại để nghiên cứu đưa ra hướng khắc phục.
- Thử nghiệm một số loại cây trồng tại một số tiểu vùng sinh thái tiêu
biểu trên cơ sở phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống cây
trồng hiệu quả sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ

2


thống cây trồng trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời là cơ sở quan trọng để
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, bổ sung phương
pháp luận về hệ thống cây trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng
hợp lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Mê Linh.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Có thể coi đây là báo cáo đánh giá hiện trạng một cách hệ thống cây
trồng tại huyện Mê Linh, là cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch sản xuất nông
nghiệp trong thời gian tới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành trồng trọt của
địa phương.
- Việc thực hiện đề tài góp phần thay đổi tập quán canh tác cũng như trình
độ sản xuất của người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
lúa và đất trồng cây hàng năm khác của huyện Mê Linh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
2.1.1.1. Nông nghiệp
Theo các tác giả Đào Thế Tuấn (1989), Phạm Chí Thành và cs. (1993) nông
nghiệp là sự kết hợp logic giữa các qui luật sinh học, qui luật kinh tế, qui luật xã
hội vận động trong môi trường tự nhiên. Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác
trên bình diện một vùng nông nghiệp nhỏ hay trang trại nông hộ cũng không nằm
ngoài những qui luật trên. Như vậy, những vấn đề đặt ra nghiên cứu phải căn cứ
vào các quy luật sinh học và kinh tế, xã hội.
2.1.1.2. Hệ thống nông nghiệp (HTNN)
Theo Đào Thế Tuấn và cs. (1989), hệ thống là các tập hợp trật tự bên
trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn
nhau), thành phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ, tác động của các
yếu tố bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống tạo nên trật tự

bên trong của hệ thống.
Zandstra (1981), HTNN là tập hợp trong không gian sự phối hợp các
ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó
biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi
trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động
xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1993): Hệ thống nông nghiệp là một phức
hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi, các
đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tùy theo sở thích, khả
năng, kỹ thuật có thể. Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất,
đặc tính của các mối tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết
các mối tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật: "Muốn
chinh phục thiên nhiên phải tuân theo những qui luật của nó".
Nhìn chung HTNN là một hệ thống hữu hạn, trong đó con người đóng vai
trò trung tâm, con người quản lý và điều khiển các hệ thống theo những quy luật
nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cho HTNN. Trong HTNN có các hệ thống
sinh học (vật nuôi, cây trồng) hoạt động theo các quy luật sinh học (trao đổi năng
lượng vật chất) và các hệ thống hoạt động theo các quy luật kinh tế - xã hội. Như

4


vậy HTNN khác với hệ sinh thái nông nghiệp ở chỗ ngoài các yếu tố ngoại cảnh
và sinh học còn có yếu tố kinh tế - xã hội (Nguyễn Văn Lạng, 2002).
Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn (2013): HTNN là sự biểu hiện
không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực
hiện, để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một
hệ thống sinh học - sinh thái, mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống
văn hóa - xã hội qua các hoạt động, xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Như vậy hệ thống nông nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại

giữa 3 hệ thống: Sinh học, xã hội và kinh tế.
2.1.1.3. Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: môi trường vật lý, kỹ
thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế - xã hội. Trong
hệ thống canh tác vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và
quan trọng hơn bất cứ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác. Nhà thổ nhưỡng
học người Mỹ đã chứng minh cho quan điểm này, Ông cho rằng, đất không phải
là quan trọng nhất mà chính con người sống trên mảnh đất đó mới là quan trọng
nhất. Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng
hơn độ phì của đất. Như vậy, hệ thống canh tác được quản lý bởi hộ gia đình
trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự
mong muốn và nguồn lực của nông hộ (ZandStra, 1981).
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), HTCT là một thể thống nhất trong mối
quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian, cùng với hệ thống biện pháp kỹ thuật thực hiện
nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai.
Hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ là hệ
thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế,
... được bố trí một cách hệ thống và ổn định với mục tiêu của từng nông trại hay
nhiều vùng (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990).
Hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCT mới, trên thực tế là sự tổ hợp lại
các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng,
đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc
đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống
có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).

5


HỆ THỐNG CANH TÁC


HỆ THỐNG CHĂN NUÔI

HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT

HỆ THỐNG CHẾ BIẾN

HỆ THỐNG CÂY TRỒNG

Môi trường,
điều kiện, tự
nhiên, kinh tế
xã hội

Năng suất,

CÂY TRỒNG

đầu
vào

CÔNG THỨC
LUÂN CANH

ra

đầu
chất lượng, giá
cả


Nguồn: Zandstras (1981)

Sơ đồ 2.1. Các thành phần của hệ thống canh tác
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến đổi nên HTCT
mang đặc tính động. Vì vậy, nghiên cứu HTCT không thể dừng lại ở một không
gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát
triển, yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCT nhằm mục
đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả
kinh tế - xã hội phục vụ cuộc sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Nguyễn Duy Tính (1995), thuộc chương trình theo đề tài KN - 01 - 16, đã
đưa ra phương pháp nghiên cứu HTCT (sơ đồ 2.2).
Đây là sơ đồ cải tiến nhiều hơn và phù hợp với điều kiện thực tế đã đặt ra
phải giải quyết để phát triển nông nghiệp bền vững theo cơ chế thị trường.

6


Chọn điểm nghiên cứu
Các tập hợp
môi trường:
- Nguồn lực cơ sở
- Hệ thống cây

Mô tả điểm nghiên cứu

Phát triển
thành phần
kỹ thuật và
đánh giá


Thiết kế các hệ thống cây
trồng cải tiến
Kiểm tra hệ thống
cây trồng

Điều chỉnh
kinh tế - kỹ thuật

Sản xuất thử và đánh giá
Chương trình sản xuất
Nguồn: Nguyễn Duy Tính (1995)

Sơ đồ 2.2. Các bước nghiên cứu hệ thống cây trồng
2.1.1.4. Hệ thống trồng trọt (HTTT)
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) thì HTTT là hệ thống con và là trung tâm
của HTNN, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống con khác
như: chăn nuôi, chế biến, nghành nghề, … với khái niệm về HTCT như trên thì
HTTT là một bộ phận chủ yếu của HTCT.
Hệ thống trồng trọt còn là trung tâm của hệ thống nông nghiệp. Hệ thống
trồng trọt còn là hệ thống cây trồng trên đồng ruộng, nó sử dụng năng lượng ánh
sáng mặt trời và các chất đơn giản như: CO2, H2O để tạo nên cơ thể thực vật làm
thức ăn cho con người, vật nuôi và làm nguyên liệu cho công nghiệp. Hệ thống
trồng trọt là cơ sở quyết định cơ cấu sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề
liên quan như chăn nuôi, chế biến... (Phạm Chí Thành và cs., 1996).
HTTT là một bộ phận của HTNN, HTTT bao gồm:
Đất trồng và nguồn năng lượng tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, mưa ...).
Cây trồng và giống cây trồng.
Các điều kiện sản xuất (khả năng cung cấp nước, phân bón, cung cứng
giống) và hệ thống kỹ thuật (Võ Minh Kha, 2003).


7


Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn (2013): HTTT là một trong hai hệ
thống phụ chủ yếu của hệ thống nông nghiệp hỗn hợp. Những cây trồng nông
nghịêp có thể có nhiều chức năng khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho
con người, gia súc và cây trồng khác, chống xói mòn đất, phục vụ mục đích giải
trí (thảm cỏ, hoa, cây cảnh và cây bụi) và làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung
chất hữu cơ từ xác lá và rễ già hoặc đạm từ nốt sần cây họ đậu). Tuy nhiên,
những HTTT chủ yếu được xây dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực
tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sợi cho nguyên liệu công nghiệp và một
nhóm sản phẩm hỗn hợp khác như thuốc lá, chất thơm và dược liệu.
2.1.1.5. Hệ thống cây trồng (HTCtr)
Theo Zandstra và cs. (1981), HTCTr là hoạt động sản xuất cây trồng trong
nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây
trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm tất
cả các yếu tố vật lý, sinh học, kỹ thuật, lao động và quản lý. Ngoài ra, HTCTr
còn là các hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, trồng luân canh,
trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn hợp. Công thức luân canh là tổ
hợp trong không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và các
biện pháp canh tác dùng để sản xuất chúng.
Theo Đào Thế Tuấn (1984), HTCTr là thành phần các giống và loài cây
được bố trí trong không gian và thời gian của hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận
dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo tác giả: Cơ cấu cây
trồng là nội dung chính của hệ thống cây trồng, bố trí cây trồng hợp lý là biện
pháp kỹ thuật tổng hợp, nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái. Một cơ cấu
cây trồng hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né tránh
thiên tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại,
đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hóa lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn nuôi và
các ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động, vật tư, phương tiện. Do đặc

tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn biến đổi nên HTCTr mang đặc
tính động. Vì vậy nghiên cứu HTCTr không thể dừng lại ở một không gian và
thời gian rồi kết thúc mà là việc làm thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển,
yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục để chuyển đổi HTCTr nhằm mục
đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả
kinh tế - xã hội phục vụ cuộc sống con người.

8


Hoàn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCTr mới, trên thực tế là sự tổ hợp
lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây
trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau,
thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ
thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
Để có kế hoạch sản xuất của một vùng hay một đơn vị sản xuất, việc đầu
tiên phải đề cập đến là loại cây, diện tích, loại giống, loại đất, số vụ trong năm,
để cuối cùng có một tổng sản lượng cao nhất trong điều kiện tự nhiên và xã hội
nhất định có trước (Lý Nhạc và cs., 1987).
Theo Nguyễn Duy Tính (1995): HTCTr là một hệ thống thống nhất trong
mối quan hệ tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian.
Theo Phạm Văn Hiền và cs. (2009), nói đến HTCTr đa canh là nói đến:
trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn
hợp .... Trong đó, hệ thống luân canh cây trồng có vai trò rất lớn, nó góp phần
tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như khai thác tối đa điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ngoài ra, đây là một trong những biện pháp sử
dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước một cách có hiệu quả.
Theo Trần Danh Thìn và cs. (2008), một HTCT được coi là hợp lý nếu
đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Đạt tổng sản lượng cao và ổn định qua các mùa vụ.

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá HTCT hợp lý; (ii) khai thác triệt để và có
hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất
những thiệt hại do khí hậu và đất đai gây ra đối với cây trồng; lựa chọn giống và
loại cây trồng để bố trí cho phù hợp với khí hậu và đất đai, không những tận
dụng được các lợi thế mà còn có tác dụng hạn chế những trở ngại do đất đai và
khí hậu gây ra; (iii) lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh
được tác hại của sâu, bệnh và cỏ dại; (iv) thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các
ngành nghề phụ khác; (v) khai thác triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế xã hội sẵn có để phát triển bền vững; (vi) phù hợp với nguồn lực nông hộ và
được nông dân chấp nhận.
2.1.1.6. Khái niệm cơ cấu cây trồng
Trong việc xác định hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, việc phát triển
nền nông nghiệp bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
thành công đó là việc xác định hợp lý cơ cấu cây trồng (CCCT).

9


Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong một
vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp,
nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều
nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn, 1984);
(Cao Liêm, Trần Đức Viên, 1990).
Cũng theo Đào Thế Tuấn, 1984, cơ cấu cây trồng là một trong những nội
dung quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác.
Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón
phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản
nhất của chế độ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp
khác. Cơ cấu cây trồng là nội dung chính của hệ thống cây trồng. Bố trí cây trồng
hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh

thái. Một CCCT hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và né
tránh thiên tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ
dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hoá lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn
nuôi và các ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động, vật tư, phương tiện.
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp kinh tế kỹ
thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng
suất cây trồng và chất lượng sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung phân vùng sản xuất nông
nghiệp. Muốn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải xác
định cơ cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc không
thể thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa
lớn (Đào Thế Tuấn, 1962).
Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ
cấu cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng
sản xuất. Sự đa dạng hoá cây trồng, tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo
nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
cũng như phát triển kinh tế trong tương lai.
2.1.1.7. Khái niệm cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên
đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác
định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại

10


cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất
các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Đào Thế
Tuấn, 1977).
Cũng theo Đào Thế Tuấn (1989), Lý Nhạc và cs. (1987), cơ cấu cây trồng
hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa
cây trồng được bố trí trên đồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát
triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa
canh, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực
tế khách quan, nó được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể và
vận động theo thời gian.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện là việc phát triển hệ thống cây trồng
mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng
mới, trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây
trồng và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ
tương tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều
kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái
(Lê Duy Thước, 1991).
Dựa trên quan điểm sinh học Đào Thế Tuấn (1977) cho rằng, bố trí cơ cấu
cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân tạo, làm
thế nào để đạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây trồng hợp lý
cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao, bảo đảm việc
hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn lợi tự
nhiên, ngoài ra còn phải đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu
quả kinh tế cao.
2.1.1.8. Vai trò của cơ cấu cây trồng hợp lý
Trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, sau khi tiến hành nghiên cứu về
cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Đào Thế Tuấn cùng các
CTV ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra nhận định về những yêu
cầu đạt được của một cơ cấu cây trồng thích hợp là phải:
Khai thác tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh hoặc giảm được những
tác hại của thiên tai đối với cây trồng;
Khai thác tốt nhất các điều kiện đất đai, bảo vệ và bồi dưỡng độ phì của đất;

11



Khai thác tốt các đặc tính sinh học của cây trồng (khả năng cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, ngắn ngày, thích ứng rộng, khả năng chống chịu cao) nhằm
đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất;
Tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại và các tác nhân sinh học khác, với
phương pháp sử dụng ít nhất các biện pháp hoá học;
Đảm bảo tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao;
Đảm bảo hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận
dụng các nguồn lợi thiên nhiên (Đào Thế Tuấn, 1978).
CCCT hợp lý có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng hoá, tăng thu nhập
của người dân bản địa. Do vậy, xác định cơ cấu cây trồng phải dựa trên cơ sở:
Các yếu tố khí hậu như chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ mưa, bão…
Các yếu tố đất đai như thành phần cơ giới, thành phần hoá học và đặc
điểm địa hình của đất.
Yếu tố cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng tận
dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất đai và tài nguyên khác.
Bố trí cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo. Mối quan
hệ giữa các sinh vật và cây trồng cộng sinh, ký sinh. Vì vậy, cải tiến cơ cấu cây
trồng tạo nên những quan hệ tỷ lệ mới phù hợp nhất, có hiệu quả, phát triển bền
vững hệ sinh thái (Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên, 2000).
Như vậy, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa rất quan
trọng để xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng, tạo nhiều nông sản hàng hoá
cũng như các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là
giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
2.1.1.9. Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % của diện tích gieo
trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc tổng thể và nó chịu sự tác
động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu

cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ
sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn, 1978).
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt
nói riêng và trong nông nghiệp nói chung, để hình thành một cơ cấu cây trồng

12


mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây
trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng (Lê Duy Thước, 1997).
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là trung tâm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là:
- Phát triển nhân rộng diện tích những giống, loài phù hợp với mục đích
và điều kiện của từng vùng cụ thể. Những giống loài này có thể sẵn có tại địa
phương hoặc du nhập từ bên ngoài vào.
- Tổ hợp lại các công thức luân canh, xen canh, gối vụ. Sắp xếp lại các cây
trồng và giống cây trồng đảm bảo cho các hợp phần trong hệ thống tương tác với
nhau, thúc đẩy nhau phát triển nhằm khai thác tốt nhất lợi thế và điều kiện đất
đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ được môi trường và các hệ sinh
thái (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ
thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của
cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề
xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường;
Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi vùng;
Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học
của mỗi loại cây trồng, để bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh,

nhằm giảm tối đa sự phá hại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt
gây ra;
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu
quả kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Theo Lê Minh Toán (1998), nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra
các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống

13


×