Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn lan huệ lai và biện pháp bón phân cho giống lan huệ hồng đào tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA TẬP ĐOÀN LAN HUỆ LAI VÀ BIỆN PHÁP BÓN PHÂN
CHO GIỐNG LAN HUỆ HỒNG ĐÀO TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Minh Phượng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2106


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Rau-Hoa-Quả Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cô giáo TS. Phạm Thị Minh Phượng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Rau - Hoa - Quả, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Ban
Bồi thường, giải phóng mặt bằng; Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................ v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ ......................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.


Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố của hippeastrum..................................... 3

2.2.

Đặc điểm thực vật học của cây thuộc chi hippeastrum ........................................ 3

2.3.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lan huệ ............................................................ 5

2.4.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ trên thế giới và việt nam.......................... 6

2.5.

Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và các biện pháp kĩ thuật bón phân cho
cây lan huệ trên thế giới và việt nam ................................................................ 10

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 14
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 14

3.3.


Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 14

3.3.1. Đối tượng ........................................................................................................ 14
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 15

3.4.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa Lan huệ lai........................ 15
3.4.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bón phân cho Lan huệ Hồng đào...................... 15
3.5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 16

3.5.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa Lan huệ lai........................ 16

iii


3.5.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bón phân cho giống Lan huệ Hồng đào ............ 16
3.5.3. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ....................................................................... 17
3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 18
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 20
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 21
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lan huệ lai 2012........... 21

4.1.1. Chiều cao cây của các THL Lan huệ ................................................................ 21
4.1.2. Số lá trên cây của các THL Lan huệ ................................................................. 23

4.1.3. Đặc điểm thân hành của các THL Lan huệ ....................................................... 26
4.1.4. Đặc điểm ngồng hoa và hoa của các THL Lan huệ. ....................................... 27
4.2.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các cây lai lan huệ được lựa chọn ........ 30

4.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và ngồng hoa của các cây lai Lan huệ ............................ 30
4.2.2. Đặc điểm hoa và cụm hoa của các cây Lan huệ được lựa chọn ......................... 33
4.2.3. Đặc điểm nhị, nhụy, bao phấn .......................................................................... 38
4.3.

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bón phân cho giống lan huệ hồng đào .............. 40

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng đến sinh trưởng của Lan huệ
Hồng đào ......................................................................................................... 40
4.3.2. Ảnh hưởng của phân bón NPK tổng hợp Bình Điền (13:13:13) bón thúc
tới sinh trưởng của Lan huệ Hồng đào.............................................................. 45
4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của Lan huệ
Hồng đào ......................................................................................................... 49
4.3.4. Tình hình sâu bệnh hại trong quá trình nghiên cứu ........................................... 51
Phần 5. Kết Luận Và Kiến Nghị ............................................................................... 52
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 52

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 52

Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................................... 53

Phụ Lục ....................................................................................................................... 56

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CD

Chiều dài

CR

Chiều rộng

CT

Công thức

CV

Chu vi

ĐK

Đường kính


NST

Nhiễm sắc thể

TG

Thời gian

THL

Tổ hợp lai

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới ............................6

Bảng 2.2.

Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới .............................7

Bảng 2.3.

Diện tích trồng các loài hoa có củ của một số nước trên thế giới ...............8

Bảng 4.1.


Chiều cao cây của các THL Lan huệ .......................................................22

Bảng 4.2.

Số lá trên cây của các THL Lan huệ từ tháng 8/2014 đến tháng
6/2015 ....................................................................................................24

Bảng 4.3.

Đặc điểm thân hành của các THL Lan huệ tại thời điểm ra hoa ...............26

Bảng 4.4.

Sự phân li của đặc điểm ngồng và hoa của các THL Lan huệ . ................28

Bảng 4.5.

Số cây Lan huệ lai được chọn trong năm 2015 ........................................29

Bảng 4.6.a. Một số đặc điểm hình thái của các cây lai Lan huệ dạng cánh đơn
được chọn...............................................................................................31
Bảng 4.6.b. Một số đặc điểm hình thái của các cây lai Lan huệ cánh bán kép
được chọn...............................................................................................32
Bảng 4.7.a. Đặc điểm hoa và cụm hoa của cây lai Lan huệ cánh đơn được chọn ........34
Bảng 4.7.b. Đặc điểm hoa và cụm hoa của cây lai Lan huệ cánh bán kép
được chọn...............................................................................................35
Bảng 4.8.a. Đặc điểm bao phấn, nhị và nhụy của các cây lai Lan huệ cánh đơn
được chọn...............................................................................................38
Bảng 4.8.b. Đặc điểm bao phấn, nhị và nhụy của các cây lai Lan huệ cánh bán
kép được chọn ........................................................................................39

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của lượng phân chuồng đến chiều cao cây và số lá Lan
huệ Hồng đào qua các tháng theo dõi ......................................................40

Bảng 4.10.

Ảnh hưởng của lượng phân chuồng bón lót đến kích thước lá và
trọng lượng củ Lan huệ Hồng đào ...........................................................41

Bảng 4.11.

Ảnh hưởng của lượng phân chuồng đến sự tăng của chu vi củ Lan
huệ Hồng đào .........................................................................................44

Bảng 4.12.

Ảnh hưởng của phân bón NPK tổng hợp Bình Điền (13:13:13) bón
thúc tới chiều cao cây và số lá Lan huệ Hồng đào ...................................45

Bảng 4.13.

Ảnh hưởng của phân bón NPK tổng hợp Bình Điền (13:13:13) bón
thúc đến kích thước lá và trọng lượng củ cây Lan huệ Hồng đào ................46

vi


Bảng 4.14.


Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK tổng hợp Bình Điền
(13:13:13) bón thúc đến chu vi củ Lan huệ Hồng đào .............................48

Bảng 4.15.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây và số lá Lan huệ Hồng đào ...............................................................49

Bảng 4.16.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến kích thước lá và chu vi củ của Lan
huệ Hồng đào .........................................................................................50

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 4.1.

Chiều cao cây của các THL Lan huệ qua các tháng theo dõi ...................22

Hình 4.2.

Số lá trên cây của các THL Lan huệ tại các tháng theo dõi ......................25

Hình 4.3a.

Hình ảnh một số cây lai Lan huệ cánh đơn được lựa chọn từ các THL ........37

Hình 4.3b.


Hình ảnh một số cây lai Lan huệ cánh bán kép được lựa chọn từ các
THL .......................................................................................................37

Hình 4.4.

Thí nghiệm phân chuồng bón lót tháng 10/2015 .....................................43

Hình 4.5.

Hình ảnh cân củ Lan huệ Hồng đào sau khi bón lót.................................43

Hình 4.6.

Ảnh hưởng của lượng phân chuồng đến sự tăng của chu vi củ
Lan huệ Hồng đào ..................................................................................44

Hình 4.7.

Hình ảnh cân trọng lượng củ Lan huệ Hồng đào trong thí nghiệm bón
phân NPK tổng hợp Bình Điền (13:13:13) .............................................47

Hình 4.8.

Ảnh hưởng của lượng phân bón NPK tổng hợp Bình Điền
(13:13:13) bón thúc đến chu vi củ Lan huệ Hồng đào .............................48

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Tên luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa Lan huệ lai và
biện pháp bón phân cho giống Lan huệ Hồng đào” tại Gia Lâm, Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã ngành: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tao: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lựa chọn được các dòng lai
có triển vọng và các kết quả nghiên cứu về biện pháp, kỹ thuật bón phân sẽ góp phần
xây dựng quy trình chăm sóc hoa Lan huệ ở miền Bắc Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: 4 thí nghiệm đã được thực hiện bao gồm: Nghiên cứu đặc
điểm nông học của tập đoàn hoa Lan huệ lai. Thí nghiệm được tiến hành tuần tự không
nhắc lại với 218 cây. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân chuồng hoai mục bón lót,
phân NPK tổng hợp Bình Điền (13:13:13) bón thúc và phân bón lá đến sinh trưởng của
giống Lan huệ Hồng đào tại Gia Lâm, Hà Nội. Các thí nghiệm này được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần theo dõi 10 cây. Một
số chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chiều cao cây (cm), chu vi củ (cm), dài và rộng lá (cm),
kích thước và đặc điểm hoa, số ngồng hoa, số hoa/ngồng, kích thước cánh hoa (cm),
màu sắc và hình dạng hoa..
Kết quả chính và kết luận:
- Các THL Lan huệ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện trồng tại Gia Lâm
- Hà Nội, chiều cao cây từ 66,3 - 89,0cm, số lá/cây từ 4,9 - 8,6, chu vi củ từ 17,8cm 30,1cm và khả năng đẻ củ con/củ mẹ 7,1 – 18 củ.
- 204/218 cây lai (96%) ra hoa trong tháng 3- tháng 4 năm 2015. Chiều cao
ngồng hoa ở mức trung bình từ 25cm-50cm, đường kính hoa từ 10cm-20cm, cây
thích hợp trồng chậu hoặc trồng thảm.
- 25 cây lai được lựa chọn có chiều cao ngồng từ 27,5 - 64,0cm, với màu sắc cánh
hoa đa dạng như đỏ, trắng, hồng, cam, đỏ… Đường kính hoa từ 12,2cm - 18,8cm, số
cánh trên bông từ 6 - 17 cánh/bông (dạng hoa cánh đơn, bán kép và kép), độ bền hoa và

cụm hoa từ 3 - 6 ngày, 5-15 ngày. 17/25 cây hoa có mùi thơm.
- Bón lót 6kg/m2 phân chuồng (CT4) làm cho Lan huệ Hồng đào tăng chiều cao cây
(96,5cm), chiều dài lá 65,4cm, trọng lượng và chu vi củ (lần lượt là 530g và 30,8cm).
- Bón thúc 20g/m2/lần (CT3) phân NPK Bình Điền (13-13-13) có tác dụng tốt đến
sinh trưởng và chất lượng củ Lan huệ Hồng đào (chiều cao cây 89,3cm, chiều dài lá
59,6cm, số lá/cây 7,1 và trọng lượng củ đạt 380,9g)
- Phun phân bón lá Pomior 298 hoặc Đầu Trâu 501 chưa có ảnh hưởng chưa rõ
rệt đến sự sinh trưởng của cây.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh
Thesis title: Study on agro-biological characteristics of hybrid hippeastrum and method
of fertilization application for hippeastrum Apple Blossom cv. in Gialam, Hanoi
Major: Crop Science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: The research was carried out to select promised hybrid lines and
create fertilizer application procedure for higher yield and quality of hippeastrum
production in Vietnam
Materials and methods:
- Materials: 218 hybrid plants, which was breed in VNUA in 2012, were used in
the experiment 1. The Apple Blossom cv. was used for the remain experiments.
- Methods: Totally 4 experiment were carried out. Excepting experiment 1, all the
experiment was designed as RCBD (Randomized Complete Block Design) with 3
replications in Gialam, Hanoi from August, 2014 to June, 2015. Data was collected

from 10 plants/replication for some characteristics as plant height (cm), bulb
circumference (cm), leaf length and width (cm), number of scapes, number of
flower/scape, flower size, color, form and shape, fragrance and other botanical
characteristics of the pollen and anther.
Main findings and conclusions
- All the hybrids growth and developed well in Gia Lam - Hanoi (the plant height
ranged from 66.3cm – 89.0cm, the number of leaves / plant reached from 4.9cm to 8.6,
the bulb curriculum was from 17.8cm to 30.1cm, and the number of bullet from 7.1 – 18).
- 204/218 (about 96%) hybrids blooming in March to May in 2015. The spike height
from 25 to 50cm, which was suitable for potted or bedding flower. The flower diameter
ranged from 10cm to 20cm.
- 25 hybrids were selected of which the spike height from 27.5cm to 64.0cm. The
flower had various in colors such as red, white, pink, orange, etc. Flower diameter was
from 12.2 cm – 18.8cm, the number of petals/flower was from 6-17 (single, semi double
and full double form). Flower and inflorescence longevity was from 3-6 days and 5-15
days, respectively. 17/25 plants had fragrant flowers
- Applying 6kg manure / m2 (CT4) had improved the growth of H. Apple blossom
(the plant height was 96.5cm, the leaf length was 65,4cm, the bulb weight and

x


circumference were 530g and 30.8cm, respectively).
- Applying 20g / m2 (CT3) Binh Dien NPK (13-13-13) had increased the growth
and quality of the bulb (the plant height reached 89.3cm, leaf length was 59. 6cm, the
number of leaves / plant was 7.1cm and the bulb weight was 380.9g)
- Spraying foliar fertilizers such as Pomior 298 or 501 Dautrau did not effect to
the growth of H. Apple blossom in Galam, Hanoi.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây Lan huệ còn gọi là hoa loa kèn đỏ, mạc chu lan hay tứ diện có tên khoa
học là Hippeastrum Herb thuộc họ Loa kèn đỏ - Amaryllidaceae. Lan huệ có
nguồn gốc từ vùng á nhiệt đới châu Mỹ do đó cây có thể sinh trưởng và phát triển
tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Trên thế giới, Lan huệ rất đa dạng về màu sắc,
chủng loại (Robert et al., 2006) và được sử dụng chủ yếu trong dịp Giáng sinh,
năm mới ở các nước phương Tây. Chủng loại giống Lan huệ trên thế giới hiện
nay rất đa dạng với trên 1000 giống lai do đó cây Lan huệ cũng là đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Ở Việt Nam, Lan huệ là một loài hoa đẹp được nhiều người ưa thích, cây
có khả năng thích ứng và giá trị kinh tế cao, nhiều dạng hoa (đơn, kép, bán
kép), bông to đẹp, màu sắc hoa đa dạng, độ bền hoa dài, cây hoa có thể sử dụng
theo nhiều mục đích khác nhau (hoa trồng chậu, hoa thảm hoặc hoa cắt). Chủng
loại giống hoa trong nước phong phú tuy nhiên giá thành củ giống Lan huệ khá
cao do củ được nhập nội từ Hà Lan, Mỹ, Israel và một số nước khác. Để đáp
ứng nhu cầu hoa Lan huệ ngày càng cao của thị trường, gần đây các nghiên cứu
lai tạo giống hoa Lan huệ ở Việt Nam đã được thực hiện ở một số cơ quan
nghiên cứu. Từ năm 2012, bộ môn Rau hoa quả, khoa Nông học đã tiến hành
nghiên cứu, lai tạo thành công một số tổ hợp lai Lan huệ sử dụng nguồn gen
trong nước và nước ngoài. Để sử dụng hợp lý nguồn vật liệu đã tạo ra thì việc
đánh giá các tổ hợp lai rất cần được thực hiện. Bên cạnh đó, để góp phần phát
triển hoa Lan huệ trở thành một trong các loại hoa chủ lực trên thị trường cũng
như hướng tới tạo ra các giống hoa Lan huệ có chất lượng cao từ cây lai thì
song song với các nghiên cứu lai tạo giống Lan huệ mới thì các nghiên cứu về
biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Lan huệ đặc biệt là kỹ thuật bón phân
cho cây cũng rất cần được sớm được triển khai (ở Việt Nam hiện nay chưa có
nhiều nghiên cứu về kỹ thuật bón phân và áp dụng vào sản xuất cây Lan huệ).

Xuất phát từ các phân tích trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa Lan huệ lai và biện pháp bón
phân cho giống Lan huệ Hồng đào” tại Gia Lâm, Hà Nội.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lựa chọn được các dòng lai có triển vọng
(màu sắc và hình dáng hoa khác lạ, cấu trúc hoa đẹp, độ bền hoa dài) có tiềm
năng phát triển cho sản xuất trong nước hướng tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, các
kết quả nghiên cứu về biện pháp, kỹ thuật bón phân sẽ góp phần xây dựng quy
trình chăm sóc hoa Lan huệ ở miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của 15 tổ hợp lai
hoa Lan huệ (218 cây) và lựa chọn ra được các dòng Lan huệ có triển vọng cho
sản xuất.
- Xác định được lượng phân chuồng hoai mục bón lót thích hợp cho sự sinh
trưởng và tăng chất lượng củ Lan huệ Hồng đào.
- Xác định được lượng phân NPK tổng hợp Bình điền (13:13:13) bón thúc
thích hợp cho sự sinh trưởng và tăng chất lượng củ Lan huệ Hồng đào.
- Xác định được loại phân bón lá phù hợp cho sự sinh trưởng của cây Lan
huệ Hồng đào.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA HIPPEASTRUM
Chi Hippeastrum thuộc họ Hành Liliaceae, bộ Hành (Liliales), phân
lớp Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida). Chi Hippeastrum

có khoảng 60 loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, phân bố từ đông
Brazil đến miền Nam dãy Andes thuộc Peru, Argentina và Bolivia. Đây là loại
cây có khả năng chịu nhiệt tốt nên được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới. Trên thế giới, hoa Lan huệ thường được xử lý ra hoa sớm để trồng
chậu trong dịp Giáng sinh và năm mới (Phạm Thị Minh Phượng, 2014).
Ở Việt Nam, các loài thuộc chi Hippeastrum (thường gọi là là hoa loa kèn
đỏ, mạc chu lan, tứ diện, hoặc Lan huệ theo ngôn ngữ của từng vùng) đã được du
nhập và trồng trong vườn làm cảnh, hay trồng chậu ở khắp các vùng trên cả nước.
Với các ưu điểm đa dạng về màu sắc hoa, độ bền hoa cao, dễ trồng và dễ chăm sóc
thì Lan huệ đã trở thành một những loại hoa có giá trị thương mại cao. Hiện nay,
trên thị trường thế giới Lan huệ có sự đa dạng lớn về chủng loại, màu sắc, hình
dáng và kích thước (Robert et al., 2006).
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY THUỘC CHI HIPPEASTRUM
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Theo Phạm Hoàng Hộ (2001) và Nguyễn Thị Đỏ (2007) thì cây Lan huệ có
một số đặc điểm chính như sau: Cây Lan huệ có thân dạng thân hành hình cầu
hoặc cầu dẹt, có lớp vỏ mỏng (áo) bao ngoài. Thân chính là phần đế củ, phần
phình ra để dự trữ nước và các chất dinh dưỡng là do các bẹ lá tạo thành. Lá Lan
huệ tập trung ở gốc tạo thành 2 dãy, phiến lá hình dải, hình kiếm, hoặc hình mũi
mác, hơi khum thành lòng máng, lá dài, cứng, có nhiều gân song song. Lá to hay
nhỏ, dài ngắn tùy thuộc vào từng giống và điều kiện chăm sóc khác nhau.
Lan huệ có hoa mọc thành cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều hoa trên 1 trục
hoa. Trục hoa (cành mang hoa) hình trụ, rỗng, dài 20-75cm, đường kính 1,54cm. Lá bắc tổng bao dạng mo, gồm 2 cái mỏng tồn tại bao lấy cụm hoa, 2 lá
này sẽ khô đi khi hoa nở. Hoa to, đều, lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống dài
3-5cm. Gốc cánh hoa thường có màu sắc khác hẳn với màu cánh hoa. Có 6 nhị,
chỉ nhị đính ở họng ống bao hoa, bao phấn 2 ô, hình trụ dài màu trắng ngà (hoặc

3



có ánh tím), đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc. Màu sắc hoa thì vô cùng
phong phú bao gồm các màu cơ bản: đỏ, hồng, trắng, cánh sen, cam, vàng, xanh
nhạt và vô số những màu khác nhau được tạo thành bởi sự đan xen của các
đường kẻ sọc hay xương cá trên cánh hoa. Hoa Lan huệ có mùi thơm hoặc không
mùi tùy vào giống khác nhau.
Quả đa số là quả nang hình cầu hoặc hình thuôn, mở ở khe lưng thành 3
mảnh. Hạt nhiều, dẹp, xung quanh có cánh mỏng, màu đen nội nhũ nạc bao lấy
phôi nhỏ. Kích thước hạt tùy thuộc vào giống khác nhau (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
2.2.2. Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể (NST) của chi Hippeastrum
Nhiều nghiên cứu về nhiễm sắc thể trên chi Hippeastrum đã được thực
hiện. Đa số các loài trong chi có bộ nhiễm sắc thể nhị bội với số lượng nhiếm sắc
thể 2n=2x=22 (Meerow, 1988), tuy nhiên các giống lan huệ phổ biến trong sản
xuất hiện nay lại có bộ nhiễm sắc thể là tứ bội (2n=4x=44). Kết quả nghiên cứu
của William và Dudlay (1984) cho biết số nhiệm sắc thể của loài hoang dại H.
iguazuanum là 2n=2x=24. Một nghiên cứu khác cho thấy trong số 8 loài lan huệ,
thì 7 loài có số lượng nhiễm sắc thể cơ bản và hình dáng như nhau n= 11, đa số
loài là nhị bội (2n=2x=22) nhưng thể tam bội, tứ bội và ngũ bội cũng đã được
tìm thấy với số lượng nhiễm sắc thể (2n =3x= 33, 2n=4x=44 và 2n=5x=55) riêng
H. blumenavia có bộ nhiễm sắc thể 2n =2x= 20 (Arroyo, 1982).
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây Lan huệ
Đối với cây Lan huệ, số lá trên cây có vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành ngồng hoa. Thông trường một củ Lan huệ cần phải có ít nhất 4 lá to, khỏe
vào năm trước thì mới có khả năng cho 1 ngồng hoa vào mùa hoa năm sau. Từ
lần ra hoa thứ 2 trở đi, cây đều có khả năng cho ra hơn một ngồng hoa. Tuy
nhiên, khả năng ra hoa còn phụ thuộc vào đặc điểm giống. Trong điều kiện trồng
trọt và chăm sóc tốt thì một củ Lan huệ trưởng thành có thể cho từ 4 ngồng hoa
trong một năm. Thời gian xuất hiện ngồng có thể trùng hoặc không trùng nhau.
Trong trường hợp không xuất hiện đồng thời, ngồng hoa ra sau có thể ra chậm
hơn những ngồng hoa trước một vài ngày hoặc thâm chí là vài tuần. Số lượng
hoa trên một cụm (ngồng) cũng có sự khác biệt, những ngồng hoa sau có thể ra ít

hoa hơn những ngồng hoa trước tùy vào sự ổn định của giống và điều kiện khí
hậu, thời tiết (Baker, 1878).

4


Đối với những cây Lan huệ gieo từ hạt, thời gian từ lúc trồng đến lúc ra
hoa dao động từ 18 -24 tháng, thậm chí 3-5 năm. Lan huệ là cây có củ do đó dựa
vào kích thước củ người trồng cũng có thể biết khả năng ra hoa của các giống
như: giống H. Bihia có chu vi củ từ 16-18cm là có thể xuất hiện ngồng hoa, đối
với H. Rio chu vi cần đạt từ 18-20cm, hay H. Sampa thì chu vi ở mức 17-19cm.
Thường thì cây sẽ ra hoa từ tháng 2, tập trung vào tháng 3,4 và rải rác đến tháng
7 trong năm.
2.3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA LAN HUỆ
2.3.1. Nước
Lan huệ là một cây chịu được hạn nhưng không chịu úng. Độ ẩm cần thiết
cho Lan huệ dao động từ 50-90%. Giai đoạn ngồng hoa xuất hiện cần bón tưới
nước thường xuyên để tránh ngồng phát triển còi cọc, cánh hoa mỏng và yếu, màu
sắc hoa không tươi. Mùa đông là giai đoạn ngủ nghỉ, việc tưới nước là ko cần thiết
(Robert M.J and K.T.Chandy ,1998).
2.3.2. Ánh sáng
Lan huệ thích nghi được cả trong điều kiện bóng râm hoặc có nắng. Thời
gian chiếu sáng cần thiết khoảng 6 giờ/ngày. Lan huệ trồng trong điều kiện đầy
đủ ánh sáng cây sẽ sinh trưởng tốt về thân lá, ngồng hoa cứng cáp, phát triển
nhanh và cho hoa sớm hơn so với trong điều kiện ánh sáng yếu (Trịnh Thị
Hằng, 2012).
2.3.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Lan huệ là 21oC - 24oC.
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa mầm hoa. (De Hertogh, AA, 1998).
Bên cạnh đó nhiệt độ cũng làm thay đổi màu sắc của lá.

2.3.4. Đất và dinh dưỡng
Đất: Lan huệ ưa trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều
mùn, thoát nước và có độ pH 6,0-7,8; thích hợp nhất là pH từ 6,0-6,8.
Dinh dưỡng: Trong thời kỳ ra hoa và khi cây đang phát triển bộ lá thì cây sẽ
cần phân bón nhiều nhất. Với lượng phân bón cho 1ha là 200 kg N, 400 kg P và
200 kg K sẽ thu được sản lượng củ, củ con và hoa tối đa. Ngoài ra có thể bổ sung
thêm phân bón qua lá, giúp cây phát triển tốt hơn, hoa có độ bền cao (Quách Thị
Phương, 2009).

5


2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HOA CÓ CỦ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ trên Thế giới
2.4.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh
Sản xuất Hoa - cây cảnh trên thế giới ngày nay đã có nhiều chuyển biến.
Những nước sản xuất hoa - cây cảnh vốn nổi tiếng như Hà Lan, Pháp nay đã
trở thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu thụ chính. Thay vào
đấy, những nước đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ và giá trị đất chưa
cao như Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Do Thái, Ấn Độ, Colombia, Kenya,
Ethiopia và Ecuador lại trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu. Về mặt
địa lý, có thể nói Nam Phi, Kenya và Zimbabwe là những vùng đất mới trong
khẩu hoa - cây cảnh sang Âu châu trong khi Colombia là nước chủ chốt xuất
khẩu sang Mỹ. Ở châu Á các nước như Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, và gần
đây Trung Quốc là những nước xuất khẩu hoa cây cảnh, phần lớn sang thị
trường Nhật Bản. Nhìn chung, thị trường nhập khẩu hoa - cây cảnh trên thế
giới được phân phối như sau: Đức với 22 tỷ đô la Mỹ, chiếm 22%; Mỹ với 15
tỷ đô la Mỹ, chiếm 15%; Pháp và Anh với 10 tỷ đô la, chiếm 10%; Hà Lan với
9 tỷ đô la, chiếm 9%; Nhật Bản với 6 tỷ đô la, chiếm 6%; Ý và Thuỵ Sĩ với 5 tỷ

đô la, chiếm 5%. Giới chuyên gia còn cho rằng các nước thuộc khối Đông Âu
cũ cũng sẽ trở thành nơi sản xuất hoa - cây cảnh trong tương lai (Đào Thanh
Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Bảng 2.1. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nước
Đức
Mỹ
Pháp
Anh
Thụy Điển
Hà Lan
Italia
Các nước khác
Tổng

% thị
trường
36,0
21,9
7,4

7,0
4,9
4,0
2,9
15,9

Loại hoa
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan,…
Cẩm chướng, cúc, hồng
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền
Cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền
Cẩm chướng, cúc, hồng
Hồng, lay ơn, lan,…
Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền

100
Nguồn: Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007)

6


Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới
STT

Nước

% thị trường

Loại hoa


1

Hà Lan

64,8

Lily, hồng, lay ơn, đồng tiền, tuy líp

2

Colombia

12,0

Cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền

3

Israel

5,7

Cẩm chướng, hồng, đồng tiền

4

Italia

5,0


Cẩm chướng, hồng

5

Tây Ban Nha

1,9

Cẩm chướng, hồng

6

Thái Lan

1,6

Cẩm chướng, phong lan

7

Kenia

1,1

Cẩm chướng, hồng, đồng tiền

8

Các nước khác


7,9

Tổng

100
Nguồn: Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007)

2.4.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các loài hoa có củ
Một số loại hoa có củ đang được sản xuất và tiêu thụ phổ biến hiện nay
là hoa Tuylip, lily,... Hoa Tuylip đang được sản xuất chủ yếu ở 15 quốc gia
trên toàn thế giới trong đó Hà Lan là nước có diện tích trồng lớn nhất với
10.800ha (chiếm 88%), tiếp theo là 5 nước có diện tích trồng ít hơn như Nhật
Bản 300ha (chiếm 2,5%), Pháp 293 ha (chiếm 2,4%), Balan 200ha (chiếm
1,6%), Đức 155ha (chiếm 1,3%) và New Zealand 122ha (chiếm 1%). Hà Lan
đã sản xuất được 4.32 tỷ củ tulip trong đó 2.3 tỷ củ (chiếm 53%) được sử
dụng làm củ giống, hơn 1.3 tỷ củ sử dụng làm hoa trồng thảm trong nước. Số
còn lại được xuất khẩu sang các nước EU (0.6 tỷ củ), các nước bên ngoài EU
(0.37 tỷ củ) (Buschman, 2005). Đối với hoa Lily, hiện nay củ giống được sản
xuất chủ yếu ở 10 nướctrong đó Hà Lan có diện tích trồng lớn nhất với
4280ha (chiếm 77%), tiếp theo là Pháp với 401ha (chiếm 0,8%), Chile 205ha
(chiếm 0,4%), Mỹ 200ha (chiếm 0,4%), Nhật Bản 189ha (chiếm 0,3%) và
New Zealand. Hà Lan sản xuất 2.21 tỷ củ Lily, với 2.11 tỷ củ được sử dụng
làm củ giống với 410 triệu củ được trồng tại Hà Lan, phần còn lại được xuất
khẩu sang các nước EU (1.0 tỷ củ), các nước ngoài EU (0.7 tỷ củ). Ngoài ra
còn một số loại hoa khác cũng được sản xuất và tiêu thụ với lượng ít hơn.
Điều này được thể hiện ở bảng sau:

7



Bảng 2.3. Diện tích trồng các loài hoa có củ của một số nước trên thế giới
Tên nước
Hà Lan

Diện tích

Loài cây có củ

(ha)
20.921

Tulip, Lily

Anh

4660

Thủy tiên, Hoa Layơn, Tulip

Pháp

1,289

Lily, Tulip, Iris, Layơn, Thược dược,Thủy tiên

Trung Quốc

1281

Thủy tiên, Lily, Tulip


Hoa Kỳ

995

Thủy tiên, Tulip, Hoa Layơn, Lily, Iris

Nhật Bản

883

Lily, Tulip, Hoa Layơn

Israel

456

Thủy tiên, cây mao lương

Ba Lan

335

Tulip, Lily, thủy tiên, Hoa Layơn, thược dược

New Zealand

258

Tulip, Lily, Chi Vân môn, Iris, Freesia


Chile

240

Lily, Tulip

Nam Phi

200

Lan huệ, Nerine, Lily, Tulip

Brazil

200

Hoa Layơn, Lan huệ

Đức

190

Tulip, Hoa Layơn, thủy tiên, Crocus

Bỉ

185

Thu hải đường, Lily


Đan Mạch

60

Tulip, thủy tiên

Argentina

47

Hoa Layơn, Tulip

Tổng số

32.153
Nguồn: Buschman (2005)

Bảng 2.3 cho thấy Lan huệ được trồng phổ biến ở các nước Nam phi và
Braxin. Hàng năm Braxin sản xuất khoảng 17 triệu củ Lan huệ, trong đó 60% số
củ được sử dụng cho xuất khẩu, 40% còn lại phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Trong số củ xuất khẩu 92% được xuất sang Hà Lan, Mỹ 5% và 2% vào
Canada (Okubo, 2012).
2.4.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh
Diện tích sản xuất Hoa – cây cảnh tại Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ
với khoảng hơn 15.000ha, trong khi đó diện tích lúa là 4,5 triệu ha, gần 1 triệu ha
trồng cây công nghiệp và 1,4 triệu ha trồng rau quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam

8



chủ yếu tập trung 3 vùng: miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh ),
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi ) và Lâm Đồng (Đà Lạt).
Hoa sản xuất ở miền Bắc chỉ mới cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 65%
và chưa xuất khẩu. Hoa sản xuất ở Đà Lạt cung cấp thị trường thành phố Hồ Chí
Minh và sản xuất ra nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore với kim ngạch khoảng 10 triệu Đô la Mỹ (2005) (Chương trinhg Quốc
gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi 2010-2015). Như vậy
tuy ngành hoa Việt Nam tuy đã có những bước phát triển nhưng diện tích, số
lượng và chủng loại vẫn còn ít, chất lượng chưa cao và chưa đáp ứng được ngay
cả với yêu cầu thị trường trong nước và nước ngoài. Xuất khẩu có được là nhờ
các công ty nước ngoài như Đalạt Hasfarm thực hiện. Việc áp dụng công nghệ
cao trong sản xuất hoa – cây cảnh cũng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mặc
dù Việt Nam đã xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng.
Theo thống kê năm 2010, diện tích trồng hoa tươi của Việt Nam khoảng
8.000ha với 4,5 tỷ cành, trong đó 1 tỷ cành đã được xuất khẩu (85% là hoa hồng,
cúc và lan). Doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Sản xuất hoa cành của
Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng…đặc
biệt tỉnh Lâm Đồng được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa có diện tích trồng
hoa là 1.100ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm. Phong trào
trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện
tích hoa tăng nhanh.
* Tình hình sản xuất tiêu thụ hoa có củ ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc sản xuất mua bán các loài hoa có củ mới chỉ bước đầu
phát triển trên hoa tulip và hoa lily còn Lan huệ thì diễn ra nhỏ lẻ trên quy mô hộ
gia đình hoặc chơi hoa dạng câu lạc bộ. Hoa lily được người dân sử dụng nhiều
nhất trong tất cả các ngày trong năm, hoa tulip thì thường được sử dụng vào dịp
Tết.. Lan huệ được trồng khá phổ biến trên các tỉnh thành trên cả nước từ đồng

bằng đến miền núi, từ miền Bắc đến miền Nam tuy nhiên các giống hiện đang sử
dụng là các giống cũ, màu sắc đơn điệu. Để đáp ứng thú chơi Lan huệ mới lạ độc
đáo, một số giống mới đã được đưa về theo con đường không chính thức. Giá
bán các củ giống mới khá đắt từ 200.000 đồng – 400.000 đồng thậm chí hơn tùy
thuộc mức độ mới/cũ của giống. Màu sắc và hình dạng của hoa.

9


2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO VÀ CÁC BIỆN PHÁP KĨ
THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY LAN HUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.5.1. Tình hình nghiên cứu lai tạo và biện pháp kĩ thuật bón phân cho Lan
huệ trên thế giới
2.5.1.1. Tình hình nghiên cứu lai tạo giống hoa Lan huệ
Lan huệ bắt đầu được phát triển từ thế kỉ 18, bằng hình thức lai hữu tính
giữa hai loài H. reginae x H. vittatum đã tạo ra giống lai đầu tiên H x johnsonii
vào năm 1799 ở Anh (Traub, 1934). Sau này các dạng của H x Johnsonii được
phát triển một cách rộng rãi ở miền Nam California (Quim, 2013). Rất nhiều loài
lai mới đã được công bố trong 25 năm đầu của thế kỉ 19, chúng được thu thập từ
Nam Mỹ và sau đó được nhập khẩu vào Châu Âu. Hai chủng được đánh giá có ý
nghĩa nhất trong sự phát triển của Lan huệ lai giai đoạn đó là sự phát triển mạnh
mẽ của H. Reginae và H. Leopoldii (Traub, 1958).
Mục đích sử dụng Lan huệ ngày càng đa dạng, bên cạnh sử dụng làm hoa
trồng chậu, trồng thảm thì Lan huệ cũng có thể sử dụng làm hoa cắt hoặc mini
bonsai. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của người chơi hoa, các
nhà chọn tạo giống đã nỗ lực không ngừng để luôn tạo ra các sản phẩm mới cung
cấp cho thị trường.
Việc lai tạo ra các giống Lan huệ mới vẫn đang diễn ra suốt hơn 2 thế kỉ,
đã có rất nhiều giống mới được tạo ra trên khắp các Châu lục, có rất nhiều
giống đã được đăng kí bản quyền và đưa vào sản xuất thương mại hóa ở nhiều

nước cụ thể: Năm 1986, Giống Hippeastrum ‘Double Six’ được tạo ra bởi nhà
lai tạo giống Andre Barnlroorn, Wilgesprui, Nam Châu phi. Hoa có tông màu
đỏ kéo dài đến tận cổ họng hoa, có kích thước hoa lớn, chu vi khoảng 28cm,
mỗi ngồng có khoảng 6 hoa. Giống có chiều cao thấp, rất dễ cho việc vận
chuyển đóng thùng.
Năm 1987, Nhà chọn tạo giống Maraisburg, Nam phi đã tạo ra giống
Hippeastrum rozetta có 2 hoa, với tông màu hồng , sọc trắng và vân màu đỏ
hẹp, có nhiều ngồng hoa trên một củ, các hoa trên một ngồng thường nở đồng
thời; kích thước nhỏ gọn và nhanh ra hoa (Bamhoom, 1996).
Đến 1994, một chương trình phát triển giống của Inventor tiến hành tại Fort
Lauderdale, Florida kết quả đã tạo ra 3 giống mới triển vọng là: Một là
Hippeastrum “Bahia” với dạng hình hoa của picotee màu đỏ và trắng độc đáo;

10


hai là Hippestrum”Sampa” với màu đỏ tím và đài hoa trắng sọc, cánh tròn và ba
là “Hippestrum. Rio” với cánh hoa màu tím đỏ và đài hoa màu hồng, đường kính
hoa khoảng 18cm, có mùi thơm. Cả 3 giống trên đều có khả năng chống lại bệnh
nấm (do Staganospora curtisii) và nấm lá do nấm Cercospora pancratill gây ra.
Các giống thích nghi được ở điều kiện nhiệt độ từ 30-35 oC (Meroow, 2002).
Đến năm 2000, các nhà khoa học ở Bet-Dagan, Israel. Đã lai tạo thành
công 2 giống Lan huệ có đặc điểm tốt phục vụ cho thương mại cụ thể: Một là
Hippeastrum“Opan Star” có hình ngôi sao độc đáo, cánh hoa có màu đỏ, trắngxanh, và sọc màu đỏ đen (Dori, 2012). Hippeastrum plant named ‘Opal Star’).
Giống thứ 2 là Hippeastrum “Ruby Star” hình ngôi sao độc đáo, cánh hoa màu
đỏ tối, xanh-vàng và sọc màu xanh- tím (Doris, 2012). Hippeastrum plant named
‘RUBY STAR’).
2.5.1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp kĩ thuật bón phân cho Lan huệ.
Song song với quá trình lai tạo ra các giống mới thì việc chăm sóc và
bón phân cho các giống mới cũng là điều được quan tâm. Tùy vào giống, điều

kiện vùng, và chế độ canh tác thì chế độ bón phân cũng có sự khác biệt. Trên
thế giới, các nước sản xuất Lan huệ đều có những quy trình chăm sóc và bón
phân cho từng giống riêng biệt. Việc nghiên cứu biện pháp kĩ thuật bón phân
chủ yếu ở các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu và các trường đại
học,..cụ thể một vài ví dụ dưới đây:
Nghiên cứu của Đại học Alexandria, Ai cập (2009) về ảnh hưởng của giá
thể và phân bón NPK (19-19-19) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của
Hippeastrum Vittatum, Herb. Kết quả cho thấy việc sử dụng giá thể là lá cây
mục + cát tỉ lệ (1:1) với việc bón phân NPK 19-19-19 ở mức 5g/cây/tháng đã
cho hiệu quả cao nhất về chiều cao cây, số lá, kích thước củ, khả năng ra hoa,
màu sắc hoa, trọng lượng khô và thành phần hóa học trong lá cây (tổng hàm
lượng, clorophyll, N, P, K trong lá). Công thức trên được khuyến cáo dùng để
sản xuất hoa chất lượng cao đối với Hippeastrum Vittatum, Herb phục vụ trong
trang trí cảnh quan.
Nghiên cứu của Đại học Benha, Ai cập (2014) về ảnh hưởng của Kenitin và
phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, thành phần hóa học của mô lá
Hippeastrum vittatum. Kết quả đã cho thấy phân bón NPK tỉ lệ (2:1:2) ở mức

11


6g/cây và kinetin ở mức nồng độ 60ppm đã cải thiện chiều cao cây, số lá, trọng
lượng lá, chiều cao ngồng hoa, đường kính hoa, đường kính củ...cho hiệu quả cao
nhất trong các công thức.
Ngoài ra còn rất nhiều các biện pháp bón phân cho Lan huệ như bón phân
qua lá, bón qua dung dich thủy canh,..đang được áp dụng.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu lai tạo và biện pháp kĩ thuật bón phân cho Lan
huệ trong nước
2.5.2.1. Tình hình nghiên cứu lai tạo giống hoa Lan huệ
Ở Việt Nam những nghiên cứu về chi Hippeastrum còn rất hạn chế. Cũng

có nhiều người tìm hiểu và thử lai tạo và nhân giống các giống cây hoa thuộc
chi Hippeastrum, nhưng đa số tham gia vào các diễn đàn, các câu lạc bộ. Trong
những năm gần đây việc nghiên cứu các loài hoa thuộc chi Hippeastrum ngày
càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu chọn tạo giống Lan huệ, tác giả
Nguyễn Hạnh Hoa và Quách Thị Phương (2010) đã chọn tạo ra hàng loạt con
lai có màu sắc đa dạng, phong phú, đẹp mắt, độ bền hoa cao và có thời gian ra
hoa đúng dịp Valentine. Điển hình là các dòng H1, H3, H5, H12, H37, H85.
Các dòng lai trên có ưu điểm màu sắc cánh hoa đẹp và khác biệt so với bố me,
hoa có độ bền lâu.
Đến năm 2012, Trịnh Thị Hằng (2012) đã nghiên cứu được các giống Lan
huệ ở Việt Nam có khả năng lai hữu tính và kết hạt trong điều kiện tự nhiên ở
miền Bắc Việt Nam. Từ 38 mẫu giống tác giả tiến hành 51 phép lai và đã thu
được 15 tổ hợp lai với số lượng cây lai lớn.
Sau 6 năm thu thập, nghiên cứu và lai tạo giống Lan huệ, Phạm Thị Minh
Phượng và cs. (2014) đã chọn ra được 3 cây lai Lan huệ từ tập đoàn các cây lai
THL3-6, THL4-7, THL9-5. Những cây lai này đều có đặc điểm hoa nổi trội:
THL3-6 có dạng cánh đơn, màu cam nhạt, vân trắng ở gốc cánh, đường kính
hoa 18cm. THL4-7 có dạng hoa tròn, cánh đơn, đường kính hoa 19,5cm, màu
hoa hồng sen, xếp cân đối, chiều cao ngồng hoa 33cm. THL9-5 có dạng hoa
hình tam giác, cánh bán kép (8-9 cánh/bông), đường kính hoa 17,2cm, màu
cánh đỏ đậm; chiều cao ngồng hoa 42cm. Đây là các vật liệu có giá trị cho
công tác đánh giá và lựa chọn vật liệu Lan huệ lai Việt Nam.

12


2.5.2.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp kĩ thuật bón phân cho Lan huệ
Ở nước ta, các giống Lan huệ bản địa được trồng rất phổ biến. Hầu hết
được trồng nhỏ lẻ theo hộ gia đình và một cách tự phát, không theo một quy

mô nào. Bản thân các giống hiện có mang các đặc tính chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh nên được trồng nhiều để trang trí sân vườn, làm hàng rào và để
phát triển tự nhiên không tiến hành chăm sóc bón phân nên cây cho chất lượng
hoa kém, hoa thường nhỏ, củ bé và cho số ngồng hoa ít. Những nghiên cứu về
kĩ thuật trồng trọt trên Lan huệ ở Việt Nam cho đến nay chưa được công bố.
Qua nghiên cứu tài liệu cũng như thực tế chúng tôi nhận thấy để nâng cao
chất lượng hoa Lan huệ đồng thời hoàn thiện quy trình chăm sóc tiến tới đưa
Lan huệ trở thành một sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu của Việt Nam thì
bên cạnh nghiên cứu lai tạo giống mới thì các nghiên cứu về kĩ thuật bón phân
cũng rất cần được triển khai.

13


×