Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ QUỲNH ANH

CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN
ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ TẠI HUYỆN VỤ BẢN,
TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Quỳnh Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức huyện Vụ Bản đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Quỳnh Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn về lí luận và thực tiễn ............................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất
lúa kém hiệu quả ............................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ....... 5

2.1.1.

Lý luận về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ......................................................... 5


2.1.2.

Lý luận về đất lúa và hiệu quảsử dụng đất lúa ................................................... 8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém
hiệu quả............................................................................................................. 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa
kém hiệu quả ..................................................................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới ............ 20

2.2.2.

Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
một số tỉnh ........................................................................................................ 20

2.2.3.

Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại

một số địa phương của tỉnh Nam Định ............................................................. 26

iii


2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn ......................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 34

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của địa bàn nghiên cứu ......................................... 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 43

3.2.2.

Nguồn số liệu .................................................................................................... 43

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 47

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ............................................................ 48

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 48

3.3.1.

Chỉ tiêu phản ánh thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa
hiệu quả thấp..................................................................................................... 48

3.3.2.

Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất................................................ 48

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50

4.1.

Thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
huyện vụ bản..................................................................................................... 50

4.1.1.

Thực trạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện Vụ Bản giai đoạn
2012 – 2014 ...................................................................................................... 50

4.1.2.

Cơ sở của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
huyện Vụ Bản ................................................................................................... 56

4.1.3.

Thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
huyện Vụ Bản ................................................................................................... 57

4.1.4.

Thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của
nhóm hộ điều tra ............................................................................................... 61

4.1.5.

Hiệu quả kinh tế của một số mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên
đất lúa kém hiệu quả ......................................................................................... 63


4.1.6.

Hiệu quả xã hội ................................................................................................. 77

4.1.7.

Hiệu quả môi trường của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém
hiệu quả............................................................................................................. 79

iv


4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đất lúa kém
hiệu quả tại huyện Vụ Bản ............................................................................... 81

4.2.1.

Nguồn lực của hộ .............................................................................................. 81

4.2.2.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 87

4.2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 88

4.2.4.


Thị trường ......................................................................................................... 90

4.3.

Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đất
lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản ...................................................................... 93

4.3.1.

Quan điểm của Nhà nước về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa ............ 93

4.3.2.

Giải pháp........................................................................................................... 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 101
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 101

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 104
Phụ lục ........................................................................................................................ 109

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu



Chuyển đổi

DT

Diện tích

ĐX

Đông xuân

GTSX

Giá trị sản xuất


HQ

Hiệu quả

HT

Hè thu

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

Tr.đồng

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các loại đất của huyện Vụ Bản........................................................................ 33
Bảng 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Vụ Bản giai đoạn

2012 – 2014 .............................................................................................. 35
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Vụ Bản giai đoạn 2012 – 2014 ............ 37
Bảng 3.4. Kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Vụ Bản giai đoạn 2012 - 2014 ........ 39
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu một số cây trồng chính của huyện vụ bản giai đoạn
2012 – 2014 ...................................................................................................... 51
Bảng 4.2. Số lượng gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi của huyện Vụ Bản
giai đoạn 2012 - 2014....................................................................................... 53
Bảng 4.3. Kết quả khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Vụ Bảngiai đoạn
2012 – 2014 ...................................................................................................... 55
Bảng 4.4. Diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
huyện Vụ Bản ................................................................................................... 58
Bảng 4.5. Các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúakém hiệu quả
năm 2015 .......................................................................................................... 59
Bảng 4.6. Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúakém hiệu quả của
nhóm hộ điều tra............................................................................................... 61
Bảng 4.7. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi của nhóm hộ điều tra ...... 62
Bảng 4.8. Lịch mùa vụ của các hộ chuyển đổi theo mô hình 3 vụ màu.......................... 64
Bảng 4.9. Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của
nhóm hộ chuyển đổi theo mô hình 3 vụ màu .................................................. 65
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế trên 1 sào chuyển đổi của mô hình 3 vụ màu theo công
thức luân canh .................................................................................................. 67
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế trên 1 sào chuyển đổi của mô hình 3 vụ màu ...................... 68
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trên 1 sào chuyển đổi của mô hình cây cảnh ....................... 70
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế trên 1 sào chuyển đổi của mô hình lúa – cá ........................ 72
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế trên 1 sào chuyển đổi củamô hình gia trại kết hợp ............. 73
Bảng 4.15. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các mô hình chuyển đổi ....................................... 75
Bảng 4.16. Tổng hợp mức đầu tư tăng thêm và hiệu quả tăng thêm của các mô hình
chuyển đổi ........................................................................................................ 76
Bảng 4.17. Tổng hợp công lao động gia đình của các mô hình chuyển đổi ..................... 78


vii


Bảng 4.18. Tổng hợp công lao động thuê ngoài của các mô hình chuyển đổi ................. 78
Bảng 4.19. Ý kiến của hộ về hiệu quả môi trường sau chuyển đổi ................................... 80
Bảng 4.20. So sánh mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vậttrên 1 sào ở
mô hình lúa – cá ............................................................................................... 81
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên
đất lúa kém hiệu quả ........................................................................................ 82
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến chuyển đổi cây trồng của hộtrên đất cao...... 83
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả chuyển đổi cây trồng của hộ trên
đất trũng ............................................................................................................ 84
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của số lao động nông nghiệp đến chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của hộ ............................................................. 86
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của trình độ chủ hộ đến chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên
đất lúa kém hiệu quả của hộ............................................................................. 87
Bảng 4.26. Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm và khi quyết định chuyển
đổi cây trồng, vật nuôi...................................................................................... 91
Bảng 4.27. Phương thức tiêu thụ nông sản của hộ............................................................. 92

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Trần Thị Quỳnh Anh
2. Tên luận văn: “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định.”
3. Chuyên ngành: Quản lí kinh tế

Mã số: 60.34.04.10


4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả là một nội dung quan
trọng của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, là việc làm cần thiết nhằm đem lại thu nhập ổn
định cho người nông dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và góp phần phát triển kinh
tế và ổn định an ninh xã hội vùng nông thôn. Nhận thức được điều đó, Nam Định đã thực
hiện chuyển đổi trên 5000ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi
có giá trị kinh tế cao. Giá trị lợi nhuận mang lại từ các mô hình chuyển đổi cao hơn trồng
lúa từ 3-10 lần. Vụ Bản là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của tỉnh Nam Định, bước đầu đã đạt được một
số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như diễn ra còn chậm và manh mún,
chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường,
chưa có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã
lựa chọn đề tài “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định” để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là : (1) Hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu
quả; (2) Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; (4) Đề xuất
một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Để thực hiện đề tài, bên cạnh sử dụng nguồn số liệu đã được công bố (thứ cấp),
để có được những số liệu cần thiết phục vụ đề tài của mình, tôi còn tiến hành xây dựng
bảng hỏi và điều tra trực tiếp 80 hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa
kém hiệu quả trên địa bàn 5 xã có diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa
kém hiệu quả lớn đặc trưng cho các mô hình chuyển đổi, đó là: Tân Thành, Thành Lợi,
Đại Thắng, Hợp Hưng, Hiển Khánh; phỏng vấn bán cấu trúc đối với 20 cán bộ trên địa
bàn huyện. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hai công cụ trong phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) là điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt
và lịch mùa vụ.Trong phân tích và xử lý số liệu, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân

tổ thống kê, thống kê mô tả, so sánh, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm,…

ix


Vụ Bản là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của tỉnh Nam Định. Diện tích đất lúa kém hiệu quả được
chuyển đổi tăng nhanh qua các năm. Tính đến tháng 12/2015, huyện đã chuyển đổi
được 404ha trên tổng số 1.600ha diện tích đất lúa kém hiệu quả. Bốn mô hình chuyển
đổi chủ yếu trên địa bàn huyện là mô hình 3 vụ màu và mô hình cây cảnh trên chân đất
cao hạn, mô hình lúa – cá và mô hình gia trại kết hợp, mỗi mô hình phù hợp với từng hộ
chuyển đổi có điều kiện khác nhau. Trên chân đất cao hạn, mô hình 3 vụ màu tuy đem
lại thu nhập hỗn hợp thấp nhất nhưng đây lại là mô hình có hiệu quả sử dụng vốn lớn,
tính linh hoạt cao, rất phù hợp với những hộ có ít vốn. Mô hình cây cảnh đem lại thu
nhập cao hơn so với mô hình 3 vụ màu trên chân đất cao nhưng lại phải đầu tư nhiều
vốn cho sản xuất. Trên chân đất trũng, mô hình lúa – cá rất phát triển không những giúp
cải thiện đáng kể thu nhập cho bà con nông dân mà đây còn là mô hình giúp bảo vệ và
cải tạo môi trường, cần được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, mô hình gia trại kết
hợp là mô hình sản xuất theo hướng tập trung, có thể tận dụng các sản phẩm thừa của
trồng trọt, chăn nuôi là hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, mô hình này cần
lượng vốn rất lớn, tuy bước đầu thu nhập đạt cao nhưng do còn nhiều hạn chế nên hiệu
quả sử dụng vốn thấp.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng ở địa phương, có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển đổi, cây trồng vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở huyện Vụ Bản
nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất là nguồn lực của hộ. Kết quả điều tra phân tích
cho thấy, các nhóm hộ có điều kiện về đất đai, vốn, lao động càng cao thì có xu hướng
chuyển đổi càng nhiều và hiệu quả chuyển đổi càng cao. Tuy nhiên, do hạn chế về
nguồn lực đặc biệt là sự thiếu hụt về vốn đã làm cho hiệu quả chuyển đổi chưa được cao
như mong đợi. Bên cạnh đó, cả thị trường đầu vào và đầu ra của hộ còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là việc thiếu thông tin thị trường đã gây ảnh hưởng khó khăn không nhỏ tới

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của hộ theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra,
điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội cũng tác động đến chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở Vụ Bản.
Xuất phát từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở huyện Vụ Bản, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Đó là: (1) Xây dựng
và hoàn thiện quy hoạch vùng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả;
(2) Tăng cường huy động nguồn lực cho hộ nông dân trong chuyển đổi; (3) Tổ chức
cung cấp thông tin thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ theo hướng tập trung; (4)
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Tran Thi Quynh Anh
2. Thesis title: "Converting crops and livestock on inefficientrice land in Vu Ban
district, Nam Dinh province."
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Conversion plants and animals on inefficient riceland is an important part
toreconstruct agricultural sector, provide a stable income for farmers anduse efficiently
land resources and contribute to economic development, social stability and security in
rural areas. Aware of this situation, Nam Dinh province has made a change over 5000ha
low efficiency of paddy land to the high economic valuecrops and animals. Profit value
from these models is higher than rice cultivation fromthree to ten times. Vu Ban is one

of the first localities in conversion plants and animals on inefficient rice land in Nam
Dinh province, and get some initially achievement, however, it stills have some
weakness such as slow transition and fragmented, product quality is not competitive
enough, failing to meet the requirements of the market, without the associated between
production and consumption of products ... From all reasons above,study on
"Converting crops and livestock on inefficient riceland in Vu Ban district, Nam Dinh
province" was conducted. The goals of the research were: (1) To systemizesome
theoretical issues and practical of converting crops and livestock on inefficient riceland;
(2) Assessment the situation of conversion plants and animals on inefficient rice land in
Vu Ban district, Nam Dinh province; (3) Analysis factors affecting on conversion of
crops and livestock on inefficient rice land in Vu Ban district, Nam Dinh province; (4)
to propose a number of solutions to promote and improve the conversion efficiency of
plant and animal on inefficient rice land in Vu Ban district, Nam Dinh province.
To implement the study, besides the use of published data (secondary data), to
obtain thenecessary data for the research, I designed questionnairesand conducted
surveys directly on 80 farmers to change crops and livestock on inefficient rice land in 5
communes have characterize transformation modekl, they are Tan Thanh, Thanh Loi,
Dai Thang, Hop Hung, Hien Khanh; Semi-structured interviews with 20 officers in the
district. In additions, the study used two tools for Participatory Rural Appraisal (PRA)
are line investigating, construction diagrams and seasonal calendar section. In the data
analysis and processing, the research was using disaggregated statistical methods,
descriptive statistics, comparisons, cost accounting and final product price, ...

xi


Vu Ban is one of the first localities in conversion plants and animals on
inefficient riceland in Nam Dinh province. Rice land area converted increased over the
years. As in December 2015, the district has been converted 404ha in the total of
1.600ha inefficient land rice. Four main transition model of the district are three

vegetable seasons and ornamental plants on high-dry land, the rice - fish combinaion
and home farm models, each model is suitable with each household which have
different conditions. On the high-dry land, three vegetable seasonsmodel haslowest
income, but this model has greater capital efficiency and high flexibility, very suitable
for those with little capital. Landscaped models giveshigher income compared with the
former but it need invest more capital for production. On low-wet lands, rice - fish are
developed, it not only is significant raising income for farmers, but also is a model to
help protect and improve the environment, it should be encouraged to grow. Besides,
the home farm combines modelis the one which produce towards concentration, that can
use the waste products of farming, animal husbandry. It is the good development
direction in the future. However, this model needs a large amount of capital, eventhough
the first step reach high income but it still limited due to the low capital efficiency.
Through research on local reality, I found that there are many factors affecting
conversion plants and animals on inefficient rice land in Vu Ban district, and the factor
that most directly affect household is resources . The data analysis result shows that the
group of household has good conditions of land, capital, labor, tends to convert more
and get higher efficiency than others. However, due to limited resources, especially the
shortage of capital has made the conversion efficiency is not as high as expected.
Besides, the market's input and output of household is limited, especially the lack of
market information gives some difficulties to convert crops and livestock of households
towards meeting market demand. In addition, natural conditions and socio-economic
conditions also affect conversion plants and animals on inefficient rice land in Vu Ban.
From the reality situation and the factors that affect on conversion plants and
animals on inefficient riceland in Vu Ban district, the study has proposed a number of
measures to strengthen and improve the efficiency of conversion crop and livestock.
These are: (1) Completing and finishing plan of conversion plants and animals on
inefficient riceland; (2) Strengthening mobilization of resources for farmers in
conversion; (3) Providing information and developmentconsumption markettowards
concentrating; (4) Investment in the construction and infrastructure to distribute to
agricultural production.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với 68,4% dân số sống ở nông thôn và 41,7% lao động hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất nông
nghiệp lâu đời (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Được thiên nhiên ưu đãi cho
những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thâm canh cây lúa, sản xuất lúa gạo là
một hoạt động kinh tế hàng đầu và đã hình thành những vùng thâm canh lúa,
những vựa lúa lớn cả về diện tích và sản lượng, chất lượng như Đồng bằng Sông
Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên,dosự ảnh hưởng của các yếu tố
thiên tai, thời tiết cũng như sự tác động của con người tới đất đai do yêu cầu của
phát triển kinh tế, nhiều diện tích đất lúa đã bị ảnh hưởng, canh tác không còn
mang lại hiệu quả như mong đợi. Ở nhiều địa phương trên cả nước, hiện tượng
bỏ hoang ruộng đất đã xuất hiện như Hải Dương, Nghệ An, Nam Định…mà một
phần nguyên nhân là do ruộng đất xấu không thể canh tác hoặc canh tác nhưng
đem lại hiệu quả rất thấp.Chính vì vậy, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên đất lúa
kém hiệu quả là một việc làm cần thiết nhằm đem lại thu nhập ổn định cho người
nông dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và góp phần phát triển kinh tế và ổn
định an ninh xã hội vùng nông thôn.
Nam Định là tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng – một nền văn minh lúa
nước đã hình thành hàng nghìn năm. Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định
đến năm 2020, Nam Định hiện có khoảng hơn 103.497, 97 ha đất nông nghiệp,
trong đó đất trồng lúa chiếm tới 42,09% (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam
Định, 2012). Tuy nhiên, việc sản xuất lúa tại một số diện tích như: chân ruộng
cao khó khăn về nước tưới, ruộng trũng ngập úng thường xuyên, nhiễm mặn…
đều không đạt hiệu quả kinh tế cao, thậm chí còn không có lãi. Thực trạng trên
đặt ra cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh phải nỗ lực

tìm ra giải pháp chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa kém hiệu quả sang các đối tượng
cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông
dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp
với các địa phương thực hiện chuyển đổi trên 5.000ha đất trồng lúa hiệu quả thấp
sang các loại cây trồng, con nuôi có giá trị và cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần
tăng giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác từ 75,4 triệu đồng năm 2010 lên 92
triệu đồng năm 2014, năm 2015 ước đạt 100 triệu đồng/ha (Ngọc Ánh, 2015).
Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất mới đã

1


giúp hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tập trung, cho sản
lượng lớn, sạch và thân thiện với môi trường. Giá trị lợi nhuận mang lại từ các
mô hình chuyển đổi cao hơn trồng lúa từ 3 – 10 lần, góp phần thực hiện thành
công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân
cư nông thôn và xây dựng thành công nông thôn mới tại các địa phương.
Vụ Bản là huyện thuần nông của tỉnh Nam Định, cây lúa vẫn là cây trồng
chủ yếu của địa phương. Trong những năm qua, Vụ Bản là một trong những địa
phương đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả của
tỉnh Nam Định. Tính đến hết năm 2015 huyện đã chuyển được 404 ha đất lúa kém
hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị và năng suất cao
qua đó giúp nâng cao đời sống bà con nông dân, bộ mặt nông thôn ngày được đổi
mới (Phòng NN&PTNT huyện Vụ Bản,2016). Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi còn nhiều tồn tại, hạn chế như diễn ra còn chậm và manh mún,
nhiều mô hình chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả mang lại hiệu quả cao
hơn được khẳng định trong thực tế nhưng việc mở rộng còn hạn chế. Bên cạnh đó,
chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường, chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn với sản xuất chế biến và tiêu
thụ sản phẩm, doanh nghiệp khó thu mua được sản phẩm chất lượng tốt với khối

lượng lớn cùng một thời điểm. Vậy, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển
đổi cây trồng vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở huyện Vụ Bản, những hạn chế
còn tồn tại là do đâu? Có những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở nơi đây?
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”
để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả; đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém
hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
trên đất lúa kém hiệu quả;

2


- Đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu
quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên
đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến vấn đề

chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả. Các nội dung này được
thể hiện qua các đối tượng khảo sát sau:
- Hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả.
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp của huyện Vụ Bản.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ năm 2012 đến nay.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát năm 2016.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 20/9/2015 đến tháng 10/2016.
1.4.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên đất lúa kém hiệu quả.
Luận văn đã đánh giá thực trạng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất
lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, chỉ ra những thuận lợi, khó
khăn, những thành tựu cũng như hạn chế của quá trình chuyển đổi. Những điều
kiện chuyển đổi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình chuyển
đổi cũng được chỉ ra và phân tích.

3


Luận văn đã phân tích một cách cụ thể tác động của những yếu tố ảnh
hưởng (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực của hộ và thị
trường) đến chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện
Vụ Bản.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả tại huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định.
Những kết quả nghiên cứu trên của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực sau này và làm căn cứ để
UBND huyện Vụ Bản có thể tham khảo nhằm đưa ra những hướng đi đúng đắn
cho quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa kém hiệu quả ở địa
phương mình, hướng tới mục tiêu cuối cùng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
TRÊN ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ
2.1.1. Lý luận về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
2.1.1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
a. Khái niệm cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống, loài cây trồng, vật
nuôi có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây
trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội
bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi
vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con
người (Đào Thế Tuấn, 1984; Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990).
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý là cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý
còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây trồng được bố trí trên đồng
ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển toàn diện, mạnh

mẽ, vững chắc theo hướng thâm canh gắn với đa canh hàng hóa và có hiệu quả
kinh tế cao (Lý Nhạc và cs., 1987; Đào Thế Tuấn, 1989).
b. Khái niệm chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là việc thay đổi cây trồng, vật nuôi theo
mùa vụ gieo trồng, thay đổi thành phần cây trồng, vật nuôi trong từng vụ hay
thay đổi tỷ lệ diện tích các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau trong một vùng sản
xuất nông nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
của vùng, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân trên một
đơn vị diện tích (Nguyễn Văn Quy, 2007).
2.1.1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, vì vậy hoạt động này thường xuyên gặp rủi ro khi môi trường tự nhiên
thay đổi như đất đai, khí hậu,… những điều này làm cho một số cây trồng, vật
nuôi của nhiều vùng, địa phương không còn phù hợp hay không đem lại hiệu quả

5


kinh tế cao như mong đợi nữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu
nhập của bà con nông dân cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa
phương. Đây chính là lý do để chúng ta tiến hành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
với mục đích làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với điều kiện tự
nhiên, môi trường của vùng (Nguyễn Văn Quy, 2007).
Bên cạnh đó còn có một số yếu tố tác động dẫn đến phải chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi, đó là:
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũ thường gặp rủi ro: Do quá trình công
nghiệp hóa kết hợp với việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường
nông nghiệp bị thay đổi. Việc thay đổi này khiến cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi
cũ của nhiều vùng không còn thích nghi nữa dẫn đến năng suất giảm, mất mùa.
Vì vậy việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất một số loại cây

trồng và giống vật nuôi có khả năng chống chịu với sự thay đổi là việc làm hết
sức cần thiết để hạn chế các điều kiện bất lợi của tự nhiên. Một số rủi ro thường
gặp như sâu bệnh phá hoại, hạn hán và lũ lụt, đất đai bị thoái hóa…(Nguyễn Duy
Tính, 1995).
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũ có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp: Ở
tại một số nơi cũng có những cơ cấu cây trồng, vật nuôi tồn tại hàng trăm năm và
trở thành tập quán canh tác truyền thống của người dân. Tuy nhiên các cơ cấu
cây trồng, vật nuôi này có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp do hạn chế về kỹ
thuật hoặc không chủ động được trong tưới tiêu. Trước chủ trương nâng cao đời
sống người dân của Đảng và Nhà nước thì việc hướng dẫn bà con chuyển đổi
sang các loại cây trồng, vật nuôi khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn là
việc làm hết sức cần thiết (Lý Nhạc và cs., 1987).
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của thị trường: Sự phát
triển về kinh kế sẽ kéo theo đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được
nâng cao. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng được nâng cao, có
sự thay đổi về chất lượng cao hơn, an toàn hơn và sản phẩm phải đa dạng hơn.
Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu của thị trường sẽ
giúp sản phẩm nông sản làm ra ít gặp phải những rủi ro về giá cả và thị trường
tiêu thụ (Nguyễn Văn Quy, 2007).
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch của vùng và Nhà nước.
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tạo vùng sản xuất tập trung, chuyên
môn hóa (Nguyễn Văn Quy, 2007).

6


2.1.1.3. Yêu cầu của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Theo Nguyễn Trí Đại (2012), khi thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường. Điều này có nghĩa là phải sản xuất

thứ mà thị trường cần, không phải sản xuất cái mà mình có.
- Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế xã hội của mỗi vùng, đảm bảo sử dụng nguồn lực của địa phương một
cách có hiệu quả nhất.
- Bố trí cây trồng vật nuôi phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh
học của mỗi loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh,
nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt
gây ra.
- Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phải đảm bảo
có hiệu quả kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những biện pháp kinh
tế kỹ thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao
năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Nội dung chuyển đổi cây trồng vật
nuôi cần tìm ra cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhất với điều kiện đất đai, môi
trường, thị trường đảm bảo cho hiệu quả kinh tế cao nhất giúp tăng thu nhập cho
hộ gia đình nông dân nông thôn (Nguyễn Trí Đại, 2012).
2.1.1.4. Xu hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và việc chuyển đổi
cây trồng vật nuôi nói riêng ngày càng chứng tỏ hơn các xu hướng sau đây:
* Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa (Nguyễn
Bá Thanh, 1996): xu hướng này phản ánh quy luật cung – cầu trong xã hội, có
thể thấy rõ trên các khía cạnh:
- Nhu cầu ngày càng tăng về lượng lẫn chất của sản phẩm từ cây lương
thực, thực phẩm, vật nuôi.
- Thị trường cung – cầu của sản xuất trồng trọt, chăn nuôi ngày càng mang
tính xã hội hóa và quốc tế hóa.

7



- Công nghiệp hóa và hiện đại hóa có quan hệ tương tác với nông nghiệp
và ngày càng thêm chặt chẽ.
* Chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng một nền kinh tế phát triển và
một nền nông nghiệp ổn định, bền vững (Nguyễn Bá Thanh, 1996):
Vai trò của nông nghiệp có tác dụng to lớn và có khi có tính quyết định ở
các giai đoạn đầu ở sự phát triển kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm của các nước
Châu Á phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… đã đạt mức
tăng trưởng kinh tế nhanh do đã tập trung xây dựng trước hết một nền móng phát
triển vững vàng tại nông thôn. Các nước này đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp
và đã thành công không chỉ trong việc xóa đói giảm nghèo mà ngay cả các ngành
phi nông nghiệp cũng tăng trưởng rất nhanh. Trong các giai đoạn sau thì vai trò
của nông nghiệp có khác trước, nhưng không có nghĩa là không quan trọng đối
với một nền kinh tế phát triển. Ngày nay, người ta càng nhận rõ vấn đề an toàn
lương thực, thực phẩm là đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia.
* Chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng bảo vệ tốt môi trường sinh
thái (Nguyễn Bá Thanh, 1996):
Kinh tế phát triển, nhất là kinh tế hàng hóa luôn có mặt trái của nó. Trong
đó có sự tác hại đến môi sinh, sự phá hủy môi trường sinh thái là điển hình. Do
đó, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng tiến bộ không thể không chú ý đến
việc hạn chế sự tàn phá môi trường và hướng tới bảo vệ sự đa dạng, bền vững
của môi trường sinh thái.
2.1.2. Lý luận về đất lúa và hiệu quảsử dụng đất lúa
2.1.2.1. Khái niệm đất lúa và đất lúa kém hiệu quả
a. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
* Khái niệm
Khái niệm đất nông nghiệp có rất nhiều cách định nghĩa. Theo quan niệm
truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất
trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là

cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối
phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục
đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng cây lâu năm…(Ngô Đức
Cát, 2000).

8


Theo quan điểm của người sử dụng và nghiên cứu kinh tế thì đất nông
nghiệp là toàn bộ đất đai được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp
(Ngô Đức Cát, 2000).
Điều 42 Luật Đất đai năm 1993 có định nghĩa: “Đất nông nghiệp là đất
được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”.
* Phân loại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003, đất nông
nghiệp được phân loại thành:
- Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông.
b. Khái niệm đất lúa
Theo Nghị định số35/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
13/04/2015, đất trồng lúa được định nghĩa như sau: “Đất trồng lúa là đất có các điều
kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác.”
Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên
trong năm.
Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng

lúa nương.
Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước
trong năm.
c. Khái niệm đất lúa kém hiệu quả
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về đất lúa kém
hiệu quả. Trong phạm vi đề tài này, tác giả cho rằng: “Đất lúa kém hiệu quả là
đất lúa khi canh tác đem lại thu nhập thấp hoặc không có thu nhập.”
Để đánh giá đất lúa kém hiệu quả, có thể căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây:
- Số vụ lúa trồng được trong năm.

9


- Giá trị sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp.
- Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động.
Trên thực tế cho thấy, khi canh tác trên đất lúa kém hiệu quả, các chỉ tiêu
trên chỉ đạt được khoảng từ 1/3 đến 1/2 so với đất lúa thông thường.
2.1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất lúa
a. Khái quát về hiệu quả
* Khái niệm hiệu quả
Theo Schiller (2002):“Hiệu quả có nghĩa là thu được nhiều nhất từ cái anh
có, tức là việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo cách có lợi nhất, thu được sản
lượng tối ưu từ một số kiểu phân bổ nguồn lực khác nhau.”
Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007).
* Phân loại hiệu quả
Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), hiệu
quả thường được phân loại theo các tiêu thức sau đây:
Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế,

hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế xã hội.
Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm hiệu quả trực tiếp và hiệu quả
gián tiếp.
Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Trong phạm vi đề tài này, khi xem xét đến hiệu quả trong sử dụng đất lúa,
hiệu quả sẽ được xem xét dưới 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường.
b. Hiệu quả kinh tế
* Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
Theo Bùi Nữ Hoàng Anh (2014): “Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất

10


nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện
tích đất nông nghiệp được sử dụng trong một thời kỳ nhất định”.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp là trên một
diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một
lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề này mà trong quá trình đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có
hiệu quả kinh tế cao (Trần Thị Thu Hà, 2002, Nguyễn Thị Hải, 2005).
Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, người ta
thường nói đến mối quan hệ giữa hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả
kinh tế.

Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency) là khả năng người sản xuất có thể
sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp công nghệ đầu vào cho trước. Hiệu
quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử
dụng nguồn lực từng nguồn lực cụ thể. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử
dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện thông qua mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm
khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản
chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người
sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả kỹ thuật chỉ là điều kiện cần cho hiệu quả kinh tế, đôi khi hiệu quả kỹ
thuật cao nhưng vẫn không có lãi (Đỗ Kim Chung và cs., 2009; Phạm Văn Hùng
và cs., 2013).
Hiệu quả phân bổ (Price Efficiency) là thước đo phản ánh mức độ thành
công của người sản xuất trong việc lựa chọn các tổ hợp đầu vào tối ưu, nghĩa là
tỷ số giữa sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó bằng tỷ số giá cả giữa
chúng. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu
tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá.
Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để
tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá
trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất (Đỗ Kim Chung và cs., 2009;
Nguyễn Hải Thanh, 2005).

11


Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency) là phạm trù kinh tế mà trong đó
sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là thước đo phản ánh
mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn. Nếu chỉ đạt được
một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì chưa đủ điều kiện

để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu
quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó mới đạt được hiệu quả kinh tế (Đỗ Kim
Chung và cs., 2009).
* Nội dung của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Theo Nguyễn Trí Đại (2012), nội dung xác định hiệu quả kinh
tế bao gồm:
- Xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,
các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi
phí lao động....
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều khó khăn:
- Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nông
nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào nhiều quá trình sản xuất không đồng
đều, có loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì thế, việc
khấu hao và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí thông tin
tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được hạch toán vào
chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụthể. Ảnh hưởng của thị
trường làm giá cả biến động, mức độ trượt giá gây khó khăn trong việc xác định
các loại chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các yếu tố về điều kiện tự nhiên tác động
lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ
tác động của các yếu tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác.
- Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Kết quả sản xuất
về mặt vật chất có thể lượng hóa để tính và so sánh trong thời gian và không gian
cụ thể nào đó nhưng những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì
của đất, khả năng nông nghiệp cạnh tranh trên thị trường của một doanh nghiệp


12


×