Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp tăng cường công tác tiếp công dân ở huyện kim thành tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ NINH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Ở HUYỆN KIM THÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Trương Thị Ninh

i

năm2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập hệ sau đại học tại Khoa Kinh Tế & PTNT Học viện
Nông nghiệp Việt Nam và thực tập tại UBND huyện Kim Thành, tôi đã được trang bị
những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.Tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn của mình.
Trước hết, tôi xin bảy tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị
Minh Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi suốt thời gian thực tập và viết luận văn của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh Tế & PTNT đã tạo điều kiện giúp tôi trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Thành, các phòng ban chức năng,
đặc biệt là Cơ quan Thanh tra đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin
liên quan đến đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất
và tinh thần, tạo động lực để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trương Thị Ninh


ii

năm2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và đồ thị .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tiếp công dân .....................................5
2.1

Cơ sở lý luận ........................................................................................................5

2.1.1

Các khái niệm ......................................................................................................5

2.1.2.

Vai trò của công tác tiếp công dân .......................................................................6


2.1.3.

Các nguyên tắc tiếp công dân ..............................................................................6

2.1.4.

Các quyền và trách nhiệm của công tác tiếp công dân ........................................8

2.1.5.

Quy trình công tác tiếp công dân .........................................................................9

2.1.6.

Nội dung công tác tiếp dân ................................................................................12

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân ............................................17

2.2.

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................20

2.2.1

Thực trạng và kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân của 1 số nước
trên thế giới ........................................................................................................20

2.2.2


Thực trạng và kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân ở các địa
phương ở Việt Nam ...........................................................................................21

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................43
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................43

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................43

3.1.2

Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................................44

3.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................45

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................45

3.2.2


Phương pháp phân tích ......................................................................................48

3.2.4

Nội dung và các chỉ tiêu phân tích.....................................................................48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................50
4.1

Thực trạng công tác tiếp công dân ở huyện Kim Thành....................................50

4.1.1.

Khái quát về nhiệm vụ, chức năng của phòng tiếp dân .....................................50

4.1.2.

Quy trình công tác tiếp công dân .......................................................................52

4.1.3.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân ............................................55

4.1.4.

Công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo .................................................57

4.1.5.

Công tác tham mưu giải quyết đơn thư..............................................................59


4.1.6.

Công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân .........................................................60

4.1.7.

Kết quả công tác tiếp công dân ..........................................................................62

4.1.8.

Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân của huyện Kim Thành.......................72

4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp dân ở huyện Kim Thành ....................73

4.2.1

Chính sách và quy định......................................................................................73

4.2.2

Nguồn cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................................................74

4.2.3

Nguồn nhân lực ..................................................................................................75

4.2.4


Sự phối hợp các bộ phận liên quan ....................................................................77

4.2.5

Sự tham gia của người dân ...............................................................................79

4.2.6

Công tác giám sát kiểm tra ................................................................................81

4.2.7.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân .............................83

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường công dân ở huyện Kim Thành tỉnh
Hải Dương .........................................................................................................85

4.3.1

Định hướng ........................................................................................................85

4.3.2.

Về chủ trương thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo ........................................86

4.3.3.


Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác tiếp công dân ở huyện
Kim thành tỉnh Hải Dương ................................................................................86

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................99
5.1

Kết luận ..............................................................................................................99

5.2

Kiến nghị..........................................................................................................101

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ACRC

: Cơ quan Chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân

KCN


: Khu công nghiệp

KN

: Khiếu nại

TC

: Tố cáo

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo huyện Kim Thành ........... 57
Bảng 4.2. Số đoàn đông người đến khiếu nại hành chính giai đoạn 2013 –2015 ......... 62
Bảng 4.3. Số đoàn đông người đến tố cáo hành chính giai đoạn 2013 – 2015 ............. 64
Bảng 4.4. Số đoàn đông người đến kiến nghị, phản ánh hành chính giai đoạn
2013 – 2015 .................................................................................................. 65
Bảng 4.5. Những vấn đề chính trong quá trình tiếp công dân....................................... 66
Bảng 4.6. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2013-2015 ....................................... 67
Bảng 4.7. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2013 – 2015 ........................... 68
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại giai đoạn 2013 - 2015 ..................... 70
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo hành chính năm giai đoạn

2013 - 2015 ................................................................................................... 71
Bảng 4.10. Đặc điểm các hộ phỏng vấn ......................................................................... 73
Bảng 4.11. Hiểu biết của người dân về chính sách tiếp công dân .................................. 74
Bảng 4.12. Ý kiến của người dân về điều kiện vật chất của nơi tiếp công dân .............. 75

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức Ban tiếp công dân huyện Kim Thành ....................................52
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình tiếp công dân huyện Kim Thành .........................................52
Đồ thị 4.1. Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân ............................77
Đồ thị 4.2. Ý kiến đánh giá của người dân về sự phối hợp các bộ phận liên quan
trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư ..........................................78
Đồ thị 4.3. Mức độ hài lòng của người dân về sự phối hợp các bộ phận liên quan
trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư ...........................................78
Đồ thị 4.4. Ý kiến của người dân về cách thức giải quyết của Phòng tiếp dân về
các nội dung trong đơn thư ...........................................................................80
Đồ thị 4.5. Ý kiến của người dân trong phản biện đối với cách thức giải quyết
của Phòng tiếp dân về các nội dung trong đơn thư .......................................80
Đồ thị 4.6. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác giám sát kiểm tra công
tác tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân.....................................................82
Đồ thị 4.7. Mức độ hài lòng của người dân về công tác giám sát kiểm tra công
tác tiếp công dân tại Phòng tiếp công dân.....................................................83
Đồ thị 4.8. Ý kiến của người dân về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về tiếp công dân ............................................................................................84
Đồ thị 4.9. Mức độ hài lòng của người dân về công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về tiếp công dân ............................................................................85


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Thị Ninh
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác tiếp công dân ở huyện Kim
Thành tỉnh Hải Dương.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân đóng
vai trò quan trọng trong việc gắn chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà
nước. Hiện nay công tác tiếp dân đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong
sinh hoạt đời sống xã hội, trong quản lý nhà nước và trong hoạt động của các cơ quan
Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng. Đây là cầu nối trực tiếp,
hữu hiệu nhất để người lãnh đạo chính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn.
Thông qua tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và
những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần
nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp.
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân,
từ đó đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng công tác tiếp công dân ở huyện Kim
Thành tỉnh Hải Dương. Về mặt thực tiễn đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý
luận và thực tiễn về công tác tiếp công dân; đánh giá thực trạng công tác tiếp công;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân. Từ đó đề xuất các giải pháp
để tăng cường công tác tiếp công dân ở huyện Kim Thành.
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài
liệu, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đế công tác tiếp công dân, kế hoạch,

các báo cáo tiến độ và cuối kỳ, các trình bày và ghi chép có sẵn liên quan đến công tác
tiếp công dân, hệ thống báo cáo nội bộ và số liệu từ hệ thống giám sát và đánh giá của
công tác tiếp công dân. Về số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn
cán bộ làm công tác tiếp dân ở huyện và xã, cán bộ lãnh đạo tham gia công tác tiếp
dân, người dân địa phương, cán bộ ở các tổ chức có liên quan. Sau khi thu thập số liệu
được xử lý trên phần mềm excel. Cùng với phỏng vấn khảo sát Phương pháp xử lý và
phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê trực tiếp và phỏng vấn sâu các hộ
gia đình. Phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp thống kê so sánh và phương
pháp phân tích Swot.

ix


Về mặt lý luận nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác tiếp công dân
ở huyện Kim Thành bao gồm các khái niệm về công dân, tiếp công dân, công tác tiếp
công dân; vai trò của công tác tiếp công dân, các nguyên tắc tiếp công dân, các quyền và
trách nhiệm của công tác tiếp công dân, quy trình của công tác tiếp công dân, nội dung
công tác tiếp công dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác tiếp công dân qua các
năm 2013 – 2015 về cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, các cấp uỷ đảng,
chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Hầu hết các địa phương đều đã bố trí phòng tiếp công dân tại nơi thuận tiện. Phần
lớn cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có thái độ hoà nhã,
công tâm, trách nhiệm, nhã nhặn, ân cần, nhiệt tình năng động, có kiến thức và am hiểu
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt việc giải thích,
hướng dẫn công dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
tiếp công dân bao gồm: chính sách và quy định của nhà nước có nhiều sự thay đổi gây
lúng túng cho cán bộ khi áp dụng vào thực tiễn; trình độ, năng lực chuyên môn của cán
bộ quản lý còn hạn chế, nguồn cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa đầy đủ, nguồn nhân lực,

sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa chặt chẽ, sự tham gia của người dân và sự nhận
thức của người dân còn hạn chế.
Trong thời gian tới, đề tài đề xuất một số giải pháp, đó là (1) Tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng trong huyện Kim Thành đối với công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo hành chính; (2) Tăng cường, củng cố vai trò hệ thống chính trị ở cơ sở (cấp xã);
(3) Củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra nhà nước các cấp; (4) Nâng cao chất lượng
giám sát việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; (5)Nâng cao phẩm chất đạo
đức, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ các cấp; (6) Hoàn thiện, khắc phục
những lỗ hổng và bất cập trong chính sách và pháp luật; (7) Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước;
(8) Tăng cường giáo dục Pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật về thực hiện quyền
công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. (9) Bổ sung về kinh phí, cơ sở vật chất,
phương tiện công tác phục vụ cho hoạt động thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu nại,
tố cáo.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Truong Thi Ninh
Thesis title: Measures to improve governmental counseling services in Kinh
Thanh district, Hai Duong province
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Governmental counseling services for public to settle complaints and
denunciations and petitions plays an important role that strengthens relationship
between the government and public. Currently governmental counseling services

become increasingly important social life activities of social life, administration, and
operation of state agencies in general, the State administrative agencies in particular. By
counseling public, government officials have opportunity to understand public thinking
and opinions, to establish public truth, improving the responsibility of governments at
all level.
For scientific aspect, thi study evaluated current situation of governmental
counseling services, from which measures to improve the quality of counseling services
in Kim Thanh district were proposed. For reality aspect, the study contributed literature
review on governmental counseling services; evaluating current situation of
governmental counseling services, and analyzing factors affecting governmental
counseling services. Based on the analysis, measures for improving governmental
counseling services in Kim Thanh district were proposed.
Both secondary and primary data were used for this study. Secondary data were
collected from documents, legal regulations, plans, reports, internal valuations, records
related to governmental counseling services. Primary data were collected through
interviewing government officials who involved in counseling services at commune and
district, leaders of counseling departments, local residents as well as associated
departments. Research methods used for this study included: descriptive and
comparative statistics, SWOT analysis.
Literature review focused on basic concepts about citizens and counseling
services; roles of counseling services; principles, rights responsibilities, and procedures
of counseling services. The study results showed that governmental counseling services
in Kim Thanh district in the 2013 - 2015 period had gained considerable achievements.
All levels of the district government had made significant efforts to settle complaints
and denunciations. Most localities had counseling rooms located at convenient places.

xi


Most government officials involving in the services were gracious attitude, impartiality,

responsibility, courtesy, kindness, and enthusiasm dynamic, understanding government
policies laws, providing good explanations and advices to the public. Along with the
achievements, there were some shortcomings. Factors affecting counseling services
included: frequent changes in government policies; limited qualifications and capability
of the officials; inadequate facilities; low quality of human recourses, and loose
cooperation among related agencies, incompetent awareness of public, lack of public
participation.
From improving counseling services incoming years, the thesis proposed nine
measures, including: 1) Strengthening the leadership of the Party in Kim Thanh district
regarding to settlement of complaints and denunciations; Enhancing and strengthening
the roles of political system at commune level; (3) strengthening consolidating state
inspection organizations at all levels; (4) Improving the quality of supervising
governmental counseling services and settling of complaints and denunciations; (5)
Improving morality and obedience of government officials at all levels; 6) Improving
and fixing the flaws and gaps in policies and laws; 7) Strengthening inspection and
supervision to settle complaints and denunciations of the State administrative agencies;
(8) Strengthening legal education to raise public awareness, of which the rights of
complaints and denunciations are the most important; (9) Adding fund, facilities and
operating means for verifying complaints and denunciations.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân
đóng vai trò quan trọng trong việc gắn chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng
và nhà nước. Hiện nay công tác tiếp dân đang ngày càng trở nên quan trọng và
cần thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội, trong quản lý nhà nước và trong hoạt
động của các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói

riêng. Đây là cầu nối trực tiếp, hữu hiệu nhất để người lãnh đạo chính quyền, cán
bộ nhà nước gần và sát dân hơn. Thông qua tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ
hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nhân
dân, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính
quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của nhà nước ta, Nhà nước của dân,
do dân và vì dân ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI).
Hiện nay công tác tiếp dân đạt được nhiều kết quả khá phấn khởi, bộ phận
tiếp nhận các cấp đã có giấy hẹn ngày tiếp công dân cụ thể, nhiều nơi công việc
được chuẩn bị trước một cách chu đáo. Công tác tiếp dân nhiều nơi đạt hiệu quả
cao là nhờ chính quyền các cấp đã bám sát công việc, vì lợi ích chung, không
ngại va chạm với lợi ích cục bộ, thiểu số. Người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo
đã thường xuyên tiếp cận với các điểm nóng, đi thực tế, xử lý các đơn thư trực
tiếp, các sự việc mà đài, báo nêu, không để tồn đọng, nắm bắt được vấn đề một
cách sâu sát, nên đã chu đáo trong giải quyết vướng mắc, nguyện vọng của người
dân. Tuy nhên, những kết quả ban đầu đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp
dân trong giai đoạn hiện nay, có những người chưa làm tốt công tác tiếp dân theo
quy định, gây phiền hà và bất bình trong nhân dân còn nhiều. Tình trạng đó theo
tôi bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, quy định pháp luật hiện hành chưa rõ về trách nhiệm, hiện chỉ
dừng lại Thông tư 07/2011/TT-TTCP, ngày 28 tháng 7 năm 2011, của Thanh tra
Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân, tuy nhiên hiệu lực pháp lý
không cao nên việc tuân thủ khó đảm bảo được nghiêm theo quy định.
Thứ hai, địa điểm tiếp dân, theo quy định hiện hành thì trụ sở tiếp công dân
chỉ là địa điểm để đón tiếp công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ảnh; là nơi nhận đơn, yêu cầu của người dân để phân loại, chuyển đến cơ
quan, tổ chức có thẩm quyển.

1



Thứ ba, đội ngũ làm công tác tiếp dân còn hạn chế về trình độ, năng lực.
Không ít người tiếp dân chưa nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến
vấn đề người dân có ý kiến.
Thú tư, thực tế công tác tiếp dân đã có những trường hợp có các phân tử
quá khích lợi dụng các buổi tiếp dân để sách động, quấy rối, hoặc có những công
dân đưa ra những đòi hỏi quá đáng, phi lý v.v…đẩy cán bộ tiếp dân vào thế bị
động, lúng túng để từ đó, tạo điều kiện cho các phần tử xấu, có cơ hội nói xấu
chính quyền, xuyên tạc sự thật, tung tin thất thiệt gây mất lòng tin trong nhân
dân. Thậm chí có những trường hợp mặc áo tang, đưa quan tài, kéo đông người
đến nơi tiếp dân làm mất trật tự an ninh công cộng.
Vấn đề tiếp dân ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương: Trong những năm
qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện Ủy – UBND huyện, công tác tiếp công dân đã
được quan tâm đúng mức về mọi mặt, cả vể công tác tổ chức thực hiện, việc bố
trí thời gian tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện, công tác tiếp công
dân thưởng xuyên tại Cơ quan Thanh tra huyện hay tiếp công dân đột xuất, công
tác bố trí cán bộ - công chức làm công tác tiếp dân, tinh thần – thái độ của cán bộ
- công chức làm công tác tiếp dân được nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ tiếp
công dân từ huyện đến cơ sở đã được quan tâm đầu tư... Bên cạnh đó vấn còn
một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc lịch tiếp dân, việc phân công cán bộ,
thực hiện các yêu cầu theo quy định trong khi tiếp dân như ghi chép sổ sách, theo
dõi, tổng hợp, phân loại, xử lý đơn thư còn hạn chế... Thành phần tiếp công dân
cả ở huyện và cơ sở còn chưa đầy đủ. Năng lực trình độ tiếp công dân của một cố
cán bộ chưa cao. Việc xử lý tình huống trong khi tiếp công dân, có trường hợp
còn thiếu linh hoạt. Cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân như: trụ sở,
bàn ghế, điện chiếu sáng, nội quy, quy định phòng tiếp dân... ở một số cơ sở vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường
công tác tiếp dân trên huyện Kim Thành Tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tiếp dân trên địa bàn huyện Kim
Thành Tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp tăng cường công tác tiếp công dân
trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tiếp
công dân.
- Đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân ở huyện Kim Thành.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân ở huyện
Kim Thành.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác tiếp công dân ở
huyện Kim Thành trong thơì gian tới.
1.3.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác tiếp công dân diễn ra như thế nào?
- Công tác tiếp công dân đạt được những gì?
- Công tác tiếp công dân còn tồn tại những gì?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tiếp công dân?
- Trong thời gian tới cần có giải pháp gì để tăng cường và nâng cao hiệu
quả của công tác tiếp công dân ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác tiếp công dân huyện Kim Thành
tỉnh Hải Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tăng cường
công tác tiếp công dân.

1.4.2.2. Phạm vi thời gian
Giai đoạn 2013 – 2015.
1.4.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên huyện Kim Thành và các xã, Thị trấn.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
công tác tiếp công dân. Từ đó đánh giá được thực trạng công tác tiếp công dân ở
Huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 – 2015.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá được ý kiến của người dân về công tác tiếp
công dân ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.

3


Thứ ba, Luận Văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
tiếp công dân ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao công tác tiếp công dân ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
- Khái niệm về công dân
Công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam là người có quốc
tịch Việt Nam theo luật định (Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam, 1980).
- Khái niệm về tiếp công dân

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều
4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật (Luật tiếp công
dân, 2013).
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định
kỳ và tiếp công dân đột xuất.
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến,
nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm
quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân
hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân
bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được
tiếp (Luật tiếp công dân, 2013).
- Khái niệm về công tác tiếp công dân
Là việc các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao
gồm: Chính phủ, bộ ngành, cơ quan ngang bộ, tổng cục và tổ chức tương đương,
cục, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng

5


nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước
tổ chức tiếp công dân (Luật tiếp công dân năm, 2013).
2.1.2. Vai trò của công tác tiếp công dân
“Dân là gốc” là bài học vô cùng quý giá mà Đảng và Nhà nước ta đúc rút

được qua lịch sử dựng nước và giữ nước bởi sức mạnh tiềm tàng của nhân dân ta
luôn được phát huy là nhân tố giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách (Luật khiếu
nại, tố cáo, 2014).
Vì vậy, việc nắm thông tin về công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của cơ
quan Nhà nước, cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ công chức qua ý kiến
của nhân dân là một nhân tố quan trọng nhằm đưa đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực.
Thực tế đã khẳng định, thông qua việc tiếp công dân, các cơ quan nhà
nước nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân đối với các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ kịp thời
những nội dung không còn phù hợp với thực tế.
Vì thế, để làm tốt công tác quản lý của mình, các cơ quan nhà nước phải
coi trọng công tác tiếp dân, phải coi đó là một khâu quan trọng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.
Tiếp công dân là một khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
Điều 5 luật khiếu nại, tố cáo ( KN, TC) “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người
đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp
luật KN, TC… bảo đảm cho quyết định được thi hành nghiêm chỉnh”.
Như vậy, mục đích quan trọng nhất của công tác tiếp dân là để giải quyết
kịp thời, đúng pháp luật các KN, TC; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả của công tác giải quyết KN, TC.
- Nhằm ổn định tình hình an ninh tật tự và an toàn xã hội ở địa phương.
- Đảm bảo công bằng xã hội, phòng chống tham nhũng và các tệ nạn xã
hội khác....
2.1.3. Các nguyên tắc tiếp công dân
- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ
quan, tổ chức, đơn vị.


6


Trụ sở tiếp công dân là nơi để công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc lãnh đạo
Đảng, chính quyền ở địa phương; có đại diện của một số cơ quan, tổ chức tại
trung ương hoặc địa phương tham gia tiếp công dân thường xuyên và là nơi để
lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương trực tiếp tiếp công dân
trong những trường hợp cần thiết.
Trụ sở tiếp công dân bao gồm:
Trụ sở tiếp công dân ở trung ương;
Trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh);
Trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp huyện).
- Địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được bố trí tại
vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình
bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
- Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân
của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục
đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy
định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử
trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công
dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực
hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và thực hiện các

nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại
Trụ sở tiếp công dân;
Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;

7


Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận
tại Trụ sở tiếp công dân; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh đã được tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của
cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân;
Theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trả lời
về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã
chuyển đến;
Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công
dân; báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân có trách
nhiệm cử đại diện tham gia thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên để tiếp
nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về nội dung thuộc trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức mình tại Trụ sở tiếp công dân.
Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các
Ban tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế
phối hợp hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân (Luật tiếp công dân,
2013).
2.1.4. Các quyền và trách nhiệm của công tác tiếp công dân
- Trách nhiệm của người làm công tác tiếp dân
+ Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh
tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.

+ Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên,
địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình
bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin,
tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
+ Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung
mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
+ Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm
quyền giải quyết.

8


+ Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền
xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
+ Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi
phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật (Luật tiếp công dân, 2013).
- Trách nhiệm của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền
(nếu có);
+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận
những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người

tiếp công dân;
+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình
(Luật tiếp công dân, 2013).
2.1.5. Quy trình công tác tiếp công dân
2.1.5.1. Ghi chép nội dung trình bày khiếu nại , tố cáo, đề nghị của công dân
Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề,
có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên,
địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình
bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin,
tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà
người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

9


Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm
quyền giải quyết.
Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử
lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi

phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.( Luật tiếp công dân, 2013).
2.1.5.2. Giải thích, động viên, tuyên truyền để công dân hiểu và chấp hành
Ban tiếp công dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập,
trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, do một
Phó Chánh Văn phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp
công dân cấp huyện.
Văn phòng Huyện ủy, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy cử đại diện phối hợp
cùng Ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại
Trụ sở tiếp công dân cấp huyện.
Phạm vi tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở
tiếp công dân cấp huyện được thực hiện theo quy định sau đây:
Đại diện Văn phòng Huyện ủy tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về
công tác xây dựng Đảng thuộc thẩm quyền của Huyện ủy;
Đại diện Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh
những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm
tra Đảng cấp huyện và cấp dưới; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo về những vấn
đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên, về sinh hoạt trong
nội bộ tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy;
Ban tiếp công dân cấp huyện tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân cấp huyện; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện, những vấn đề cần báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân

10


cấp huyện cho ý kiến chỉ đạo; về chủ trương, quyết định của Ủy ban nhân dân
cấp huyện và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc các nội dung

quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp
công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công
dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật tiếp
công dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nội quy tiếp công dân tại
Trụ sở tiếp công dân cấp huyện (Luật tiếp công dân, 2013).
2.1.5.3. Tổng hợp, báo cáo thủ trưởng đơn vị, cơ quan xem xét giải quyết theo
thẩm quyền
Quản lý, điều hành hoạt động tại Trụ sở tiếp công dân; điều hành, đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ của người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia
tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.
Phân công công chức thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ
sở tiếp công dân.
Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân
thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn
bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân.
Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có
trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân khi có
vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác.
Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền xử
lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về tiếp công dân, nội quy, quy chế
tiếp công dân.
Việc tiếp công dân ở xã, thị trấn:
Việc tiếp công dân của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công
dân ở cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:


11


Ban hành nội quy tiếp công dân;
Bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp
công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
Phân công người tiếp công dân;
Trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày
trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Tiếp công dân;
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân
và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một
nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và
đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Luật tiếp công dân, 2013).
2.1.5.4. Thông báo kết quả đã giải quyết thuộc thẩm quyền
Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc
giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo
cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp
thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân (Luật tiếp
công dân, 2013).
2.1.6. Nội dung công tác tiếp dân
2.1.6.1. Công tác lãnh đạo
Sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 có hiệu lực, Luật Khiếu nại năm
2011, Luật tiếp công dân năm 2013 có hiệu lực, Chính phủ ban hành các Nghị
định để hướng dẫn thực hiện một số điều của các Luật trên. Thanh tra Chính phủ
ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết quy trình thực hiện tiếp công
dân, giải quyêt Khiếu nại, Tố cáo (Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo 2011).
Tỉnh ủy các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Nghị Quyết

chuyên đề, thống nhất về quan điểm chỉ đạo. Ủy ban nhân dân các thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành các Chỉ thị để chỉ đạo. Đặc biệt chỉ đạo Thanh tra
các tỉnh, thành phố tham mưu kế hoạch triển khai và tập huấn cho cán bộ chủ
chốt của các Tỉnh và hướng dẫn các huyện tập huấn huyện trong việc thực hiện
công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (Luật Khiếu nại, Luật
Tố cáo 2011).

12


×