Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

phát triển sản xuất lúa ơ huyệ n xaythani, thu đô viêng chăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHONASA BOUNTHIENG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
Ở HUYỆ N XAYTHANI, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

PHONASA BOUNTHIENG

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Nông lâm
nghiệp huyện Xaythani, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND các
trưởng, phó bản và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

PHONASA BOUNTHIENG

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh mu ̣c các chữ viế t tắ t ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ...................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ............................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triểnsản xuất lúa ..................................... 3
2.1.
Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất lúa .............................................................. 3
2.1.1. Các khái niệm và quan điểm cơ bản ................................................................... 3
2.1.2. Vai trò của phát triể n sản xuấ t lúa nông nghiê ̣p ................................................ 12
2.1.3. Đặc điểm của phát triể n sản xuấ t lúa ................................................................ 13
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 13
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triể n sản xuất lúa ............................................ 15
2.2.
Cơ sở thực tiể n về phát triể n sản xuấ t lúa ......................................................... 17
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở nước CHDCND Lào ................................................. 17
2.2.2. Kinh nghiê ̣m phát triể n sản xuấ t lúa của mô ̣t số nước trên thế giới ................. 20
2.2.3. Kinh nghiê ̣m phát triể n sản xuấ t lúa ở mô ̣t số điạ phương khác của nước
CHDCND Lào .................................................................................................. 25
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 32
3.1.3. Chức năng nhiê ̣m vu ̣ cơ bản của các bô ̣ phâ ̣n trong văn phòngnông lâm
huyê ̣n Xaythani ................................................................................................. 37
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

iv


3.2.1. Phương pháp chọn điểm ................................................................................... 44
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ......................................................... 44

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 44
3.3.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45
3.3.1. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa theo chiều rộng.................................. 45
3.3.2. Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa theo chiều sâu.................................... 45
3.3.3. Các chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa .................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.
Thực tra ̣ng phát triể n sản xuấ t lúa trên địa bàn huyê ̣n ...................................... 47
4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyê ̣n Xaythani .................. 47
4.1.2. Tình hình phát triển sản xuất lúa trên địa bàn huyện ........................................ 48
4.1.3. Đánh giá hiê ̣u quả sản xuấ t lúa ......................................................................... 56
4.2.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đế n phát triển sản xuất lúa ............................. 58
4.2.1. Ảnh hưởng của giống lúa.................................................................................. 58
4.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ gieo cấy ...................................................................... 60
4.2.3. Ảnh hưởng của công tác khuyến nông ............................................................. 62
4.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ gia đình ................................................... 63
4.2.5. Ảnh hưởng của biến động giá bán sản phẩm và thị trường tiêu thụ ................. 66
4.2.6. Ảnh hưởng của chính sách................................................................................ 67
4.3.
Đinh
̣ hướng và mô ̣t số giải pháp phát triể n sản xuấ t lúa trên điạ bàn
huyê ̣n Xaythani ................................................................................................. 67
4.3.1. Đinh
̣ hướng phát triể n sản xuất lúa của huyê ̣n Xaythani .................................. 67
4.3.2. Mô ̣t số giải pháp chủ yế u nhằ m phát triể n sản xuấ t lúa của huyê ̣n
Xaythani............................................................................................................ 68
Phần 5. Kế t luâ ̣n và kiế n nghi ......................................................................................
72

̣
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 72
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 73
5.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................................. 73
5.2.2. Đối với huyện ................................................................................................... 73
5.2.3. Đối với người nông dân .................................................................................... 73
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 75
Phụ lục ........................................................................................................................ 77

v


DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

BVTV

Bảo vệ thực vật


CC

Cơ cấu

CN

Công nghiê ̣p

CN–TTCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

CNTP

Công nghê ̣ thực phẩ m

CNH - HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CHDCND

Cô ̣ng hoà dân chủ nhân dân

DT

Diê ̣n tić h

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu long

ĐVT

Đơn vi ̣tiń h

GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiê ̣u quả kinh tế

HTX

Hơ ̣p tác xã

KHKT

Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐNN

Lao động nông nghiệp


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suấ t

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng

SX

Sản xuất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TB

Trung bình

TM–DV


Thương mại- Dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Lào từ năm 2013 đến năm 2015 .................... 18
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai củ a huyê ̣n Xaythani trong 3
năm 2013 – 2015 .......................................................................................... 31
Bảng 3.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Xaythani năm 2013 – 2015 ........ 33

Bảng 3.3. Tình hình đường giao thông trong huyện .................................................... 34
Bảng 3.4. Kế t quả sản xuấ t kinh doanh của huyện Xaythani trong 2013-2015 ........... 36
Bảng 3.5. Các loại giống , phân bón , thuố c BVTV và biê ̣n pháp phòng trừ sâu
bê ̣nh của điạ bàn huyê ̣n ................................................................................ 40

Bảng 3.6. Số lươ ̣ng cán bô ̣ viên trực thuô ̣c phòng Nông lâm nghiê ̣p huyê ̣n
Xaythani ....................................................................................................... 43
Bảng 4.1. Diê ̣n tić h gieo trồ ng mô ̣t số cây trồ ng chiń h của huyê ̣n .............................. 47
Bảng 4.2. Năng suấ t, sản lượng một số cây trồ ng chiń h của huyê ̣n ............................. 48
Bảng 4.3. Diê ̣n tích, năng suấ t, sản lượng lúa của huyện Xaythany ............................ 49
Bảng 4.5. Thực trạng diện tích lúa chia theo địa bàn năm 2015 .................................. 50
Bảng 4.4. Các giống lúa được trồng trên địa bàn huyện .............................................. 51
Bảng 4.6. Các hoạt động khuyến nôngở huyện Xaythany ........................................... 53
Bảng 4.7. Các công trình thuỷ lợi chính ở huyện Xaythani ......................................... 55
Bảng 4.8. Kết quả sản xuất lúa Thadokkham vụ Khô bình quân 1 ha ......................... 56
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất lúa Thadokkham vụ Mưa bình quân 1 ha......................... 57
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất lúa lai Thadokkham và lúa thuần Homsangthong
trên 1 vụ bình quân 1 ha ............................................................................... 59
Bảng 4.11. So sánh kết quả sản xuất lúa Thadokkham vụ Khô và vụ Mưa năm
2015 bình quân trên 1 ha .............................................................................. 61
Bảng 4.12. Bình quân diện tích đất canh tác, diện tích gieo cấy lúa phân theo
nhóm hộ năm 2015....................................................................................... 64
Bảng 4.13. So sánh kết quả sản xuất lúa Thadokkham phân theo nhóm hộ năm
2015 bình quân 1 ha ..................................................................................... 65
Bảng 4.14. So sánh giá bán thóc bình quân lúa thuần và lúa lai .................................... 67

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Vị trí của huyện Xaythani ......................................................................... 28

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Xaythani năm 2015 .......................................... 30

Sơ đồ 3.2.

Tổ chức phòng Nông lâm nghiê ̣p huyê ̣n Xaythani ................................... 42

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:

PHONASA BOUNTHIENG

Tên Luận án:

Phát triển sản xuất lúa ở huyện Xaythani, thủ đô Viêng Chăn

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Tên cơ sở đào tạo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mã số: 60.62.01.15

Các mục tiêu nghiên cứu gồm: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển sản xuất lúa.Phân tích thực tra ̣ng phát t riể n sản xuấ t lúa ở huyê ̣n Xaythani
trong những năm vừa qua . Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m phát triể n sản xuấ t lúa ở
huyê ̣n Xaythani trong thời gian tới.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn đều là các phương
pháp phổ biến rộng rãi, gồm các phương pháp:Phương pháp thống kê kinh tế: Phân tổ
thống kê, phương pháp số bình quân, phương pháp so sánh; Phân tích các biến động của
các hiện tượng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ lúa qua các năm nhằm thấy được sự
biến động về lượng và chất của lúa, thấy được tác động của các yếu tố sản xuất, tiêu thụ,
tìm ra nguyên nhân đẫn đến kết quả đó trong phạm vị nghiên cứu; Thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để nêu ra tình hình tổng quát về tình hình sản xuất lúa
tại huyện Xaythani, thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.
Sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng luôn đóng vai trò hết
sức quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị, an
ninh khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Xaythani. Trong cơ cấu sản xuấ t lúa c ủa
huyện, lúa đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa
bình quân chung của huyện, đặc biệt đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống đối với các hộ nông dân ở vùng còn khó khăn.
Sản xuất lúa trên địa bàn huyện những năm gần đây tuy đã phát triển, nhưng còn
có những hạn chế: diện tích lúa có tăng nhưng không ổ n đinh
̣ (năm 2013 có 19.700 ha,
chiế m 83,34% năm 2014 có 21.196 ha, chiế m 83,91%; năm 2015 có 22.160ha, chiế m
83,29%; Hình thức sản xuất còn tự phát, chủ yếu tập trung ở qui mô hộ, phương thức
sản xuất còn mang tính truyền thống, trình độ thâm canh, điều kiện đầu tư còn hạn chế
và thiếu thốn. Cơ cấu tổ hợp giống lúa thương phẩm chưa đa dạng, chất lượng giống,
nguồn giống chưa thực sự được đảm bảo và chủ động, do đó sản xuất lúa cũng chưa
phát huy được tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng cũng như năng suất và hiệu quả của
nó có thể đạt được.
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển sản xuất lúa đó là chính sách phát triển
lúa của Bộ Nông Lâm nghiệp, giống lúa, vụ mùa gieo trồng, mức độ hiểu biết về kỹ
thuật sản xuất lúa thông qua các chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của trạm khuyến nông, giá
cả và thị trường lúa và yếu tố về điều kiện kinh tế hộ.

ix



Trong thời gian tới để cây lúa được phát triển mạnh đạt mục tiêu đến 2020, thì
một loạt các biện pháp đồng bộ cần phải được triển khai như tiếp tục các chính sách hỗ
trợ phát triển lúa ở Xaythani và các giải pháp quan trọng khác nữa là quy hoạch đất đai,
tăng cường kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về lúa; hoàn thiện các hệ thống
kênh mương thủy lợi, mạng lưới giao thông và đặc biệt mở rộng thị trường tiêu thụ,
tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT
PhD candidate:

PHONASA BOUNTHIENG

Thesis title:

Developing rice production in Xaythani, Vientiane

Major:

Agricultural economy

Educational organization:

Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Code:60.62.01.15


Research Objectives
- Contribute to codify the basis of theoretical and practical development of rice
production.
- Analysis of the current development status of rice production in Xaythani in
recent years.
- Propose some solutions to develop rice production in Xaythani in the future.
Materials and Methods
The methodology
including methods:

used

in

the

essays

are

widely

disseminated,

- Economic Statistical Methods: Group data, the average number of methods,
comparative method.
- Analysis of the volatility of the phenomenon in the process of production and
consumption of rice over the years to see the variation in quantity and quality of rice,
shows the impact of the factors of production, consumption, search the cause of such

results within the research.
- Statistics Description: This method is used to set out the general situation on
the rice production in Xaythany district, Vientiane, the Lao PDR.
Main findings and conclusions
Agricultural production in general, in particular rice production has always
played a very important role in economic development, ensuring food security, political
stability and security in rural areas in the province Xaythani. In the structure of the
district's rice production, rice has been holding an important role in increasing
productivity, the average rice yield of the district, in particular has contributed to
achieve the objective of reducing poverty, improving income, stable life for farmers in
disadvantaged areas.
Rice production in the district in recent years but has grown, but there are limitations:
Rice acreage has increased, but not stable (with 19,700 hectares in 2013, accounting for
83.34% in 2014 with 21.196 ha, accounting for 83.91 %; 2015 22,160ha, accounting for
83.29%; production also form spontaneously, mainly concentrated in the household's

xi


size, production methods are traditional, process intensification, longer-term investment
conditions processing and needy. the structure of the commercial varieties have not
diversified, quality seed, seed sources are not really guaranteed and proactive, so rice
production and not to promote the potential of land, climate as well as the region's
productivity and its performance can be achieved.
The main factors affecting the development of rice production that is policy
development by the Department of Forestry wheat, rice, planted crops, the level of
technical knowledge of rice production through the transfer of technical extension
stations, prices and market factors on rice and household economic conditions.
In the near future to be thriving rice reaching 2020 targets, a series of
coordinated measures need to be implemented as policy continues to support the

development Xaythani rice and other important solutions again as land planning,
strengthening technical and technical transfer of the rice; improvement of canal
irrigation systems, transport networks and in particular to expand markets, strengthen
links in the production and consumption among households and businesses.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực chủ yếu của Thủ đô Viêng Chăn (chiếm hơn
8,99% tổng sản lượng lượng thực của thủ đô, huyê ̣n Xaythani chiế m hơn
29,52% của Thủ đô ). Trong năm 2014, sản xuất lúa đã chuyển nhanh sang
hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa . Thủ đô viêng chăn v ới điều
kiện đất đai có thành phần cơ giới nhẹ, điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho
việc phát triển sản xuất lúa gạo. Ngoài ra, những người dân tham gia trồng lúa
chủ yếu là dân tộc thiểu số ít người. Vì vậy, sản xuất lúa đã góp phần giải quyết
một lượng lao động lớn trong vùng.
Huyện Xaythani đã có nhiều cố gắng thúc đẩy trong việc chuyển đổi, phát
triển và mở rộng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng trong những năm gần đây.
Thông qua chương trình, dự án thu hút đầu tư, hỗ trợ người dân về kĩ thuật, cơ sở
vật chất, giống, phân bón đã góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất lúa hàng
hoá. Năng suất lúa đã tăng cao trong vụ đông xuân đạt 5,2 tấ n/ha với một sản
lượng lúa đáng kể, tạo ra một nguồn thu nhập giúp ổn định đời sống của các hộ
nông dân, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế vùng ổn định.
Đảng và nhà nước CHDCND Lào đã có nhi ều chủ trương và giải pháp
nhằm thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khi
Lào đã tham gia AFTA, gia nhập WTO. Nông nghiệp nước Lào có thế mạnh về
đất đại, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng có yếu điểm về
cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến, kinh nghiệm

thương trường, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó làm cho chất
lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, tính cạnh tranh
chưa cao. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và giữ được thị trường trong nước, việc
lựa chọn đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng phát triển là hoàn toàn đúng đắn
và phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay, tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn huyện
Xaythani vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ như
nhận thức của người dân còn hạn chế về quy trình sản xuất giống lúa mới, hệ
thống thu mua sản phẩm chủ yếu do các đại lý nhỏ lẻ nên khó kiểm soát, sản
phẩm lúa gạo chưa có thương hiệu riêng nên chưa có chỗ đứng trên thị
trường…Để làm rõ hơn các vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát
triển sản xuất lúa ở huy ện Xaythani, thủ đô Viêng Chăn ” và đề xuất một số

1


giải pháp góp phần phát triển sản xuất lúa trên địa bàn huyê ̣n.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực tra ̣ng phát triển sản xuất lúa từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất lúa ở huy ện Xaythani , thủ đô Viêng Chăn trong
thời gian tới .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lua;́
- Phân tić h thực tra ̣ng phát triể n sản xuấ t lúa ở huyê ̣n Xaythani trong
những năm vừa qua;
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m phát triể n sản xuấ t lúa ở huyê ̣n Xaythani
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Là các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất lúa thương phẩ m của hô ̣
nông dân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện
Xaythani, thủ đô Viêng Chăn.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Địa bàn sản xuất: huyê ̣n Xaythani, xã Naphork, xã Thangon, xã Vuenkham.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp: từ năm 2013 đến năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 02/2016 đến tháng 08/2016.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã nêu lên được thực trạng sản xuất lúa ở huyện Xaythani, đồng
thời nêu lên được những hạn chế trong quá trình sản xuất lúa trên địa bàn. Các
hình thức sản xuất cũng đã được nêu rõ cả về sự đa dạng lẫn những hạn chế. Luận
văn cũng đã nêu ra những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của người
nông dân trên địa bàn huyện Xaythani. Từ những vấn đề đó, luận văn đã đưa ra
được các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa cho người nông dân tại đây.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
2.1.1. Các khái niệm và quan điểm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong
đó, con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có

nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục
vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,
không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm
hơn, phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân
bố của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm
các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản
xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?. Trong
sản xuất, con người đấu tranh với thiên nhiên để làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải vật chất
khác phục vụ cho cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc
khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người

3


là lực lượng sản xuất chủ yếu giữ vai trò quyết định. Có nhiều quan điểm khác

nhau về sản xuất, trong đó có hai quan điểm chính sau:
Theo điểm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS), thì sản xuất là tạo ra của
cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là Nông nghiệp và Công
nghiệp.Theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc, thì quan niệm về
sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội
có ba ngành sản xuất là Nông nghiệp, Công nghiệp và dịch vụ. Quá trình sản
xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, để tiến hành sản xuất cho tới
khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó:

Q là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,...,
Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá
trình sản xuất.

Các yếu tố tham gia sản xuất:
Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng có sự tham gia của 3 yếu tố: Đối tượng
lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động (con người). Trong đó, lực
lượng lao động là yếu tố quyết định.
+ Đối tượng lao động trong sản xuất lúa là: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật,…
+ Tư liệu lao động trong sản xuất lúa là: Diện tích đất, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng.
+ Lực lượng lao động trong sản xuất lúa là người lao động có trình độ kỹ
thuật, kinh nghiệm và kỹ năng trong sản xuất lúa .
Các yếu tố này thường gọi là yếu tố đầu vào hay nguồn lực sản xuất.

* Sản phẩm: Toàn bộ sản phẩm hữu ích thu được từ lúa trong một thời kỳ
nhất định, thường tính là một năm. Sản phẩm thu được từ lúa là:
- Hạt lúa tươi chưa qua sơ chế.
- Hạt lúa đã qua sơ chế.

4


*Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
+ Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật (vốn cố định) và vốn lưu động
đầu tư để mua phân bón, thuốc trừ sâu,… Vốn đối với quá trình sản xuất là vô
cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số
vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế
việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó,
chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
ngành nông nghiệp mà cũng rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư
thêm vốn và lao động trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và
tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đó giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.

+ Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức
tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm v.v... cũng có tác động tới qúa trình sản xuất (Phạm Vân Đình và
Đỗ Kim Chung, 1998).
2.1.1.2. Khái niệm lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô
(ZeaMays L.), lúa
mì (Triticum sp.
tên
khác:
tiểu
mạch),
sắn
(Manihotesculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum
tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ
yếu trong Lục cốc.

5


Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong
họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông
nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu
thụ bởi con người. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m,
đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Tuỳ thời
kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu
vàng. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ
xuống, dài 30–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ
cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ,

người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã
được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có
sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa
chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là lúa. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được
sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực
chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh),
điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều
nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil.
Lúa là loài cây trồng ngắn ngày nhưng cũng có thể coi là dài ngày.
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại
trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp
các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây
hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hoá là lúa châu Á (Oryza
sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima).
Lúa châu Phi đã được thuần hóa từ khoảng 3.500 năm trước. Trong
khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ
trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng
tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc
của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống châu Á,
có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục
trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11.
Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza
rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Ðông Nam Á. Hiện nay
đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. hơn
10.000 năm trước, cư dân nơi đây dã trồng loại lúa nước và nó được xem như là

6


quê hương của loại cây lương thực này vì nơi đây có đủ mọi điều kiện để phát triển

giống lúa này và đó cũng là nơi đã xuất hiện nền văn minh lúa nước, nơi đây còn
có thể xem là 1 trong những trung tâm nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Các giống lúa trồng trên các vùng đất khô đã được đưa vào Nhật
Bản và Triều Tiên khoảng những năm 1000 TCN. Các giống lúa nước có mặt tại
Triều Tiên vào giữa thời kỳ đồ gốm Mumun (khoảng 850-550 TCN) và tới Nhật
Bản vào khoảng thời kỳ Yayoi (khoảng 300 TCN).
Mô hình bông lúa trên đồng xu 5 yên nhấn mạnh tầm quan trọng của hạt
thóc đối với người Nhật.
O. sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại Trung Ðông và Ðịa Trung
Hải của châu Âu vào khoảng năm 800 TCN. Người Moor đã đem nó tới bán đảo
Iberia khi họ xâm chiếm vùng này vào năm 711. Thời gian nửa sau của thế kỷ 15,
thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó là Pháp và sau đó là tất cả các châu lục khác
trong thời kỳ khám phá và chinh phục lớn của người châu Âu. Năm 1694, lúa đã
đến Nam Carolina, có lẽ có nguồn gốc từ Madagascar. Người Tây Ban Nha đem
các giống lúa tới Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 18.
Tại Hoa Kỳ, trong các khu vực Nam Carolina và Georgia thuộc địa thì
người ta đã gieo trồng và tích lũy được tài sản lớn nhờ sức lao động của các nô
lệ mua về từ khu vực Senegambia ở Tây Phi. Tại cảng Charleston, mà qua đó
40% nô lệ gốc Phi đã đi qua, các nô lệ được đưa tới các đồn điền trồng lúa tại
khu vực xung quanh.
Georgetown, Charleston và Savannah. Từ các nô lệ, các chủ trang trại đồn
điền đã học được cách thoát nước cho các đầm lầy và tưới tiêu nước theo chu kỳ
cho các cánh đồng. Đầu tiên thóc được giã bằng tay với các chày gỗ, sau đó được
sàng sẩy trong các dụng cụ gọi là giần và sàng (đây cũng là một kỹ xảo khác nữa
của các nô lệ). Việc phát minh ra các thiết bị xay xát sử dụng trong các máy xay
đã làm tăng khả năng sinh lãi của loài cây này, cũng như việc thêm vào động cơ
sử dụng nước cho các máy xay vào năm 1787 của người thợ làm cối
xay Jonathan Lucas đã là một bước tiến mới. Việc gieo trồng lúa ở đông nam
Hoa Kỳ trở nên ít lời lãi hơn với sự mất đi của lao động nô lệ sau Nội chiến Hoa
Kỳ và cuối cùng nó đã mất hẳn khi bước vào thế kỷ 20.

Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt
gạo của chúng. Ví dụ, một giống lúa thơm của Thái Lan cho loại gạo hạt dài và

7


tương đối ít dính, do gạo hạt dài chứa ít amylopectin hơn so với các giống hạt
ngắn. Các nhà hàng Trung Hoa thông thường đưa ra món cơm nấu từ gạo hạt dài.
Các loại gạo nếp là gạo hạt ngắn. Người Trung Quốc dùng gạo nếp để làm bánh
nếp có tên gọi là 粽子 (tống tử). Gạo Nhật Bản là loại gạo hạt ngắn và dính. Gạo
dùng để nấu rượu sakê là một loại gạo khác.
Các giống lúa Ấn Độ bao gồm gạo hạt dài và gạo thơm Basmati (gieo
trồng ở phía bắc), gạo hạt dài và trung bình là gạo Patna và loại gạo hạt ngắn
Masoori. Thóc ở Đông Ấn và Nam Ấn, thông thường được luộc trong các chảo
lớn ngay sau khi thu hoạch và trước khi loại bỏ trấu; trong tiếng Anh gọi
là parboiled rice (thóc luộc sơ). Sau đó người ta sấy khô và loại bỏ trấu. Nó thông
thường có các vết đốm nhỏ màu đỏ và có hương vị khói từ lửa. Thông thường
các loại thóc thô được dùng cho mục đích này. Nó giúp cho việc giữ lại các
vitamin tự nhiên và giết chết các loại nấm mốc hoặc các chất gây ô nhiễm khác,
nhưng dẫn tới có mùi kỳ dị. Loại gạo này dễ tiêu hóa và chủ yếu được những
người lao động chân tay dùng. Tại miền nam Ấn Độ, nó được dùng để làm một
loại bánh bao nhỏ có tên là idli.
Các giống gạo thơm có hương vị thơm đặc biệt; các giống đáng chú ý nhất
bao gồm các loại Basmati, gạo Patna kể trên cũng như các giống lai từ Mỹ được
bán dưới tên gọi thương phẩm Texmati. Nó là giống lai giữa Basmati và giống
gạo hạt dài Mỹ đã gây ra nhiều tranh luận. Cả Basmati và Texmati có hương vị
tương tự như bỏng ngô. Tại Indonesia còn có các giống đỏ và đen.
Các giống năng suất cao thích hợp để gieo trồng tại châu Phi và các khu
vực khô cằn khác được gọi là các giống mới cho châu Phi (NERICA) cũng đã
được tạo ra. Người ta hy vọng rằng các giống mới này sẽ tạo ra sự ổn định hơn

nữa cho an ninh lương thực tại Tây Phi.
Các nhà khoa học cũng đang tìm cách tạo ra cái gọi là lúa vàng, là loại lúa
biến đổi gen để tạo ra beta caroten, tiền thân của vitamin A. Điều này đã làm dấy
lên sự tranh cãi lớn về việc lượng beta caroten có đáng kể hay không và lương
thực biến đổi có đáng giá đến vậy hay không.
Các giống lúa lùn cho hai giống phổ biến nhất là O. sativa indica và O.
sativa japonica, đã được công bố vào tháng 4 năm 2002. Lúa cũng đã được chọn
lựa làm sinh vật mẫu để nghiên cứu sinh học của các loài cỏ thực thụ do bộ gen
tương đối nhỏ của nó (khoảng 430 mega cặp cõ sở). Kết quả là lúa đã là loài sinh

8


vật đầu tiên được hoàn thành bản đồ gen. Lúa Basmati là bản mẫu chung cho
phần lớn các dạng lúa (Nguyễn Hữu Tề, 2004).
2.1.1.3. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiê ̣u quả kinh tế (HQKT) là cơ sở để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của tất cả các ngành sản xuất, dựa trên sự tính toán thực tế để thấy được
lợi ích kinh tế sẽ thu được. HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các loại hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế chính là tăng
cường trình độ, lợi dụng khoa học kỹ thuật vào các nguồn nhân lực sẵn có của
các hoạt động sản xuất kinh doanh. đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền
sản xuất xã hội trong thời đại mà nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày
càng tăng cao. Nói một cách khác do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần
thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế và từ đó
xuất hiện các phạm trù HQKT.
Khi bàn về khái niệm HQKT các nhà kinh tế, khoa học ở nhiều nước,
nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận khác nhau. Và được tóm tắt trong ba quan
điểm cơ bản.
a. Quan điểm thứ nhất với nội dung: Cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số

giữa kết quả thu được và chí phí bỏ ra (các nguồn nhân tài, vật tư, tiền vốn,…) để
đạt được kết quả đó.
Q
HQKT =
C

Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra.

Đại diện cho quản điểm này là Culiop, ông cho rằng "HQKT chính là
kết quả của một nền sản xuất nhất định. Do đó chúng ta sẽ so sánh kết quả với
chi phí cần thiết để đạt hiệu quả đó". Vì vậy khi lấy tổng sản phẩm chia cho số
vốn sẽ được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chi cho cố lao động sẽ được hiệu
suất lao động.

Kết quả đạt được

Hiệu suất vốn =
Tổng vốn

9


Kết quả đạt được

Hiệu suất lao động =


Tổng lao động bỏ ra
Như vậy quan điểm thứ nhất này về ưu điểm cơ bản nó đã phản ánh đúng
khái niệm HQKT nhưng do nó không phụ thuộc vào quy mô sản xuất nên cách
tính trên cho phép so sánh HQKT của các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô
khác nhau. Vì vậy mà nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh được
quy mô HQKT.
b. Hệ thống quan điểm thứ 2 thì cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu suất giữa giá
trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả thu được/Chi phí bỏ ra
Như vậy quan điểm này thể hiện sâu sắc về mức độ của HQKT. Ở đây
HQKT nói lên quy mô kinh tế mà nhà sản xuất - kinh doanh thu được. Tuy
vậy, cách để đạt được quy mô lợi ích đó thì lại chưa được phản ánh rõ rệt. Do
đó cách tính này cũng chưa phản ánh hết được những mong muốn của nhà sản
xuất kinh doanh.
c. Hệ thống quan điểm thứ ba lại thể hiện ở việc: xem xét HQKT trong thành
phần biến động giữa chi phí bỏ ra và kết quả sản xuất đạt được.
Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí hay còn gọi là quan hệ tỷ lệ giữa
kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Phần tăng lên của kết quả thu được
HQKT =
Phần tăng lên của chi phí bỏ ra
H = K

C

Trong đó:

Hay: H = K  C


K là phần tăng lên của kết quả thu được
C là phần tăng lên của chi phí bỏ ra.

Để hiểu rõ hơn về nội dung HQKT chúng ta cần phân biệt rõ được HQKT
và hiệu quả xã hội. Nếu như HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan
so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.

10


Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền
đề của và là phạm trù thống nhất. Vì vậy khi nghiên cứu HQKT ta không nên
tách rời chúng ra.
Khi làm rõ HQKT ta cần xét đến bản chất của HQKT. Bản chất của
HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp
ứng ngày càng cao về nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã
hội. Để làm rõ hơn về HQKT ta cần phải phân định sự khác nhau về mối liên hệ
giữa "kết quả" và "hiệu quả". Kết quả ở đây được hiểu theo là một kết quả hữu
ích mà nó do mục đích của con người tạo nên, nó được biểu hiện bằng nhiều chỉ
tiêu, nhiều nội dung và tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể. Từ tính mâu
thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của
con người, ta đi xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là
bao nhiêu xem có mang lại kết quả hữu ích không. Do đó đánh giá hoạt động sản
xuất kinh doanh không chỉ dừng ở việc đánh giá kết quả còn đánh giá chất lượng
công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó và chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh chính là nội dung đánh giá hiệu quả. Còn ở phạm vi xã
hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội.
Như vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội, được
xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với hao

phí lao động xã hội, còn mục tiêu của hiệu quả là sự tối đa hóa kết quả và tối
thiểu hóa chi phí lao động xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1998).
Một nhà sản xuất kinh doanh muốn hoạt động có hiệu quả cần xác định 2
yếu tố cơ bản:
+ Yếu tố đầu vào: Là chi phí sản xuất, chi phí trung gian, chi phí lao động,
chi phí vốn đầu tư, đất đai.
+ Yếu tố đầu ra: Là mục tiêu của các đơn vị sản xuất và của toàn nền kinh
tế quốc dân, các kết quả đạt được chính là những hàng hóa trao đổi trên thị
trường: Khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất cũng như lợi
nhuận… so với chi phí bỏ ra.
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn lạc hậu chưa tạo thành những
vùng sản xuất hàng hóa. Do đó việc xác định các yếu tố đầu vào rất khó khăn, thị
trường đầu ra gặp trở ngại, nên khi đánh giá HQKT thì kết quả và chi phí được
đánh giá dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định hay giá cố định, giá
kỳ gốc để so sánh các hiện tượng cần nghiên cứu (Trần Minh Đạo, 1998).

11


2.1.1.4. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng
kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế tính toàn bộ
hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là
mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển nông nghiệp như sau:

+ Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền
nông nghiệp có nhiều đầu ra hơn so với giai đoạn trước, chủ yếu nhằm phản ánh
sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Nó thường được đo bằng
mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng
và sản phẩm nông nghiệp, số lượng và diện tích, số đầu con vật nuôi.
+ Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất, không những
bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nông
nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người
dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa
các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành
kinh tế khác. Phát triển nông nghiệp bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế
và môi trường.
+ Tăng trưởng và phát triển có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện
cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cần thất rằng do chiến lược phát triển
nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng một quốc gia có tăng trưởng nông
nghiệp mà không có phát triển nông nghiệp (Nguyễn Đức Quân, 2012).
2.1.2. Vai trò của phát triể n sản xuấ t lúa nông nghiêp̣
Sản xuất lúa đóng vai trò quan tr ọng trong sản xuất nông nghiệp, các sản
phẩm từ cây lúa nói riêng , cây lúa nói chung đ ảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của con người đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Phát triển sản xuất lúa sẽ góp phần nâng cao năng suất lúa bình quân , làm
tăng tổ ng sản lươ ̣ng lương thực.

12


Đảm bảo an ninh lương thực , xóa đói giảm nghèo và ổn định chính trị ở
nông thôn, đă ̣c biê ̣t là giải quyế t nhu cầ u lương thực t ại chỗ cho vùng sâu , vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.
Sản xuất lúa giúp phát triển sản xuất ngành chăn nuôi. Tạo điều kiện để

ngành chăn nuôi phát triển mạnh hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thực phần của
người dân.
2.1.3. Đặc điểm của phát triển sản xuất lúa
Khi gieo trồ ng lúa ở nước CHDCND Lào trong v ụ Khô hay vụ Mưa đều
gặp nhiệt độ thay đổi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tích lũy, làm giảm tỷ lệ
hạt chắc; đồng thời quá trình hấp thụ dinh dưỡng của lúa, nếu không sử dụng
biện pháp bón phân hợp lý thì không thể phát huy hết tiềm năng ưu thế của lúa,
đôi khi làm tăng tỷ lệ nhiễm sâu bệnh, gây thiệt hại đến năng suất. Lúa sinh
trưởng phát triển đều nhanh, tốc độ sinh trưởng cao chứng t ỏ quá trình vận
chuyển vật chất trong cây cao hơn, lượng nước và dinh dưỡng nhiều, biểu hiện
hình thái xanh tốt rất hấp dẫn côn trùng, nếu không quan sát thường xuyên sẽ bị
phá hại rất nặng, làm suy giảm năng suất, chất lượng, tạo nên nhận xét thấp về
lúa nói chung và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa nói riêng (Nguyễn Đức
Quân, 2012).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu
2.1.4.1. Các yếu tố đầu vào của sản xuất
a. Đất đai cho sản xuất
Đối với sản xuất lúa, đất đai là một yếu tố không thể thay thế. Bởi vậy, khi
nghiên cứu về quá trình sản xuất lúa thì cần phải thực hiện nghiên cứu về yếu tố
đất đai cho sản xuất.
b. Lao động cho sản xuất
Lao động là một yếu tố cũng không thể thay thế trong sản xuất lúa. Lao
động tùy theo quy mô sản xuất mà có thể có lao động gia đình hoặc lao động đi
thuê. Số lượng, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, đầu tư nhiều hay ít, phù
hợp hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất lúa, đặc biệt là
chất lượng lao động như: trình độ hiểu biết, tay nghề, vận dụng Liến bộ khoa học
kỳ thuật, trình độ quán lý kinh tế.... Do vậy, đế phát triển lúa cần nâng cao dân
trí, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề cả về kỹ thuật - quản lý

13



×