Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG HOÀI THƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Hoài Thương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ thầy cô, các tập thể, cá nhân trong và ngoài
trường, các cơ quan chức năng, đơn vị đang công tác và người dân tại huyện Bát Xát.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Ngô Thị Thuận, cô
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
Tế & PTNT, Bộ môn phân tích định lượng, cùng toàn thể các thầy cô giáo tại Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đoàn thể trực thuộc huyện Bát Xát và
các xã trong huyện đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu của mình,
cùng các anh, chị, bạn bè và người dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi có được những
thông tin quý báu trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Tôi xin gửi tới công ty TNHH MTV Traphacosapa – đơn vị mà tôi đang công
tác lời cảm ơn vì đã tạo điều kiện cho tôi vừa hoàn thành công việc chung, vừa được
tiếp tục học và bảo vệ đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trương Hoài Thương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .............................................................................................................x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3

1.5.

Những đóng góp mới .............................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây ..............................5
2.1.

Lý luận về phát triển sản xuất chè dây...................................................................5

2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................5
2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất Chè dây .................................................................7
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây Chè dây ...............................................................8

2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất Chè dây ..................................................................10
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Chè dây .......................................16
2.2.

Thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây..............................................................22

2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè dây trên thế giới ..............................................22

iii


2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè dây ở Việt Nam ..............................................25
2.2.3. Các nghiên cứu trước đây về phát triển dược liệu Chè dây .................................30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................32
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện bát xát .....................................................................32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................32
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................................37
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn huyện Bát Xát...........................................................40
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................41

3.2.1. Phương pháp tiếp cận...........................................................................................41
3.2.2. Chọn điểm khảo sát..............................................................................................42
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................43
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ...............................................................44

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin .........................................................................44
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...............................................................................45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................47
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát, Lào Cai .........................47

4.1.1. Quá trình phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát ..........................................47
4.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát ........................................52
4.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chè dây huyện Bát Xát năm 2015 ......................54
4.1.4. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất chè dây .................................................59
4.1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ...............................................................................62
4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè dây ..................................................................64
4.2.

Đánh giá điểm mạnh, yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây
trên địa bàn huyện Bát Xát .....................................................................................68

4.2.1. Đánh giá diện tích, sản lượng chè dây qua các năm ............................................68
4.2.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ...................................................................70
4.2.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết trong phát triển sản xuất chè dây
huyện Bát Xát ......................................................................................................72
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát ................73
4.3.

Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai .................................................................................................................81

iv



4.3.1. Căn cứ đề xuất .....................................................................................................81
4.3.2. Định hướng phát triển sản xuất chè dây ..............................................................84
4.3.3. Các giải pháp phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát trong
những năm tới ......................................................................................................84
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................90
5.1.

Kết luận ................................................................................................................90

5.2.

Kiến nghị..............................................................................................................91

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................92
Phụ lục ............................................................................................................................97

v


DANH MỤC CHỮ CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV


Bảo vệ thực vật

BYT

Bộ y tế

DL

Dược liệu

GACP

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái

GAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã


KQSX

Kết quả sản xuất

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

QLDA.CT.XDCB

Quản lý dự án, công trình, xây dựng cơ bản

UBND


Ủy ban nhân dân

USD

Đơn vị khác của Dollar

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

YDHCT

Y dược học cổ truyền

YDHHĐ

Y dược học hiện đại

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Sử dụng phân bón trong quy trình trồng Chè dây........................................18

Bảng 2.2.

Tình hình tiêu thụ dược liệu ở Việt Nam .....................................................28

Bảng 2.3.

Diện tích dược liệu tại Việt Nam năm 2015 ................................................28

Bảng 3.1.

Tình hình dân số huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015..............................32

Bảng 3.2.

Tình hình lao động huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015 ..........................33

Bảng 3.3.

Tình hình sử dụng đất huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015 .....................35

Bảng 3.4.


Giá trị sản xuất huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015 ................................39

Bảng 3.5.

Số hộ được chọn điều tra tại huyện Bát Xát ................................................42

Bảng 3.6.

Chọn cán bộ quản lý ....................................................................................43

Bảng 3.7.

Phân tích lý thuyết SWOT ...........................................................................45

Bảng 4.1.

Các thời kì sản xuất Chè dây .......................................................................47

Bảng 4.2.

Diện tích Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2015............................51

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát đến
năm 2015 .....................................................................................................52
Bảng 4.4.

Một số chỉ tiêu quy hoạch sản xuất chè dây đến 2020 của huyện Bát Xát ..54

Bảng 4.5.


Diện tích chè dây của các hộ thu hái tự nhiên ở các xã điều tra ..................56

Bảng 4.6.

Kỹ thuật trồng, thu hái và chế biến chè dây.................................................59

Bảng 4.7.

Tình hình tiêu thụ chè dây của các hộ điều tra huyện Bát Xát ....................63

Bảng 4.8. Chi phí sản xuất bình quân 100 Kg chè dây khô của hộ nông dân huyện
Bát Xát ........................................................................................................65
Bảng 4.9.

Chi phí sản xuất bình quân 100 Kg chè dây khô khai thác tự nhiên của hộ
nông dân huyện Bát Xát...............................................................................65

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè dây
ở Bát Xát (Tính bình quân 100 Kg chè dây khô) .........................................66
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ khai
thác chè dây tự nhiên với quy mô khác nhau (tính bình quân trên 100 kg
chè dây khô) .................................................................................................67
Bảng 4.12. Diện tích chè dây các xã huyện Bát Xát giai đoạn 2013-2015 ....................68
Bảng 4.13. Sản lượng chè dây các xã huyện Bát Xát giai đoạn 2013-2015 ..................69
Bảng 4.14. So sánh HQKT sản xuất chè dây, quế, tam thất trên địa bàn huyện Bát Xát
năm 2015......................................................................................................70

vii



Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện và các doanh nghiệp chế
biến dược liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây ở
huyện Bát Xát ..............................................................................................74
Bảng 4.16. Đặc điểm chủ hộ và điều kiện sản xuất của các nhóm hộ ...........................80
Bảng 4.17. Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất Chè dây của hộ tại huyện Bát Xát,
Lào Cai .........................................................................................................82

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Hom giống Chè dây .................................................................................... 9

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Thu mua Chè dây ...................................................................................... 48

Hộp 4.2.

Tiêu chuẩn với Chè dây ............................................................................ 55

Hộp 4.3.

Hướng dẫn thu hái Chè dây ...................................................................... 60

Hộp 4.4.


Người dân đã biết nhân giống từ trước ..................................................... 62

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ chế biến và bảo quản Chè dây ........................................................ 19

Sơ đồ 2.2.

Quá trình tiêu thụ dược liệu Chè dây khô ................................................. 20

Sơ đồ 4.1.

Khách hàng và kênh tiêu thụ .................................................................... 62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Định hướng quy hoạch diện tích .................................................................75
Biểu đồ 4.2. Các hình thức liên kết trong trồng trọt, thu hái, chế biến Chè dây .....................77
Biểu đồ 4.3 Các hình thức liên kết trong tiêu thụ Chè dây ..............................................77

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Hoài Thương
Tên luận văn: Phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát triển sản xuất chè dây có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nguyên liệu
cho chế biến dược liệu, tạo việc làm, nguồn sinh kế cho người dân bản địa, bảo vệ môi
trường sinh thái và an ninh quốc phòng của địa phương vì vậy nghiên cứu để phát triển
sản xuất chè dây là rất cần thiết. Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa
những lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây; Đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai trong những năm qua; Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bền vững chè dây tại
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Đề tài sử dụng 3 cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận kỹ thuật và tiếp cận
xã hội học để sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được
từ các sở, ban ngành của huyện, tỉnh. Đề tài đã khảo sát 92 hộ sản xuất chè dây ở 3 xã:
Mường Hum, Trung Lèng Hồ và Dền Thàng để thu thập các dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu
thu thập được sau khi kiểm tra và hiệu chỉnh được tổng hợp và phân tổ theo các tiêu
thức nghiên cứu. Bằng phương pháp phân tích thông tin chủ yếu là thống kê mô tả,
phương pháp so sánh và phân tích SWOT với 3 nhóm chỉ tiêu chính: Nhóm chỉ tiêu thể
hiện điều kiện sản xuất; Nhóm chỉ số thể hiện phát triển sản xuất chè dây theo chiều
rộng; Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất chè dây theo chiều sâu.
Nghiên cứu của đề tài đã cho rằng, sản xuất chè dây đã có từ lâu, đến năm 2006
trở lại đây do nhu cầu chè dây tăng cao mà người dân đã chú trọng sản xuất và khai
thác nhiều hơn. Các hộ nông dân khai thác chè dây chủ yếu trong tự nhiên trên đất
rừng được giao trong thời gian dài nên lượng chè dây đang ngày càng giảm đi, một số
ít hộ dân đã trồng chè dây bằng hom thông qua dự án của công ty dược và tổ chức xã
hội. Diện tích chè dây thu hái tự nhiên của toàn huyện đến năm 2015 là 18.044 ha,
diện tích trồng bằng hom là 10.5 ha. Sản phẩm chè dây khô tiêu thụ trên 2 kênh phân
phối chủ yếu là: (1) Trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến dược và (2) Cho thương lái,
sau đó thương lái bán lại cho doanh nghiệp hoặc các chợ du lịch. Năng suất chè dây
được 6–7 tạ/ha, chủ yếu được chia làm 3 loại chính với mức giá khác nhau tùy vào tỷ
lệ cuộng. Các hình thức liên kết phong phú, có sự liên kết giữa doanh nghiệp – người

sản xuất, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè dây như nhân giống

x


bằng hom có sử dụng dung dịch ra rễ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong tiêu
thụ do các hộ sản xuất là đồng bào dân tộc ít người, chưa nhanh nhạy trong việc tiếp
cận với thị trường hoặc tìm kiếm khách hàng nên chưa phát huy được hết hiệu quả.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây như là diện tích manh mún,
thị trường chưa ổn định, năng lực sản xuất của hộ còn hạn chế nên chưa phát huy được
hết hiệu quả trong sản xuất chè dây.
Để phát triển sản xuất chè dây theo hướng bền vững thì cần áp dụng một số
nhóm biện pháp được đề xuất sau: Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất chè dây; Phát
triển các hình thức liên kết; Áp dụng công nghệ bảo quản chế biến; Nâng cao năng lực
hộ sản xuất chè dây và đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Truong Hoai Thuong
Thesis title: Development of Ampelopsis production in Bat Xat district, Lao Cai
province
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Development of Ampelopsis (native tea) is significant in supplying material to
processing medical plant, creating job, developing livelihood for indigenous people,

protecting ecological environment and security in local area, therefore researches to
develop production of Ampelopsis are needed. Objectives of the research are: To
systemize theoretical and empirical base of developing Ampelopsis; To evaluate status
of and factors effecting on development of Ampelopsis production in Bat Xat district,
Lao Cai province recent years; To recommend solutions to develop Ampelopsis
production sustainably in Bat Xat district, Lao Cai provice.
The thesis uses 03 approaches: system approach, technology approach and
sociology approach in the research. Secondary data is collected from Departments,
Divisions in the district and province. The research surveys 92 households producing
Ampelopsis in 03 communes: Muong Hum, Trung Leng Ho and Den Thang to collect
primary data after checking and adjusting, the data is grouped and processed following
research indicators. Methods of data analysis includes statistic descriptives, comparison
statistics and SWOT matrix with 03 groups of indicators: Group of indicators reflects
production conditions; Group of indicators reflects development of Ampelopsis
production in area; Group of indicators reflects development of Ampelopsis production
in efficiency.
The research shows that, Ampelopsis production has been started long time ago,
until 2006, demand of Ampelopsis has significantly increased, thus farmers focus on
production and exploit more. Farmer households mostly exploit Ampelopsis naturally in
forest area in long period, therefore quantity of natural Ampelopsis has significantly
decreased, few farmer households started planting Ampelopsis in pots under support of
projects funded by medical plant enterprises and social organizations. Area of natural
Ampelopsis of the district till 2015 is 18.044 ha, area of planted Ampelopsis is 10.5 ha.
Dried Ampelopsis product has been sold in 02 main channels: (1) directly sell to
medical plant processing enterprises and (2) Sell to collectors, then collectors sell to

xii


enterprises or tourism markets. Productivity of Ampelopsis production is around 6–7

tạ/ha, it can be divided to 03 main types with different prices up to proportion of stem.
Linkage forms are diversified, there is linkage between enterprises and farmers with
adopting advanced technology in producing Ampelopsis by pot using root-developed
liquid. However, there are several limitations in marketing because farmers are minority
people who are poor at market-oriented thought especially approaching to market and
customer finding, therefore they cannot increase the efficiency of the production.
Several factors effecting on development of Ampelopsis production are scattered area,
unstable market, limited production capacity, these factors constrain efficiency of the
production.
To develop Ampelopsis production toward sustainable orientation, several
solutions should be concemed: Tp fulfill master plan of Ampelopsis production; To
develop forms of linkage To adopt storage an processing technology; To improve
production capacity of famer households in Ampelopsis production and To fulfill
supporting policise.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chè dây là cây dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp
dược, là thành phần chính trong các sản phẩm tốt cho tiêu hóa, chữa bệnh đau dạ
dày. Bên cạnh đó, sản xuất Chè dây còn là sinh kế của người dân bản địa, trước
đây họ phải lên rừng tìm và thu hái, thì nay đã một số hộ biết trồng và khai thác
tại nhà để có thêm thu nhập ổn định. Chè dây là bài thuốc dân gian được người
dân địa phương sơ chế, chế biến trở thành loại trà có thể uống với vị thanh mát,
ngọt nhẹ.
Trên thế giới Chè dây có thể tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào,
Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, Chè dây có nhiều vùng núi Cao Bằng,
Lào Cai, mọc hoang trên rừng, trước đây người dân chỉ thu hái manh mún làm

sinh kế hàng ngày, việc khai thác này khiến cho nguồn dược liệu tự nhiên đang
dần cạn kiệt. Với việc người tiêu dùng biết đến và sử dụng chè dây ngày càng
nhiều, nhu cầu thu mua của các thương lái ngày càng cao, bên cạnh đó các doanh
nghiệp dược cần tìm kiếm nguồn dược liệu đầu vào ổn định, có kiểm soát thì rất
cần thiết để có một vùng trồng chè dây.
Lào Cai từng được mệnh danh là “vương quốc” của các loại cây dược
liệu, nhưng do một thời gian dài không có kế hoạch khai thác đi đôi với bảo vệ
và duy trì nguồn gen, những loại cây thuốc qúy ở Lào Cai đã bị khai thác tràn lan
dẫn đến nguy cơ tận diệt. Ngày 30/10/2013, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết
định số 1976 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 –
2030, trong đó tại Lào Cai có 13 loài dược liệu địa phương và nhập nội. Cùng với
tận dụng thế mạnh về thổ nhưỡng, khí hậu, các địa phương trong tỉnh như Bát
Xát, Sa Pa, Bắc Hà và thực tế cho thấy bà con trồng một số cây dược liệu quý
như đương quy, xuyên khung, chè dây, giảo cổ lam.. cho chất lượng tốt và đem
lại hiệu quả cao. Một điểm sáng trong chương trình phát triển dược liệu là cây
Actiso trồng tại huyện Sapa. Actiso mang lại nguồn thu 120 triệu đồng/ha. Hiện
nay diện tích trồng Actiso đã trên 50ha ở nhiều xã (Lục Văn Toán, 2014). Sự đột
phá về sản lượng cung cấp cho ngành công nghiệp dược, tạo công ăn việc làm
cho đồng bào ít người là những tín hiệu tích cực trên phương diện kinh tế và chia
sẻ trách nhiệm xã hội. Trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu không chỉ khai

1


thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền mà còn
tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên và
môi trường. Đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài
dược liệu quý. Điểm sáng thứ hai là huyện Bắc Hà trải thảm đỏ mời các nguồn
đầu tư về đầu tư cho huyện trong lĩnh vực cây dược liệu, loại dược liệu chủ lực
của địa phương này là Đương quy và Xuyên khung. Sau khi nông trường dược

liệu không còn hoạt động, người dân vẫn có cơ hội sử dụng kinh nghiệm của
mình vào sản xuất dược liệu cung cấp cho các công ty dược. Đó là sự kết hợp
hiệu quả trong việc sử dụng lao động, làm theo tín hiệu của thị trường.
Nối tiếp thành công của cây Actiso với huyện Sapa, của Đương quy và
Xuyên khung tại huyện Bắc Hà thì huyện Bát Xát cũng đưa cây dược liệu vào
trồng thí điểm tại một số xã vùng cao. Sau khi trồng khảo nghiệm thành công 1 ha
Chè dây năm 2014, huyện đã có định hướng tiếp tục tăng diện tích trồng cây dược
liệu này lên 10ha (Lục Văn Toán, 2014). Phát triển Chè dây đã thu hút được nhiều
sự quan tâm như: Quỹ VBCF, Helvetas, Doanh nghiệp dược và đặc biệt là sự ủng
hộ của chính quyền huyện Bát Xát. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để
hướng tới sự phát triển toàn diện, về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tên khoa học, hoạt chất,
tác dụng của cây chè dây trong chữa bệnh, nghiên cứu quy trình trồng, thu hái và
chế biến chè dây. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về việc đánh giá
hiệu quả kinh tế của cây chè dây cũng như nghiên cứu các hoạt động sản xuất
Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát.
Đứng trước yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai, nhằm góp phần phát triển vùng sản xuất Chè dây một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Chè dây;
 Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Chè
dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong những năm qua;

2



 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bền vững Chè dây tại huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động phát triển sản xuất Chè
dây thông qua các đối tượng khảo sát sau:
 Người dân trồng và không trồng Chè dây (trên địa bàn xã Mường Hum,
Trung Lèng Hồ, Dền Thàng)
 Đơn vị hỗ trợ sản xuất Chè dây (Đơn vị đầu tư, đơn vị cung cấp giống, ,
v.v); Doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ.
 Các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến Phát triển sản xuất
dược liệu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về phạm vi không gian: Huyện Bát Xát –tỉnh Lào Cai; Một số nội dung
chuyên sâu được khảo sát tại một số xã, hộ nông dân.
 Phạm vi thời gian:
Các số liệu thứ cấp: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu thập chủ yếu
từ năm 2013 – 2015.
Số liệu sơ cấp điều tra phỏng vấn từ tháng 03/2016 – 06/2016. Các giải
pháp đề xuất cho năm 2017.
 Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ các lý luận và thực tiễn về
phát triển sản xuất Chè dây. Tìm hiểu, mô tả các hoạt động phát triển sản xuất
Chè dây, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, tác động đạt
được của các hoạt động đó, từ đó đưa ra những đề xuất để tăng cường các hoạt
động phát triển sản xuất Chè dây bền vững trong thời gian tiếp theo.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời các câu
hỏi sau:
1. Phát triển sản xuất Chè dây gồm các nội dung và thể hiện ở các tiêu chí nào?

2. Trên địa bàn huyện Bát Xát, phát triển sản xuất Chè dây những năm qua
như thế nào?
3


3. Kết quả, hiệu quả sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát những
năm qua ra sao?
4. Những thuận lợi, khó khăn và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu
quả phát triển sản xuất Chè dây?
5. Để phát triển sản xuất Chè dây theo hướng bền vững và tích cực thì cần
áp dụng các giải pháp nào?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Về mặt lý luận, nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lý luận trong phát triển
sản xuất chè dây. Làm rõ nét hơn vai trò của chè dây trong phát triển kinh tế - xã
hội – môi trường tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sản xuất chè dây tạo ra thu
nhập cho đồng bào tại các xã miền núi ở Bát Xát, nơi thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển chè dây, nhờ đó người dân có thêm sinh kế ổn định, giảm tệ
nạn xã hội, với nhu cầu thu hái và trồng chè dây cho sản xuất mà giảm hiện
tượng chặt phá rừng. Ngoài ra, việc trồng chè dây bằng hom còn đóng góp giá trị
trên việc bảo tồn nguồn gen dược liệu thông qua phương thức tích cực là mở
rộng quy mô sản xuất.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu về thực trạng
sản xuất chè dây trong những năm qua, chè dây là một loại dược liệu đang cần
được bảo vệ, có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện Bát Xát nhưng chưa có đề tài
nào làm. Dữ liệu của đề tài có giá trị tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ
nghiên cứu trong việc hoạch định các chính sách phát triển dược liệu. Các giải
pháp đề xuất có giá trị tham khảo cho huyện tham khảo trong phát triển dược liệu
nói chung và trong phát triển chè dây nói riêng.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ DÂY
2.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Dược liệu
Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc
bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Khi đã đi sâu vào tìm hiểu những kinh
nghiệm của nhân dân Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, con
người đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong đó thực vật để chữa
bệnh gọi là cây dược liệu (Vũ Tuấn Minh, 2004).
Như vậy có thể hiểu Dược liệu là nguyên liệu tự nhiên hoặc được trồng,
có thể trực tiếp làm thuốc chữa bệnh hoặc là thành phần trong công nghiệp dược,
cần qua chế biến để trở thành thuốc.
b. Chè dây
Chè dây là một loại thực vật hai lá mầm, họ nho(Vitacae). Tên khoa học
Ampelopsis Cantoniensis Planch. Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được
đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên
quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị. Ngoài ra Chè dây còn có tác
dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, Chè dây đã được các
nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong
việc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (Nông Hữu Đức, 1993).
c. Phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển:
Phát triển được định nghĩa khái quát trong từ điển Oxford là: “Sự gia tăng
dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…” (The gradual grow of
sth, so that it becomes more advanced, stronger…) (Trương Quang Học, 2012).
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam (2008), “Phát triển” được định nghĩa:
“Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế

giới”. Con người và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhưng sự phát triển
được bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối.

5


“Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng hoạt động văn hóa.” (Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải, 1999).
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế: “Tăng trưởng là một hiện tượng làm
sự vật thay đổi quy mô, khối lượng, kích cỡ, đồng thời là làm sự vật ấy thay đổi
cả về chất lượng và cấu trúc.”
Về phương diện của Triết học – khoa học của các khoa học thì: “Phát triển
có thể là sự vận động theo hướng đi lên, theo hình xoáy ốc. Càng vận động, tích
lũy đầy đủ về lượng và chất sẽ tạo sự phát triển.”
Từ những quan điểm về phát triển có thể rút ra:
Phát triển là hiện tượng các sự vật tuân theo nguyên tắc phát triển của triết
học, là sự vận động theo hướng đi lên hình xoáy ốc. Càng vận động thì càng tăng
lên cả lượng và chất. Phát triển cần các hoạt động cụ thể tác động lên đối tượng,
sự vật cụ thể như là đối tượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đặc biệt, cả xã hội
đang hướng đến xu hướng “Phát triển bền vững”.
d. Phát triển sản xuất
“Phát triển sản xuất được định nghĩa là quá trình mở rộng quy mô sản xuất
với cơ cấu sản phẩm và đặc tính sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, mang lại
thu nhập cao hơn và ổn định hơn cho người sản xuất, và bền vững về mặt xã hội
– môi trường.” (Đỗ Minh Phương, 2012).
Phát triển sản xuất là sự thay đổi phương thức sản xuất và phân công lao
động xã hội tiến tới sản xuất hàng hóa. Hệ quả là trình độ chuyên môn hóa sản
xuất tăng lên, đời sống cao, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng (Nguyễn Tiến

Mạnh và Dương Ngọc Thí, 1996).
Từ một số đặc điểm trên có thể đi đến kết luận: Phát triển sản xuất là một
phạm trù hẹp hơn phát triển nói chung, quan tâm và liên quan chủ yếu đến các
yếu tố sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, điều kiện sản xuất. Đặc
biệt quan tâm tới kết quả và hiệu quả của sản xuất trên cả nội dung Kinh tế - Xã
hội – Môi trường. Hiện nay, phát triển còn được quan tâm chú trọng đến sự bền
vững, muốn cần phải có định hướng, quy hoạch, các hoạt động triển khai, đánh
giá và cải tiến. Vì thế, phát triển sản xuất nói chung và phát triển chè dây nói
riêng muốn bền vững cần xác định các yếu tố nguồn lực và các định hướng, quy
hoạch về vùng trồng, tiềm năng thị trường để có các quyết định đúng đắn.

6


2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất Chè dây
a. Thực hiện mục tiêu của tỉnh Lào Cai: cây dược liệu là cây nông nghiệp mũi
nhọn xóa đói giảm nghèo
Trong Quyết định 1976/ QĐ –TTg/ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, có nhắc đến
nhiệm vụ “tiếp tục phát triển tiềm lực, lợi thế dược liệu Việt Nam để phục vụ
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Tận
dụng lợi thế địa phương có những tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp
với phát triển các cây dược liệu, gần đây Lào Cai đã chọn nhóm cây này làm cây
mũi nhọn giảm nghèo đối với các huyện vùng cao, vừa để khôi phục nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vừa phát huy lợi thế tiềm năng đất đai và tạo việc làm cho
người dân vùng cao (Lục Văn Toán, 2014). Trước đây chè dây là cây dược liệu
được đồng bào dân tộc ít người lên rừng thu hái để chế biến tự tiêu dùng, thì nay
đã trở thành hàng hóa được buôn bán trên thị trường, thậm chí hiện nay đã có
một số hộ biết áp dụng trồng chè dây tại nhà để việc sản xuất Chè dây tập trung,
thuận lợi hơn.

b. Phát triển kinh tế bằng sản phẩm bản địa
Được chính sách soi đường, thị trường mách bảo thì Lào Cai đã quan tâm
chú trọng đến phát triển nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương. Một số huyện
đã thu được kết quả tốt đẹp như huyện Sapa phát triển kinh tế chung bằng việc
sản xuất cây Actiso, thu nhập một hộ dân tăng lên và ổn định hơn. Huyện Bắc Hà
đang phối hợp rất tốt với doanh nghiệp để quản lý được diện tích trồng Đương
quy, xuyên khung, đều đặn tiêu thụ theo hợp đồng. Sau khi trồng khảo nghiệm
thành công 4ha cây đương quy, 1 ha cây Chè dây và một số diện tích cây Actiso
vào năm 2014, ông Nguyễn Đức Ca, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho
biết, mục tiêu năm 2015 sẽ mở rộng diện tích dược liệu lên trên 600ha tại 21 xã,
thị trấn. Như vậy là chính quyền địa phương đã công nhận dược liệu là sản phẩm
bản địa đem lại giá trị kinh tế cao (Lục Văn Toán, 2014).
c. Bảo tồn nguồn gen dược liệu truyền thống một cách bền vững
Theo chia sẻ của người dân bản địa, Lào Cai có nhiều loại thuốc quý như
cây bảy lá một hoa, sa nhân tím, Chè dây, đương quy, xuyên khung, đỗ trọng,
giảo cổ lam nhưng có nguy cơ tận diệt bởi nhiều lý do, như là: khai thác tràn lan,
xây dựng khu du lịch, nhà hàng lấn chiếm đất vườn, v.v. Một người dân xã

7


Trung Chải, huyện Sapa còn cho biết, ông từng bị rắn cắn nhưng nhờ cây bảy lá
một hoa (đồng bào gọi là cây rắn cắn) mà cứu được, tuy nhiên loài dược liệu này
càng ngày càng hiếm, nếu không nói là tuyệt chủng (Lục Văn Toán, 2014).
Như vậy có thể thấy, xu hướng chung các loài dược liệu tại Lào Cai đang
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, hoặc biến mất. Bởi vậy, một việc vô cùng cấp
bách đặt ra là có những biện pháp bảo tồn gen dược liệu quý hiếm. Từ đó có thể
thấy phát triển vùng dược liệu nói chung và cụ thể phát triển sản xuất Chè dây là
một cách vừa nhân rộng tài nguyên, vừa bảo tồn nguồn gen thuốc quý, đồng thời
vừa đạt được các mục tiêu khác về kinh tế.

d. Tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Trong diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2015 tại
khách sạn Deawoo ngày 14/5/2015, ngoài việc nhắc đến Doanh nghiệp xã hội là
doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, còn có một chuyên đề dành riêng cho
“Kinh doanh với người có thu nhập thấp”. Nội dung chủ yếu hướng đến đồng
bào miền núi, canh tác manh mún, nhỏ lẻ, theo thói quen và chưa nhìn thấy tín
hiệu thị trường vì thế mà thu nhập của họ vẫn thấp. Kết luận chuyên đề khẳng
định: Doanh nghiệp (đơn vị có nguồn cầu rõ ràng) là nhân tố trung tâm kết hợp
với địa phương, kết hợp với các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật đem đến cho người
dân sinh kế mà họ hoàn toàn có khả năng thực hiện được, trong khi vẫn giải
quyết được mục tiêu của doanh nghiệp (VCCI, 2015).
Kết luận chung được rút ra: Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đảm bảo mục tiêu lấy cây dược liệu là mũi nhọn trong xóa đói giảm
nghèo thì việc phát triển mạnh các loại dược liệu theo hướng phát triển sản xuất
hàng hóa gắn liền với thực vật bản địa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng
thời phát triển các ngành nghề cho đồng bào ít người. Bảo tồn nguồn gen của các
loài thuốc quý là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của nghiên cứu đa dạng
sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Kết quả của việc phát triển sản
xuất Chè dây sẽ giúp rất nhiều cho công tác bảo tồn nguồn gen cũng như việc
nghiên cứu vùng, nghiên cứu phương thức sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên. Đem lại những tác động trên phương diện kinh tế - xã hội.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây Chè dây
Theo Viện dược liệu (2013) cho biết cây chè dây có các đặc điểm sinh học
và đặc điểm kỹ thuật như sau:

8


a. Đặc điểm sinh học
Mô tả thực vật: Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2 3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7 -12 lá chét mỏng, giòn, mép có răng thấp; gân

bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròng, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh;
nụ hoa hình trứng/ Quả mọng hình trái xoan to 6×5mm, khi chín có màu tím đen,
chứa 3-4 hạt. Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.
Sinh trưởng và phát triển: Cây Chè dây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển
ngắn có thể thu hoạch lá với năng suất cao vào các tháng 4 – 10. Cây tàn lụi vào
tháng 11-12.

Hình 2.1. Hom giống Chè dây
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015)

b. Đặc điểm kỹ thuật
- Kỹ thuật nhân giống: Chọn cành bánh tẻ trên thân cây Chè dây cắt lấy
hom, hom có kích thước dài 20 – 25cm, đường kính 1 – 2 cm, mỗi đoạn hom có
3-4 mắt đem giâm trong cát sạch hoặc trong đất đã được sàng nhỏ.
- Thời vụ trồng: Thời vụ giâm hom vào mùa thu để mùa xuân sang năm có
cây con xuất đi trồng, đảm bảo tỉ lệ sống cao, sinh trưởng thuận lợi.
- Đất trồng: Chọn vùng trồng phải cách xa khu công nghiệp, bệnh viện,
nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, xa quốc lộ. Đất có lịch sử sạch ít nhất 2
năm trước đó. Chọn đất thịt nhẹ, pH 5-7 có tầng canh tác dày, đất ẩm mát, cao,
thoát, nước tốt.

9


- Khoảng cách trồng và kỹ thuật trồng: Lên luống rộng 80cm – 90 cm, cao
20 -25 cm, rãnh rộng 30cm với khoảng cách cây trồng 50cm×50cm. Trồng tận
dụng đất ở ven hàng rào, tường rào, sườn đồi, rệ nương. Bón lót toàn bộ phân
chuồng hoai mục, lấp 1 lớp đất lên trên cây con Chè dây, lèn chặt gốc và tưới
nước ngay. Trồng vào lúc trời râm mát càng tốt.
- Chăm sóc và quản lý đồng ruộng: Cây trồng xong cắm cây che nắng và

tưới nước giữ ẩm khoảng 7 – 10 ngày khi cây bén rễ, hồi xanh, phát hiện cây chết
thì trồng dặm ngay. Ruộng luôn đảm bảo sạch cỏ dại và đủ ấm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây Chè dây rất ít bị sâu bệnh gây hại.
c. Đặc điểm kinh tế
- Giá trị chữa bệnh: Có tác dụng giảm đau, liền sẹo, diệt khuẩn
Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày. Lá khô dùng uống thay chè. Ngoài ra còn
là nguyên liệu nấu cao tiếp tục chế biến thuốc Ampelop chữa bệnh đau dạ dày.
- Giá trị kinh tế: Đa số người dân bản địa thu hái, sơ chế và bán cho các
thương lái sản phẩm Chè dây khô.
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất Chè dây
Với ý nghĩa quan trọng của phát triển sản xuất Chè dây ở vùng miền núi,
từ các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Chè dây, nội dung phát triển sản
xuất Chè dây được thể hiện ở các nội dung sau:
2.1.4.1. Bảo tồn, quy hoạch vùng sản xuất Chè dây hàng hóa
Để phát triển sản xuất Chè dây theo chiều rộng, tức là sự gia tăng về diện
tích số hộ trồng, từ đó tăng sản lượng Chè dây thì công tác quy hoạch vùng sản
xuất cần phải đi trước và rất cần thiết. Chè dây là cây dài ngày, cần xem xét trên
2 thời kì: trồng mới – kiến thiết cơ bản (KTCB) và thời kỳ kinh doanh, không thể
chỉ thấy được những thuận lợi do cây dài ngày của thời kỳ kinh doanh mang lại
mà còn phải thấy được những khó khăn, những chi phí cần thiết trong thời kì
KTCB khi canh tác chúng. Những thông tin đó quan trọng với việc cân nhắc kỹ
trước khi xây dựng các phương án quy hoạch phát triển mở rộng diện tích cây dài
ngày, tạo ra các phương án mang tính khả thi cao(Trần An Phong và cs., 2003).
Sự gia tăng về diện tích Chè dây sẽ kéo theo huy động đầu tư cao nguồn lực như
vốn, lao động, nhà xưởng sản xuất, công nghệ. Vì vậy cần xem xét các điều kiện
sản xuất hiện có của khu vực nông thôn miền núi. Ngoài ra tùy theo đặc điểm và

10



truyền thống sản xuất của người dân bản địa từng vùng khác nhau mà cân nhắc
vấn đề mở tộng quy mô sản xuất sao cho hợp lý, vấn đề quan trọng nữa là mở
rộng quy mô sản xuất cần lưu ý tới huy động thêm lao động và đào tạo lao động
(Đỗ Minh Phương, 2014).
2.1.4.2. Xác định các loại hình tổ chức sản xuất Chè dây
Hiện tại Chè dây chủ yếu do các hộ gia đình sản xuất mang tính nhỏ lẻ,
phân tán, manh mún nhưng theo Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) thì cần thu
hút sự tham gia của các hộ gia đình vào hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất, vì ,
tổ hợp tác và các liên kết trong sản xuất chè dây vì hợp tác xã thể hiện vai trò
của mình thông qua nguyên tắc cơ bản của nó, tức là hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập hợp các cá nhân “người” chứ không phải là vốn (“hợp tác xã là tổ chức tự
chủ, tự giúp đỡ nhau của các thành viên”). Cạnh tranh thị trường càng khắc
nghiệt dẫn đến nguy cơ bị gạt ra ngoài rìa sự phát triển, đưa đến cơ hội ngày càng
làm rõ nhu cầu, khả năng cho sự hợp tác để từng thành viên và toàn thể cộng
đồng của họ vượt qua khó khăn trên thị trường (Vụ hợp tác xã, 2015). Bên cạnh
đó, lợi ích mang lại từ việc tham gia loại hình hợp tác xã không chỉ trên phương
diện kinh tế mà còn trên phương diện gắn kết cộng đồng với nhau, các thành viên
tham gia có thể hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm để cùng
phát triển. Tổ hợp tác là một loại hình liên tục phát triển nhanh và đa dạng, không
chỉ ở những nơi chưa có tổ chức hợp tác xã, mà còn ở cả những địa bàn hợp tác
xã khá phát triển, rộng khắp mợi miền cả nước, ở cả miền núi và đồng bằng, mặc
dù hầu như chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, rất phù hợp với
nhu cầu của người nông dân, lao động nghèo, đặc biệt là người nông dân, lao
động nghèo ở vùng nông thôn và miền núi, hình thức tổ chức, quy mô và nội
dung hoạt động của tổ hợp tác đa dạng theo nhu cầu phát triển của kinh tế hộ và
diều kiện kinh tế-xã hội ở mỗi địa bàn. Hoạt động của tổ hợp tác tác cũng hướng
đấn trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về giống mới, kỹ thuật mới, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản; cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm; động viên và cùng nhau
xây dựng kênh mương, bờ bao chống lũ, xây dựng quỹ trương trợ giúp nhau vốn

sản xuất. Qua thông tin của Vụ hợp tác xã, tổ hợp tác đã khắc phục được một số
mặt yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh
nghiệm sản xuất, giúp kinh tế tổ viên tăng sức cạnh tranh thị trường và nâng cao
năng lực hoạt động kinh tế, giúp các hộ trổ viên sử dụng hiệu quả hơn về đất đâi,

11


×