Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

vận dụng các học thuyết này để phân tích động cơ làm việc của nhân viên tại BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.48 KB, 11 trang )

Vận Dụng Các Học Thuyết Này Để Phân Tích Động Cơ Làm
Việc Của Nhân Viên

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV) được thành lập ngày
26 tháng 4 năm 1957 theo nghị định của thủ tướng chính phủ.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam là một doanh nghiệp
Nhà nước đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước mang
tính hệ thống bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc có
đơn vị liên doanh với nước ngoài. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp
truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam là phục vụ đầu tư
phát triển , các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt
của đất nước.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được khách hàng biết đến
chủ yếu từ nhân viên trong ngân hàng trong khi đó cán bộ nhân viên trong
ngân hàng đã bị ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa doanh nghiệp nhà nước . Con
người thể hiện trong mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng là tầm nhìn ngắn hạn,
là không năng động, là thiên vị ưu ái người thân, là cán bộ có năng lực thực
sự chưa được nhìn nhận và coi trọng, chính vì vậy đã hình thành mộ bộ máy
cồng kềnh, kém hiệu quả trong công việc.
Khi Việt nam gia nhập WTO đã có nhiều Ngân hàng nước ngoài đầu
tư vào thị trường Việt nam, đây chính là cơ hội cho rất nhiều lao động giỏi
có cơ hội phát triển và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các Ngân
hàng trong nước phải nhìn nhận lại về chính sách, cơ chế tuyển dụng lao
động và sử dụng lao động và điều đặt ra cho các nhà quản lý của Ngân hàng

1


Đầu tư và phát triển là làm thế nào để giữ chân người tài và tạo động lực cho
họ làm việc.
Là một trong 5 năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt nam. Đây là tiền


đề tốt công việc tuyển dụng nhân tài. Vận dụng thuyết nhu cầu vào công
việc :
-

Hỗ trợ nhân viên của mình để đạt được những sự cân bằng cho các
nhu cầu bẩm sinh.

-

Mội người có những nhu cầu khác nhau tại các thời điểm khác nhau.

-

Cung cấp chọ các nhân viên nhiều phần thưởng để lự chọn.

-

Không quá phụ thuộc vào những đãi ngộ tài chính.

Năm 2011 khi cổ phần hóa Ngân hàng đã đầu tư thuê các công ty nước
ngoài tham gia vào cơ chế tiền lương, thưởng, các chính sách đãi ngộ người
lao động là một trong những yếu tố tạo động lực cho người lao động như:
-

Đội ngũ lãnh đạo có lương cao hơn nhiều so với nhân viên.

-

Nhân viên giỏi có cơ hội thăng tiến trong công việc nhanh.


-

Nhân viên giỏi có cơ hội được thưởng rất lớn có khi cao hơn cả lãnh
đạo.

-

Tất cả nhân viên đều có cơ hội được đào tạo trong và ngoài nước để
nâng .cao nghiệp vụ, có cơ hội thăng tiến.

-

Phát triển tổ chức nhóm (chi nhánh, phòng giao dịch…) và nhân viên
hưởng lương theo tổ chức đó, nhân viên có cơ hội giao lưu giữa các tổ
chức đó.

2


-

Giá trị công việc của mỗi nhân viên được công nhận và đánh giá cao,
được công bố rộng rãi trên các trang mạng của ngành.

-

Tạo niền tin vững chắc cho người lao động về công việc ổn định, lâu
dài , có cơ hội thăng tiến cao, được trả lương theo năng lực…

-


Lựa chọn những người lãnh đạo tài giỏi về mọi mặt.

-

Ngoài ra chế độ phúc lợi cũng được công ty quan tâm : Phát triển tổ
chức công đoàn để chăm lo cho đời sống người lao động: ngoài lao
động họ còn thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, các chế độ nghỉ
phép…
BIDV luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo

phương châm “mỗi cán bộ ngân hàng phải là một lợi thế trong cạnh tranh”
về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Cán bộ nhân viên trong
ngân hàng hiện nay đã và đang được được thanh lọc , lựa chọn đúng đắn ,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ trong và
ngoài nước.
Cán bộ có phẩm chất năng lực được quan tâm bồi dưỡng phát triển
nghiệp vụ ở trong và ngoài nước, được bổ nhiệm vào những vị trí quan
trọng của ngân hàng. Đội ngũ lãnh đạo có năng lực ngày càng trẻ hóa đây là
thế mạnh phát triển của ngân hàng.

Kết luận
Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc
nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa

3


có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử
viên" có ý định thay thế.

Maslow chỉ ra trong mỗi con người luôn có nhu cầu và nó được chia
thành 5 nấc thang từ thấp đến cao.Herzberg lại nhấn mạnh hai yếu tố là thúc
đẩy và duy trì. Khi con người đã thỏa mãn hai yếu tố này thì trong sẽ nảy
sinh nhu cầu khác cao hơn nhu cầu trước đó.
Đây chính là yếu tố rất quan trọng cho một doanh nghiệp phát triển
khi biết nhìn nhận và đành giá cao người lao động.

Tài liệu tham khảo:
1. Paul Hersey & Ken Blanc Hard (2001), Quản trị hành vi tổ chức, Nhà
xuất bản thống kê.

CÂU 1: Hãy chọn hai học thuyết cơ bản về tạo động lực cho người
lao động. Phân tích bản chất và mối quan hệ giữa hai học thuyết lựa
chon trên.
Để trả lời các câu hỏi trên , trước tiên ta xem quản trị hành vi tổ chức
là gì? và đó cũng là nguyên nhân có nhiều học thuyết nghiên cứu về vần
đề này.

4


Quản trị hành vi tổ chức là tất cả các hoạt động nhằm nâng cao hiêu quả
công tác quản lý, phát huy vai trò con người trong tổ chức, khai thác một
cách tối ưu nguồn nhân lực, phát huy tính sáng tạo của con người thông qua
việc giải thích, dự đoán và kiểm soát những hành vi cá nhân, nhóm, tổ chức.
Hành vi tổ chức đúc rút từ các nghiên cứu về tâm lý, xã hội, khoa học chính
trị, kinh tế, nhân loại học, triết học, lao động học và các ngành khoa học xã
hội khác. Hành vi tổ chức nhằm giải thích hành vi của các cá nhân và nhóm
trong các tổ chức. Hiện diện với dạng thức các lý luận và mô tả các mối
quan hệ giữa những biến cố.

Có rất nhiều các thuyết nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động ,
mỗi một học thuyết đi sâu nghiên cứu các khía cạnh và khai thác các mặt
khác nhau của các yếu tố tác động. Các nhà quản lý linh hoạt trong vận dụng
nhũng học thuyết nào và vận dụng như thế nào cho phù hợp với doanh nhiệp
của mình đế từ đó có thể thực hiện được một cách có hiệu quả các chính
sách quản lý nguồn nhân lực.

1. Lý thuyết của Maslow về hệ thống nhu cầu:
Abraham Maslow sinh ngày 01/04/1908 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Là
tiến sỹ tâm lý học thuộc trường Đại học Tổng hợp wisconsin. Vào năm
1954, Ông đã đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này
được sắp xếp theo thứ bậc khác nhau.
Học thuyết của Ông được dựa trên những con người khỏe mạnh, sáng
tạo. những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực vào công
việc.Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên
cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối

5


bởi các phiền muộn là chủ yếu. Maslow nhấn mạnh rằng trong mỗi con
người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu là:
-

Các nhu cầu sinh lý

-

Các nhu cầu về sự an toàn.


-

Các nhu cầu xã hội.

-

Nhu cầu được tôn trọng.

-

Nhu cầu tự khẳng định bản thân

Trong doanh nghiệp, tổ chức tháp như cầu của Maslow thể hiện:
1.

Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và
công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc
bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi
đua, thưởng các chuyến thăm quan du lịch, thưởng sáng kiến…

2.

Để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện
làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử
công bằng với nhân viên.

3.

Để đáp ứng nhu cầu quan hệ, người lao động cần được tạo điếu kiện
làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ

phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát
triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng có thể đáp ứng nhu cầu phát
triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui
chơi giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoăc các kỳ nghỉ khác

4.

Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn
trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có
6


thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn
được tôn trọng các giá trị của con người. Các nhà quản lý hoặc lãnh
đạo, do đó cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành
công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi.
Đồng thời người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin
phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc có mức độ và
phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
5.

Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội
phát triển những thế mạnh tác nhân. Đồng thời, người lao động cần
được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá
trình cải tiến trong doanh nghiệp được tạo điều kiện để họ tự phát
triển nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu
phục” khá nhiếu nhân viên giỏi, kể cả nhân viên rất khó tính.

2 . Học thuyết về hệ thống hai yếu tổ của Frederic
Herzberg

Học thuyết này dựa trên cơ sở quan điểm tạo dộng lực là kết quả của sự
tác động của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn. Bản
thân mỗi yếu tố đều bao gồm cả hai mặt trên tùy thuộc vào việc nó được
thực thi như thế nào, được đáp ứng như thế nào để thấy rõ bản chất của các
yếu tố. Học thuyết này được phân ra hai yếu tó có tác dụng tạo động lực là:

Nhóm yếu tố thúc đẩy: Đó là nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành
đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách
nhiệm và chức năng lao động sự thăng tiến. Đây chính là năm nhu cầu cơ
bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm nhóm này là nếu
7


không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác
dụng tạo động lực.

Nhóm yếu tố duy trì: Đó là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc
của người lao động các chính sách chế độ quản trị của doanh nghiệp, tiền
lương, sự hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện
làm việc. các yếu tố này khi được tổ chức tốt thì nó sẽ có tác dụng ngăn
ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động.

3. Mối quan hệ giữa hai hộc thuyết:
Từ cơ sở lý luận trên ta có thể nhận thấy môi quan hệ giữa hai học
thuyết (Học thuyêta nhu cầu và động cơ của Maslow và học thuyết hai nhân
tố của Herzberg) có mối quan hệ là:
ĐỘNG CƠ NHU CẦU

HÀNH VI


MỤC TIÊU KÍCH THÍCH

Maslow chỉ ra trong mỗi con người luôn có nhu cầu và nó được chia
thành 5 nấc thang từ thấp đến cao.Herzberg lại nhấn mạnh hai yếu tố là thúc
đẩy và duy trì. Khi con người đã thỏa mãn hai yếu tố này thì trong sẽ nảy
sinh nhu cầu khác cao hơn nhu cầu trước đó. Tuy nhiên để thảo mãn nhu cầu
cao đó thì một vấn đề đặt ra là vẫn phải duy trị nhu cầu trước đó. Khi đó họ
đặt ra là thỏa mãn nhu cầu cao hơn.
Nhu cầu và động cơ của họ kết hợp với mục tiêu họ đặt ra sẽ tạo thành
hành vi của họ. Vì thế nếu trong một doanh nghiệp chế độ chính sách mà
đảm bảo tốt cho người lao động sẽ kích thích người lao đông hăng say làm
8


việc. Hành vi của họ sẽ có tác động tích cực đến quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Mặt khác nếu chính sách chế độ của doanh nghiệp mà thỏa
mãn được nhu cầu cho người lao động thì sẽ không thể kích thích họ hăng
say làm việc. Các chính sách khuyến khích người lao động như:
-

Trong doanh nghiệp hình thức khuyến khích chủ yếu là tiền thưởng.
Tiền thưởng là khoản tiền thưởng cho những lao động có thành tích
cao hơn so với mức quy định của từng đơn vị. Tiền thưởng ngoài tác
dụng bổ sung thu nhập cho họ còn là phương tiện để đành giá công
lao, sức lao động, tinh thần trách nhiệm thành tích của người lao động
đối với công việc và doanh nghiệp.

-

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích người lao

động quan tâm đến kết quả sản xuất, tiết kiệm lao động sống , lao
động vật hóa đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn
thành công việc.

-

Chế độ phúc lợi: Nghỉ phép, ốm đau, thai sản…

-

Chế độ học tập bồi dưỡng cán bộ, bối dưỡng nâng cao trình độ cho
người lao động để họ có cơ hội được tiến bộ, thăng chức, có những vị
trí làm việc thuận lợi mà ở có thể đóng góp cống hiến được nhiều
nhất.

9


MỤC LỤC
Câu 1: Hãy chọn hai học thuyết cơ bản về tạo động lực cho người lao động.
Phân tích bản chất và mối quan hệ giữa hai học thuyết lựa chon
trên…………….2
1.



thuyết

của


Maslow

về

hệ

thống

nhu

cầu……………………………….2
2.

Học

thuyết

về

hệ

thống

hai

yếu

tổ

của


Frederic

Herzberg………………...4
3.

Mối

quan

hệ

giữa

hai

học

thuyết…………………………………………..4
Câu 2: Hãy vận dụng các học thuyết này để phân tích động cơ làm việc của
nhân

viên

của

công

ty


anh

chị

đang

công

tác…………………………………..….5
Kết

luận:

……………………………………………………………………………7
Tài

liệu

tham

khảo:

………………………………………………………………...7

10


The end

11




×