Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích SWOT công ty giấy bãi bằng và kế hoạch xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG VÀ KẾ HOẠCH
XUẤT KHẨU
Bài làm:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng
phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
phát triển chung đó. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng với rất nhiều các loại mặt hàng
khác nhau như thủy sản, dệt may, giầy dép, mây tre đan, giấy vở…
Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò trọng yếu
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy thúc đẩy sự phát triển và nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa là đòi hỏi cần thiết trong điều kiện hội nhập
hiện nay. Tuy nhiên còn có một số trở ngại khi thâm nhập sang thị trường nước ngoài
như sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa...Để vượt quá các khó khăn, trở ngại này
các doanh nghiệp cần cố gắng tìm hiểu, phân tích kĩ thị trường mục tiêu trước khi xuất
khẩu các mặt hàng của mình ra Thế giới, Công ty Giấy Bãi Bằng là một trong những
công ty như vậy.
Giấy Bãi Bằng là công trình sản xuất giấy có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam
được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ và nhân dân
Thụy Điển, một biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị đã gắn kết hai dân tộc Việt
Nam- Thụy Điển ngay từ những năm nhân dân Việt Nam phải gian khổ đấu tranh
chống xâm lược với năng suất thiết kế 55.000 tấn giấy/năm. Bước vào hoạt động sản
xuất - kinh doanh từ năm 1982, Công ty đã và đang cung cấp cho thị trường trong
nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Sản phẩm chính của công ty là giấy in và giấy viết có chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Năm 2004 công ty
đã hoàn thiện nâng cấp và mở rộng sản xuất lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn
bột / năm với chất lượng giấy cạnh tranh quốc tế và môi trường được cải thiện đạt tiêu
chuẩn quốc gia. Đồng thời công ty đã lập nghiên cứu khả thi trình Chính phủ chương



trình mở rộng giai đoạn 2 - Xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy thương phẩm
250.000 tấn/năm hoàn thành trước năm 2007 với chất lượng sản phẩm và môi trường
đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng của về mặt hàng bột giấy và giấy của thị trường nước
ngoài, Công ty muốn mở rộng thị trường kinh doanh, thị trường mục tiêu mà công ty
đang muốn hướng tới là Anh hoặc Úc. Công ty hi vộng với sự thành công của kế
hoạch này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
NỘI DUNG
I.

Lựa chọn thị trường và cách thức xâm nhập
1. Vương quốc Anh

Vương quốc Anh là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland, nằm về phía tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn
83% tổng số dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chiếm phần lớn
diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây.
Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dương và eo biển Măngsơ. Ngày nay, Anh là một quốc gia nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland cùng với Scotland, Wales và Bắc Ireland. Sự thịnh vượng về kinh tế, ổn định
chính trị và luật pháp thân thiện với doanh nghiệp khiến Vương quốc Anh trở thành
điểm lựa chọn cho nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới. Với cửa ngõ dịch vụ tài chính
hàng đầu thế giới Luân Đôn ở trung tâm, Vương quốc Anh là cục nam châm hút các
doanh nghiệp toàn cầu. Vương quốc Anh cũng là cửa ngõ đi vào châu Âu với thị
trường đơn nhất lớn nhất thế giới – Liên minh châu Âu – nằm ngay trước bậc thềm cửa
của Vương quốc Anh.
I.1.

Chính trị:

Chính trị Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland lập nền trên thể chế quân chủ

lập hiến với thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu chính phủ. Đây là hệ thống chính trị
đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Scotland, xứ Wales và Bắc
Ireland. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp được trao cho cả chính


phủ và lưỡng viện Quốc hội: Viện Thứ dân (Hạ viện) và Viện Quý tộc (Thượng viện).
Nhánh tư pháp độc lập với hai nhánh còn lại - hành pháp và lập pháp. Cơ cấu chính
quyền này (còn gọi là Hệ thống Westminster) (Xem hình B.01tại phần phụ lục)
Qua biểu đồ hiện thị mức độ rủi ro chính trị của Anh từ tháng 02/2009 đến tháng
01/2010 (bảng B.01) ta nhận thấy môi trường trính trị của nước Anh tương đối ổn
định, chính phủ có nhiều chính sách để thu hút đầu tư của nước ngoài trong đó nổi bật
là môi trường thuế cạnh tranh với mức thuế công ty thấp hơn so với nhiều đối thủ quan
trọng khác và có một trong những mức thuế cá nhân thấp nhất trong Liên minh châu
Âu.
Hệ thống luật pháp: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng hệ thống luật
chung. Đặc điểm cơ bản của hệ thống luật chung là dựa trên những phán quyết theo
tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi
muốn nói đến việc pháp luật Anh quốc không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở của luật
chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ; đây là đặc điểm cơ bản
chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của La Mã Đức quốc.
Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh hoạt. Về nội
dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên
không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẻ. Vì vậy, tại Anh quốc,
bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được áp dụng khi luật
chung không có. Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19. Năm 1848, tại New York
(Mỹ), một bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, bắt buộc mọi việc kiện đều phải theo
cùng một thủ tục. Ở Anh , Đạo luật Tư pháp (Judicature Act) năm 1873 cũng qui định
sự kết hợp giữa luật chung với các qui định của lẽ công bằng.
Như vậy việc giao thương với Anh có thể đối mặt với các khó khăn. Các doanh nghiệp
phải nghiên cứu tìm hiểu hệ thống luật để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp khi thực

hiện các Hợp đồng kinh doanh. Các công ty phải đầu tư rất nhiều thời gian để lập ra
các hợp đồng rõ ràng và tiêu rất nhiều tiền để có được sự tư vấn luật đáng tin cậy.
I.2.

Kinh tế


Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới theo
tỉ giá trao đổi trên thị trường và đứng thứ 6 trên thế giới theo sức mua tương đương.
Nó là nền kinh tế lớn thứ hai trong châu Âu sau Đức. Vương quốc Anh là một trong
những nước trên thế giới có chỉ số toàn cầu hóa cao, xếp thứ 4 trong một cuộc khảo sát
gần đây. Thủ đô London là một trong ba trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế
giới, cùng với Thành phố New York và Tokyo.
Kinh tế Anh trong những năm gần đây được xem là nền kinh tế có sự tăng trưởng vững
chắc và liên tục nhất, khoảng trên 150 năm. Đây là một trong những nền kinh tế mạnh
nhất trong EU theo nghĩa lạm phát, thất nghiệp và lãi suất đều tương đối thấp. Do vậy,
theo Quỹ tiền tệ quốc tế, Anh có GDP bình quân đầu người xếp thứ 7 trong Liên minh
châu Âu theo sức mua tương đương, sau Luxembourg, Ireland, Hà Lan, Đan Mạch, Áo
và Phần Lan. Tuy nhiên, cũng như nhiều nền kinh tế của các nước nói tiếng Anh, nó có
mức bất bình đẳng về thu nhập cao hơn so với nhiều nước châu Âu. Anh cũng là nước
có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mặc dù có nguồn thu đáng kể từ dầu mỏ.
Về tăng trưởng GDP
GDP của Anh xếp thứ tư trên thế giới với 24.228 USD/người, ước tính theo sức mua
tương đương thì GDP đầu người là 22,882 USD (đứng thứ 6 thế giới).
Điều khiến cho con số này ấn tượng là Anh là nước lớn thứ ba trong tốp 10 nước đứng
đầu theo GDP với GDP đạt 2,007 tỷ USD, do đó ta có thể tưởng tượng được GDP đầu
người ở mức cao 24,228 USD.
Vương quốc Anh trải qua thời kỳ suy thoái trong giai đoạn đầu những năm 1990
nhưng cũng thực hiện một thời kỳ mở rộng kinh tế dài nhất. Và từ năm 2004 Anh duy
trì tỷ lệ tăng trưởng ổn định và đáng tin cậy 2-3%, và tỷ lệ này được coi là tỷ lệ tối ưu

có thể mong đợi.
Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế, Công ty cần phải quan tâm xem xét đến các chính
sách về thuế. Từ 1 tháng 12 năm 2008, chính phủ Anh đã công bố cắt giảm tỷ lệ tiêu
chuẩn của giá trị gia tăng Thuế, thường được biết như thuế giá trị gia tăng, từ 17, 5%
đến 15% để kick-bắt đầu nền kinh tế. Đó là một khoản thuế trên hầu hết các hàng hóa


và dịch vụ, mặc dù các loại hàng hoá khác nhau của thu hút một mức thuế suất thuế
GTGT khác nhau. Tuy nhiên, mức thuế suất này cao hơn 5% so với thuế suất thuế giá
trị gia tăng của Việt Nam. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chờ đợi để
điều chỉnh từ chính phủ Anh hoặc chúng ta phải tìm ra giải pháp của chúng ta (Tham
khảo bảng GDP B.02 tại phụ lục)
I.3.

Giá trị con người

Chỉ số phát triển con người (HDI) là biện pháp tính nhu cầu của nhân dân được hài
lòng và mức độ của những nhu cầu giải quyết như nhau trên toàn dân số toàn bộ của
một quốc gia theo ba kích thước: (1) một cuộc sống lâu và khỏe mạnh, (2) một nền
giáo dục, và (3) là một tiêu chuẩn sống đàng hoàng. Chúng ta có thể nhìn thấy là Anh
đứng thứ 4 về GDP bình quân đầu người, nhưng đứng thứ 14 trong việc cung cấp
chăm sóc y tế, giáo dục, và một tiêu chuẩn sống đàng hoàng. Nó có thể được rút ra
rằng nước Anh có một tuổi thọ cao HDI và cao trên thế giới.
I.4.

Kỹ thuật công nghệ

Anh cũng hệ thống các công ty lớn về dịch vụ điện thoại, và ngoài ra có một trong
những nước có hệ thống công nghệ tiên tiến nhất thế giới về viễn thông và cung cấp
các dịch vụ như điện thoại di động, truyền thông không dây và cáp điện (Tham khảo

bảng B.03 phần Phụ lục).
2. Úc
Úc có tên chính thức là Liên bang Australia (Commonwealth of Australia) là một
quốc gia nằm ở Nam bán cầu. Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới. Các nước láng
giềng của Úc gồm có New Zealand về phía Đông Nam; Indonesia, Đông Timor và
Papua New Guinea về phía Bắc; Quần đảo Solomon, Vanuatu và New Caledonia về
phía Đông Bắc.
2.1.

Chính trị


Liên bang Úc là một nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth
II của Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc. Ngược lại với nhiều nước ở châu Á,
Úc được coi là "có nguy cơ rất thấp của bất ổn chính trị". Điểm chỉ số rủi ro chính trị
của Úc đạt: 9.54 là rất thấp, gần như không có rủi ro (10 là chỉ số thấp nhất)
Hệ thống luật pháp của Úc: Hệ thống pháp lý ở một quốc gia bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố văn hóa (các rào cản lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, vv) và hệ thống chính trị
của nó. Hệ thống pháp luật Úc là dựa trên một niềm tin cơ bản trong các quy định của
pháp luật, công lý và độc lập của tư pháp. Úc, tương tự như một số nước như Anh,
Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Malaysia, vv, theo hệ thống pháp luật thông thường, có
nguồn gốc từ nước Anh trong thế kỷ thứ mười một. Có chín hệ thống pháp luật ở Úc,
nhà nước tám và hệ thống Lãnh thổ và một hệ thống liên bang. Tuy nhiên, nó là hệ
thống Nhà nước và vùng lãnh thổ mà chủ yếu là ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
của đa số người Úc. Mỗi hệ thống liên bang và tiểu bang kết hợp ba ngành của chính
quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp (Tham khảo bảng B.04 phần phụ lục).
2.2.

Kinh tế


Nói chung, nền kinh tế Úc được coi là có một môi trường kinh tế tốt, là một nền kinh
tế thị trường tự do trên thế giới. Chỉ số tự do kinh tế của Úc là 82,6, đứng thứ 3 trong
số 41 Quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình dương trong năm 2009 (Theo các
Chỉ số tự do kinh tế được đánh giá dựa
vào các yếu tố sau: tự do kinh doanh, thương mại tự do, tự do tài chính, kích thước của
chính phủ, tự do tiền tệ, đầu tư tự do, quyền sở hữu, tham nhũng và lao động.
Chính sách tiền tệ của Úc giúp đỡ để kiểm soát cung tiền và lãi suất. Nền kinh tế Úc
luôn được coi là nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới với tốc độ tăng
trưởng cao, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thấp. Lạm phát và ổn định lãi suất thấp sẽ làm
cho mọi người chi tiêu nhiều tiền hơn vào các sản phẩm là các mặt hàng thiết yếu.
Bên cạnh việc liên quan đến chỉ số tự do kinh tế, Công ty cũng nên tập trung vào các
chỉ số phát triển kinh tế. Có một số tiêu chí để đánh giá: GDP và GDP bình quân đầu
người, phát triển con người, phân loại quốc gia và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như


lạm phát, thất nghiệp, vv. GDP của Úc ước tính trong năm 2008 là $ 1,011 nghìn tỷ
đồng (800,2 tỷ USD), tăng 2,3% và đứng ở mức 19 trên thế giới. GDP bình quân đầu
người năm 2008 là US $ 38,100, cấp ngày 25 so với các nước khác.
2.3. Văn hóa
Chỉ số phát triển con người HDI của Úc đứng thứ 4 trong tổng số 179 nước và nằm
trong nhóm có mức độ cao về phát triển con người rất tiến bộ về phát triển con người,
tỷ lệ thất nghiệp cũng như lạm phát rất thấp, lãi suất cơ bản 5 -6 %. ÚC là đất nước
phát triển cao về cả các yếu tố kinh tế và con người, văn hóa – xã hội khá thuận lợi cho
công ty giấy Bãi Bằng
2.4. Kỹ thuật công nghệ
Úc là một nước công nghiệp hóa cao phù hợp với các nhu cầu thực tế của công ty khi
có ý định đầu tư tại đây.
A. Lựa chọn mục tiêu
Sau khi phân tích 2 thị trường trên, công ty nhận thấy thị trường Úc là thị trường đầy
tiềm năng và lý tưởng để công ty thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường ra nước

ngoài.
Lý do:
1. Anh có mức thuế cao hơn trong khi đó tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại
Hua Hin, Thái Lan, vào ngày 27 Tháng Hai, 2009, cam kết đã được ký kết
giữa ASEAN-Australia-New Zealand cắt giảm thuế quan nhập khẩu đối với
các nước Đông Nam châu Á. Đối với Việt Nam, Úc và New Zealand sẽ cắt
giảm thuế quan nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam tăng 85%
và 96,4%, tương ứng, đến năm 2010 trước khi cấp một quốc gia Đông Nam
Á được miễn thuế hoàn thành vào năm 2020. Giấy là một trong những mặt
hàng được giảm thuế.
2. Nguồn Lao động ở đây có chất lượng cao, trong khi tỷ lệ tiền lương và chi
phí tuyển dụng trung bình. Điều hành một doanh nghiệp mới ở đất nước này


cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của chính phủ, nó làm cho điều kiện dễ dàng
hơn cho công ty khi làm thủ tục hợp tác. Những điều này ưu thế sẽ giúp
công ty giảm chi phí khi kinh doanh tại thị trường mới này.
3. Úc có một nền kinh tế phát triển với thu nhập bình quân theo đầu người cao
hơn Liên Hiệp Anh, Đức và Pháp một chút theo sức mua tương đương
(Tham khảo bảng B.05 Phụ lục).
4. Quan hệ của Việt nam và Úc: Úc - Việt Nam mối quan hệ đều đặn tăng
cường thông qua nhiều thỏa thuận song phương, chẳng hạn như: Thương
mại và Hiệp định hợp tác kinh tế (1990), Khuyến khích đầu tư và Hiệp định
bảo hộ (1991), Hiệp định đánh thuế hai lần (1992). Theo số liệu thống kê
chính thức, Úc đứng thứ 18 trong tổng thể đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, các công ty Úc nói chung là được đón nhận tại Việt
Nam cũng như các công ty Việt Nam tại Úc. Kể từ khi gia nhập WTO ngày
11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh
doanh sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Úc. Việt Nam và
Australia có một mối quan hệ mạnh mẽ trong cả hai chính trị và kinh tế.

B. Phương thức xâm nhập vào thị trường Úc:
Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong lần đầu tiên tham gia thị trường Úc như những
khó khăn về pháp luật, văn hóa, chính trị… Vì vậy để giảm thiểu những rủi ro khi
tham gia thị trường, công ty đã sự dụng biện pháp liên doanh với một doanh nghiệp
bản địa. Việc liên doanh này giúp cho Công ty giấy Bãi Bằng vừa giảm thiểu rủi ro,
cũng như học tập kinh nghiệm cho những lần mở rộng tiếp theo tại các thị trường
khác.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các công ty Giấy tại Úc, công ty giấy Bãi Bằng đã chọn
liên doanh hợp tác với công ty PaperlinX, một công ty bán lẻ văn phòng phẩm có hệ
thống mạng lưới trải dài khắc nước Úc.
PHÂN TÍCH
I.

Phân tích SWOT


Cơ hội: Việc tham gia thị trường Úc là một cơ hội tốt để công ty Giấy Bãi Bằng mở
rộng thị trường kinh doanh của mình. Công ty có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp
tại Úc về giá cả do nguồn nhiêu liệu và nhân công rẻ. Đặc biệt chính phủ Úc có những
chính sách nới lỏng tự do thương mại như giảm thuế nhập khẩu đối với các nước
Asean
Thách thức: Thách thức lớn nhất của công ty tại thị trường Úc đó chính là các sản
phẩm của Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn so với sản phẩm của
công ty vì vậy cũng gây khó khăn trong việc tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Biện
pháp của công ty đưa ra là những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng để
cạnh trang với hàng Trung Quốc có giá thành rẻ nhưng chất lương không cao.
Điểm mạnh: công ty đã hệ thống máy móc hiện đại, công trình sản xuất khép kín từ
khâu trồng rừng, chế biến nguyên liệu, sản xuất điện, hoá chất, sản xuất bột và giấy
đến khâu bảo dưỡng, vận tải. Công ty gồm có 16 lâm trường, 5 xí nghiệp, 4 nhà máy
đóng trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh

và 3 chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng
cán bộ công nhân viên gần 6.000 người là những cán bộ, kỹ sư có trình độ và công
nhân lành nghề được tổ chức, điều hành theo phương thức quản lý Bắc Âu.
Điểm yếu: Chưa tối ưu hóa nhân công để sản xuất, năng lực cạnh tranh của công ty
còn hạn chế do xuất phát điểm làm một công ty nhà nước.
II.

Phân tích ngành

Áp lực cạnh tranh nhà cung cấp: Công trình sản xuất khép kín từ khâu trồng rừng, chế
biến nguyên liệu, sản xuất điện, hoá chất, sản xuất bột và giấy đến khâu bảo dưỡng,
vận tải. Công ty không có áp lực cạnh tranh nhà cung cấp
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng bao gồm khách hàng bán lẻ và nhà phân
phối. Đối với khách hàng bán lẻ công ty luôn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với
các sản phẩm của Trung Quốc. Việc cung cấp cho nhà phân phối tại thị trường nước
ngoài luôn bị ép về giá. Vì vậy giá thành luôn là áp lực lớn đối với doanh nghiệp.


Áp lực cạnh tranh đối thủ tiềm ẩn: Việc đăng ký thương hiệu là rất cần thiết đối với
doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới
ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau.
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất
sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào
một ngành khó khăn và tốn kém hơn .
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Đối với sản phẩm giấy hiện nay chưa
có sản phẩm thay thế
Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành: Đối với các công ty trong nước hiện nay
chưa có công ty nào cạnh tranh được với giấy Bãi bằng về chất lượng và giá thành.
Vì vậy việc phân tích SWOT và phân tích ngành ta thấy công ty có khả năng

liên doanh với công ty paperlinX để tham gia mở rộng thị trường tại Úc với sản phẩm
là Giấy.
Mục tiêu chiến lược:
Công ty luôn phát huy những lợi thế của mình để cạnh tranh với doanh nghiệp
khác.
Công ty luôn đặt ra mục tiêu trở thành một trong những công ty toàn cầu lớn
nhất trong lĩnh vực các sản phẩm về Giấy
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I.

Nguồn nhân lực

Có vai trò quan trọng trong việc tạo đặt nền móng của công ty tại nước ngoài để tạo ra
được lợi thế cạnh tranh của công ty kinh doanh quốc tế. Việc đầu tư kinh doanh với 1
công ty tại Úc và môi trường quốc gia khác về thị trường lao động, văn hóa, hệ thống
pháp luật, hệ thống kinh tế và chính trị nên QTNNL có vai trò đặc biệt quan trọng, góp
phần đưa đến thành công trong kinh doanh của công ty.


Việc lựa chọn nhân sự phải hết sức chọn lọc và phải được xem xét kỹ trước khi ra
quyết định. Công ty cần phải chọn những người có trình độ, năng động, biết tiếng
Anh, thích ứng nhanh, năng động để dễ dàng làm việc với nước bạn.
Đối với người quản lý chúng ta nên tuyển chọn người đã có kinh nghiệm, có năng lực
quản lý và có khẳ năng thích ứng với điều kiện mới, có am hiểu về luật pháp và văn
hóa địa phương. Sau khi tuyển chọn xong, công ty sẽ đào tạo họ những kỹ năng cần
thiết như giao tiếp, vận hành máy móc,… Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý với từng
nhân viên để họ công hiên cho công ty.
II.

Marketing


Mục tiêu của chiến lược này là giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng. Càng nhiều
khách hàng biết sản phẩm của công ty thì chiến lược này đạt hiệu quả cao. Chiến lược
Marketinh sẽ dựa vào hệ thống phân phối của công ty liên doanh tại Úc ngoài ra công
ty cần phải xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả để sản phẩm được quảng bá
rộng khắp trong thời gian ngắn nhất
III.

Tài chính

Phải có sự phân chia lợi nhuận rõ ràng, các điều khoản hợp đồng phải được 2 bên bàn
bạc và chấp thuận. Đối với công ty Bạch đằng xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng thời
kỳ, từng năm để xác định rõ nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của công
ty, đồng thời cung cấp báo cáo theo quy ước cho thời gian 5 năm.
IV.

Khung quản lý

Công ty giấy Bãi Bằng liên doanh với công ty PaperlinX ở Úc, công ty sẽ mở văn
phòng đại diện ở bên Úc để phối hợp cùng công ty liên doanh quản lý công việc.
KẾT LUẬN
Công ty Giấy Bãi Bằng liên doanh với công ty tại nước ngoài để mở rộng thị
trường là một bước đi đứng đắn trong thời kỳ hội nhập, theo xuy thế chung của thời
đại. Ngoài các yếu tố lợi nhuận mà công ty còn khẳng định giá trị và vị trí của công ty


trong ngành giấy nói riêng và vị thế doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên trong quá
trình mở rộng thị trường, doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn về chính trị,
luật pháp, văn hóa của Úc nên công ty phải tìm nghiên cứu kỹ càng, đề ra những giải
pháp trong từng trường hợp có thể vấp phải, khắc phục khó khăn để đẩy nhanh quá

trình mở rộng thị trường.

PHỤ LỤC


B.01

GDP danh nghĩa (Nominal GDP) (đơn vị: tỷ dollar Mỹ)
Rank

Country

2007

2008

2009


1

Đức

3,321

3,668

3,060

2


Pháp

2,594

2,866

2,499

3

Vương quốc Anh

2,804

2,674

2,007

4

Ý

2,105

2,314

1,988

5


Tây Ban Nha

1,440

1,612

1,397

6

Nga

1,290

1,676

1,164

7

Hà Lan

777

869

743

8


Thổ Nhĩ Kỳ

659

729

552

9

Thụy Điển

455

493

452

10

Bỉ

454

506

434

( />B.02



HDI
Rank

Country

HDI Value

GDP per
Capita Rank

Life
Expectancy at
birth (years)

High Human Development
1

Norway

0.939

3

78.4

3

Canada


0.936

6

78.7

6

United States

0.934

2

76.8

9

Japan

0.928

11

80.8

11

Switzerland


0.924

5

78.8

14

United Kingdom

0.923

19

77.5

17

Germany

0.921

14

77.6

24

Hong Kong, China


0.880

20

79.4

33

Czech Republic

0.844

39

74.7

39

Chile

0.825

48

75.2

B.03



Bảng mức độ rủi ro về chính trị năm, 2009

Đất nước

Điểm

Đất nước

Điểm

Úc

9.54

Ấn Độ

5.83

New Zealand

9.27

Indonesia

4.93

Singapore

8.64


Đài Loan

4.91

Đức

8.33

Malaysia

4.78

Mỹ

8.05

Nhật Bản

4.77

Pháp

7.63

Hàn Quốc

4.39

Trung Quốc


7.62

Philippines

3.42

Anh

7.40

Thái Lan

2.76

B.04


Ước tính GDP trên đầu người theo sức mua tương đương (PPP)

Rank

Country

F

GDP đầu người PPP1 Ước tính GDP
(U.S. $)

đầu người (U.S. = 100)


Mỹ

33,836

33,836

2

Thuỵ Sỹ

36,247

28,697

3

Canada

20,822

26,423

4

ÚC

21,492

25,721


5

Nhật

35,517

25,590

6

Vương quốc Anh

24,228

22,882

7

Cộng hoà Séc

5,156

13,203

8

Hungary

4,772


11,232

9

Mêhicô

4,921

8,383

10

Thổ Nhĩ Kỳ

2,809

6,338

(John J.Wild, Kenneth L.Wild, Jerry C.Y.Han, International Business, Prentice
Hall, page 124)
B.05

1

PPP (Purchasing power parity) – Sức mua tương đương, là khả năng tương đối của đồng tiền của 2
quốc gia có thể mua cùng một “rổ” hàng hoá trong 2 quốc gia đó.




×