Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài tập đọc hiểu môn Ngữ văn có đáp án (hocmai.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.56 KB, 8 trang )

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Giáo viên: TRỊNH THU TUYẾT
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Đây là bài tập tự luyện cho chuyên đề Đọc – hiểu văn bản thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn
(Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn.

A/ ĐỀ TỰ LUYỆN CÓ GỢI Ý
1. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :
Đây mùa thu tới
(Xuân Diệu)
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh…
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi.
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. "


1. Anh/Chị hãy nêu khái quát nội dung của bài thơ trên. (0,5 điểm)
2. Bức tranh mùa thu hiện lên qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu thơ: "Với áo mơ phai dệt lá vàng"? (0,5 điểm)
4. Bài thơ cho ta thấy tâm sự gì của thi nhân? (0,5 điểm)

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

2. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
"Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay…"
(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Việt Bắc, tháng 4-1948)
1. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
2. Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trên. Em hiểu câu thơ: "Nằm nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kỳ" như thế nào ? (1,0 điểm)

3. Đoạn thơ cho thấy được tâm trạng gì của nhà thơ Hoàng Cầm. (0,5 điểm)
3. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :
Chạy giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(Nguyễn Đình Chiểu)
1. Khái quá nội dung chính của bài thơ. (0,5 điểm)
2. Phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
3. Bài thơ cho thấy nỗi lòng gì của nhà thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu ? (0,5 điểm)

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 2 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

B/ ĐỀ TỰ LUYỆN HS TỰ LÀM
Câu I (2,0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù, học leo núi)

(Hồ Chí Minh)
Nguyên tác:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính, tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch nghĩa:
Mây ôm dãy núi, núi ôm mây,
Lòng sông như gương, không chút bụi;
Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong
Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ.
Dịch thơ: Bản dịch của Nam Trân
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
1. Trình bày chủ đề của bài thơ trên. (0,5 điểm)
2. So với nguyên tác và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ có điểm nào chưa chuẩn xác? (0,5 điểm)
3. Cảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên như thế nào? (0,5 điểm)
4. Đọc hai câu thơ cuối, ta thấy được tâm sự gì của nhà thơ? (0,5 điểm)
Câu II (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Chúng mang bom nghìn cân
Giội lên trang giấy
Mỏng như một ánh trăng ngần
Hiền như lá mọc mùa xuân
Ôi từng trang giấy
Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay
như bàn tay vẫy
như một bàn tay ròng ròng máu chảy!...”

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 3 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

(Trích “Trang giấy học trò” – Chính Hữu, 1966
Nguồn: Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, 1972)
1. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những biện pháp
nghệ thuật đó. (1,0 điểm)
2. Hình ảnh: “như một bàn tay ròng ròng máu chảy” gợi cho Anh/Chị liên tưởng đến hình ảnh thơ nào đã
từng được học trong chương trình Ngữ văn 12? (0,5 điểm)
3. Đoạn thơ đem đến cho người đọc những cảm xúc gì? (0,5 điểm)
Câu III (2,0 điểm)
“…Theo tìm hiểu ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp ở nước ta hiện
nay, chủ yếu là do sự ô nhiễm từ môi trường nước, không khí, từ chất thải rắn là chủ yếu. Ô nhiễm môi
trường nước do nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao
hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Cụ thể, theo nhiều người dân sinh sống tại khu vực
kênh Tham Lương (Thành phố Hồ Chí Minh) thì nguồn nước ở đây từ khi xuất hiện khu công nghiệp Tân
Bình đã trở lên ô nhiễm trầm trọng, không sử dụng được vào bất cứ mục đích nào. Đáng báo động hơn nữa,
hiện nay kênh Tham Lương còn được liệt vào dòng kênh “chết” do không có thứ gì, kể cả cây cỏ có thể tồn
tại được ở dòng kênh mà trước kia từng rất trong xanh này. Nguyên nhân của tình trạng này không quá khó
để biết được chính là do khu công nghiệp Tân Bình với hàng loạt nhà máy, xí nghiệp cùng hàng ngàn công
nhân sinh hoạt hàng ngày thải ra. Ngoài việc làm chết một dòng kênh, ô nhiễm nguồn nước ở đây còn ảnh
hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân do nó bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm, nước
mặt, nhất là vào mùa mưa như hiện nay khiến người dân tỏ ra vô cùng búc xúc.

Lấy một ví dụ cụ thể, chỉ tính riêng tại khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các khu công
nghiệp đã chiếm đến 49% lượng nước thải của các khu công nghiệp trong toàn quốc. Theo số liệu thống kê
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm
66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý
nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Trong khi
đó, theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các
khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường về mặt không khí ở các khu công nghiệp lại thường chủ yếu tập trung
tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa
được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp
chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Về tình trạng này,
nhiều người dân sinh sống ở những khu công nghiệp thường phản ánh họ thường ngửi thấy những mùi đặc
trưng của những sản phẩm ở khu công nghiệp phát tán ra ngoài. Như khu công nghiệp có nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi thì ngửi thấy mùi cá sơ chế chẳng hạn. Tuy nhiên, rất nhiều loại khí khác có ảnh hưởng

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 4 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

tới sức khỏe của con người mà thông thường lại không ngửi thấy bằng khứu giác đã được các chuyên gia
môi trường cảnh báo đang diễn ra ở các khu công nghiệp hiện nay…”
(Theo nguoiduatin.vn, số ra ngày 23.10.2014, tác giả Đoàn Đại Trí)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản là phương
thức nào? (0,5 điểm)

2. Anh/Chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản. Xác định các phép liên kết chủ yếu trong văn bản? (0,5 điểm)
3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được nêu ra trong văn bản trên? (1,0
điểm)

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Nguồn :
Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 5 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Đọc – hiểu văn bản

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Giáo viên: TRỊNH THU TUYẾT
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Đây là đáp án bài tập tự luyện cho chuyên đề Đọc – hiểu văn bản thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn
Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn.

Đề 01
1. Khái quát nội dung của bài thơ:
Bài thơ là một bức tranh thu buồn nhưng đẹp. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh
tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.
2. Bức tranh thu hiện lên qua những hình ảnh:
+ Rặng liễu

+ Vườn thu: hình ảnh của những nhành hoa, cành cây, gió thu
+ Trời thu: trăng thu, gió thu, những vòm mây, cánh chim trời, không gian thu
+ Bến đò, hình ảnh người thiếu nữ
Bao trùm bức tranh thu đó là một màu buồn và lạnh. Với những hình ảnh có đường nét, màu sắc.
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho bức tranh thu trở nên có hồn hơn. Rặng liễu như
một người con gái với những nét vẽ mềm mại nhưng đượm buồn: đứng đìu hiu, tóc buồn buông, lệ ngàn
hàng... Những đường nét gầy guộc của những cành cây khô, những chòm mây, cánh chim, ánh trăng in hình
trên nền trời ''u uất". Hình ảnh người thiếu nữ xuất hiện ngỡ tưởng làm cho bức tranh trở nên có sức sống và
ấm áp hơn nhưng sự im lặng và đượm buồn của con người càng làm cho bức tranh thu trở nên buồn và lạnh
lẽo hơn...
3. Với áo mơ phai dệt lá vàng: nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Có 2 cách hiểu:
Cách 1: Áo mơ phai: màu nắng nhạt trải rộng và dài khắp không gian nhuộm lên màu lá, khiến lá xanh
thành lá vàng (sắc nắng nhuộm vàng lá cây)
Cách 2: hiểu ngược lại: sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu, bầu trời thu...mọi vật như khoác
lên mình chiếc áo màu vàng.
Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy sự chảy trôi của thời gian. Màu vàng là màu đặc trưng của mùa
thu. Khi lá chuyển sang vàng tức là dấu hiệu báo mùa thu tới...
4. Bài thơ là một bức tranh giao mùa từ hạ chuyển sang thu. Với những cảnh vật xuất hiện từ gần tới xa, từ
thấp tới cao rồi lại chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời
khắc giao mùa. Thu sang, nhà thơ dường như có sự nuối tiếc về quá khứ, thấy buồn trước sự chảy trôi của
thời gian, sự thay đổi của vạn vật.

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)


Đọc – hiểu văn bản

Đề 02
1. Nội dung chính của đoạn thơ : hình ảnh quê hương Kinh Bắc qua hồi ức của nhà thơ và sự xót xa trước
cảnh quê hương đang bị giặc Pháp giày xéo.
2. - Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ : sử dụng một loạt những hình ảnh giàu tính biểu cảm kết hợp
với từ láy tượng hình và nghệ thuật nhân hóa, liệt kê (cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, nằm nghiêng
nghiêng, xanh xanh bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc…) đem đến cho chúng ta một hình dùng về
vùng quê trù phú, tốt tươi với vẻ đẹp lấp lánh của dòng sông Đuống, hiệp vần : « chi – lì – đi – kỳ ; biếc –
tiếc » tăng tính nhạc cho câu thơ.
Nghệ thuật so sánh ở cuối đoạn thơ « Sao xót xa như rụng bàn tay » làm giọng điệu đoạn thơ trở nên trầm
lắng, sâu sắc hơn.
- Câu thơ : Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ : Là một cảm nhận mới mẻ, độc đáo và
tinh tế của Hoàng Cầm về hình ảnh dòng sông Đuống. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sông
Đuống vẫn nằm đó như một chứng nhân lịch sử. Từ láy tượng hình « nghiêng nghiêng » qua phép so
sánh đã làm cho dòng sông như mang tư thế và tâm thế của con người. Đó là sự hiên ngang, bất khuất.
Viết về sông Đuống phải chăng cũng chính là viết về miền quê Kinh Bắc yêu dấu của nhà thơ ?
3. Tâm trạng của nhà thơ : thể hiện rõ trong hai câu thơ cuối :
« Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay »
Để trả lời được câu hỏi này, các em cần sử dụng đến thông tin đề bài cho đó là chú thích dưới đoạn thơ :
bài thơ sáng tác năm 1948 tại Việt Bắc.
Thời điểm này, nhà thơ ở xa quê hương và khi nghe được tin quê hương mình bị giặc chiếm đóng, càn
quét, ông đã « lòng buồn nôn nao nỗi nhớ tiếc quê hương » và chỉ trong một đêm, nhà thơ đã viết xong
bài thơ này.
Như vậy, với hoàn cảnh sáng tác bài thơ kết hợp với hai câu thơ cuối đoạn có thể thấy tâm trạng chủ đạo
trong đoạn thơ trên là nỗi buồn thương, nuối tiếc và nhớ về quê hương, về miền quê Kinh Bắc tươi tốt,
trù phú nay đã không còn, thay vào đó là miền quê bị giặc giày xéo, chiếm đón.
Hình ảnh « xót xa như rụng bàn tay » là một cách nói cụ thể. Nhà thơ đã cụ thể nỗi đau xót của mình
từ nỗi đau tinh thần bằng nỗi đau thể xác « rụng bàn tay ». Cách cảm nhận mới mẻ, nỗi đau được cụ

thể, được khắc sâu, gây ấn tượng cho người đọc.
Đề 03
1. Nội dung chính của bài thơ : bài thơ thể hiện tình cảnh chạy giặc loạn lạc, đau thương của người dân
và thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân, đất nước.
2. Trước khi đi phân tích giá trị của biện pháp đảo ngữ trong bài thơ, HS cần chỉ ra được biện pháp đảo
ngữ xuất hiện trong bài thơ.
+ Biện pháp đảo ngữ :
Tổng đài tư vấn: 1900 6933

- Trang | 2 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Đọc – hiểu văn bản

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết)

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
(Trật tự thông thường : Lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ ; Bầy chim mất ổ bay dáo dác ; Của tiền Bến Nghé tan
bọt nước ; Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây)
+ Biện pháp đảo ngữ ở đây sử dụng với 2 tác dụng :
Một là : tăng nhịp điệu, tính biểu cảm cho câu thơ
Hai là : đặc tả và nhấn mạnh đối tượng được nhắc đến.
Trong hai câu : Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy. Mất ổ đàn chim dáo dác bay : dùng biện pháp đảo ngữ để nhấn
mạnh tình cảnh : « bỏ nhà, mất ổ » và trạng thái hoạt động : « lơ xơ chạy, dáo dác bay » tô đậm thêm tình
cảnh đau thương, loạn lạc mà nhân dân phải trải qua. Hai đối tượng « lũ trẻ », « bầy chim » là những sinh
linh nhỏ bé, tội nghiệp, vậy mà vì bọn giặc đến cướp bóc, đàn áp khiến trẻ em phải bỏ chạy, đàn chim tan

tác. Một nỗi hoảng sợ đến kinh hoàng !
Bến Nghé và Đồng Nai là hai địa danh trù phú và giàu có. Vậy mà trong phú chốc mọi thứ trở nên tan
hoang. Sự đảo vị trí hai địa danh này lên đầu câu thơ là để nhấn mạnh sự mất mát, đau thương, chứa
đựng cả sự tiếc nuối, xót xa của nhà thơ. Tiền của, tài sản của nhân dân bị bọn giặc cướp bóc, phút chốc
tan thành bọt nước, những mái nhà tranh, những xóm làng bị đốt, khói nghi ngút như nhuốm màu mây.
Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật so sánh đã làm cho bức tranh quê hương trở nên hoang tàn, xơ
xác.
3. Qua việc đọc bài thơ và tìm hiểu kỹ ở 4 câu thơ giữa bài, người đọc có thể thấy được tấm chân tình của
nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ thể hiện sự xót xa, đồng cảm trước cảnh nhân dân
loạn lạc, làng xóm, quê hương tiêu điều, xơ xác khi bọn giặc đến cướp bóc, tàn phá.
Đặc biệt hai câu thơ cuối bài :
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
là tiếng lòng nhức nhối của nhà thơ. Nhà thơ có ý trách móc quan quân triều đình, yếu hèn thất trận để
giặc chiếm đóng quê hương và dường như trong câu hỏi ấy, ta thấy được cả sự trách móc chính bản thân
mình của nhà thơ, lực bất tòng tâm. Câu hỏi cuối bài còn là sự mong ngóng, chờ đợi có những anh hùng
ra tay cứu nước, giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than.
Chạy giặc là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca yêu nước đầu thế kỉ 19.

Nguồn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933

:

Hocmai.vn

- Trang | 3 -




×