Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

công nghệ ar và vr cùng ứng dụng của nó trong cuộc sống ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.42 KB, 8 trang )

Bài tập: Công nghệ AR/VR (Virtual Reality-VR & Augmented
Reality (AR)) là xuhướng công nghệ được áp dụng trong một số lĩnh
vực hiện nay. Bạn có thểgiới thiệu một trong các ứng dụng sử dụng công
nghệ này.
Bài làm
I.

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là gì ?

Thực tế ảo: (hay còn gọi là thực tại ảo virtual reality, viết tắt là VR) là
thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. Các môi
trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các
ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính
hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế
nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó. Để gia
tăng tính trải nghiệm môi trường, các môi trường giả lập đều được tích
hợp thêm giác quan khác như thính giác (âm thanh). Thực tế ảo là một
hệ thống giao diện cấp cao giữa Người sử dụng và Máy tính. Hệ thống
này mô phỏng các sự vật và hiện tượng theo thời gian thực và tương tác
với người sử dụng qua tổng hợp các kênh cảm giác.
Thực tế tăng cường: Được phát triển từ VR, Augmented Reality (AR)
được hiểu là công nghệ cho phép con người quan sát những vật trong thế
giới thật thông qua một thiết bị điện tử nào đó. Khi đó ngoài những gì
mắt thường ta nhìn thấy, thiết bị điện tử còn cho ta biết những thông tin
khác liên quan đến vật đang được quan sát. Tóm lại, trong khi VR thay
thế hoàn toàn thực tại bởi một thế giới mô phỏng, AR chỉ bổ sung các
chi tiết vào thế giới thực tại.
II.

Người ta đang dùng AR và VR để làm gì?



VR sẽ là một công nghệ vàng dùng để phát triển những sản phẩm giải
trí. Bởi rõ ràng, với lợi thế tách đôi không gian thực/ảo, mang người
dùng đến một khung cảnh mới thì các nhà sản xuất rất dễ dàng trong
việc chinh phục họ, bắt khách hàng thực hiện theo những gì mình đã lập
trình và mong muốn họ nhìn thấy.
Người ta cũng có thể làm VR cho những dự án nhà đất và xây dựng để
cho khách hàng xem trước công trình một cách thật nhất.
Nhờ sự hoà quyện thực/ảo làm một, công nghệ này có thể giúp con
người tạo nên những môi trường 2-in-1 mà không tốn nhiều chi phí.


AR nhắm tới việc tăng cường những trải nghiệm ngoài đời bằng thông
tin ảo. HoloLens có thể lấy một chiếc xe hơi ngoài đời rồi phủ lên các
màu sơn khác nhau để khách trải nghiệm. Một chiếc gương thông minh
có thể cho bạn thấy mình trong đó và thử nhiều bộ quần áo trước khi
quyết định sẽ sắm cái nào.
Một ứng dụng trên điện thoại sẽ cho bạn biết căn nhà mà camera đang
quét tới xây từ năm bao nhiêu, lịch sử phát triển của nó là gì, ai là chủ sở
hữu. AR cũng có thể làm game, ví dụ như Pokemon Go hay trò chơi bắn
người ngoài hành tinh với bối cảnh chính là căn nhà của bạn, bạn sẽ
chạy vòng vòng trong đó, nấp và nã đạn vào kẻ thù.
Công nghệ AR và VR thực chất không phải đối thủ của nhau. Mỗi cái có
những ứng dụng rất riêng mà cái còn lại không thể làm được, vậy nên
chúng vẫn sẽ tồn tại song song nhau. Nhưng ở thời điểm hiện tại, AR sẽ
phát triển nhanh hơn về mặt thương mại và mức độ phổ biến, còn VR có
lẽ phải đợi một thời gian nữa khi mà giá thành giảm và các thiết bị có
cách tiếp cận dễ hơn với người dùng thì mới có thể xuất hiện đại trà
III.


Ứng dụng của AR trong lĩnh vực giải trí và game Pokemon Go


Trong khi VR đã trở nên khá phổ biến nhờ nhiều loại kính thực tế ảo
được ra đời và phát triển thì AR lại không thực sự được quan tâm đến
nhưng gần đây, nhờ có sự hỗ trợ từ Google và Apple với hai bộ ứng
dụng ARCore và ARkit đã giúp nền tảng này có thể trực tiếp cạnh tranh
với VR vì tính thực tiễn và sự tiện dụng, hiệu quả trong đời sống
Các trò chơi chơi điện tử ứng dụng công nghệ AR thực tế đã có mặt trên
thế giới từ vài năm sau khi smartphone bắt đầu thịnh hành. Trò chơi sẽ
lấy bối cảnh của thế giới thực và bổ sung các thêm các thông tin vào để
tạo thành các trò chơi hấp dẫn. Tuy nhiên, công nghệ AR chỉ mới thực
sự trở nên phổ biến sau khi Nitendo cho ra mắt Game Pokemon Go.
Với các thể loại game chiến đấu có tích hợp công nghệ tương tác ảo, ứng
dụng game sẽ sử dụng cảnh thật như một phần để tạo nên chiến trường
trong game. Điều này mang đến những trải nghiệm hết sức thú vị và
sống động cho game thủ.

Hiện tượng Pokemon Go: Pokémon GO là một trò chơi tương tác
ảo được Niantic phát triển và The Pokémon Company phát hành dành
cho các thiết bị iOS và Android thuộc dòng game Pokémon. Trò chơi
được cho ra mắt trên toàn cầu vào tháng 7 năm 2016, cùng với một thiết


bị đeo tay nhỏ mang tên Pokémon GO Plus được Nintendo thiết kế, sẽ
sử dụng kết nối Bluetooth để thông báo cho người chơi khi có Pokémon
ở gần với một màn hình LED và đèn thông báo Pokémon GO Plus sẽ
được bán độc lập với ứng dụng.
Trò chơi cho phép người chơi bắt, đấu, huấn luyện và trao
đổi Pokémon thông qua thế giới thực[4] bằng cách sử dụng GPSvà

camera của thiết bị. Đây là một trò chơi miễn phí tải về, nhưng có hỗ trợ
mua hàng trong ứng dụng để người chơi có thể mua các vật dụng trong
game.
Trò chơi nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng được sử
dụng nhiều nhất trên điện thoại ngay sau khi ra mắt, vượt qua cả kỷ lục
trước đó được Candy Crush Saga nắm giữ. Pokémon GO nhanh chóng
trở thành nguồn lợi to lớn cho Nintendo - công ty sở hữu The Pokémon
Company. Trò chơi được các chuyên gia tâm lý đánh giá cao vì giúp cải
thiện sức khỏe tâm thần và thể chất của người chơi, nhưng cũng gây ra
không ít tranh cãi trong việc gây nên một số vụ tai nạn và không ít vụ
việc tiêu cực khác.
Nói không ngoa, từ khi Pokemon Go phát hành trên hai nền tảng iOS và
Android, thế giới của bạn đã thay đổi. Trên Facebook, ngoài đời thực,
nhìn đâu cũng thấy Pokemon Go hiện diện. Thậm chí, người ta say mê
đến nỗi xông cả vào trụ sở cảnh sát để bắt Pokemon, chơi Pokemon
trong giờ giải lao trước khi đụng độ với ISIS, để mặc vợ đang sinh để
mải mê với những nhân vật hoạt hình… Đó chính là thế giới mà những
nhà phát triển Pokemon Go, Nintendo và Niantic Labs, tạo ra. Game
đang gây sốt trên toàn cầu và hiệu ứng của nó không khác gì Flappy
Bird của Nguyễn Hà Đông làm được vài năm trước.
Bắt đầu trò chơi chúng ta sẽ tham gia vào cuộc phưu lưu vào thế giới
Pokemon, và khi bạn di chuyển tới một địa điểm, thì địa điểm này đều
có trên thực tế và bản đồ này là một phiên bản khác của Google để hợp
với trong game. Ở trên bạn đồ có các thông tin như, tên nhân vật, phòng
Gym, PokéStops, các pokemon xuất hiện xung quanh.
Khi bạn di chuyển nhân vật trong game cũng sẽ di chuyển theo vị trí
chính xác của người chơi dựa theo hệ thống GPS.


Ngoài ra trên màn hình sẽ hiện thị các thông tin khác như:

- Avatar: Nhân vật bạn
- Biểu tượng người chơi: Ở góc trái màn hình, cho biết thông tin như tên,
cấp độ. Ấn chọn sẽ biết được các thông tin cơ bản của nhân vật.
- Balo: chứa đựng các vật phẩm như PokeDex, thuốc, Pokemon.
- PokeDex: Sổ tay thông tin về các Pokemon bạn đã thu thập được.
- Nearby Pokemon: Nằm ở góc phải màn hình, đây là nơi thông báo các
chú Pokemon xuất hiện xung quanh vị trí bạn đang đứng
Điểm thu hút nhất của game là chúng ta phải thực sự di chuyển để tìm
được những chú Pokemon, bằng công nghệ AR, nó sẽ hiện lên như có
tương tác thực với người chơi vậy


Khi tìm ra một con Pokemon, họ hướng máy ảnh về phía đó và
Pokemon sẽ hiện ra trên màn hình.
Vì sao mọi người đều nói về nó? Bởi vì nó thú vị! Pokemon Go có sức
hấp dẫn không chỉ với người hâm mộ Pokemon mà còn với những game
thủ hiện đại hay bất cứ ai chơi thử cho biết. Pokemon là thương hiệu nổi
tiếng rộng khắp thế giới trong hai thập kỷ và sức ảnh hưởng như vậy kết
hợp với ý tưởng bắt Pokemon trong đời thực khiến cho game trở thành
hiện tượng. Cảm giác được phiêu lưu mọi nơi để tìm bắt những con quái
vật và khả năng chia sẻ ảnh ngay tức khắc giúp game gây sốt nhanh
chóng.
Với những bước tiến trong thế giới công nghệ gần đây, có thể nhận định,
Augmented Reality không còn là giấc mơ xa vời mà đang từng bước
được hiện thực hóa. Bất chấp những giới hạn về phần cứng hay những
rủi ro về an ninh mạng có thể phát sinh, AR vẫn cho thấy tiềm năng phát
triển to lớn của mình.





×