Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại MARITIME BANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.8 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tạo động lực là nhân tố hết sức quan trọng cho việc phát triển của một
công ty bởi nó là nhân tố cho việc duy trì và nâng cao hiệu suất lao động cho
đội ngũ lao động, nhận thức được điều này các nhà nghiên cứu trên thế giới
đã khảo sát và xây dựng rất nhiều lý thuyết về tạo động lực nhằm giúp cho
các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhằm tăng động lực làm
việc cho đội ngũ lao động của mình. Hai trong những lý thuyết đó là Lý
thuyết Hai nhân tố của Herzberg và Lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow được
đánh giá là các lý thuyết cơ bản và quan trọng .
I. LÝ THUYẾT HAI NHÂN TỐ CỦA HERZBERG :
1.Giới thiệu chung về lý thuyết :
Lý thuyết hai nhân tố được nhà tâm lý học người Mỹ là Herzberg nghiên
cứu và xây dựng thông qua việc phỏng vấn và khảo sát 203 nhân viên kế toán
và kỹ sư tại Mỹ, lý thuyết khi xây dựng ra đã tạo ra rất nhiều sự ngạc nhiên và
thay đổi trong nhận thức về quan điểm trước đó, quan điểm mới là đối nghịch
với sự bất mãn là không bất mãn, đối nghịch với thoả mãn là không thoả
mãn .

2. Nội dung của lý thuyết :
Lý thuyết được xây dựng trên hai nhân tố là nhân tố duy trì và nhân tố
động viên .
Nhân tố duy trì là tác nhân của sự bất mãn của nhân viên trong công việc
tại một tổ chức có thể là do các yếu tố :
• Chính sách và phương thức quản lý của doanh nghiệp
• Sự giám sát trong công việc


• Mối quan hệ với cấp trên
• Điều kiện làm việc
• Tiền lương
• Quan hệ với đồng nghiệp


• Không khí làm việc
• Cuộc sống riêng
Nhân tố Động viên là tác nhân của sự thoả mãn, sự hài lòng của nhân
viên trong công việc có thể là do các yếu tố :
• Đạt được kết quả như mong muốn
• Được thừa nhận của tổ chức
• Trách nhiệm
• Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp
• Sự tăng trưởng như mong muốn
3. Phân tích bản chất của lý thuyết :
Lý thuyết hai nhân tố của nhà tâm lý học Herzberg đã chỉ ra rằng để
người lao động có động lực để làm việc thì cần phải thoả mãn hai điều kiện là
nhân tố duy trì và nhân tố động viên, trong khi nhân tố duy trì là những nhân
tố nếu không được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự bất mãn cho người lao động ( ví
dụ: Chính sách của công ty chưa phù hợp hay giám sát quá khắt khe với người
lao động…sẽ dẫn đến sự bất mãn, không hài lòng của nhân viên với tổ chức
đó), làm giảm động cơ làm việc, tuy nhiên cho dù có giải quyết tốt nhân tố
này thì chỉ làm cho nhân viên không bất mãn với công việc nhưng chưa chắc
đã thoả mãn, do đó vì vậy để tạo ra sự thoả mãn cho người lao động thì cần
giải quyết tốt nhân tố động viên đó là nhân tố tạo ra sự thoả mái thông qua các
yếu tố như đạt được kết quả mong muốn, được lãnh đạo thừa nhận thành quả
đạt được, thăng tiến trong nghề nghiệp…, từ đó tạo niềm vui và động viên


cho nhân viên làm việc tích cực hơn và chăm chỉ hơn, tuy nhiên nếu không
giải quyết tốt nhân tố này thì sẽ gây ra sự không thoả mãn mà chưa chắc đã
tạo ra sự bất mãn của nhân viên.Vì vậy bản chất của lý thuyết là phải tạo ra sự
thoả mãn thực sự cho người lao động chứ không chỉ quan tâm tới nhân tố gây
bất mãn của nhân viên, trong đó nhân tố duy trì cần phải thực hiện trước để
không tạo ra sự bất mãn, sau đó mới đến nhân tố động viên để tạo cho nhân

viên một động lực mạnh mẽ để họ làm việc chăm chỉ và cống hiến lâu dài cho
công ty .
II. LÝ THUYẾT THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW :
1.Giới thiệu chung về lý thuyết :
Lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học Abraham
Maslow xây dựng và đưa ra vào năm 1943, là một trong những lý thuyết về
động lực có tầm ảnh hưởng lớn, được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là một trong những lý thuyết quan
trọng nhất trong quản trị kinh doanh, đặc biệt là trong các ứng dụng của quản
trị nhân sự và quản trị marketing . Lý thuyết đã đề cập tới nhân tố tác động tới
động lực con người thông qua các nhu cầu của con người theo các cấp độ
khác nhau và từ thấp đến cao theo hình tháp.
2. Nội dung của lý thuyết :
Nhà tâm lý học Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo một
hệ thống trật tự cấp bậc bao gồm có 5 cấp độ từ thấp đến cao theo hình kim tự
tháp, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu
ở mức độ thấp hơn phải được thoả mãn trước có nghĩa là các nhu cầu cơ bản
ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn ,
các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng
mãnh liệt khi tất cả nhu cầu cơ bản ở phía dưới đáy tháp đã được đáp ứng đầy
đủ .
Cấu trúc của tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 tầng trong đó các nhu cầu


của con người được liệt kê theo 1 trật tự thứ bậc theo kiểu kim tự tháp :

• Tầng 1: Nhu cầu cơ bản ( thức ăn , nước uống, nơi trú ngụ, nghỉ
ngơi…)
• Tầng 2: Nhu cầu về an toàn ( cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được bảo đảm…)

• Tầng 3: Nhu cầu về xã hội ( muốn được là thành viên trong nhóm cộng
đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu và
tin cậy…)
• Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng ( cần có cảm giác được tôn trọng,
kính mến, được tin tưởng )
• Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình ( muốn được sáng tạo, được thể
hiện khả năng, thể hiện bản thân, có thành quả và được công
nhận thành quả đó)
3. Phân tích bản chất của lý thuyết :
Lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra nhu cầu của một con người
bất kỳ, về cơ bản được chia ra làm 2 nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu
cầu bậc cao.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến yếu tố thể chất của con người như mong
muốn có đủ thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi…Những nhu cầu cơ bản này
đều là các nhu cầu không thể thiếu vì những nhu cầu này nếu hàng ngày


không được đáp ứng đầy đủ thì con người sẽ không tồn tại được vì vậy con
người sẽ đấu tranh để có được nhu cầu này để tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày. Các nhu cầu cơ bản cần được ưu tiên trước so với các nhu cầu bậc cao
bởi vì các nhu cầu cơ bản phải được thoả mãn thì con người mới nghĩ đến các
nhu cầu bậc cao hơn, vì vậy Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao
hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thoả mãn và
những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động
khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được
Nhu cầu bậc cao bao gồm các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gọi
là nhu cầu bậc cao, những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như:
đòi hỏi về công bằng, an tâm, vui vẻ, có địa vị xã hội, sự tôn trọng và được
thừa nhận…Các nhu cầu bậc cao này sẽ xuất hiện là các nhu cầu hết sức quan
trọng bởi vì con người ngoài việc tồn tại thông qua nhu cầu cơ bản thì họ sẽ

cần phải làm việc, phải được cống hiến, họ cần được quan tâm và đánh giá
đúng năng lực để có được những thành quả mong đợi, vì vậy Maslow hết sức
đề cao các nhu cầu bậc cao này vì nó là những nhu cầu quan trọng quyết định
đến tinh thần, động lực và gắn bó lâu dài của người lao động với tổ chức đó ,
một khi các nhu cầu này không được thoả mãn thì là lý do họ sẽ rời tổ chức
cho dù họ đang ở vị trí nào. Nhu cầu bậc cao nhất mà Maslow đề cập là nhu
cầu tự hoàn thiện bản thân mình, đây là nhu cầu được sử dụng hết khả năng,
tiềm năng của người lao động để tự khẳng định mình, để làm việc và đạt được
các thành quả trong xã hội, đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà
năng lực, trí tuệ, khả năng của con người được phát huy và cảm thấy hài lòng
về nó, tuy nhiên trên thực tế thì nhu cầu tự hoàn thiện bản thân chiếm tỷ lệ
khá nhỏ ( chỉ khoảng 1%) do nhu cầu tự hoàn thiện bản thân còn phụ thuộc
vào sự rèn luyện và ý thức của người lao động
3. Mối quan hệ giữa lý thuyết Tháp Maslow và lý thuyết hai nhân tố của
Herzberg :


Mặc dù thuyết Tháp Maslow và thuyết hai nhân tố được xây dựng trên
những yếu tố khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong
khi thuyết tháp Maslow trình bày động lực của con người dựa trên các nhu
cầu từ cơ bản đến các nhu cầu bậc cao thì thuyết hai nhân tố trình bày động
lực con người dựa trên hai nhân tố là nhân tố duy trì và nhân tố phát triển, tuy
nhiên nếu nhìn về bản chất thì các nội dung của hai lý thuyết đều gần giống
nhau và bổ sung cho nhau trong việc làm rõ việc thúc đẩy động lực làm việc ,
cụ thể :
-Nhu cầu cơ bản của con người tại thuyết Tháp Maslow( ăn, uống, đi lại,
nghỉ ngơi,…) sẽ được cụ thể hoá bằng các tác nhân gây ra sự bất mãn trong
thuyết hai nhân tố như : Tiền lương, cuộc sống riêng tư, điều kiện làm việc…
vì nếu tiền lương họ được trả cao, chính sách công ty tốt ( Phúc lợi, chế độ
…) sẽ chính là nhân tố đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản của con người.

- Nhu cầu về an toàn của con nguời (cảm giác yên tâm về an toàn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được bảo đảm…) sẽ luôn được đáp
ứng nếu như công ty có chính sách tốt( bảo hiểm, chế độ thai sản…), có điều
kiện làm việc tốt, không khí làm việc thoả mãi, cuộc sống riêng tư về gia đình
và cá nhân không bị xâm hại
- Nhu cầu về xã hội (được là thành viên trong nhóm cộng đồng nào đó,
muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu và tin cậy…) được thoả mãn nếu
như các nhân tố như quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với lãnh đạo, không
khí làm việc …được giả quyết tốt sẽ tạo nên sự tin cậy và quan tâm lẫn nhau.
-Nhu cầu được quý trọng sẽ được thoả mãn nếu như các yếu tố như được
giao trách nhiệm và được thừa nhận trong tổ chức…được giải quyết
- Nhu cầu được thể hiện mình ( muốn được sáng tạo, được thể hiện khả
năng, thể hiện bản thân, có thành quả và được công nhận thành quả đó) sẽ
thoả mãn nếu như các nhân tố như được thừa nhận, được giao trách nhiệm, cá
nhân đó đạt được kết quả như mong muốn và thăng tiến trong nghề nghiệp…


Nhìn chung các nhân tố về nhu cầu của thuyết nhu cầu Maslow vừa đan
xen, vừa hoà quyện với các nhân tố của thuyết hai nhân tố của Herzberg, có
những nhân tố của thuyết nhu cầu của Maslow bao gồm nhiều nhân tố của
thuyết hai nhân tố và ngược lại, tuy nhiên về bản chất để tạo động lực cho con
người thì nó là một .
I. PHÂN TÍCH ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI
MARITIME BANK:
1. Giới thiệu chung về Maritime bank:
Maritime bank được thành lập từ năm 1991 với các cổ đông sáng lập là
các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước như :Cục Hàng Hải Việt Nam, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…, sau
20 năm trưởng thành tới nay Ngân hàng đã phát triển và lớn mạnh với gần
300 điểm giao dịch ở các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ cán bộ CNV

đông đảo gần 3.000 người, với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng
kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương
thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là
một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô
hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam
- Địa chỉ: 88 Láng Hạ-Đống Đa- TP Hà Nội
-Tel: 043.7718989 - Fax: 043.7718899
- Email:
Website: www.msb.com.vn
1. Các động cơ làm việc của cán bộ nhân viên của Maritime bank:
Với chiến lược phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại hoá và lấy giá
trị của đội ngũ lao động có chất lượng cao làm nòng cốt để xây dựng thương
hiệu ngày càng lớn mạnh, nhận thức việc thúc đẩy động lực làm việc của đội
ngũ cán bộ công nhân viên là hết sức quan trọng do vậy ban lãnh đạo
Maritime bank đã luôn tạo điều kiện và chăm lo đến cuộc sống của Cán bộ


công nhân viên, cụ thể động cơ làm việc của người lao động được thể hiện
như sau :
• Các nhu cầu tồn tại và sinh lý : Với chính sách lương thưởng công
bằng và cạnh tranh dựa trên lương cơ bản( lương cứng) và năng lực
của từng cá nhân, ngoài ra với mức lương được xếp vào hàng khá
trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam ( Trung bình khoảng 6-7 triệu
đồng/ tháng) đã tạo điều kiện cho người lao động có thể tự nuôi sống
và trang trải chi phí cho cuộc sống của người lao động và gia đình,
ngoài chế độ lương thì người lao động còn được trả các khoản phụ
cấp như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đắt đỏ…, thời gian làm việc tại
Maritime bank là 8h/ ngày, do vậy nhân viên có thời gian ăn trưa và
nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, cùng
với chế độ được đi thăm quan nghỉ mát 2 lần / năm đã làm cho nhân

viên luôn cảm thấy được thư giãn và được khám phá các miền đất
mới. Đây cũng là điều mà Maritime bank đã thoả mãn được nhân tố
duy trì của Herzberg đưa ra ( Tiền lương, điều kiện làm việc, chính
sách và phương thức quản lý …)
• Nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ : Với chính sách luôn quan
tâm và bảo vệ đến sức khoẻ của người lao động, cán bộ công nhân
viên của Maritime được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo
hiểm thất nghiệp hàng tháng , do vậy quyền lợi của đội ngũ lao động
luôn được đảm bảo vì họ luôn an tâm công tác lâu dài cho ngân hàng,
ngoài ra cán bộ công nhân viên được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6
tháng / lần do vậy luôn an tâm vì sức khoẻ luôn được đảm bảo để yên
tâm công tác lâu dài cho công ty, đây cũng là điều thoả mãn được
nhân tố duy trì của thuyết hai nhân tố của Herzberg ( về chính sách
công ty, điều kiện làm việc…)
• Nhu cầu xã hội : Tại Maritime bank văn hoá mà ngân hàng đề ra là
tạo ra một môi trường bình đẳng, thân thiện với khách hàng và với tập
thể, phương pháp quản lý của ngân hàng là mỗi người sẽ được giao


và phân công trách nhiệm của mình theo chức năng và thẩm quyền
của mình, tuy nhiên tất cả các công việc đều liên quan và tạo thành
một quy trình khép kín, do vậy trong công việc thì phương pháp làm
việc theo nhóm luôn được đề cao, tất cả làm việc dưới ngôi nhà chung
Maritime bank. Tại nơi làm việc, cán bộ công nhân viên được tham
gia họp, hội thảo giữa các đội, phòng ban hàng tuần, hàng tháng nhằm
đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn và tháo gỡ, từ đó
phát triển được ý thức về tập thể của mỗi cá nhân trong ngân hàng,
ngoài ra maritime bank còn khuyến khích các cá nhân viết bài cho tạp
chí riêng “Why not” của Maritime bank hay tham gia mạng xã hội
“Face book Maritime bank” để cán bộ công nhân viên viết bài chia sẻ

về kinh nghiệm làm việc hay đơn thuần là chia sẻ tâm sự với đồng
nghiệp, quảng cáo giới thiệu về ngân hàng cho bạn bè và người thân,
phần nào đã góp phần gắn kết tinh thần đoàn kết trong cộng đồng
Maritime bank , cùng với đó là các hoạt động tập thể như hoạt động
góp tiền gây quỹ từ thiện, ủng hộ người nghèo...tổ chức cho nhân viên
đi tham quan nghỉ mát cũng đã góp phần cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên luôn thúc đẩy được tinh thần cộng đồng của Maritime
bank. Đây cũng là điều thể hiện sự thoả mãn của nhân viên ở nhân tố
duy trì( cuộc sống riêng tư, quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo…)
của thuyết hai nhân tố của Herzberg
• Nhu cầu được kính trọng hay được công nhận : Nhân viên của
Maritime bank được làm việc trong những văn phòng làm việc khang
trang, trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ lễ tân và thư ký duyên dáng
và thanh lịch là những điều hết sức giản đơn nhưng lại mang lại
những ấn tượng và tầm quan trọng trong sự thành công của đội ngũ
lao động vì nó đã tạo được ấn tượng đẹp và uy tín của khách hàng
với ngân hàng. Hàng tháng Maritime bank thường phát động các cuộc
thi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp ( đội kinh doanh


xuất sắc, giám đốc quản lý khách hàng giỏi, trung tâm khách hàng
tiêu biểu…) cùng với việc công bố công khai và trao giải cho các cá
nhân và tập thể có thành tích giỏi với các giải thưởng có giá trị bằng
hiện vật cũng như được thăng tiến trong chức vụ công tác đã động
viên và thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, đây
cũng là sự thoả mãn của nhân tố động viên ( được thừa nhận của tổ
chức, đạt được kết quả như mong muốn, thăng tiến trong nghề
nghiệp…) của thuyết hai nhân tố của Herzberg .
• Nhu cầu tự hoàn thiện : Maritime bank luôn tạo điều kiện để cho mỗi
cán bộ công nhân viên phát triển khả năng bản thân mình thông qua

việc giao trách nhiệm và cho các cá nhân tự chủ trong công việc và
đánh giá hiệu quả công việc qua hiệu quả công việc thực tế, tuy nhiên
việc tự phát triển bản thân tại ngân hàng cũng chưa phát huy được
hiệu quả cao do việc tìm hiểu và đánh giá khả năng của mỗi cá nhân
cũng như tạo điều kiện cho họ có thể tự tư duy, sáng tạo ( như tìm ra
các phương án sản xuất kinh doanh mới, các cách phục vụ khách hàng
mới, sáng tạo…) sẽ bị kìm chế do khuôn khổ của các quy tắc, quy chế
của ngân hàng đặt ra mà trách nhiệm của mỗi nhân viên phải tuân thủ,
sự sáng tạo của nhân viên có chăng chỉ mới dừng lại ở các công việc
như tạo hình ảnh quảng cáo mới hay các cách thức đổi mới của đội
ngũ làm dự án chương trình.

KẾT LUẬN
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp , nhà quản lý hay nhà lãnh đạo
điều hành tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình bằng việc thực hiện


các hành vi hoặc sử dụng một công cụ nào đó ( bằng vật chất hoặc tinh thần)
nhằm thúc đẩy nhân viên đem hết khả năng làm việc với nỗ lực cao nhất
nhằm đạt được các mục
tiêu của công ty đã đề ra , đây là vấn đề hết sức bình thường nhưng cũng
không phải là đơn giản vì con người là một thực thể tinh vi và phức tạp, tuy
nhiên việc tiếp cận các lý thuyết về tạo động lực của các nhà tâm lý học ( cụ
thể là thuyết hai nhân tố của Herzberg và thuyết tháp nhu cầu của Maslow) là
một cơ sở hết sức quan trọng để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở để nhận
biết cũng như lựa chọn vận dụng những phương thức động viên nhân viên
hợp lý và hiệu quả nhất với doanh nghiệp của mình.




×